Xe máy DREAM II của hãng Honda
(Nhật Bản) là một trong những xe
máy nổi tiếng nhất tại Việt Nam, gia
nhập thị trường 198x.
6 năm sau, xuất hiện loại xe có kiểu
dáng giống hệt xe DREAM II:
DEALIM, LIFAN, HONGDA do Hàn
Quốc và Trung Quốc sản xuất.
29 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin - Lecture 5: Sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Các vấn đề xã hội của CNTT
Lecture 5:
Sở hữu trí tuệ
TS Đào Nam Anh
UTM, Khoa CNTT
2Giới thiệu về sở hữu trí tuệ
Xe máy DREAM II của hãng Honda
(Nhật Bản) là một trong những xe
máy nổi tiếng nhất tại Việt Nam, gia
nhập thị trường 198x.
6 năm sau, xuất hiện loại xe có kiểu
dáng giống hệt xe DREAM II:
DEALIM, LIFAN, HONGDA do Hàn
Quốc và Trung Quốc sản xuất.
3Vai trò
• Nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật:
– Những sáng chế trong công nghệ thông tin
được bảo hộ độc quyền có thời hạn, đã
khuyến khích mọi người trong việc chạy đua
cải tiến công nghệ.
• Định hướng phát triển khoa học - công
nghệ
– Nắm được các thông tin như: hướng nghiên
cứu sản phẩm, công nghệ của mình đã có
người đi trước khám phá ra chưa, nhãn hiệu
của mình đã có người yêu cầu bảo hộ chưa.
4Khái niệm
• Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các
quyền đối với tài sản vô hình là thành
quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh
doanh của các chủ thể, được pháp
luật quy định bảo hộ.
5Quyền sở hữu
• Locke (thế kỷ 17), bất cứ tài sản gì là
thành quả lao động của người nào thì
người đó làm chủ sở hữu. Lao động trí óc
cũng không phải là ngoại lệ, có quyền sở
hữu đối với thành quả lao động sáng tạo.
• Kant và Hegel (thế kỷ 18 và 19), con
người được tự do về tinh thần và ý chí. Để
thực hiện quyền tự do của mình, con
người cần phải có quyền sở hữu. Quyền
sở hữu là công cụ để đạt được tự do.
6SHTT là công cụ để bảo vệ thành quả đầu tư của nhà sản
xuất, giúp nhà sản xuất tránh được rủi ro do bị bắt chước
những phương pháp, kiểu dáng, tác phẩm mà mình đã đầu tư
tiền bạc để có được
Nhà sản xuất
Tác giả Người tiêu dùng
Nhà sản xuấtTác giả Người tiêu dùng
7Chưa có sự thống nhất về
• Sở hữu trí tuệ có phải là một loại “sở
hữu” đương nhiên được công nhận
hay không?
• Sở hữu trí tuệ có phải là công cụ luôn
luôn hữu ích trong việc phát triển kinh
tế hay không?
• Sở hữu trí tuệ có thực sự phục vụ
người lao động trí óc hay không?
8Kinh tế và sở hữu trí tuệ
• Trên một hoang đảo có hai người – Robinson
Crusoe và Thứ Sáu. Robinson nuôi bò và Thứ
Sáu trồng bắp. Bò của Robinson xâm hại bắp của
Thứ Sáu.
• Thứ Sáu có nhất thiết phải bảo vệ quyền sở hữu
của mình bằng cách xây dựng hàng rào (trị giá
100 triệu đồng) quanh vườn bắp của mình, trong
khi thiệt hại do bò của Robinson gây ra không quá
50 triệu đồng hay không?
• Tại sao hai bên không thể thoả thuận với nhau:
Thứ Sáu không xây hàng rào, còn Robinson sẽ
đền bù cho Thứ Sáu 50 triệu đồng?
