Các tình huống khi phỏng vấn xin việc

“Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. “Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”. «Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?" Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!

doc31 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các tình huống khi phỏng vấn xin việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. “Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”. «Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?», «Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?" Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó! "Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?" Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều). Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...", “Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?” Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể; thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.  Sưu tầm: www.kynang.edu.vn Xây dựng khả năng tự học trong doanh nghiệp  Các nhà quản trị doanh nghiệp thế giới gần đây cho rằng doanh nhân thế kỷ XXI phải có khả năng học tập và sáng tạo ra tri thức cho riêng mình. Hơn thế nữa, doanh nhân cần phải biết xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành một tổ chức có khả năng tự học. Khả năng tự học của doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi mạnh mẽ, và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ. Dưới đây là một số chia sẻ nhằm xây dựng khả năng tự học của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Hình thành thói quen tự học tập, tự nghiên cứu trong nhân viên Thay vì cử nhân viên tham dự một khóa học về marketing, lãnh đạo doanh nghiệp có thể "đặt hàng" cho nhân viên phòng marketing xây dựng một tài liệu huấn luyện và báo cáo chuyên đề về marketing. Từ "đặt hàng" ở đây có thể hiểu là kinh phí cử nhân viên tham gia lớp học sẽ được trao tặng lại cho nhũng người thực hiện tài liệu huấn luyện và trực tiếp báo cáo chuyên đề. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm những lý thuyết, các nguyên tắc, phương pháp marketing chỉ nằm trong vài cái nhấn chuột. Vấn đề là chúng ta phải dành thời gian để soi rọi và suy nghĩ mình đã vô thức hoặc có ý thức thực hành những lý luận đó qua những công việc hàng ngày như thế nào. Thất bại hay thành công mà doanh nghiệp đã nếm trải trong công việc chính là cơ sở đế đánh giá tính đúng đắn của những lý thuyết, từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra cho riêng mình nhũng bí quyết về công tác marketing của Công ty. Với tài liệu được xây dựng, việc huấn luyện cho nhân viên của Công ty cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một buổi báo cáo chuyên đề nội bộ được tổ chức sẽ mang những lợi ích rất cụ thể như sau: Bộ phận marketing sẽ có cơ hội để rèn luyện nâng cao khả năng trình bày, giới thiệu công việc của bộ phận với nhân viên, bộ phận khác trong Công ty, qua đó giúp cho nhân viên marketing làm tốt công tác truyền thông nội bộ. Những nhân viên tham dự (có thể là những nhân viên kinh doanh hoặc những người quan tâm đền lĩnh vực này trong Công ty) sẽ được cùng học tập, nâng cao hiểu biết. Hình thành nếp văn hóa tự nghiên cứu, học tập và chia sẻ tri thức trong Công ty. Trở ngại lớn nhất khi tổ chức các hoạt động tự nghiên cứu, học tập như vậy là tâm lý “bụt nhà không thiêng". Tâm lý này sẽ tan biến khi lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm cụ thể như sau: Tổ chức buổi báo cáo chuyên đề một cách chuyên nghiệp. Đối xử với những nhân viên có nhiệm vụ trình bày như những báo cáo viên thực thụ từ bên ngoài (làm thư mời, giới thiệu báo cáo