Các khái niệm về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người, Ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngôn ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc. Ngôn ngữ học tâm lý nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân cách với cấu trúc chức năng của hd ngôn ngữ. Về một khía cạnh khá giữa nhân cách với ngôn ngữ như yếu tố cấu thành hình thành thế giới của con người. Qua nghiên cứu ngôn ngữ tâm lý học sẽ thấy được đặc điểm tâm lý của một cộng đồng bản ngữ, và qua đó sẽ thấy được “trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cách nhìn thế giới của mỗi cộng đồng bản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ”. Ngôn ngữ tâm lý học phát hiện ra những đặc điểm và bản sắc tâm lý, bức tranh thế giới quan của một cộng đồng bbm cả “thế giới nội quan” hay thế giới bên ngoài. “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”, qua ngôn ngữ mỗi cộng đồng bản ngữ thể hiện được thế giới quan tâm linh của mình, đồng thời thế giới quan tâm linh cũng làm ngôn ngữ phát triển, kho tàng kinh sách là một ví dụ điển hình về điều này.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 58199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khái niệm về ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các khái niệm về ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người, Ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngôn ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc... Ngôn ngữ học tâm lý nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhân cách với cấu trúc chức năng của hd ngôn ngữ. Về một khía cạnh khá giữa nhân cách với ngôn ngữ như yếu tố cấu thành hình thành thế giới của con người. Qua nghiên cứu ngôn ngữ tâm lý học sẽ thấy được đặc điểm tâm lý của một cộng đồng bản ngữ, và qua đó sẽ thấy được “trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cách nhìn thế giới của mỗi cộng đồng bản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ”. Ngôn ngữ tâm lý học phát hiện ra những đặc điểm và bản sắc tâm lý, bức tranh thế giới quan của một cộng đồng bbm cả “thế giới nội quan” hay thế giới bên ngoài. “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”, qua ngôn ngữ mỗi cộng đồng bản ngữ thể hiện được thế giới quan tâm linh của mình, đồng thời thế giới quan tâm linh cũng làm ngôn ngữ phát triển, kho tàng kinh sách là một ví dụ điển hình về điều này. Thế giới quan tâm linh của người dân tộc thiểu số thể hiện qua ngữ nghĩa ngôn ngữ của họ, thí dụ: thế giới quan tâm linh người Thái có: thế giới thần linh, trong đó có tự nhiên thần và nhân thần, nhân thần là tổ tiên, hay cộng đồng người tài giỏi có phép (được thờ cúng), thể hiện qua lễ cúng ma, cúng mà nhà, ma cửa, ma nương... với các bài cúng ma, các câu cầu khấn, các lễ và văn tấu của người Thái. Thế giới quan tâm linh châu Âu không có tục thờ cúng tổ tiên, trong đạo thiên chúa chỉ có cầu chúa mà khong cầu cúng ông bà tổ tiên, kinh sách giảng đạo nhiều, các bài ca lễ trong nhà thờ, trong tiếng Anh có từ Christ (chúa trời), hoặc các thánh (Saint), hoặc ma quỷ (ghost, monster...) mà không có các từ “tổ tiên ông bà linh thiêng”, thiên binh, thiên tướng, bồ tát, diêm vương... Văn hoá lễ hội phản ánh trong ngôn ngữ: Phần lễ bao gồm các nghi thức tế tự, bùa chú, các bài khấn, kinh sách, vật thiêng, không gian thiêng (chùa, nhà thờ, đền...), thầy cúng, ông đồng bà cốt... - Thí dụ: “Số cô chẳng giàu thì nghèo, ngày 30 tết có thịt treo trong nhà...”