• Ronald Coase: nếu các bên có thể thoả thuận với
nhau, thì các quy định về quyền sở hữu là không
cần thiết
9Kinh tế và sở hữu trí tuệ
• Việc sử dụng tài sản vô hình khó bị
phát hiện. Khả năng bảo vệ và thực
thi tài sản vô hình nếu không có pháp
luật hỗ trợ là rất khó.
• Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có
thể sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền.
Các chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá
thành sản phẩm lên cao, khiến người
tiêu dùng phải chịu thiệt hại
10
Kinh tế và sở hữu trí tuệ
• Các nhà kinh tế không phải không nhận
thấy phản ứng ngược của quyền sở hữu
trí tuệ, cũng như của độc quyền nói chung,
song họ coi đó là những ảnh hưởng ngắn
hạn, cái giá phải trả để có những lợi ích
dài hạn.
• Lợi ích dài hạn của sở hữu trí tuệ là việc
tăng năng suất lao động dựa trên các cơ
chế khuyến khích sáng tạo.
11
Phân loại sở hữu trí tuệ
• Quyền tác giả: bảo hộ quyền nhân thân
và quyền tài sản của tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm
văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác
giả còn được gọi là tác quyền hay bản
quyền.
• Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi
tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị
trường: xâm phạm quyền tác giả.
• Trong một số trường hợp, pháp luật cho
phép sao chép, trích đoạn một phần của
tác phẩm (người ta gọi là sử dụng hạn
chế).
12
Phân loại sở hữu trí tuệ
• Quyền Sở hữu công nghiệp bao gồm
quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh,
quyền chống hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và các quyền sở hữu công
nghiệp khác do pháp luật quy định.
• Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền
sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và
quyền định đoạt của các chủ sở hữu các
đối tượng sở hữu công nghiệp.
13
Phân loại sở hữu trí tuệ
• Quyền đối với giống cây trồng là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn
tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc
được hưởng quyền sở hữu.
14
So sánh giữa quyền tác giả và
quyền sở hữu công nghiệp
• Giống nhau: cùng bảo vệ thành quả
sáng tạo; một số đối tượng không
được bảo hộ nếu có nội dung vi
phạm pháp luật, đạo đức.
15
Khác nhau giữa quyền tác giả
và quyền sở hữu công nghiệp
• Quyền tác giả
• Bảo hộ hình thức thể hiện của sự sáng tạo; không
cần phải được đánh giá và công nhận.
• Không cần phải có văn bằng bảo hộ.
• Quyền sở hữu công nghiệp
• Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín
thương mại; một số đối tượng phải được đánh
giá và công nhận, một số đối tượng khác được
xác định bảo hộ thông qua các vụ tranh chấp.
• Một số phải được cấp văn bằng mới được bảo hộ
(sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng
hoá).
16
Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ dạng độc quyền
• Khuyến khích mọi người thi đua
sáng tạo để được cấp bằng "độc
quyền", vì trong kinh doanh, được
bảo hộ độc quyền là đã đạt được một
ưu thế lớn đối với các đối thủ cạnh
tranh của mình.
• Không hẳn sự độc quyền mang tính
tuyệt đối
17
Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ dạng độc quyền
• Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc đẩy tính
năng động sáng tạo của các chủ thể sản
xuất kinh doanh;
• Bảo hộ có chọn lọc: Nhà nước đặt ra các
tiêu chuẩn bảo hộ, dựa trên lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội. Chỉ các đối tượng
thoả mãn các tiêu chuẩn do pháp luật nêu
ra mới được bảo hộ, chứ không phải cứ
"thành quả lao động sáng tạo" là được bảo
hộ;
18
Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ dạng độc quyền
• Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sản
trong sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ tối đa
trong một thời hạn do pháp luật quy định
• Bảo hộ có điều kiện: việc bảo hộ phải
được tiến hành đồng bộ với các giải pháp
lạm dụng bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng
quyền sở hữu công nghiệp không đi
ngược lại lợi ích xã hội hay cản trở không
chính đáng các chủ thể sản xuất kinh
doanh khác.