viên và bồi dưỡng thù lao thỏa đáng). Cùng tham gia thảo luận, chia sẻ trong những buổi báo cáo như một người tham dự bình thưởng. Tham gia tham định và đánh giá tài liệu do bộ phận biên soạn. Lãnh đạo làm gương tự học Văn hóa doanh nghiệp luôn khởi nguồn và bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa của những người lãnh đạo. Nều lãnh đạo cao nhất thuộc dạng người luôn cho mình là thông thái thì doanh nghiệp đó đương nhiên không thể có khả năng tự học. Doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng khả năng tự học tốt khi lãnh đạo cần nhất là người sống với tinh thần “học tập suốt đời", không giấu dốt, không sợ sai, dám học cùng nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều cơ hội để học tập trong công việc hàng ngày nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và truyền tinh thần học tập đền quan lý cấp dưới hoặc nhân viên. Những buổi giao ban, họp điều hành trong Ban Giám đốc không chỉ để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, mà còn là lớp học để mọi thành viên tham dự học cách điều hành cuộc họp, cách trình bày vấn đề, tranh luận hoặc làm việc nhóm. Kinh nghiệm cho thấy, với tinh thần cùng học tập, công việc được chia sẻ và quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn. Thật ra, lãnh đạo doanh nghiệp can phải tổ chức tốt những buổi họp này vì chi phí cho những cuộc họp này không phải là nhỏ nếu cộng tiền lương một ngày của các thành viên Ban Giám đốc tự học. Gặp tình huống một nhân viên làm việc không hiệu quả mà chỉ giải quyết một cách máy móc là cho nghỉ việc thì sẽ đánh mất đi cơ hội học tập, đào tạo cho những nhà quản lý. Nều Giám đốc cùng với những người quản lý nhân sự dành thời gian đề trao đối, phân tích nhưng khả năng giải quyết khác thì sẽ giúp cho mọi người nắm bắt rõ hơn kiến thức về giải quyết thôi việc, hoặc nghệ thuật sử dụng con người trong quản lý Xu hướng trong tuyển dụng nhân sự cao cấp Gerry Crispin được biết đến như là ông chủ của Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới CareerXroads đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên về đề tài tuyển dụng nhân sự trực tuyến, một chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân sự, săn đầu người cao cấp và quảng cáo tuyển dụng. Quan điểm của ông về xu hướng tuyển chọn nhân lực cao cấp trong thời đại số hóa được phổ biến khá rộng rãi trong các tập đoàn đa quốc gia tên tuổi như Intel, Johnson&Johnson, Ericsson, Yahoo!, Pepsi, Motorola, Pfizer, BP, GE Dựa trên quan quan điểm, nhận định về xu hướng nhân lực cao cấp trong thời đại số hóa của vị chuyên gia tên tuổi này cũng như tình hình thực tế trên thị trường cung cấp nhân sự cao cấp tại Việt Nam, xin đưa ra một số luận điểm chính về đề tài này. 1. Khan hiếm nhân sự cấp quản lý – căn bệnh trầm kha mang tính chất toàn cầu Nhân sự cấp quản lý là những người đảm nhiệm các vị trí chủ chốt tại các bộ phận, phòng ban công ty. Ở các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức của từng bộ phận được định hình một cách rõ ràng. Trong các bộ phận riêng biệt còn có các phòng ban nhỏ hơn, ví dụ, bộ phận nhân sự có thể được chia thành nhiều phòng ban nhỏ: Phòng tuyển dụng, Phòng quản lý tiền lương và phúc lợi, Phòng đào tạo và phát triển v..v.. Cứ mỗi phòng ban như vậy là có một người chịu trách nhiệm chung, được gọi là trưởng phòng hay nhân sự cấp quản lý. Như vậy, tuỳ thuộc vào qui mô của từng công ty mà số lượng các cán bộ quản lý này tăng lên hay giảm xuống. Nhưng xét trên tổng thể số lượng nhân viên của cả công ty thì thông thường con số cán bộ quản lý chiếm khoảng 10 - 15% mà chưa đến một nửa trong số đó là những người có khả năng quản lý và được tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chiến lược phát triển của công ty. Những người như vậy được gọi là thành viên Ban điều hành công ty (Board of Management). Việt Nam mở cửa với thế giới khoảng 20 năm trở lại đây và trên thực tế, các công ty lớn do người Việt Nam làm chủ hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chỉ thực sự hoạt động trên dưới 10 năm nay. Và đương nhiên, nhân sự cấp quản lý được tiếp cận với phong cách làm việc bài bản trong các công ty đa quốc gia này cũng chỉ có chừng đó thâm niên làm việc. Và con số các ứng viên giỏi có kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp thực sự là không nhiều. Một thực tế nữa là trong những năm gần đây, số lượng ngành nghề đầu tư tại Việt Nam phát triển khá mạnh, kể cả các công ty tư nhân và nước ngoài. Như vậy, rõ ràng là bài toán cung cầu sẽ càng ngày càng mất cân đối. Thêm vào đó, hệ thống giáo dục, đào tạo tại Việt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Mặt bằng kiến thức cũng như kỹ năng làm việc của ứng viên cho các vị trí cao cấp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là ở khối công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy khan hiếm nhân sự cấp quản lý cả về mặt số lượng và chất lượng là điều dễ hiểu, đặc biệt đối với một quốc gia đang trên đường hội nhập như Việt Nam. Tuy nhiên, chuyện thất nghiệp, trình độ tay nghề kém của người lao động không liên quan gì với việc khan hiếm nhân tài. Thậm chí, các quốc gia có tỷ lệ lao động thất nghiệp cao cũng lâm vào cảnh thiếu trầm trọng nhân sự giỏi có tay nghề và kỹ năng làm việc. Và đó chính là căn bệnh trầm kha mang tính chất toàn cầu. Ví dụ, ở Ấn Độ có rất nhiều người thất nghiệp, nhưng ngành công nghệ thông tin vẫn thiếu chuyên gia có trình độ giỏi. Và như vậy, doanh nghiệp cần phải làm gì đó để thu hút được những người hội đủ kiến thức cũng như khả năng đảm đương công việc. Trong tình huống này, kẻ chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài chính là những doanh nghiệp biết vạch ra cho mình những bước đi đúng đắn để thu hút nhân tài và giữ chân họ. 2. Phương pháp tuyển dụng trực tuyến đang chiếm ưu thế và tỏ ra khá hiệu quả trong cuộc chiến giành nhân tài hiện nay. Trong thời đại số hóa ngày nay, bất cứ công ty, tổ chức nào cũng cần phải điều chỉnh ba chức năng quản trị nhân lực sau: 1. Nghiên cứu: dựa trên nhu cầu tuyển dụng nhân sự của mình, các doanh nghiệp cần xác định và theo dõi những cá nhân có tiềm năng, triển vọng trong vòng từ 6-18 tháng trước đó. 2. Cân nhắc xu hướng tiếp thị trong tuyển dụng: Trong thời đại ngày nay, người lao động có trình độ tay nghề cao thực sự trở thành những món hàng đắt giá. Bởi vậy, điều họ thực sự quan tâm không chỉ là chuyện đồng lương mà còn là danh tiếng và uy tín của nhà tuyển dụng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp phải chăm lo phát triển thương hiệu của mình để thu hút nhân tài. 3. Phân tích nhân viên: Phân tích một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nguồn tuyển dụng nhân sự cũng phương pháp đào tạo họ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sử dụng các công cụ trực tuyến cần thiết, đặc biệt là các trang web về nhân lực nhằm thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường hoặc tìm kiếm, đánh giá các ứng viên tiềm năng. Tuyển dụng trực tuyến đang càng ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế so với các hình thức tuyển dụng thông thường khác. Hiện nay, các hãng săn đầu người cao cấp tại Mỹ đang phải đối mặt với nhiều hình thức tuyển dụng nhân lực phi truyền thống: các kênh tìm kiếm nhân tài trực tuyến đang ngày càng lấn sân với đầy đủ các dịch vụ tiện dụng của mình, kể cả