. Phần Hội: đình, lễ hội, cưới xin, hội làng, đám rước, cỗ bàn. “Miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, “người ơi người ở đừng về, người về em nhớ... í a...” Thế giới quan tâm linh của người Bana Tây Nguyên là “sống gửi thácvề”, người đã chế cũng có cuộc sống, cần đồ vật, sinh hoạt cõi âm, nên họ có nhà mả, lễ mở cửa mả, lễ đâm trâu và hết tang, tiễn người chết về với tổ tiên, do đó họ có ngôn ngữ cả hát cúng tế trong lễ này, và ác ngôn ngữ hình thể: ăn mặc kỳ dị, nhảy múa... 1. Thế giới quan riêng, cái thể hiện qua ngôn ngữ hệ cấu trúc (Structualism) của cộng đồng bản ngữ Hầu hết các ngôn ngữ khi phân tích cấu trúc đều có 3 thành phần chính: S - V - Q - chủ ngữ động từ và vị ngữ, thí dụ Tôi - lên - gác, I go upstair gồm 3 thành phần tạo câu. Cái tôi, cái bản sắc, cái chính luôn có mặt, là hạt nhân chính của câu “nguyên tử luận”, về mặt Ngôn ngữ tâm lý học nó “nhấn mạnh mặt cá nhân trong hành vi ngôn ngữ của con người”. Cấu trúc từ mang tính âm dương, nó được “ý niệm hoá”, “phạm trù hoá” một cách đối xứng: trên > < đát. Thế giới quan được phạm trù hoá, sinh vật (cái, con) --> cái (bàn, hồ, cây) và con (người, vật). Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc, các dân tộc thiểu số của Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sh cộng đồng của họ, đồng thời họ cũng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc, đồng thời được cung cấp giáo dục, y tế, giải trí, thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ. Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ này làm phong phú thêm cho nền văn hoá của người thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộc sống, kinh tế và vị thế của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt anh em. Có thể nói rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của người Kinh. Bản sắc thế giới quan của cộng đồng dân tộc thiểu số vừa mang nét đặc thù của nền văn hoá của dân tộc họ, đồng thời mang nét chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá của các dân tộc thiểu số được phổ biến và giới thiệu ra các dân tộc khác, mang lại tự hào và đa dạng bản sắc văn hoá cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam: đàn - T-rưng, đàn nước, múa chăm, trang phục Thái trắng, kèn lá. 2. Phản ánh của thế giới quan người Việt văn hoá trong phát âm và thơ ca “Các nghiên cứu ngôn ngữ học khác nghiên cứu ngôn ngữ như một chủ đề có sẵn, Ngôn ngữ tâm lý học nghiên cứu quá trình tạo sinh ra ngôn ngữ đó”. Thế giới quan qua ngôn ngữ Việt cũng có phần đóng góp của các văn hoá dân tộc thiểu số, thí dụ: trong ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ thanh điệu, các tù binh Chăm sau khi được cấp đất đã nói tiếng Việt “trại đi” vì tiếng Chăm là ngôn ngữ không có thanh điệu, tạo thành những vùng ốc đảo thổ ngữ Việt lẫn lộn hệ thanh điệu xung quanh Nà Nội. Một ví dụ khác là một khảo sát về dân ca quan họ cho thấy các làng quan họ gốc đều có quan hệ với người Chăm đã bị Việt hoá, dễ thấy âm nhạc của người Việt chỉ có ngũ cung, trong khi quan họ lại có cả bán âm. Các sắc thái văn hoá mà người Chăm đóng góp cho nền văn hoá ngôn ngữ Việt:Các điệu lý (Lý hoài Nam, Lý con sáo, Lý ta lý, Lý ngựa ô, Lý thiên thai), những điệu hò: (Hò mái đẩy, hò huế, hò bài chòi), (GS. Phạm Đức Dương). Khi nghiên cứu quan trọngr tạo sinh phát âm, bao gồm ba cấp độ: 1- Có lý do, có mục đích, có động cơ. 2- Lựa chọn từ ngữ. 3- Phát âm, hiện thực hoá lời nói. Quan trọngr có âm (anticulation) chuyển từ tư duy thành âm nói, là quan trọngr tri giác, chuyển từ nghĩa đến âm từ (âm/chữ), mang tiêu chí nghĩa. 