Ứng dụng phương pháp định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với
tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng, kết quả nghiên cứu đã chứng minh các nhân
tố tác động tích cực đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trẻ là đặc điểm công việc, môi trường
làm việc, phong cách lãnh đạo, lương thưởng, phúc lợi, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến, điều kiện
làm việc, cơ hội học hỏi. Trong đó, nhân tố môi trường làm việc có ảnh hưởng mạnh đến sự gắn bó
với tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình trạng “nhảy việc” của nhân
viên trẻ tại các doanh nghiệp khá phổ biến,
trong khi các doanh nghiệp luôn phàn nàn về
tình trạng này làm cho doanh nghiệp tốn công
sức, tiền bạc cho việc đào tạo nhân viên thì
các nhân viên trẻ lại cho rằng doanh nghiệp
của mình chưa đảm bảo các điều kiện để mình
gắn bó lâu dài (Đỗ Phú Trần Tình và cộng sự,
2012). Theo Maslach et al (2001), sự gắn bó
của nhân viên là trung gian liên kết các yếu tố
liên quan đến môi trường làm việc và các kết
quả khác, chẳng hạn như tỷ lệ nghỉ việc, sự
hài lòng trong công việc và sự cam kết. Xét
ở góc độ trong một tổ chức, sự gắn kết với
tổ chức của nhân viên thấp sẽ làm cho doanh
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC
CỦA NHÂN VIÊN TRẺ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Nguyễn Quốc Nghi*
TÓM TẮT
Ứng dụng phương pháp định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với
tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng, kết quả nghiên cứu đã chứng minh các nhân
tố tác động tích cực đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trẻ là đặc điểm công việc, môi trường
làm việc, phong cách lãnh đạo, lương thưởng, phúc lợi, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến, điều kiện
làm việc, cơ hội học hỏi. Trong đó, nhân tố môi trường làm việc có ảnh hưởng mạnh đến sự gắn bó
với tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng.
Từ khóa: sự gắn bó, tổ chức, nhân viên trẻ, hệ thống ngân hàng
FACTORS AFFECTING ADHERENCE TO THE ORGANIZATION OF
YOUNG EMPLOYEES IN THE BANKING SYSTEM.
ABSTRACT
The quantitative methodology was applied to determine the factors affecting adherence
to the organization of young employees in the banking system. The results showed that there are
several factorswhich actively impacted on adherence of young employees to their organization as
job characteristics, work environment, leadership styles, wages, benefits, training opportunities
promotion opportunities, working conditions, learningopportunities. In particular, work environment
is a factor which was a strong influence on adherence to the organization of young workers in the
banking system.
Keywords: adherence, organization, young employees, the banking system
* TS, GV. Đại học Cần Thơ
23
Các nhân tố ảnh hưởng . . .
nghiệp, tổ chức mất nguồn nhân lực, giảm
hiệu năng và hiệu suất của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Rajendran và Raduan
(2005), sự gắn bó với tổ chức ảnh hưởng quan
trọng đến kết quả của tổ chức. Cam kết gắn bó
với tổ chức càng cao dẫn đến sự trung thành
càng cao, giảm căng thẳng do công việc và
khuynh hướng rời bỏ tổ chức thấp hơn. Từ đó
cho thấy, sự gắn bó với tổ chức là chủ đề được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài đặc biệt
quan tâm.
