Bước đầu nghiên cứu sinh sản cá khoang cổ yên ngựa amphiprion polymnus (linne, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt ở bảo tàng Hải Dương học

Cá Khoang cổ A. polymnus được nuôi ở Bảo tàng Hải dương học từ năm 2002. Tương tự như những loài khác trong giống cá Khoang cổ, cá cái đẻ trứng ở đáy, bám vào giá thể. Trứng cá có hình ô van hơi kéo dài, số lượng khoảng 730 trứng. Ở nhiệt độ 25 -26 0C, quá trình phát triển phôi diễn ra trong 8 ngày. Ấu trùng cá được nuôi trong môi trường “nước xanh” bằng tảo Chlorella spp. và cho ăn luân trùng, sau đó, thành phần thức ăn được thay đổi theo độ tuổi. Sau 4 tháng nuôi, cá đạt kích thước trung bình 3,5 ± 0,56 cm, tỉ lệ sống là 24 %.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu sinh sản cá khoang cổ yên ngựa amphiprion polymnus (linne, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt ở bảo tàng Hải Dương học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Mỹ Ngân và cs., 415-424 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-14/9/2007, Nha Trang 413 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SINH SẢN CÁ KHOANG CỔ YÊN NGỰA AMPHIPRION POLYMNUS (LINNE, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Ở BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC Nguyễn Thị Mỹ Ngân, Bùi Thị Thanh Thủy, Chu Anh Khánh Viện Hải dương học, Nha Trang Tóm tắt Cá Khoang cổ A. polymnus được nuôi ở Bảo tàng Hải dương học từ năm 2002. Tương tự như những loài khác trong giống cá Khoang cổ, cá cái đẻ trứng ở đáy, bám vào giá thể. Trứng cá có hình ô van hơi kéo dài, số lượng khoảng 730 trứng. Ở nhiệt độ 25 -26 0C, quá trình phát triển phôi diễn ra trong 8 ngày. Ấu trùng cá được nuôi trong môi trường “nước xanh” bằng tảo Chlorella spp. và cho ăn luân trùng, sau đó, thành phần thức ăn được thay đổi theo độ tuổi. Sau 4 tháng nuôi, cá đạt kích thước trung bình 3,5 ± 0,56 cm, tỉ lệ sống là 24 %. INITIAL STUDY IN BREEDING OF SADDLEBACK CLOWNFISH (AMPHIPRION POLYMNUS (LINNE, 1758)) AT NATIONAL OCEANOGRAPHIC MUSEUM Nguyen Thi My Ngan, Bui Thi Thanh Thuy, Chu Anh Khanh Institute of Oceanography, 01 Cauda, Vinh Nguyen, Nhatrang City, Vietnam Abstract Saddleback clownfishes have been rearing at the National Oceanogra- phic Museum since 2002. As similar as other species of clownfish, the female lays egg attaching into a hard substrate. The eggs are elongate ovoidal in shape, 730 in number. At 25 -26 0C, hatching takes place after 8 days. Early larvae are cultured in “green water” using green algae Chlorella spp.. They can feed on rotifers, then, the food is changed during the development of the fish. After 4 months, the clownfishes are 3.5 ± 0.56 cm in average length, with survival rate of 24 %. I. MỞ ĐẦU Nhu cầu về cá cảnh biển mà chủ yếu là cá rạn san hô rất cao. Cho nên, việc khai thác cá diễn ra hàng ngày ở các khu vực có rạn san hô, tập trung ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, sản lượng cá cảnh biển hàng năm cung cấp cho thị trường châu Âu và Mỹ là hơn 20 triệu con, thuộc 1.471 loài (Wabnitz và cs., 2003). Nghề kinh doanh cá cảnh biển đe dọa sự tồn tại của rất nhiều loài cá rạn, đồng thời tác động tới hệ sinh thái rạn san hô khi một số loài trong mạng lưới thức ăn biến mất khỏi hệ sinh thái. Tran Thi My Ngan và cs., 415-424 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 