Enzyme chitinase được tìm thấy trong cây khoai lang. Tuỳ từng vị trí thu chitinase có hoạt tính
khác nhau. Hoạt tính chitinase cao nhất ở lá và giảm dần ở cuống lá và dây khoai. Chitinase thu từ
những phần của cây bị tổn thương cao hơn so với những cây không bị tổn thương. Sử dụng đệm acetat
(pH 5,0) để chiết chitinase, thu chế phẩm chitinase bằng cách kết tủa chitinase dịch chiết bằng
ethanol 65%. Nhiệt độ thích hợp của chitinase từ lá khoai là 300C, pH thích hợp là 5,5 - 6. Dùng
chitinase xúc tác thuỷ phân chitin ở dạng huyền phù chitin, nồng độ chitin thích hợp cho thuỷ phân
0,75 – 1%. Quá trình thuỷ phân không cần phải sử dụng các chất phòng thối. Hiệu suất thuỷ phân
chitin bằng chitinase đạt 16,96 - 22,15%.
5 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu thu nhận enzyme chitinase trong cây khoai lang (ipomoea batatas) tại Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
42
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THU NHẬN ENZYME CHITINASE TRONG CÂY KHOAI
LANG (Ipomoea batatas) TẠI KHÁNH HÒA
INITIAL RESEARCH ON OBTAINING CHITINASE FROM SWEET POTATO (Ipomoea batatas)
IN KHANH HOA
Đặng Trung Thành
Khoa Chế biến - Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Enzyme chitinase được tìm thấy trong cây khoai lang. Tuỳ từng vị trí thu chitinase có hoạt tính
khác nhau. Hoạt tính chitinase cao nhất ở lá và giảm dần ở cuống lá và dây khoai. Chitinase thu từ
những phần của cây bị tổn thương cao hơn so với những cây không bị tổn thương. Sử dụng đệm acetat
(pH 5,0) để chiết chitinase, thu chế phẩm chitinase bằng cách kết tủa chitinase dịch chiết bằng
ethanol 65%. Nhiệt độ thích hợp của chitinase từ lá khoai là 300C, pH thích hợp là 5,5 - 6. Dùng
chitinase xúc tác thuỷ phân chitin ở dạng huyền phù chitin, nồng độ chitin thích hợp cho thuỷ phân
0,75 – 1%. Quá trình thuỷ phân không cần phải sử dụng các chất phòng thối. Hiệu suất thuỷ phân
chitin bằng chitinase đạt 16,96 - 22,15%.
Từ khoá: Lá khoai lang, chitinase, glycol-chitin, swollen-chitin
Abstract
Enzyme chitinase was found in sweet potato. Chitinase activity was different from parts of sweet
potato (leaves, vines of leaves and vines). Chitinase activity was the most in leaves. Parts of breaken
sweet potato were higher activity than unbreaken sweet potato. Using acetat buffer (pH 5.0) extracting
chitinase was the best way. Using ethanol with concentration 65% precipitated to make product of
chitinase. The optimum temperature of chitinase was 300C, the optimum pH was 5.5 – 6. Chitinase
hydrolysised colloidal chitin in 0.75 – 1% was good. The hydrolysis need not use substances to
prevent from deterioration. The Capacity of hydrolysis chitin by chitinase was low, about 16.96 –
22.15%.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tận dụng các nguồn phế liệu từ
các quá trình sản xuất không những giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra các
sản phẩm mới có giá trị. Trong lĩnh vực chế
biến thuỷ sản, nguồn phế liệu giáp xác rất lớn.
Tận dụng nguồn phế liệu này để sản xuất
chitin và các chế phẩm từ chitin là một hướng
đi có nhiều triển vọng tạo ra nhiều sản phẩm
mới có hoạt tính sinh học cao, ứng dụng nhiều
trong các lĩnh vực thực phẩm, y dược, mỹ
phẩm, công nghiệp vv “Nghiên cứu chiết rút
chitinase từ lá khoai lang và bước đầu thử
nghiệm thủy phân chitin để sản xuất olygo-
chitin” là hướng đi mới và rất cần thiết trong
điều kiện sản xuất yêu cầu phải đảm bảo tính
thân thiện môi trường.