Tính đến cuối năm 2014, thành phố Cần
Thơ có 52 tổ chức tín dụng hoạt động với 230
địa điểm có giao dịch ngân hàng và 13 điểm
tiết kiệm bưu điện chính thức. Với điều kiện
cần và đủ của một thành phố trung tâm ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, ngành ngân
hàng của thành phố luôn tăng trưởng với tốc
độ khá cao. Điều này đã dẫn đến tình hình
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khóc
liệt, không những cạnh tranh về cuộc chiến
dành khách hàng mà còn cạnh tranh trong thu
hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực trẻ, năng động, sáng tạo. Chính vì thế, bối
cảnh đặt ra nhiệm vụ đối với các nhà quản trị
nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng là
tìm giải pháp thu hút và giữa chân nhân viên
giỏi. Để góp phần cung cấp thông tin hữu ích
cho các nhà quản trị nhân lực trong hệ thống
nhân hàng, tác giả thực hiện nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với tổ chức
của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân hàng”.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều định
nghĩa về gắn bó tổ chức với nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Theo quan điểm của Mowday
et al (1979), cam kết gắn bó với tổ chức được
định nghĩa là sức mạnh của sự đồng nhất của
cá nhân với tổ chức và sự tham gia tích cực
trong tổ chức. Theo Coughlan (2005), sự gắn
bó với tổ chức của nhân viên được xem là sự
tận tụy của nhân viên với sự thành công của
doanh nghiệp và tin tưởng rằng làm việc tại
doanh nghiệp là sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Họ không những có ý định tiếp tục làm việc
tại doanh nghiệp mà còn không tích cực tìm
kiếm cơ hội việc làm khác. Rahman et al
(2011) cho rằng sự gắn bó lâu dài với tổ chức
là một trong những hình thức biểu thị lòng
trung thành của nhân viên.
Mowday et al (1979) đã đề xuất 3 thành
phần của sự gắn kết đó là: Sự gắn bó hay nhất
quán (Indentification): có niềm tin mạnh mẽ
và chấp nhận mục tiêu, giá trị tổ chức. Lòng
trung thành (Loyalty): Mong muốn một cách
mạnh mẽ duy trì vai trò thành viên của tổ
chức. Sự dấn thân (Involvement): Dấn thân
vào các hoạt động của tổ chức, và luôn cố
gắng tự nguyện vì tổ chức. Theo nghiên cứu
của Trần Kim Dung (2006), sự gắn bó với tổ
chức được thể hiện qua các tiêu chí như: Ý
thức nỗ lực cố gắng, lòng trung thành, lòng
tự hào và yêu mến tổ chức. Trong các nghiên
cứu của Phạm Thế Anh và Nguyễn Thị Hồng
Đào (2013), Nguyễn Thị Phương Dung và
cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng sự cam kết gắn
bó lâu dài với tổ chức được thể hiện thông
qua 3 tiêu chí đó là: lòng trung thành, cố
gắng nỗ lực, lòng tự hào và yêu mến.
Sau khi lược khảo nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước về sự gắn bó của nhân viên
đối với tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm (nghiên cứu định
tính) với 9 nhân viên trẻ đang công tác tại các
chi nhánh ngân hàng ở TP. Cần Thơ, từ đó tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 07
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với
tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân
hàng (hình 1).
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ GẮN BÓ
CÁC YẾU TỐ ĐO
LƯỜNG SỰ
GẮN BÓ
Đặc điểm công việc (ĐĐCV): Khả
năng học tập, nâng cao kỹ năng từ
công việc, mức thử thách của công
việc, thời gian làm việc, áp lực công
việc, sự hấp dẫn của công việc.
Tôi rất vui khi được
là một thành viên
của tổ chức này
Môi trường làm việc (MTLV): Sự
uy tín và danh tiếng của tổ chức, mối
quan hệ với đồng nghiệp, nhận được
sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh
đạo, sự công bằng trong tổ chức.
Tôi sẽ ở lại làm việc
lâu dài với tổ chức
mặc dù có nơi khác
đề nghị lương bổng
hấp dẫn hơn
Lương, thưởng, phúc lợi (L&PL):
Mức lương, các chính sách thưởng
và phúc lợi của tổ chức.
Tôi cảm thấy tự hào
về tổ chức
Cơ hội đào tạo (CHĐT): Mức độ
tham gia các khóa huấn luyện chuyên
môn, hiệu quả của các chương trình
đào tạo, học hỏi từ đồng nghiệp.