414 Ngoài ra, rất nhiều ngư dân dùng xyanua để gây mê cá (Olivotto và cs., 2003), nhờ đó, họ bắt cá dễ hơn, tuy nhiên đây là hình thức khai thác hủy diệt, có sức tàn phá lớn đối với hệ sinh thái. Hơn thế nữa, cá bắt bằng hình thức này thường sống sót trong quá trình vận chuyển nhưng lại hay chết sau một thời gian ngắn vì bị hỏng chức năng gan. Một biện pháp tích cực nhằm làm giảm áp lực lên hệ sinh thái rạn san hô là phát triển việc sinh sản nhân tạo cá phục vụ cho ngành kinh doanh cá cảnh biển. Đây là hướng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm trong suốt 30 năm qua. Cho đến nay, 38 loài đã được sinh sản thành công, 31 loài khác là đối tượng của các nghiên cứu sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt (Olivier 2001; Ogawa & Brown 2001; ORA 2003; TMC 2003; Wabnitz và cs. 2003). Ở Việt Nam, việc sinh sản cá cảnh biển bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2001 trên cá Khoang cổ Ba sọc A. clarkii và cá Khoang Cổ đỏ A. frenatus (Hà Lê Thị Lộc và cs., 2001). Cho đến nay, việc sinh sản cá khoang cổ vẫn được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện qui trình sản xuất giống những loài cá trên. Cá Khoang cổ Yên ngựa A. polymnus là một trong 5 loài cá khoang cổ phân bố ở biển Việt Nam. Cá có thể sống cộng sinh với một trong hai loài hải quì là Heteractis crispa hoặc Stichodactyla haddoni. Tuỳ theo loài hải quì sống cộng sinh mà màu sắc cá có thể thay đổi (Moe, 1992), nếu sống cùng với hải quì Sợi H. crispa, thì toàn thân cá màu đen, ngoại trừ các khoang viền đuôi trắng, phần mõm màu nâu nhạt, trong khi đó, nếu sống cùng hải quì Hạt S. haddoni cá có thể có phần mõm, ngực và bụng màu cam sặc sỡ. Trên thế giới, việc sinh sản và quá trình phát triển phôi của loài cá khoang cổ này được đề cập đến trong nghiên cứu của Terver (1971), Moe (1992). Ở Bảo tàng Hải dương học hiện nuôi 4 loài cá khoang cổ để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Trong điều kiện khá ổn định, một số loài thích nghi và sinh sản trong các hồ nuôi. Những năm gần đây, hiện tượng cá khoang cổ đẻ được ghi nhận đều đặn. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu sinh sản được đặt ra vừa nhằm cung cấp một số lượng cá cho việc trưng bày phục vụ du khách vừa cung cấp nguồn tư liệu cho việc tuyên truyền bảo vệ rạn san hô và phát triển nguồn lợi. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cá bố mẹ Cá bố mẹ có nguồn gốc đánh bắt trong vịnh Nha Trang và được nuôi thuần hóa trong các bể cá cảnh của Bảo tàng từ năm 2002. Nguyễn Thị Mỹ Ngân và cs., 415-424 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-14/9/2007, Nha Trang 415 Bể nuôi cá có thể tích 480 l, sử dụng hệ thống lọc sinh học. Bên trong bể có một ổ hải quì sợi và một ít đá san hô để tạo sinh cảnh và làm giá thể cho cá đẻ trứng. Nhiệt độ bể nuôi trong thời gian thí nghiệm dao động trong từ 24 – 26 0C, pH 8,0 – 8,3, độ mặn 33 – 34 ‰. Chế độ chiếu sáng là 12/12, kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng của một bóng đèn phản quang 220 V. Cá được cho ăn mỗi ngày một lần bằng các loại thức ăn tươi như ruốc, tôm, mực, cá cắt nhỏ. 2. Thức ăn cho ấu trùng cá 2.1. Nuôi tảo sinh khối Tảo Chlorella nanochropsis được nuôi trong các thùng nhựa 150 l nước, bón bằng môi trường F2. 