Nội dung: Nghiên cứu thu nhận chitinase
từ lá khoai lang và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt tính của enzyme này. Bước đầu sử dụng
chitinase thủy phân chitin thu olygo-chitin.
Mục tiêu: Đưa ra các điều kiện thích hợp
cho chiết chitinase, xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến chitinase. Bước đầu sử dụng
chitinase vào quá trình thủy phân chitin thu
chế phẩm olygo-chitin. Kết quả thu được là cơ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
43
sở để đánh giá hiệu quả và khả năng ứng
dụng của chitinase thực vật vào sản xuất
olygo-chitin.
Ý nghĩa: Nghiên cứu chiết chitinase từ lá
khoai lang là một hướng mới tại Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu thu được giúp hiểu biết hơn
về tính chất của chitinase từ thực vật (từ lá cây
khoai lang), các điều kiện thích hợp để chiết
chitinase. Sử dụng chitinase thuỷ phân chitin
tạo ra các chế phẩm thay thế cho phương
pháp hoá học và tận dụng được nguồn phế
liệu vỏ tôm, cua, lá khoai lang.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Nguồn thu nhận chitinase: Lá khoai lang
là đối tượng nghiên cứu chiết rút enzyme
chitinase.
Vật liệu sử dụng để sản xuất olygo-chitin:
là chitin ở dạng huyền phù chitin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng thu chitinase: Lá khoai tươi thu
hái từ vườn sử dụng làm nguyên liệu chiết
chitinase, thu từ ba giống khác nhau: giống
VX-37, giống khoai 143 và giống HL4.
Phương pháp tách chiết chitinase và thu
nhận chế phẩm enzyme (CPE) chitinase được
chiết bằng các dung môi: nước cất, dung dịch
muối sinh lý và đệm acetat pH = 5. Kết tủa
chitinase dịch chiết bằng các tác nhân kết tủa:
aceton, ethanol và amonium sunfat.
Điều kiện thủy phân chitin bằng CPE
chitinase bao gồm các yếu tố: nồng độ
chitinase, nhiệt độ, pH, nồng độ chitin và chất
phòng thối.
Các phương pháp phân tích
- Xây dựng đường chuẩn glucosamine
qua đó định lượng glucosamine trong dịch
thuỷ phân theo phương pháp của Elson –
Morgan.
- Xác định hàm lượng glucosamine theo
phương pháp so màu.
- Xác định hoạt tính chitinase: Một đơn vị
hoạt tính (đvht) enzyme chitinase tương
đương với 1 µg glucosamin tạo thành trong
thời gian thủy phân chitin là 1 phút ở nhiệt độ
phản ứng.
- Xác định độ ẩm: Phương pháp sấy đến
trọng lượng không đổi.
- Xác định độ tan: Phương pháp xác định
hàm lượng các chất không tan.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.Xác định loại khoai lang sử dụng chiết
chitinase
Chọn giống khoai chiết rút chitinase: chọn
giống khoai lang có hoạt tính chitinase cao nên
chọn những giống trồng chủ yếu để thu lá (lá
to, cuống to và dài). Kết quả cho thấy giống
khoai 143 thu chitinase có hoạt tính cao nhất.
Từ các phần của cây bao gồm lá, cuống lá và
dây khoai cho thấy chitinase từ lá có hoạt tính
cao nhất và giảm dần đến cuống lá và dây
khoai.
Tình trạng tổn thương của cây ảnh hưởng
đến hoạt tính chitinase: chitinase trong lá khoai
lang bị tổn thương (do bị côn trùng ăn lá, do
tác động cơ học hay bị sâu bệnh) có hoạt tính
cao nhất (192 Units/ml) cao hơn 1,3 lần so với
lá khoai không bị tổn thương (148 Units/ml).