Sự gắn bó
của nhân
viên trẻ
Tôi cảm thấy nơi
làm việc của tôi là
một gia đình và tôi
là một thành viên
trong đó
Cơ hội thăng tiến (CHTT): Sự
công bằng và hợp lý trong thăng
tiến, cơ hội thăng tiến Tôi vui mừng vì
những cố gắng của
mình đã đóng góp
tốt cho tổ chứcĐiều kiện làm việc (ĐKLV): Trang
thiết bị làm việc, thông tin cần thiết,
không gian làm việc.
Phong cách lãnh đạo (PCLĐ):
Sự giúp đỡ, sự công bằng, sự phân
chia công việc, sự khuyến khích,
mức độ giao quyền từ cấp trên, sự
lắng nghe ý kiến nhân viên của cấp
trên, được sự công nhận thành tích
làm việc từ cấp trên.
Tôi tự nguyện nỗ
lực hết mình để có
thể cống hiến nhiều
hơn cho tổ chức
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
25
Các nhân tố ảnh hưởng . . .
Từ đó, phương trình xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến sự gắn bó tổ chức của nhân
viên trẻ trong hệ thống ngân hàng được thiết
lập như sau:
SGB = f(ĐĐCV, MTLV, LT&PL, CHĐT,
CHTT, ĐKLV, PCLĐ)
Trong đó: SGB là biến phụ thuộc, các biến
ĐĐCV, MTLV, LT&PL, CHĐT, CHTT, ĐKLV,
PCLĐ là biến độc lập.
Việc định lượng các nhân tố ảnh hưởng
đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trẻ
trong hệ thống ngân hàng được tiến hành qua 3
bước. Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach
Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các
mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố
ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho
là phù hợp với sự gắn bó với tổ chức. Bước 3:
Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
nhận diện các nhân tố và ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự gắn bó với tổ chức của nhân
viên trẻ trong hệ thống ngân hàng và đảm bảo
có ý nghĩa thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cuộc khảo
sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ
10/2014 đến 11/2014. Cỡ mẫu được chọn là
182 quan sát, đối tượng khảo sát là nhân viên
đang làm việc tại 15 chi nhánh ngân hàng trên
địa bàn TP. Cần Thơ. Các nhân viên này có tuổi
đời từ 20 đến 35 tuổi. Trong quá trình chọn mẫu,
các tiêu chí nhân khẩu học cũng được quan tâm
để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu.
Sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ, mô hình
nghiên cứu được kiểm định như sau:
Bước 1: Kiểm định thang đo
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s
Alpha được sử dụng để loại các biến „rác”,
các biến có hệ số tương quan biến - tổng
(Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3
sẽ bị loại (Nunnally, 1978; Peterson, 1994;
Slater, 1995) và thang đo sẽ được chọn khi hệ
số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (Nunnally &
Bernstein, 1994).
Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo
TT Thành phần Số quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha
1 Đặc điểm công việc (ĐĐCV) 5 0,784
2 Môi trường làm việc (MTLV) 4 0,768
3 Lương, thưởng, phúc lợi (L&PL) 3 0,797
4 Cơ hội đào tạo (CHĐT) 3 0,820
5 Cơ hội thăng tiến (CHTT) 2 0,818
6 Điều kiện làm việc (ĐKLV) 3 0,789
7 Phong cách lãnh đạo (PCLĐ) 6 0,841
8 Sự gắn bó của nhân viên trẻ (SGB) 6 0,755
Nguồn: Kết quả kiểm định thang đo từ số liệu điều tra, năm 2014
Theo kết quả phân tích cho thấy, tất cả các
thang đo đều có độ tin cậy khá cao (α ≥ 0,7),
cụ thể như: Thành phần “Đặc điểm công việc”
có hệ số Cronbach›s Alpha = 0,784 và hệ số
tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 nên đạt
yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Tương tự, thành phần “Môi trường làm việc”
có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,768; “Lương
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thưởng và phúc lợi” có hệ số Cronbach’s
Alpha = 0,797; “Cơ hội được đào tạo” có hệ
số Cronbach’s Alpha = 0,820; “Cơ hội thăng
tiến” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,818;
“Điều kiện làm việc” có hệ số Cronbach›s
Alpha = 0,789; “Phong cách lãnh đạo” có hệ
số Cronbach’s Alpha = 0,841; thành phần “Sự
gắn bó” của nhân viên trẻ có hệ số Cronbach’s
Alpha = 0,755 và hệ số tương quan biến - tổng
đều lớn hơn 0,3, chứng tỏ các biến này đều
sử dụng tốt loại (Nunnally, 1978; Peterson,
1994; Slater, 1995). Vì vậy, tất cả các biến
được sử dụng trong phân tích nhân tố khám
phá (EFA) tiếp theo.