2.2. Động vật phù du Thức ăn cho giai đoạn hậu ấu trùng là động vật phù du bao gồm: - Luân trùng (Brachionus plicatilis) được lấy giống từ các ao nuôi tự nhiên, các cá thể dòng lớn chiếm ưu thế; luân trùng được cho ăn hàng ngày bằng tảo Chlorella spp., số lần cho ăn 2-3 lần/ngày tùy theo mức độ tiêu thụ. - Giáp xác chân mái chèo cũng được thu từ tự nhiên. – Trứng bào xác Artermia được tẩy vỏ và cho nở sau đó thu ấu trùng ở giai đoạn nở bung dù. - Tôm lân nhỏ (Mysidacea) ngòai tự nhiên cũng được sử dụng làm thức ăn cho cá. 3. Nuôi ấu trùng cá và cá con Khoảng 2h trước khi trứng nở, giá thể mang trứng được đưa vào bể ấp. Bể ấp có thể tích 120 l, sục khí mạnh. Trong bể để sẵn một ít luân trùng. Nơi ấp trứng được giữ tối. Sau khi nở, ấu trùng cá được chuyển sang bể nuôi ấu trùng, các điều kiện môi trường tương tự như các điều kiện trong bể cá nở. Không sử dụng hệ thống lọc nước. Trong tuần đầu khi thức ăn cùa ấu trùng là luân trùng, tảo Chlorella nanochropsis được đưa vào bể với mật độ khá dày, đủ để không nhìn thấy đáy bể. Luân trùng được thay thế dần bằng copepoda, artemia, tôm lân và thức ăn tổng hợp theo các giai đoạn phát triển của cá. Cá được cân đo định kỳ mỗi tháng một lần để theo dõi tốc độ tăng trưởng. Tran Thi My Ngan và cs., 415-424 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 416 Các yếu tố môi trường như pH, ôxy hòa tan và nhiệt độ đo mỗi ngày /lần, độ muối đo 1 lần/tuần. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tập tính sinh sản của cá Khoang Cổ Yên ngựa A. polymnus Trong khoảng thời gian từ 19/01 đến 4/02, cặp cá bố mẹ đã đẻ được 2 lần. Hai - ba ngày trước khi đẻ, cá bố mẹ bơi quấn quít nhau, con đực thường đuổi theo sau, đớp nhẹ vào vây con cái, càng gần đến thời điểm giao phối, các hoạt động trên càng diễn ra tích cực hơn. Trong thời gian này, cá đực bắt đầu dọn sạch ổ, vị trí được chọn thường là phiến đá san hô có bề mặt phẳng. Những lần sau, cá hay chọn đúng vị trí của ổ trứng cũ. Thời điểm cá đẻ thường vào buổi chiều, kéo dài khoảng 1h. Cá cái đẻ trứng bám vào ổ, ngay sau đó, cá đực theo sau thụ tinh cho trứng. Ổ trứng có 730 trứng, có màu cam của khối noãn hoàng. Cá đực làm nhiệm vụ canh trứng, luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công và đuổi tất cả những sinh vật lạ nào mon men đến gần ổ. Cá còn thường xuyên quạt ổ trứng bằng vây ngực và vây đuôi (Hình 1). Thỉnh thoảng, cá cái cũng hỗ trợ hoạt động này. Trong quá trình ấp trứng, cá bố mẹ còn làm một việc quan trọng khác là loại bỏ những trứng bị hỏng ra khỏi ổ. Những trứng hỏng không trong mà chuyển sang màu trắng đục, sẽ được cá bố mẹ nhặt ra ngay để không ảnh hưởng đến trứng khác. Hình 1. Cá bố mẹ đang chăm sóc ổ trứng Nguyễn Thị Mỹ Ngân và cs., 415-424 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-14/9/2007, Nha Trang 417 2. Một số đặc điểm về trứng và sự phát triển phôi Như hầu hết những loài cá khoang cổ khác, trứng cá Khoang Cổ Yên Ngựa A. polymnus có hình viên con nhộng, bao bên ngoài bằng một lớp màng mềm, trong suốt, tại gốc có một chùm tơ giúp trứng dính vào vật bám. Khi mới đẻ, khối noãn hoàng choán gần hết trứng, rồi nhỏ dần trong quá trình phát triển phôi, đến khi nở, cá con vẫn giữ một ít noãn hoàng. Ở nhiệt độ khoảng 260C, trứng cá nở sau 8 ngày, mặc dù noãn hoàng vẫn còn, nhưng miệng đã phát triển đầy đủ và cá đã có thể bắt mồi ngay sau đó. 3. Các yếu tố