3. Đặc trưng và sự thể hiện cách nhìn thế giới của cộng đồng bản ngữ qua ý nghĩa của từ Ý nghĩa của từ là kết quả phán ánh hiện thực một cách đặc biệt thông qua ý thức của con người. Thông qua ý nghĩa của mình, từ thể hiện quan trọngr phản ánh trực tiếp, cảm giác về thế giới. Nét biểu hiện rõ nhất của đặc trưng thế giới quan của cộng đồng ngôn ngữ qua ngôn ngữ là “ý nghĩa biểu trưng”. Ví dụ: 1. Người Nhật dùng lá dương sỉ để biểu trưng cho sự mong mjốn thành đạt, lá quýt biểu thị mong muốn lời nói người khác hóm hỉnh, ý nhị, lá thông xanh biểu thị trường thọ. 2. Người Việt Nam lại cho rằng: Hoa huệ cho tang lễ, lá dương sỉ biểu hiện quyền lực, hoa lan biểu hiện cho sự thanh bạch. Ví dụ: Các câu ca dao trong tiếng Việt phản ánh mối quan hệ xã hội, nền văn hoá, thế giới quan “triều đình trọng tước, nhà nước trong xỉ” - xỉ ở đây là răng lợi-rụng răng - người già. Hoặc nền thế giới quan nền văn hoá trồng lúa, nông nghiệp: “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Trong ngôn ngữ tâm lý học, cấu trúc tâm lý của nghĩa là từ cấu trúc liên tưởng, thí dụ: trong tiếng Việt, nói đến “bàn”, ta liên tưởng tới “ghế”, “học” trong tiếng Anh: “man”, liên tưởng tới “woman”, “boy”, “girl”, “table-chair”. 4. Đặc trưng thế giới quan Việt Nam trong phạm trù hoá hiện thực và bức tranh ngôn ngữ về thế giới Sự khác nhau về thế giới quan và văn hoá Dân tộc của mỗi nền dân tộc về “bức tranh ngôn ngữ thế giới” đã được khác biệt hoá trong cách thể hiện của mỗi ngôn ngữ khác nhau. Khác biệt giữa các trình độ văn hoá khác nhau. Ví dụ: thanh lịch khác nhau giữa ngườithì nói: “trời rất đẹp”, “trời dẹp dã man”, “trời đẹp lồng lộng”, “trời đẹp kinh dị”, “đẹp như tranh”. ảnh hưởng của chế độ phong kiến Việt Nam, gần giống như hình mẫu Trung Quốc “một chế độ vương quyền, không dựa vào thần quyền, theo nguyên tắc gia trưởng phụ quyền cha truyền con nối”, “là đại gia đình mở rộng ra ngoài xã hội”, do đó nó được phạm trù hoá trong ngôn ngữ, thí dụ: “gọi là quốc gia-nhà nước” mà không gọi là “làng nước”. Người ấn Độ không muốn nắm bắt được quan niệm thời gian từ quá khứ đến tương lai bằng số lượng, ít sách viết có niên đại chính xá, là đất nước của nền văn hoá tôn giáo” - nền nghệ thuật (văn hoá) phi ngôn từ đồ sộ - còn di sản ngôn từ thì nhỏ hơn nếu so sánh với nó - Mác nói : “ấn Độ là nước không có lịch sử”. Bức tranh thế giới - world picture - trong tiếng Anh bao gồm các phạm trù về từng cá nhân (persongôn ngữel), hay từng con người, vấn đề nhân bản (human being), mở rộng ra là đơn vị gia đình (family unit), là hạt nhân của xã hội (social nuclear) , và rộng hơn nữa: the ưorld, the earth, international sociality, hay đi xa hơn: the sun, the moon, space, star & galaxy. 5. Đặc trưng thế giới quan của cộng đồng bản ngữ trong sự chuyển nghĩa và biểu trưng *Tính nhị nguyên bất đối xứng: “cùng một ký hiệu có một số chức năng, cùng một ý nghĩa có thểđược biểu hiện bởi một số hay nhiều ký hiệu. Bấtkỳ một ký hiệu nào cũng đều có tiềm năng là tự đồng âm và từ đông nghĩa một cách đồng thời. Đây là một nguyên nhân của sự chuyển nghĩa của cá từ: Ví dụ: Tiếng Anh có teach-teeth-title. *Sự cải biến ngữ nghĩa: “là sự chuyển từ tên gọi có cấu trúc ngữ nghãi này sang một tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa khác” điều này là cơ sở sáng tạo quan trọng nhất của các nhà thơ và nhà văn. *Đây chính là điểm thể hiện sự khác biệt văn hoá và thế giới quan lớn nhất, ở một giới trí thức hoặc những người có trình độ học vấn và ngôn ngữ cao, cách chơi chữ, luyến láy, nói tục giảng thanh hoặc nói ý, nói khéo tạo ra các sự khác biệt lớn về sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ:Nhắm mắt xuôi tay = tử vong = băng hà = thăng = quy tiên = đi xa = chết = tắt thở = viên tịch = củ tỏi = tùng tùng = toi = đứt ... Bó tay = bất lực = chịu = hết cách = cùng đường = bí = vô phương = cụt = tắc = đứt = xong... Đặc trưng của thế giới quan và nền văn hoá được đặc biệt thể hiện ở quan trọngr tạo ra các nghĩa chuyển của từ, dó mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ có cách nhìn nhận đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng để gán cho ý nghĩa chuyển (nghĩa bóng). Ví dụ: Con gấu trong con mắt ngôn ngữ Nga: “con vật vụng về, rù rờ chậm chạp” - nên được coi như biểu tượng của nhóm người này, người Anh thì lại gán cho những người “tho lỗ, thô tục”, quan niệm biểu trưng trong ngôn ngữ người Việt lại cho “hung dữ và bất chấp khuôn phép” - Thằng cha này rất gấu, (cần thấy rằng: gấu con ở đa số các ngôn ngữ dều biểu tượng cho sự đáng yêu, ngộ nghĩnh và vụng về...). 6. Đặc trưng thế giới quan của cộng đồng bản ngữ qua định danh ngôn ngữ Việc gọi tên một sự vật hiện tượng cũng khác nhau qua từng nền văn hoá ngôn ngữ, qua việc lựa chọn đặc trưng của sự vật, hiện tượng để định danh cho nó, thí dụ: “xe đạp điện” do đặc trưng là nhẹ giống xe đạp nhưng chạy điện, “xe máy” do lắp máy, nhưng lại gọi là “ô tô” mà không gọi là “nhà xe máy”. Cũng là xe máy nhưng ở các nét văn hoá, thế giới quan khác nhau: người thì gọi: “cái xe máy”, “chiếc xe máy”, người thì gọi “con xe”, “quả xe này”... trong đó có sự nhân cách hoá và thô tục hoá. Hoa “trinh nữ” hay “hoa xấu hổ” cũng là hai cách gọi khác. “Bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, không trùng nhau ở mỗi dân tộc, quan niệm về thế giới được khúc xạ độc đáo trong “bức tranh dân tộc” đó. Nó thay đổi và phụ thuộc “nhận thức cảm tính”, “nhận thức logic”, “cấp độ hiểu biết kinh nghiệm”, “cấp độ hiểu biết lý luận”, và cách nhìn nhận về “bức tranh thế giới” của mỗi dân tộc “theo mô hình khái niệm”, và “mô hình ngôn ngữ” của dân tộc. Tuy nhiên trong các ngôn ngữ dân tộc, “cách phân cắt thế giới” khác nhau là điểm chính, một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ này không tương ứng với củadân tộc kia (vì nó biểu thị những đối tượng chỉ vốn có trong lịch sử, đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc đó. Nhưng theo nguyên tắc bổ sung ngôn ngữ học, các khác biệt này có tính chất ngoại vi. Còn hạt nhân của “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” mang tính bốung và đồng nhất giữa các dân tộc thuộc về nền văn hoá ngôn ngữ khác nhau. Đặc điểm của sự nhận thức thậm chí về cùng một khái niệm hoặc hiện tượng ở một trong dân tộc nhất định (thế giới quan của cộng đồng hay của dân tộc) được phản ánh đáng kể trong đặc điểm của tên gọi. Được gọi là “hình thái bên trong”. Sự khác nhau về thế giới quan Văn hoá - dân tộc của mỗi nền văn hoá về “bức tranh ngôn ngữ thế giới” đã được khác biệt hóa trong cách thể hiện của mỗi ngôn ngữ khác nhau. Bức tranh ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số đơn giản và hình tượng hơn: “đi xa 3 tầm cái dao quăng” hay “đi mất 3 cái vắt khăn” - chuyển khăn từ vai nọ sang vai kia, hay “cái nhà đảng giúp cái nhà dân nhiều việc tốt”. Một sự vật nào đó trong ngôn ngữ này có thể được thể hiện có tính nhất thể, nghĩa là không được phân chia nhỏ hơn, nhưng trong ngôn ngữ khác lại có thể được phân cắt thành những bộ phận nhỏ hơn. Ví dụ: trong tiếng Anh ngón chân (toe), ngón tay (finger) là hai từ riêng biệt. Tiếng Việt thì được nhất thể hoá bằng từ ngón. Các từ biểu trưng như trên đã biểu hiện