Bước 2: Phân tích nhân tố
Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá
(EFA) với các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó
với tổ chức của nhân viên trẻ trong ngân hàng
cho thấy, tất cả các kiểm định đều được đảm
bảo sau 3 vòng phân tích: (1) Độ tin cậy của
các biến quan sát (Factor loading > 0,5); (2)
Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 <
KMO = 0,724 < 1,0); (3) Kiểm định Bartlett
về tương quan của các biến quan sát (Sig. =
0,00 < 0,05); (4) Kiểm định phương sai cộng
dồn = 67,80% > 50%.
Dựa vào kết quả phân tích, 21 biến quan
sát đảm bảo hệ số tải nhân tố được chia thành
8 nhóm nhân tố. Dựa vào các biến quan sát
trong nhóm, các nhân tố được đặt tên như
sau: Nhân tố 1 được xem là „Đặc điểm công
việc” (X1), tập hợp 3 biến quan sát (Mức thử
thách công việc vừa phải; Áp lực công việc
vừa phải; Thời gian làm việc hợp lý) có hệ
số tải nhân tố từ 0,710 đến 0,812. Nhân tố 2
được gọi là „Môi trường làm việc” (X
2
), tập
hợp 3 biến quan sát (Ngân hàng luôn giữ đúng
lời hứa; Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
và lãnh đạo; Được đối xử công bằng) có hệ
số tải nhân tố từ 0,602 đến 0,710. Nhân tố 3
được gọi là «Phong cách lãnh đạo» (X
3
) tập
hợp 6 biến quan sát (Cấp trên tin vào khả năng
ra quyết định của nhân viên; Cấp trên phân
công công việc và để nhân viên tự quyết định
các thực hiện; Cấp trên thường lắng nghe và
tôn trọng ý kiến; Cấp trên nhận ra và công
nhận thành tích của nhân viên trong công
việc; Cấp trên phân chia công việc hợp lý; Cấp
trên thường động viên, khuyến khích để nhân
viên làm việc tốt hơn) có hệ số tải nhân tố từ
0,605 đến 0,709. Nhân tố 4 có tên là „Lương
thưởng và phúc lợi” (X
4
), tập hợp 3 biến quan
sát (Có phúc lợi tốt ngoài tiền lương; Mức
lương là hợp lý; Các chính sách khen thưởng,
khuyến khích tốt) có hệ số tải nhân tố từ 0,715
đến 0,746. Nhân tố 5 có tên là „Điều kiện làm
việc” (X
5
), tập hợp 2 biến quan sát (Có đầy
đủ trang thiết bị cần thiết; Được cung cấp đầy
đủ thông tin cần thiết để hoàn thành tốt công
việc) có hệ số tải nhân tố từ 0,644 đến 0,639.
Nhân tố 6 được gọi là „Cơ hội đào tạo” (X
6
),
tập hợp 2 biến quan sát (Thường được tham gia
các khóa huấn luyện chuyên môn; Chương trình
huấn luyện có hiệu quả) có hệ số tải nhân tố từ
0,683 đến 0,727. Nhân tố 7 được đặt tên là
„Cơ hội thăng tiến” (X
7
), tập hợp 2 biến quan
sát (Nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai; Cơ
hội thăng tiến là hợp lý, công bằng) có hệ số tải
nhân tố từ 0,714 đến 0,788. Cuối cùng, nhân
tố 8 được xem là „Cơ hội học hỏi” (X
8
), tập
hợp 2 biến quan sát (Khả năng học tập, nâng
cao kỹ năng từ công việc; Học hỏi được nhiều
điều từ đồng nghiệp) có hệ số tải nhân tố từ
0,668 đến 0,712. Như vậy, mô hình nghiên
cứu được hiệu chỉnh như sau:
27
Các nhân tố ảnh hưởng . . .