môi trường bể nuôi cá con Các yếu tố môi trường được kiểm tra như nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan và độ muối đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá. Trong hai tháng nuôi đầu tiên, nhiệt độ khá mát chỉ từ 24-26,5 0C, tháng thứ 3 có nhiều biến động về thời tiết, biên độ dao động lớn giữa các ngày trong tháng, thậm chí là giữa các thời điểm trong ngày. Từ tháng thứ 4, nhiệt độ bắt đầu tăng cao hơn và khá ổn định (Bảng 1). Lượng ôxy hòa tan khá cao trong những ngày đầu khi cá mới nở và thấp hơn trong những tháng kế tiếp (Bảng 1). Bảng 1. Các yếu tố môi trường bể nuôi cá con Tháng Nhiệt độ 0C pH Ôxy hòa tan mg/l Độ muối ‰ 12/06 24,0-26,5 8,0-8,3 7,0-7,3 33-34 01/07 24,0-26,0 7,8-8,1 5,4-6,0 33-35 02/07 23,0-27,0 7,8-7,9 5,2-5,6 33-35 03/07 27,0-28,0 7,8-7,9 5,0-7,0 33-35 04/07 27,1-28,4 7,8-7,9 6,0-7,2 33-35 4. Sự tăng trưởng của cá Cá 2 ngày tuổi có chiều dài trung bình là 2,7 ± 0,27 mm, tăng 9,8 mm trong 2 tháng đầu, tăng 5,4 và 7 mm trong những tháng tiếp theo (Hình 2). Sau một tháng nuôi, cá có trọng lượng trung bình là 0,05 ± 0,02 g, tăng gấp 5 lần trong tháng thứ 2, đạt 0,25 ± 0,12 g, tăng gần gấp 2 lần ở tháng thứ 3, đạt 0,49 ± 0,29 g. Sau 4 tháng, trọng lượng trung bình là 0,87 ± 0,43 g (Hình 2) Tran Thi My Ngan và cs., 415-424 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 418 Hình 2. Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá con nuôi 120 ngày Trong 4 tháng nuôi, sự chênh lệch về kích thước cá trong đàn là rất lớn (Hình 3), nhất là tháng thứ 3 và thứ 4. Hình 3: Cá Khoang Cổ Yên Ngựa A. polymnus 4 tháng tuổi 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 2 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày Thời gian nuôi C hi ều d ài 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 T rọ ng lư ợn g Chiều dài Trọng lượng Nguyễn Thị Mỹ Ngân và cs., 415-424 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-14/9/2007, Nha Trang 419 0 20 40 60 80 100 0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày Thời gian nuôi Tỷ lệ s ốn g 5. Tỉ lệ sống của cá Ấu trùng cá chết hơn một nửa trong tháng đầu tiên, đặc biệt là trong tuần đầu khi cá mới nở, tỷ lệ sống chỉ còn 45,9 %. Ở tháng thứ 2, không có bất kỳ cá thể nào chết. Sau đó, số cá chết tăng dần ở tháng 3 và 4. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 28 % (Hình 4). Hình 4. Tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Yên Ngựa A. polymnus IV. THẢO LUẬN Cá Khoang Cổ Yên Ngựa A. polymnus có số lượng trứng khá nhiều, lên đến khoảng 730, nhưng tỉ lệ sống của cá con còn khá thấp trong nghiên cứu này. Số lượng cá chết cao nhất trong tháng đầu khi mới nở, đặc biệt là trong hai tuần đầu tiên, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoff (1996), theo đó, ấu trùng cá khoang cổ thường có tỷ lệ sống xấp xỉ 50 % trong 2 tuần đầu. Tuy nhiên kết quả trên thấp hơn so với nghiên cứu trên cá khoang cổ đỏ A. frenatus của Hà Lê Thị Lộc & ctv (2002) với tỷ lệ sống đạt từ 41 % - 91 % trong tháng đầu. Sức sống của cá trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng trứng, điều kiện môi trường khi nuôi và cả sự tương thích các điều kiện này giữa bể đẻ và bể ấu trùng, ngoài ra dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định. Kết quả theo dõi cho thấy những yếu tố môi trường đều nằm trong