mức độ phát triển cao nhất của tính hình ảnh và nét văn hoá trong thế giới quan của cộng đồng trong ngôn ngữ. 7. Đặc trưng thế giới quan cộng đồng bản ngữ của tư duy ngôn ngữ trong sự tri giác, phạm trù hoá hiện thực, qua hiện tượng từ đồng nghĩa Từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái tình cảm: thí dụ: thây, xác > < thi hài (tôn trọng) - thểhiện nét văn hoá trang trọng. Các từ đồng nghãi về phong cách: “bóng đái” và “bòng quang”. Thế giới quan thể hiện qua cách miêu tả sự vật, hiện tượng:khi mô tả thì bao giờ cũng có cá thể hoá và cụ thể hoá. Vid dụ: Mây đen - trên trời nhiều đám mây đen kịt. Nhạc vang lên - trong công viên bắt đầu vang lên tiếng nhạc. 8. Phản ánh thế giới quan cộng đồng bản ngữ của tư duy ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, quan hệ nhân quả, tư duy tạo ra ngôn ngữ và ngôn ngữ là công cụ của tư duy, mang tính tương đương ngôn ngữ “linguistic relatrety”. Tư duy là một thành quả của sản phẩm trí tuệ, là một thành tố tạo nên thế giới quan - văn hoá của mỗi cá nhân. Tư duy có thể có ba ý nghĩa thông dụng: + Tư duy như một sự hiểu biết (khái niệm, tư tưởng). + Tư duy như một quan trọngr mà nhờ đó đạt được sự hiểu biết mới (nhận thức, suy nghĩ) - ý nghĩa đa số sử dụng. + Tư duy như một tỏng những khả năng của con người (lí trí). Ngôn ngữ khác nhau thì tư duy cũng khác nhau. Tư duy của con người có cái khái quát của nhân loại, nhưng cũng có những nét đặc thù: “the way of viewing, seeing, tinking” is diferrent. Mỗi nền văn hoá, mỗi cộng đồng bản ngữ, một dân tộc hay một nền giáo dục, một tầng lớp hay trình độ văn hoá có những lối tư duy, quan niệm và định kiến sống khác nhau (thế giới quan khác nhau). Tư duy của con người phụ thuộc vào các phương tiện hiện có của nó, còn tưduy ngôn ngữ thì phụ thuộc các phương tiện ngôn ngữ thực hiện tư duy và lưu giữ lại các sản phẩm cuả tư duy. Trong tư duy của mỗi con người hiện nay đều song song tồn tại nhiều kiểu khác nhau. Do đó có cơ sở để cho rằng “đặc trưng thế giới quan văn hoá - giai tầng xã hội, hay cao hơn là một cộng đồng bản ngữ, hay một dân tộc - của tư duy được thể hiện rõ nhất là thiên hướng “ưa thích” hay sự nổi trội của kiểu tư duy nào đó, cách nói, cách nghĩ nào đó ở một nhóm cộng đồng nhất định. Đây chính là yếu tố lớn nhất chứng minh trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cách nhìn thế giới của cộng đồng bản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ. Ví dụ: người ở tầng lớp trí thức thường dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, lịch sự, nhiều ẩn ý, nông dân thì dùng từ chất phác, đơn giản, không bóng bẩy, công nhân thường dùng từ mạnh, thẳng, và đơn giản; một số giới khác lại ưa thích và hay chửi tục, tiếng lóng... 9. Đặc điểm văn hoá của thế giới quan cộng đồng bản ngữ của định danh động vật trong ngôn ngữ Các đặc điểm thế giới quan khác nhau của từng dân tộc được toát lên khi so sánhvới ngôn ngữ khác, và so sánh cách sử dụng ở các môi trường văn hoá khác nhau. Đặc điểm định danh xét về mặt nguồn gốc: thuần Việt như : beo, cáo, cọp, rồng...; Hán Việt như: Báo, hồ ly, hổ, long... Yếu tố trang trọng: không gọi tên là rồng, ngỗng, dê mà gọi là “long, nga, dương”. Đặc điểm định danh xét về góc độ kiểu ngữ nghĩa: chim (chim sáo, chim sâu, chim khách...), chuột (chuột đồng, chuột nhà...), sâu (sâu đục thân, sâu đo...) ... nhưng đều có chung một từ động vật con. 10. Các điểm khác của ngôn ngữ phản ánh thế giới quan cộng đồng Đặc điểm ngữ nghĩa của từng tên gọi động vật: đều có khởi đầu bằng chữ “con”, tuy nhiên trong một