các dịch vụ xưa nay vẫn được coi là thế mạnh của các hãng săn đầu người truyền thống. Và như vậy, miếng bánh vốn được coi là khá hấp dẫn của các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng và săn đầu người truyền thống có nguy cơ sẽ bị san năm sẻ bảy. Ở Mỹ hiện nay, trung bình có khoảng 25% các vị trí tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức tuyển dụng trực tuyến. Tại Việt Nam, hình thức tuyển dụng trực tuyến đang được người lao động đánh giá cao. Khá nhiều trang web tuyển dụng trực tuyến đang họat động hiệu quả như Các trang web này đã đáp ứng nhu cầu tìm việc của đông đảo người lao động thời @ vì tính tiện dụng và hiệu quả của nó... 3. Xu hướng Executive Search (săn tìm các ứng viên vào vị trí quản lý) thông qua nhân viên/cộng sự của công ty Lâu nay, các công ty săn đầu người cao cấp thường chú trọng vào mảng dịch vụ truyền thống là Executive Search (săn tìm các ứng viên vào vị trí quản lý). Doanh nghiệp có thể tự tuyển chọn nhân sự cấp thấp hoặc cấp trung cho mình, nhưng với tình hình khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp như đã phân tích ở trên thì các doanh nghiệp không còn con đường nào khác ngoài việc gõ cửa các hãng săn đầu người cao cấp. Trong một số trường hợp, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Executive Search chỉ thực hiện chức năng thu thập cơ sở dữ liệu và việc này chỉ có thể giúp họ vạch ra các yêu cầu khẩn cấp của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nhân sự chủ chốt. Còn một chuyên gia nhân sự nội bộ của doanh nghiệp chỉ có thể đảm nhận chức năng giúp Ban điều hành lựa chọn công ty săn đầu người thích hợp và chịu trách nhiệm về việc giữ liên lạc giữa công ty và ứng viên. Bởi vậy, để việc tuyển dụng nhân tài tỏ ra có hiệu quả hơn, các công ty có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực thường thích tìm kiếm các chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực Executive Search và giao cho họ nhiệm vụ săn tìm nhân tài, thậm chí cả việc áp dụng chính sách lôi kéo ứng viên giỏi từ các công ty đối thủ. Nhiều doanh nghiệp đã cử các nhân viên, cộng sự tài giỏi nhất của mình tham gia vào các họat động của tổ chức/hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang quan tâm. Các cộng sự này được “học” cách tạo mối quan hệ tốt với các “ngôi sao” sáng giá của tổ chức/hiệp hội đó để từ đó tìm cách tiếp cận “con mồi”, kết thân với họ để dần dần lôi kéo họ về cho doanh nghiệp mình. Vì thế, tại các hội thảo, triển lãm lớn chuyên về một chuyên ngành hay lĩnh vực nào đó, người ta chẳng lạ gì khi thấy lượng khách VIP - những ngôi “sao khuê lấp lánh” có khi còn ít hơn số “điệp viên” trong vai các khách mời lịch sự hào hoa kia. Có khi các “điệp viên” này lại chính là những cô gái xinh đẹp với cặp kính trí thức, bộ vest công sở lịch thiệp, trang nhã, giọng nói truyền cảm, quyến rũ. Với vài cử chỉ làm như vô tình, họ có thể nhanh chóng tiếp cận đối tượng. Thế rồi, có thể không đầy vài tháng sau, những ngôi sao kia đã làm cuộc đổi ngôi ngoạn mục. Một vài chiêu ra tay của mỹ nhân đã khiến không ít vị anh hùng gục ngã. 4. Chiến lược Recruitment Advertising (Quảng cáo tuyển dụng) đang được áp dụng khắp nơi. Ý tưởng về Recruitment Advertising xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1950. Ý tưởng này đã được các công ty tên tuổi như Hodes Adverting và Shaker Advertising áp dụng. Chính nó đã giúp cho các doanh nghiệp vạch ra các yêu cầu về nhân sự để từ đó lựa chọn ra các phương án tốt nhất trong các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng cáo tuyển dụng nhân sự cho mình. Khác với ở Mỹ, các công ty tại Anh thường là các chi nhánh trực thuộc các hãng cung cấp dịch vụ Executive Search. Ngày nay, các công ty chuyên về Recruitment Advertising sẽ giúp các doanh nghiệp khách hàng lựa chọn chiến lược truyền thông hiệu quả nhất cho việc đăng quảng cáo tuyển dụng, phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc nâng cao uy tín cũng như thanh danh của nhà tuyển dụng – khách hàng nhằm thu hút ứng viên giỏi cho doanh nghiệp. Trong mấy năm trở lại đây, tại Việt Nam, Recruitment Advertising bắt đầu được áp dụng, đặc biệt là trong tuyển dụng nguồn nhân lực cao cấp. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng có cách nhìn rõ ràng về thị trường truyền thông, bởi vậy, nhiều khi họ đã ném tiền qua cửa sổ khi cho đăng quảng cáo tuyển dụng trên những tờ báo/tạp chí dành cho giới bình dân. Để thu hút khách hàng – nhà tuyển dụng, một số các hãng săn đầu người đã mở ra loại hình dịch vụ tư vấn giúp các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược truyền thông và đây cũng là một trong những cách để họ giữ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh càng ngày càng diễn ra khốc liệt và gay gắt. Quy trình tuyển dụng thông minh Một lần nữa, tôi tuyển một nhân viên mà tôi đã nghĩ rằng hoàn hảo, và kết cục lại là một cơn ác mộng. Tại sao để tuyển đúng người đúng việc lại quá khó khăn như vậy? Tuyển dụng được đúng người không phải là việc đơn giản như người ta vẫn nghĩ! Hàng triệu nhà quản lý đã tự hỏi bản thân họ câu hỏi này hàng ngày. Tôi đã hỏi những người bạn của tôi là Geoff Smart và Randy Streets, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn Who: The A method for Hiring (Ai: Phương pháp A cho tuyển dụng), và dưới đây là câu trả lời của họ: Thật khó để tuyển được đúng người bởi vì các nhà quản lý thường sử dụng những phương pháp “tuyển dụng tà thuật” không hiệu quả. Tuyển dụng không thành công luôn là vấn đề số 1 của các nhà quản lý.  Trong trường phổ thông, đại học hay thậm chí là Trường kinh doanh Harvard, họ không hề dạy bạn cách thức tuyển dụng! Trong quá trình tuyền dụng, các nhà quản lý thường sáng tạo ra những cách tiếp cận riêng của họ, và hầu hết những phương pháp mới kinh khủng này không chỉ tốn thời gian mà còn tạo ra kết quả thất bại trung bình tới 50%. Và, trong khoảng thời gian kinh tế khó khăn như hiện tại, để ngôi nhà kinh doanh của bạn theo đúng trật tự thì tìm được nhân tài là một vấn đề hết sức quan trọng nếu bạn muốn vượt qua cơn bão khủng hoảng. Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay để giải quyết vấn đề tuyển dụng không thành công này. Chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm trong suốt 13 năm tư vấn tuyển dụng cho hàng trăm công ty, thực hiện các cuộc phỏng vấn đặc biệt với hơn 20 tỉ phú và hơn 60 CEO, các nhà đầu tư để thu thập những câu chuyện và những lời khuyên hữu ích nhất của họ về chủ đề này, và hoàn thiện một nghiên cứu khoa học về sự nghiệp của 313 CEO được trường đại học tài trợ. Chúng tôi đã học được điều gì? Chúng tôi đã học được 7 điều mà các nhà quản lý có thể thực hiện ngay từ ngày hôm nay để cải thiện tỉ lệ tuyển dụng thành công từ 50% lên tới 90%. Chúng tôi gọi đó là “Phương pháp A cho tuyển dụng”: 1. Viết một “bảng điểm” với những kết quả có thể xác định bằng số lượng mà bạn mong đợi một nhân viên có thể mang lại. Đó là thời điểm chính xác, rõ ràng – không mờ ảo. 2. Xác định rõ những nhân tố trong văn hoá doanh nghiệp bạn cần phải có ở các ứng cử viên. 3. Tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá nhất bằng cách sử dụng mạng Internet và suy nghĩ hai lần trước khi phụ thuộc quá nhiều vào những quảng cáo việc làm và những nhà tuyển dụng trung gian. 4. Xem xét trả mức thưởng cao hơn cho những nhân vi
Tài liệu liên quan