giới hạn tối ưu, vì vậy, tỷ lệ sống thấp có lẽ do chất lượng và mật độ thức ăn tươi sống. Trong khoảng thời gian này, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, lượng thức ăn tươi sống không đáp ứng đủ mà phải thay thế một phần bằng thức ăn tổng hợp. Ở tháng thứ 2, cá được cho ăn chủ yếu bằng copepoda thu hằng ngày ngoài tự nhiên với lượng cho ăn đầy đủ, nên tỷ lệ sống đạt 100 %. Cá chỉ chết rải rác trong tháng thứ 3. Sang tháng thứ 4, một số cá được dùng vào các thí nghiệm về dinh dưỡng, nhưng sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá thí Tran Thi My Ngan và cs., 415-424 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 420 nghiệm rất thấp, dẫn đến tỷ lệ sống thấp chung ở tháng này. Như vậy, có thể nói, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt hai tháng đầu sau khi cá nở. Ở hầu hết các loài cá thia, khi cá vừa nở luôn có một lượng noãn hoàng nhỏ còn lại, khối noãn hoàng này nhiều hay ít, và đủ dùng trong bao lâu là tùy theo từng loài. Trong trường hợp cá của Chrysiptera parasema, lượng noãn hoàng này đủ cho cá trong suốt 24h đầu tiên, nhưng với cá khoang cổ lưng mái chèo, chúng tôi quan sát thấy, nếu không có thức ăn, ấu trùng cá có thể chết trong 18h đầu. Chính vì vậy việc cung cấp thức ăn tươi có chất lượng cao là rất quan trọng ngay trong những giờ đầu tiên sau khi cá nở. Theo Olivotto và cs. 2003, yêu cầu về dinh dưỡng ở cá biển khắt khe hơn so với cá nước ngọt, vì vậy, luân trùng phải được cho ăn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng. Cho cá ăn luân trùng với mật độ đủ dày nhưng không được làm giàu là chưa đủ mà cần làm giàu bằng PUFA và HUFA. Một số nghiên cứu cho thấy, PUFAs rất cần thiết đối với sự phát triển của não bộ và việc duy trì hiệu quả các hoạt động chức năng ở cá (Harrocks & Yeo, 1999). Ngoài ra, mật độ luân trùng cũng có vai trò khá quan trọng ở giai đoạn đầu. Theo Wilkerson (1998), nhu cầu về luân trùng của ấu trùng cá dao động trong khoảng 500 – 1000 cá thể mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp một lượng luân trùng tương đương với nhu cầu thì có thể cá sẽ không đủ no. Theo Olivotto et al. 2003, vài ngày đầu sau khi cá mới nở, cần giữ luân trùng ở mật độ rất cao nhằm đảm bảo cá có thể nhìn thấy và bắt được thức ăn đủ. Vấn đề đặt ra là, mật độ nào là tối ưu nhất đối với ấu trùng cá Khoang Cổ Lưng Mái Chèo, vì nếu mật độ luân trùng quá dày có thể làm giảm ôxy hòa tan trong nước và có thể gây ra sự chán ăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa của cá (Hoff, 1996). Một yếu tố khác cũng có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng cá trong giai đoạn này là nhịp điệu sáng tối. Đối với một số loài, thời gian chiếu sáng lâu hơn trong giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài thời gian cá bắt mồi, nhờ đó, đẩy nhanh sự tăng trưởng và quá trình phát triển của cá (Kiyonon & Hirano 1981; Tandler & Helps 1985; Duray & Kohno 1988; Olivotto và cs. 2003), nhưng, điều kiện sáng tối tối ưu lại khác nhau giữa các họ hoặc các loài cụ thể và cần được nghiên cứu sâu hơn. Theo nghiên cứu của Olivotto và cs. (2003), ấu trùng cá Thia C. parasema được chiếu sáng 24h/24h có tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong điều kiện dinh dưỡng tối ưu. Ngược lại, Hoff (1996) cho rằng điều kiện chiếu sáng 24h/24h là hoàn