Kết quả thu được tương tự đối với cuống của
các lá bị tổn thương có hoạt độ chitinase (82
Units/ml) cao hơn 1,6 lần so với cuống của lá
không bị tổn thương (51 Units/ml).
3.2. Xác định phương pháp thu nhận
chitinase DC, CPE
Tách chiết chitinase dịch chiết (DC): chiết
chitinase bằng đệm acetat pH = 5 thu được
chitinase có hoạt độ cao nhất (192 Units/ml),
cao hơn 1,15 và 1,22 lần so với dung dịch
muối sinh lý và nước cất. Tỷ lệ dung
môi/nguyên liệu thích hợp là 1/1 chitinase thu
được có hoạt độ cao nhất (197 Units/ml). Thời
gian chiết tối ưu là 10 phút.
Thu nhận chế phẩm enzyme (CPE): Chọn
ethanol làm tác nhân gây kết tủa. Khi sử dụng
aceton cho hoạt tính CPE là cao nhất (146
Units/ml) nhưng sự khác nhau về hoạt độ CPE
thu được khi sử dụng ba tác nhân này là
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
44
không nhiều (CPE kết tủa bằng aceton hoạt
tính chỉ cao hơn 1,058 và 1,081 lần so với
ethanol và amonium sunfat). Dùng amonium
sulfat kết tủa thu được CPE có lẫn muối
amonium sulfat, loại muối khó khăn. Trong khi
đó sử dụng aceton giá cao hơn 3,5 lần so với
ethanol nên không kinh tế, aceton rất độc nên
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nồng độ
ethanol trong dịch chiết đạt 65% cho hoạt tính
CPE chitinase cao nhất. Thời gian kết tủa tối
ưu là 45 phút.
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chitinase
DC, CPE
Nhiệt độ thích hợp đối với hoạt tính
chitinase: nhiệt độ thích hợp của chitinase từ
lá khoai là 300C. So sánh với kết quả nghiên
cứu đã công bố của các tác giả Wen-Chi Hou,
Yaw-Huei Lin, Ying-Chou Chen (1998),
enzyme chitinase chiết rút từ lá khoai lang
(leaves of sweet potato), nhiệt độ thích hợp là
250C. Nhiệt độ thích hợp của chitinase thấp
hơn nhiều so với nhiệt độ tối ưu của đa số
enzyme thu từ thực vật (50 – 650C).
Độ bền nhiệt của chitinase: mặc dù
chitinase DC và CPE đều được xử lý ở nhiệt
độ thấp (45, 500C), thời gian xử lý ngắn (60
phút) nhưng hoạt tính giảm rất nhanh. Điều
này chứng tỏ enzyme chitinase thu được từ lá
khoai lang không bền với nhiệt. So sánh với
các enzyme khác từ thực vật như bromeline,
papain cho thấy tính bền nhiệt của chitinase từ
lá khoai lang thấp hơn.
pH thích hợp đối với hoạt tính chitinase:
pH thích hợp của chitinase DC là pH = 5,5 và
CPE chitinase là pH = 6. So sánh với kết quả
nghiên cứu của các tác giả Wen-Chi Hou,
Yaw-Huei Lin, Ying-Chou Chen (1998), pH
thích hợp cho enzyme chitinase trong lá khoai
lang là pH = 5.
3.4. Quá trình thủy phân chitin bằng
chitinase
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy
phân chitin: Nồng độ CPE bổ sung 0,2% là
thích hợp. Nồng độ CPE càng tăng, tốc độ
thuỷ phân tăng, nhưng với nồng độ CPE cao
(>0,2%) cho lượng olygo-chitin thu được tăng
nhưng mức tăng chậm. Nhiệt độ thủy phân
thích hợp là 300C. pH thích hợp = 5,5. Chitin
ở dạng huyền phù với nồng độ tối ưu 0,75 –
1%. Đối với vấn đề phòng thối, do mẫu đối
chứng không bị mùi hôi hay bị biến đổi do vi
sinh vật sau 16 giờ thủy phân. Vì vậy không
cần phòng thối cho các mẫu thủy phân.