Theo kết quả phân tích cho thấy, hệ số
R2 hiệu chỉnh của mô hình là78,9% điều này
chứng tỏ sự gắn bó với tổ chức của nhân viên
trẻ được giải thích bởi các biến trong mô
hình khá tốt. Hệ số Sig.F của mô hình nhỏ
hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5%, nên
mô hình hồi quy thiết lập có ý nghĩa. Hệ số
Durbin-Watson của mô hình là 1,900, điều
này chứng tỏ mô hình không có hiện tượng
tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng
đại phương sai (VIF) của các biến trong mô
hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận
mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
(Mai Văn Nam, 2008). Kết quả phân tích còn
cho thấy, các biến độc lập trong mô hình đều
có ý nghĩa thống kê, các biến (X1) Phong cách
lãnh đạo, (X2) Môi trường làm việc, (X3) Đặc
điểm công việc, (X4) Lương thưởng, phúc lợi,
(X5) Cơ hội đào tạo, (X6) Cơ hội thăng tiến,
(X7) Điều kiện làm việc, (X8) Cơ hội học hỏi
đều tương quan thuận với sự gắn bó với tổ
Môi trường làm việc Đặc điểm công việc Cơ hội thăng tiến Điều kiện làm việc
Sự gắn bó của nhân viên trẻ
Cơ hội đào tạo Phong cách lãnh đạo Lương thưởng, phúc lợi Cơ hội học hỏi
Hình 2: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh
Bước 3: Phân tích hồi qui tuyến tính
Để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên
trẻ trong hệ thống ngân hàng, phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng với mô hình
được hiệu chỉnh là SGB = f(X
1
, X
2
, X
3
, X
4
, X
5
, X
6
, X
7
, X
8
). Trong đó, SGB là biến phụ thuộc,
các biến X
1
, X
2
, X
3
, X
4
, X
5
, X
6
, X
7
, X
8
là biến độc lập.
Bảng 2: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính đa biến
Biến độc lập Hệ số tác động Mức ý nghĩa Hệ số VIF
Hằng số -0,392 0,027 -
X1: Đặc điểm công việc 0,089 0,021 1,722
X2: Môi trường làm việc 0,216 0,000 1,555
X3: Phong cách lãnh đạo 0,111 0,000 1,265
X4: Lương thưởng, phúc lợi 0,163 0,000 1,335
X5: Điều kiện làm việc 0,143 0,000 1,371
X6: Cơ hội đào tạo 0,068 0,037 1,227
X7: Cơ hội thăng tiến 0,151 0,000 1,273
X8: Cơ hội học hỏi 0,189 0,000 1,222
Hệ số Sig.F = 0,00; Hệ số R2 hiệu chỉnh = 78,9% Hệ số Durbin-Watson = 1,90
Nguồn: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính từ số liệu điều tra năm 2014
28
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
chức của nhân viên trẻ. Hay nói cách khác,
nếu nhân viên trẻ đánh giá cao phong cách
lãnh đạo, môi trường làm việc và điều kiện
làm việc tốt, đặc điểm công việc phù hợp,
mức lương thưởng, phúc lợi thỏa đáng, cơ hội
đào tạo, cơ hội học hỏivà cơ hội thăng tiến tốt
thì sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trẻ
càng cao. Trong đó, nhân tố môi trường làm
việc ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gắn bó với
tổ chức của nhân viên trẻ trong hệ thống ngân
hàng, đây là khám phá quan trọng để lãnh đạo
các ngân hàng cần xem trọng việc xây dựng
môi trường làm việc tốt nhằm giữ chân nhân
viên trẻ, đảm bảo sự ổn định nguồn lực phục
vụ cho sự phát triển bền vững của tổ chức.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thông qua ứng dụng các phương pháp
định lượng để ước lượng các nhân tố ảnh
hưởng đến sự gắn bó với tổ chức của nhân
