Cả nước đang tưng bừng trong không khí ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đứng trước những vận hội và thách thức mới, báo chí đã có nhiều thay đổi

Thầy Phạm Đình Lân: để người học thực sự có chất lượng thì phải phụ thuộc vào ba yếu tố, đó là cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và ý thức của từng học viên. Về mặt cơ sở vật chất nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất phục vụ cho ngành báo chí còn thiếu đồng bộ và nhiều yếu kém, nhưng nhà trường sẽ cố gắng trang bị đầy đủ để phục vụ cho sinh viên. Còn về đội ngũ giảng viên, nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để mỗi giảng viên vừa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Nhưng với hai yếu tố cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên là yếu tố khách quan, điều quan trọng nhất phải là ý thức học tập của mỗi sinh viên, khi ý thức học tập của mỗi sinh viên đều tự chủ tìm tòi học hỏi một cách say mê và tự giác thì khi đó chất lượng giáo dục mới thực sự được nâng cao. Ở bậc Đại học thầy giáo chỉ đóng vai trò chỉ dẫn, định hướng cho sinh viên phải tự học tập vì thế đòi hỏi tính tự giác trong học tập, nghiên cứu là rất cao. Còn đối với những sinh viên học theo kiểu chống đối, học để lấy bằng thì dù điều kiện khách quan có tốt đến mấy thì cũng không đem lại kết quả cao được. Nghĩa là ý thức người học đóng một vai trò quan trọng quyết định đến tương lai của họ. Còn trong giáo dục thì nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng, để chất lượng được nâng cao không chỉ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mà chương trình giáo dục phải phù hợp sẽ đem lại những hiệu quả to lớn về nhận thức đối với người học. Nếu chúng ta ví như một giáo viên giỏi nhưng chưa có phương pháp giảng hấp dẫn thì sinh viên vẫn khó tiếp thu. Khi thay đổi chương trình cũng giống như thay đổi phương pháp để giảng dạy hấp dẫn hơn thì tất nhiên hiệu quả sẽ cao hơn.

doc4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cả nước đang tưng bừng trong không khí ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đứng trước những vận hội và thách thức mới, báo chí đã có nhiều thay đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỎNG VẤN Đào tạo báo chí: TRONG VẬN HỘI MỚI Cả nước đang tưng bừng trong không khí ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đứng trước những vận hội và thách thức mới, báo chí đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy để phù hợp với quá trình phát triển thì chương trình đào tạo báo chí cũng đang từng bước chuyển mình. Gặp gỡ thầy Phạm Đinh Lân phó chủ nhiệm khoa báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trao đỏi với chúng tôi về vấn đề này. PV: Thưa thầy, xin thầy cho biết khi mà Việt Nam ra nhập tổ chức Thương mại WTO, thì báo chí Việt Nam sẽ tiếp cận với nhiều nền báo chí tiên tiến trên thế giới. Vậy thì chương trình đào tạo báo chí của trường ta có những đổi mới gì so với những năm trước? Thầy Phạm Đình Lân: Những năm trước đây chúng ta đào tạo với mục tiêu chất lượng giáo dục là chính. Đây không chỉ của khoa Báo chí mà của hầu hết các khoa, của các trường trên cả nước. Nhưng hiện nay trung tâm và khẩu hiệu của trường: tất cả vì sinh viên yêu quý và vì tương lai con em chúng ta! Và hơn nữa để đáp ứng xu hướng hội nhập toàn cầu hoá, xã hội hoá báo chí mà trường ta dần đàn thay đổi từng bước về mọi mặt từ cơ sở vật chất trang thiết bị, đến đội ngũ giảng viên và chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành báo chí trong những năm tới nhà trường đang chuyển đổi từ học phần như hiện nay sang chương trình đào tạo theo tín chỉ, những môn học nào ít phù hợp với nghề báo sẽ bị cắt giả. Thêm vào đó là những môn học mới chẳng hạn như môn quan hệ công chúng của báo chí (PRs). Còn những môn học khác sẽ gần gũi với chuyên ngành báo chí hơn, chẳng hơn như chúng ta sẽ học môn Tâm lý, nhưng không phải là tâm lý xã hội học mà là tâm lý xã hội học báo chí . Do báo chí ngày càng phát triển, cho nên những môn học nghiệp vụ cũng ngày càng được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp, bên cạnh đó nhà trường sẽ mời các phóng viên, các nhà báo nổi tiếng để sinh viên học hỏi thêm từ thực tế. Không chỉ dừng lại ở đó, nhà trường còn khuyến khích các sinh viên tham gia viết bài trên các trang báo trường, báo lớp để sinh viên làm quen với nghề. PV: Nhiều người còn băn khoăn không biết chương trình thay đổi thì chất lượng có được nâng cao? Hay chỉ là bình mới rượu cũ! Thưa thầy? Thầy Phạm Đình Lân: để người học thực sự có chất lượng