toàn không phù hợp với nhịp điệu sinh học mà cá đã thích nghi hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa. Trong nghiên cứu này, luân trùng chỉ được làm giàu với HUFAs trong 3 ngày đầu tiên sau khi cá mới nở. Sau 2 tháng nuôi, chiều dài cá tăng trung bình 19,6 mm, thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hà Lê Thị Lộc và cs. (2001) trên cá Khoang Cổ Đỏ A. frenatus và Arvedlund và cs. (2000) trên cá Khoang Cổ A. melanopus. Nguyễn Thị Mỹ Ngân và cs., 415-424 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-14/9/2007, Nha Trang 421 Sự chênh lệch đáng kể về kích thước giữa những cá thể cùng đàn cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này và chưa được các tác giả khác đề cập đến. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn công ty Thủy sản Hoằng Ký và Trạm thực nghiệm Viện Hải dương học đã cung cấp nguồn thức ăn tươi sống cho cá con trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arvedlund M., M.I. McCormick, T. Ainsworth, 2000. Effects of photoperiod on growth of the larvae and juveniles of the anemonefish Amphiprion melanopus (Bleeker). NAGA, ICLARM. 23:18-23. Duray, M. and H. Kohno, 1988. Effects of continuous lighting on growth and survival of first-feeding larval rabbitfish, Siganus guttatus. Aquaculture. 72:73–79. Hà Lê Thị Lộc & ctv, 2001. Cơ sở sinh thái và sinh học nhằm phục vụ cho việc sinh sản nhân tạo cá Khoang Cổ Amphiprion spp. ở vùng biển Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài cấp trung tâm. Viện Hải dương học. Nha Trang. Harrocks L.A. & Y.K. Yeo, 1999. Health benefits of Docosahexaenoic Acid (DHA), Pharmacol. Res. 40 (3): 211–225. Hoff F.H., 1996. Conditioning, spawning and rearing of fish with emphasis on marine clownfish. Aquaculture Consultants Inc., Florida, USA. 212 p. Kiyonon, M.and R. Hirano, 1981. Effects of light on the feeding and growth of black porgy, Mylio macrocephalus (Basilewsky), postlarvae and juveniles. Rapp. P. –V. Réun. CIESM 178:334-336. Moe, A.M. Jr., 1992. The marine aquarium handbook. Beginner to breeder. Green Turtle Publication, Florida, USA. 318 p. Ogawa T., C. Brown, 2001. Ornamental fish aquaculture and collection in Hawaii. Aquarium Sciences and Conservation, 3(1-3): 151-169. Olivier K., 2001. The Ornamental Fish Market, p. 91. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy. Olivotto I., M. Cardinali, L. Barbaresi, F. Maradona, O. Carnevali, 2003. Coral reef fish breeding: the secrets of each species. Aquaculture 224: 69- 78. Oceans, Reefs and Aquariums (ORA), 2003. Tandler A. and S. Helps., 1985. The effects of photoperiod and water exchange rate on growth and survival of gilthead sea bream (Sparus aurata, L; Tran Thi My Ngan và cs., 415-424 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 422 Sparidae from hatching to metamorphosis in mass rearing systems. Aquaculture 48: 71-82. Terver D., 1971. Comportement de ponte, reproduction et development embryonnair d’un poisson-clown (Amphiprion polymnus). Piscis. Fr. 26: 9- 23. Tropical Marine Centre (TMC), 2003. Wabnitz C., M. Taylor, E.Green, T. Razak, 2003. From Ocean to Aquarium. UNEP-WCMC, Cambridge, UK. Wilkerson J.D., 1998. Clownfishes. A guide to their captive care, breeding and natural history. 1 st ed. Microcosm Ltd., Sherburne, VT. 240 p.
Tài liệu liên quan