Cá nhân dân sự: các biện pháp thực hiện, bảo vệ quyền nhân thân

Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất đa dạng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ quyền nhân thân.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân dân sự: các biện pháp thực hiện, bảo vệ quyền nhân thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất đa dạng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ quyền nhân thân. II/ NỘI DUNG 1. Tình huống Phóng viên A viết bài báo sai sự thật về B, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của B. 2. Các đặc điểm của quan hệ nhân thân 2.1. Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể dịch chuyển được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định ( quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp…) Việc nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS 2005 là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị nhân thân. Theo quy định của pháp luật, quyền nhân thân là quyền dân sự, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác.Có thể hiểu đây là những quyền chỉ có ý nghĩa đối với chính người đó, nếu “ áp ” vào người khác thì không có ý nghĩa gì nữa hoặc cung không thể “ áp ” được. Ví dụ : tôi tên là Nguyễn Văn A. Như vậy, cái tên “ Nguyễn Văn A ” là của tôi và chỉ duy nhất là của tôi. Tôi không thể “ chuyển giao ” ( mua, bán ) cái tên này cho người khác. Nếu có ai đó cũng có tên là Nguyễn Văn A, thì đó là trường hợp trùng tên. Thực chất, đó là hai cái tên độc lập với nhau, của hai chủ thể khác nhau : tôi và một người có tên là Nguyễn Văn A. Bộ luật Dân sự 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân ( từ 26 đến 51 ). Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh đặc thù. Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp. 2.2. Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Vì vậy, tiền tệ không thể mua được quyền nhân thân, không thể định giá được quyền nhân thân bằng tiền tệ. Quyền nhân thân chính là “ nhân quyền ” chư chúng ta hay nghe nói tới. Trong bản tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói về quyền nhân thân theo Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ. Đó là “ mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi, trong các quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ”. Như vậy giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức, quyền đối với họ, tên, thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc, quyền đối với hình ảnh, với bí mật đời tư, quyền kết hôn, ly hôn…( từ điều 24 đến điều 51 BLDS). Luật dân sự ghi nhân những giá nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. Khi quyền nhân thân của chủ thể bị xâm phạm, để bảo vệ quyền nhân thân, theo Điều 25 BLDS 2005 chủ thể có quyền : - Tự mình cải chính - Yêu cầu người vi phạm hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai - Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. 3. Nhận xét tình huống Phóng viên A đã xâm phạm vào quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của B được quy dịnh tại điều 37 BLDS 2005 : “ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ ”. Tổ chức có thẩm quyền giải quyết trước hết là cơ quan báo chí quản lý A. Nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín này gây thiệt hại cho B, B có quyền yêu cầu Tòa án dân sự xem xét, buộc A phải bồi thường thiệt hại cho B. Nếu hành vi của A cấu thành tội phạm, sự việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự trước Tòa án hình sự. III/ KẾT LUẬN Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một vân đề rất quan trọng trong cơ chế bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể. Các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đã được xây dựng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền nhân thân của các cá nhân thực sự có hiệu quả trên thực tế cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng, bảo vệ các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân.
Tài liệu liên quan