thì phải phụ thuộc vào ba yếu tố, đó là cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và ý thức của từng học viên. Về mặt cơ sở vật chất nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, với cơ sở vật chất phục vụ cho ngành báo chí còn thiếu đồng bộ và nhiều yếu kém, nhưng nhà trường sẽ cố gắng trang bị đầy đủ để phục vụ cho sinh viên. Còn về đội ngũ giảng viên, nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để mỗi giảng viên vừa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Nhưng với hai yếu tố cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên là yếu tố khách quan, điều quan trọng nhất phải là ý thức học tập của mỗi sinh viên, khi ý thức học tập của mỗi sinh viên đều tự chủ tìm tòi học hỏi một cách say mê và tự giác thì khi đó chất lượng giáo dục mới thực sự được nâng cao. Ở bậc Đại học thầy giáo chỉ đóng vai trò chỉ dẫn, định hướng cho sinh viên phải tự học tập vì thế đòi hỏi tính tự giác trong học tập, nghiên cứu là rất cao. Còn đối với những sinh viên học theo kiểu chống đối, học để lấy bằng thì dù điều kiện khách quan có tốt đến mấy thì cũng không đem lại kết quả cao được. Nghĩa là ý thức người học đóng một vai trò quan trọng quyết định đến tương lai của họ. Còn trong giáo dục thì nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng, để chất lượng được nâng cao không chỉ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mà chương trình giáo dục phải phù hợp sẽ đem lại những hiệu quả to lớn về nhận thức đối với người học. Nếu chúng ta ví như một giáo viên giỏi nhưng chưa có phương pháp giảng hấp dẫn thì sinh viên vẫn khó tiếp thu. Khi thay đổi chương trình cũng giống như thay đổi phương pháp để giảng dạy hấp dẫn hơn thì tất nhiên hiệu quả sẽ cao hơn. PV: Thưa thầy chương trình thay đổi như vậy thì đội ngũ giảng viên và sinh viên gặp những khó khăn gì? Thầy Phạm Đình Lân: Trước hết phải nói về đội ngũ giảng viên, thì mỗi một giảng viên có những khó khăn riêng, hoàn cảnh riêng của từng cá nhân. Còn nhìn chung thì đội ngũ giảng viên đều gặp phải những cản trở chung, chẳng hạn như đội ngũ những giảng viên giàu kinh nghiệm như bậc Giáo sư lâu năm phần lớn thì hạn chế về công nghệ thông tin như sử dụng vi tính - Internet để phục vụ, hỗ trợ cho công tác giảng dạy là. Còn ngược lại đội ngũ giảng viên trẻ thì kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng lại rất thành thạo sử dụng Internet - vi tính để phục vụ, hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy. Đó là thực tế không chỉ khoa báo chí mà của tất cả các khoa, các trường khác cũng vậy. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay nó đang chiếm lĩnh vào mọi lĩnh vực trong đời sống thì đòi hỏi sự vận dụng nó để phục vụ cho công tác giáo dục còn là một trở ngại lớn. Điều trở ngại tiếp theo là về chương trình sách giáo khoa đó là một số môn học đã cũ không còn phù hợp với thực tế vì sự phát triển của xã hội là không ngừng, còn các môn học thì thường cố định. Nhà trường rất muốn thay đổi những môn học cũ để thay vào đó là những môn học mới nhưng gặp nhiều khó khăn. Để có một môn học mới đòi hỏi phải có một quá trình tích luỹ, xây dựng, nghiên cứu, ứng dụng, thử nghệm của một đội ngũ các giảng viên. Do vậy một số môn học mới hiện nay vẫn chưa có người dạy, còn những môn học cũ thì có giáo trình và những giảng viên giỏi giàu kinh nghiệm, nhưng lại không phù hợp với xu thế xã hội mới. Còn khó khăn của sinh viên thì có nhiều và tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng như một số sinh viên có điều kiện về kinh tế lại được tiếp thu công nghệ thông tin và tiếng anh để phục vụ cho học tập được tốt hơn. Đây là một bộ phân rất nhỏ vừa có kinh tế lại vừa có ý thức học tập. Còn một bộ phận nữa, tuy có kinh tế, điều kiện khá giả lại không phục vụ cho việc học tập mà thường phục vụ cho sở thích cá nhân. Bộ phận này kết quả học tập là quá kém, còn những sinh viên có ý thức học tập vươn lên lại không có điều kiện kinh tế gây ra những khó khăn không nhỏ trong học tập. Trong khoa Báo ta hiện nay nhiều sinh viên rất năng động, học đi đối với hành là rất tốt, họ tham gia là đội ngũ cộng tác viên của các tờ báo, họ đem kiến thức của mình để viết bài và từ thực tiễn họ rút kinh nghiệm để phục vụ cho công tác, học tập. Tuy nhiên, nếu sinh viên lại quá ham mê viết bài kiếm tiền mà quên mất nhiệm vụ chính là học tập thì không tốt cho sau này, vì nghề báo là nghề cần phải có một phông văn hoá rộng, một quá trình học tập và tích luỹ lâu dài, có như vậy thì ngòi bút sau này sẽ không bị cạn vốn viết. Vâng, Xin cảm ơn thầy !