Hiệu suất thủy phân chitin: Đánh giá hiệu
suất thủy phân chitin của chitinase theo nồng
độ CPE, nhiệt độ, pH và nồng độ chitin, qua
kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ CPE =
0,2 % là thích hợp cho quá trình thủy phân
chitin, hiệu suất thu được cao nhất (21,34%).
Nhiệt độ thuỷ phân 300C cho hiệu suất cao
nhất (20,89%). Môi trường có pH = 5,5 cho
hiệu suất thuỷ phân cao nhất (19,78%). Khi
nồng độ chitin là 1% cho hiệu suất cao nhất
(22,15%). Mặc dù hiệu suất thuỷ phân chitin
của chitinase thấp chỉ đạt 16,96 - 22,15%. So
với thuỷ phân bằng cellulase, hemicellase,
papain thương mại (hiệu suất rất cao 45 –
95%) nhưng giá trị của các sản phẩm thương
mại này rất cao, phải nhập khẩu trong khi đó
nguồn thu enzyme chitinase từ lá khoai lang
rất dễ tìm, rẻ tiền và có quanh năm và cũng là
một hướng tận dụng nguồn phế liệu lá khoai
trong nông nghiệp.
IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT
OLYGO-CHITIN
Từ những kết quả nghiên cứu cho phép
đề xuất quy trình chiết rút chitinase và sử dụng
chitinase thuỷ phân chitin thu olygo-chitin theo
sơ đồ sau:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
45
Thuyết minh quy trình:
Lá khoai lang thu hái tươi, rửa bằng nước
sạch để loại bỏ tạp chất. Xay nhỏ lá cùng với
đệm acetat pH = 5. Tỷ lệ đệm acetat/nguyên
liệu = 1/1. Thời gian chiết 10 phút, chiết ở
nhiệt độ 5 – 100C. Sau khi chiết xong, lọc qua
vải lọc để thu dịch chiết. Dịch chiết được ly
tâm lạnh với tốc độ 9000 vòng/phút ở nhiệt độ
50C trong thời gian 15 phút. Thu dịch chiết
chứa enzyme chitinase, loại bỏ bã ở đáy của
ống ly tâm. Kết tủa chitinase bằng ethanol
nồng độ 65%, thời gian 45 phút thu được CPE
chitinase. Thuỷ phân chitin bằng CPE
chitinase với nồng độ 0,2%, nhiệt độ 300C, pH
= 5,5 và nồng độ chitin 0,75 – 1%. Không phải
bổ sung ethanol để phòng thối. Kết thúc thuỷ
phân, dịch thuỷ phân được lọc qua giấy lọc thu
dịch có chứa olygo-chitin. Dịch đem cô đặc
trong thiết bị cô chân không, được sấy khô thu
sản phẩm olygo-chitin.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể
rút ra một số kết luận như sau:
* Chọn giống khoai thích hợp chiết rút
chitinase. Giống khoai (giống 143) có thân
màu xanh sẫm, lá to hình tim, dây dài phân
nhánh ít. Là giống trồng để thu lá (lá to, cuống
to và dài). Sử dụng lá khoai lang tươi, bị tổn
thương (do tác động cơ học, do các loại sâu
bệnh, do côn trùng ăn lá) sẽ thu enzyme
chitinase có hoạt độ cao hơn.
* Các điều kiện thích hợp cho tách chiết
chitinase DC, thu nhận CPE.
+ Dung môi chiết là đệm acetat pH=5. Tỷ
lệ dung môi/nguyên liệu 1/1, thời gian chiết 10
phút
+ Sử dụng ethanol kết tủa với nồng độ
65%, thời gian kết tủa 45 phút.