viên trẻ trong hệ thống ngân hàng, kết quả
nghiên cứu đã chứng minh các nhân tố động
tích cực đến sự gắn bó với tổ chức của nhân
viên trẻ là đặc điểm công việc, môi trường
làm việc, phong cách lãnh đạo, lương thưởng,
phúc lợi, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến,
điều kiện làm việc, cơ hội học hỏi. Trong đó,
nhân tố môi trường làm việc có ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự gắn bó với tổ chức của nhân
viên trẻ trong ngân hàng. Từ kết quả nghiên
cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối
với các nhà quản trị nhân lựctrong hệ thống
ngân hàng như sau:
Thứ nhất, xây dựng môi trường làm việc
tích cực, hiệu quả. Nhà quản trị nhân lực cần
xây dựng mối quan hệ gắn kết, hỗ trợ giữa các
nhân viên, các đơn vị trong hệ thống. Đồng
thời, nhà quản trị cần nghiêm túc thực hiện tất
cả các cam kết đối với nhân viên, tránh tình
trạng nhân viên cảm nhận sự thờ ơ của lãnh
đạo hay bị lợi dụng sức lao động. Đặc biệt,
nhà quản trị cần quan tâm đến sự công bằng
trong cách đối xử với tất cả nhân viên trong
ngân hàng.
Thứ hai, tạo động lực làm việc thông qua
chính sách vật chất và phi vật chất. Nhà quản
trị nhân lực cần xây dựng một chính sách
lương, thưởng và phúc lợi hợp lý, công bằng
theo từng nhóm công việc, từng vị trí công
tác, đặc biệt chú trọng đến thành tích làm
việc. Song song đó, nhà quản trị cần thực hiện
công khai chính sách đề bạt, bổ nhiệm từng vị
trí công tác để nhân viên tham khảo các tiêu
chuẩn phấn đấu, một mặt tạo sự công bằng về
cơ hội thăng tiến, mặt khác tạo động lực phấn
đấu cho từng nhân viên.
Thứ ba, quan tâm hơn đối với điều kiện
làm việc và tính chất công việc. Với môi
trường làm việc nhiều thử thách và áp lực
cao, thì việc tạo điều kiện làm việc thuận lợi
nhất sẽ làm giảm sự căng thẳng, đảm bảo tinh
thần làm việc tốt nhất cho nhân viên. Vì thế,
nhà quản trị nhân lực cần nghiên cứu đến các
phương tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết giúp
nhân viên phát huy năng lực cá nhân, đảm
bảo hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Bên
cạnh đó, sự hỗ trợ, động viên kịp thời đối với
cấp dưới, sự lắng nghe ý kiến và công nhận
thành tích từ cấp trên sẽ làm giảm áp lực công
việc, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc
cho nhân viên.
Thứ tư, tăng cường cơ hội được học hỏi,
đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Nhà quản trị nhân lực cần thường xuyên
tổ chức các khóa huấn luyện chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm công việc
và vị trí công tác của nhân viên. Bên cạnh đó,
nhà quản trị cần khuyến khích nhân viên tích
cực học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, khi
thực thi chính sách này nhà quản trị cần chú ý
29
Các nhân tố ảnh hưởng . . .
đến “sự cam kết lâu dài” của nhân viên được
cử đi đào tạo, đồng thời quan tâm đến chính
sách ưu đãi, công tác qui hoạch, bố trí nguồn
nhân lực trình độ cao theo đúng chuyên môn,
vị trí công tác nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất “sự ra đi” của nhân viên có trình độ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Coughlan, R.(2005). Employee loyalty as adherence to shared moral values. Journal of Managerial
Issues, XVII(1), pp: 43-57.