loài, thí dụ: “con cá” lại có các phân cấp nhỏ hơn như: “con cá ngựa”, “cá chim”... Đặc điểm ngữ nghĩa của từng tên gọi thực vật: xuất phát bằng từ “cây” - cây tảo, cây me... Một lời nói, phát ngôn ở một người này, môi trường văn hoá này được chấp nhận là một nét văn hoá nhưng cũng là lời nói đó, ở môi trường khác lại không. Ví dụ: người dân tộc thiểu số đều sưng “mày, tao”, ở mọi ngôi nhân xưng, nhưng người kinh thì lại coi là vô lễ, vô văn hoá, hay thô tục. Nền giáo dục văn hoá gia đình, truyền thống, ngôn ngữ và cách sửdụng ngôn ngữ trong gia đình ở từng nếp văn hoá và giáo dục. Ví dụ: gọi cậu mợ là ba má, bố mẹ, thầy u > < ông bà già, ông bà khốt... 11. Các đặc điểm thể hiện thế giới quan cộng đồng trong định danh thực vật trong ngôn ngữ Về nguồn gốc tên gọi: vay mượn tiếng Hán, ấn, Âu, ví dụ: xà lách, cao su, su su, ti gôn. Như vậy ở đây thấy rằng ngôn ngữ Việt đã phản ánh một đặc điểm thế giới quan Văn hoá - Dân tộc Việt Nam là có sự giao thoa của các nền văn hoá đa dạng khác, có lẽ do sự giao lưu buôn bán, kinh tế chính trị mở rộng, trong thế kỉ 19, 20. Thuần Việt: chuối, mít, ổi, khoai sắn, mướp... Kết luận Qua phân tích đặc trưng các dân tộc của tư duy ngôn ngữ ở người bản ngữ nói trên, đã chứng minh trực tiếp hoặc gián tiếp luận điểm “trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cách nhìn thế giới của cộng đồng bản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ”. Mỗi dân tộc có nền văn hoá khác nhau, có thế giới quan khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, các thế giới quan này có những nét hoà đồng và có những đặc điểm Văn hoá - Dân tộc khu biệt riêng với các nền văn hoá khác trên thế giới. Sự hoà đồng và các nét đặc trưng riêng này có thể được nhận ra qua nhiều công cụ văn hoá, một trong các số đó là ngôn ngữ - yếu tố quan trọng nhất của mỗi nền văn hoá. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc là tấm gương phản ánh đặc điểm Văn hoá - Dân tộc đó, đồng thời sự đặc trưng đã phân tích của mỗi ngôn ngữ cũng làm giàu thêm cho thế giới quan văn hoá xã hội của mỗi dân tộc. Đặc điểm nền văn hoá Việt Nam là xuất phát từ một quốc gia đa dân tộc, nhưng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của các dân tộc thiểu số anh em (đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt song ngữ tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ), nền văn hoá Việt Nam có nhiều đặc điểm của nền văn hoá thế giới quan Đông Nam á nhưng cũng có sự khu biệt riêng, và được phản ánh qua các đặc điểm ngôn ngữ Việt. MỤC LỤC 1. Thế giới quan riêng, cái thể hiện qua ngôn ngữ hệ cấu trúc (Structualism) của cộng đồng bản ngữ 2 2. Phản ánh của thế giới quan người Việt văn hoá trong phát âm và thơ ca 3 3. Đặc trưng và sự thể hiện cách nhìn thế giới của cộng đồng bản ngữ qua ý nghĩa của từ 4 4. Đặc trưng thế giới quan Việt Nam trong phạm trù hoá hiện thực và bức tranh ngôn ngữ về thế giới 4 5. Đặc trưng thế giới quan của cộng đồng bản ngữ trong sự chuyển nghĩa và biểu trưng 5 6. Đặc trưng thế giới quan của cộng đồng bản ngữ qua định danh ngôn ngữ 6 7. Đặc trưng thế giới quan cộng đồng bản ngữ của tư duy ngôn ngữ trong sự tri giác, phạm trù hoá hiện thực, qua hiện tượng từ đồng nghĩa 7 8. Phản ánh thế giới quan cộng đồng bản ngữ của tư duy ngôn ngữ 8 9. Đặc điểm văn hoá của thế giới quan cộng đồng bản ngữ của định danh động vật trong ngôn ngữ 9 10. Các điểm khác của ngôn ngữ phản ánh thế giới quan cộng đồng 9 11. Các đặc điểm thể hiện thế giới quan cộng đồng trong định danh thực vật trong ngôn ngữ 10 Kết luận 11
Tài liệu liên quan