+ Nhiệt độ thích hợp của chitinase là
300C, độ bền nhiệt kém, pH thích hợp = 5,5
* Các điều kiện thích hợp cho thủy phân
chitin.
+ Nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy là
300C, pH = 5,5, nồng độ CPE chitinase =
0,2%. Chitin sử dụng cho thuỷ phân ở dạng
huyền phù với nồng độ thích hợp 0,75 – 1%.
+ Không cần sử dụng ethanol hay các
chất khác để phòng thối cho quá trình thủy
phân.
5.2 Đề xuất ý kiến
+ Nghiên cứu tinh sạch chitinase dịch
chiết bằng các phương pháp phù hợp để thu
chitinase có hoạt tính cao hơn.
+ Cần nghiên cứu một số dẫn xuất khác
của chitin (swollen-chitin, glycol-chitin) làm cơ
chất thủy phân, qua đó có thể so sánh hiệu
+ Đệm acetat pH = 5
+ Tỷ lệ dm/ng.liệu = 1/1
+ Thời gian: 10 phút
+ Kết tủa bằng ethanol
+ Nồng độ ethanol: 65%
+ Thời gian: 45 phút
+[CPE]: 0,2%
+Nhiệt độ: 300C
+pH = 5,5
+[Chitin]:0,75-1%
Lá khoai lang
Loại bã Loại bã
Xay nhỏ Chiết enzyme Lọc qua vải lọc Ly tâm Dịch chiết enzyme
Thu olygo-chitin Thủy phân chitin Chế phẩm thô (CPE) Kết tủa enzyme
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 03/2008
46
quả thủy phân của chitinase với các dẫn xuất
chitin khác nhau.
+ Cần tiếp tục nghiên cứu về chitinase ở
một số loài thực vật khác cũng như các chủng
vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp chitinase
cao. Từ đó có những hiểu biết sâu hơn về
chitinase, so sánh đánh giá sâu hơn về tính
chất, hiệu quả thủy phân chitin của chitinase
từ các nguồn khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Bội (2004), Nghiên cứu quy trình thủy phân protein cá bằng enzym protease từ
B.sutilis.s 5, Luận án tiến sĩ sinh hóa học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đức Lượng (chủ biên), Cao Cường (2003), Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 1, Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Văn Ninh (2004), Nghiên cứu quy trình thủy phân Protein bằng protease nội tạng cá, mực và
thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới từ Protein thực phẩm, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thủy sản,
Nha Trang.
4. Lê Ngọc Tú (Chủ biên), La Ăn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị Thịnh, Bùi
Đức Hợi, Lưu Duẩn, Lê Doãn Biên,(2000), Hóa sinh học công nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
5. Abeles, F.B., R.P. Bosshart, L.E. Forrence, and W.H. Habig. (1970), Preparation and purification
of glucanase and chitinase from bean leaves. Plant Physiol. 47: 129_134.
6. Collinge, D.B., K.M. Kragh, J.D. Mikkelsen, K.K. Nielsen, U. Rasmussen, and K. Vad. (1993),
Plant chitinases. Plant J. 3: 31_40.
7. Klaus-D. Spindler. (1997), Chitinase and chitosanase assays, Universitat Ulm, Germany.
8. Punja, Z.K. and Y.Y. Zhang. (1993), Plant chitinases and their roles in resistance to fungal
disease. J. Nematol. 25: 526_540.
9. Wen-Chi Hou, Ying-Chou Chen and Yaw-Huei Lin.(1998), Chitinase activity of sweet potato
(Ipomoea batatas [L.] Lam var. Tainong 57), 39: 93-97, Institute of Botany, Academia Sinica,
Nankang, Taipei 115, Taiwan, Republic of China, Department of Bioengineering, Tatung Institute
of Technology, Taipei 115, Taiwan, Republic of China.