19
Quá trình hình thành luật sở
hữu trí tuệ trên thế giới
• Quyền tác giả trên thế giới phát sinh
cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn.
• Anh, nơi khởi đầu cuộc cách mạng
công nghiệp (theo luật của nữ hoàng
Anne năm 1709).
• Sau đó đến lượt Mỹ (1790), Pháp
(1791) và Đức.
20
Quá trình hình thành luật sở
hữu trí tuệ trên thế giới
• Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các
loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng
quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự
phát triển của các phương tiện lưu trữ,
truyền thông.
• Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm
sân khấu, rồi đến tác phẩm điện ảnh,
video, chương trình máy tính và gần đây là
các phương tiện truyền thông đa phương
diện (multimedia) và Internet.
21
Quá trình hình thành luật sở
hữu trí tuệ trên thế giới
• Luật về sở hữu công nghiệp lần đầu tiên
xuất hiện trên thế giới năm 1640 tại Anh
(Đạo luật Elizabeth I về sáng chế).
• Các công ty nắm bằng độc quyền sáng
chế mau chóng trở thành các đại công ty
• Công nghệ cao su lưu hoá được cấp cho
Goodyear, là nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất
thế giới
• Bóng đèn điện được cấp cho nhà bác học
Edison, người sáng lập ra công ty General
Electric (GE).
• Điện thoại được cấp cho Alexander G.
Bell, người sáng lập công ty AT&T
22
Các công ước đầu tiên về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
• Công ước Paris về quyền sở hữu
công nghiệp năm 1883 và
• Công ước Berne và quyền tác giả
năm 1886.
• Tiếp đó, các công ước về sở hữu
công nghiệp: Công ước Madrid 1891
và Công ước Washington 1970.
23
WIPO
• Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World
Intellectual Property Organisation - WIPO)
được thành lập từ tiền thân là Văn phòng
Quốc tế về Quản lý Quyền đối với Sáng
chế (viết tắt tiếng Pháp là BIRPI), thành
lập năm 1883 theo Công ước Paris về Sở
hữu Công nghiệp, với thành viên ban đầu
là 14 nước.
• Hiện nay WIPO có 171 nước thành viên.
Việt Nam là thành viên của WIPO từ ngày
02/07/1976.
24
Toàn cầu hoá
• Toàn cầu hoá là quá trình tăng
cường giao lưu giữa các nước trên
thế giới trên cả 3 lãnh vực: thương
mại, tài chính và văn hoá.
• Các quốc gia có lợi thế cạnh tranh
trên thị trường thế giới sẽ được
hưởng lợi, các quốc gia tự khép kín
hay không có lợi thế cạnh tranh trên
thị trường sẽ chịu thiệt thòi.
25
Các công ty đa quốc gia
• Nguồn tập trung công nghệ, đầu tư,
nhân công và sức sản xuất, là những
tập đoàn lớn như Microsoft, IBM hay
General Electrics.
• Một mặt các công ty cạnh tranh với
nhau theo quy luật sáng tạo, mặt
khác tăng cường vị trí độc quyền
thông qua nhiều hình thức, bao gồm
cả việc yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ.
26
TRIPS
• Thỏa ước về các khía cạnh thương mại về
Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) yêu cầu các nước
thành viên tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
• Tuy Thoả ước có hiệu lực từ 1/1/2000,
song các nước đang phát triển được
quyền kéo dài thời gian chuyển tiếp để
thích ứng với các điều kiện của Thoả ước
TRIPS đặt ra cho đến hết 10 năm kể từ
ngày Thoả ước có hiệu lực.
27
TRIPS
• Việt Nam tuy chưa tham gia vào Thoả ước
TRIPS, song các điều khoản của TRIPS
đã được nêu khá đầy đủ trong Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ (gọi tắt là Hiệp định),
ký ngày 14/7/2000 giữa hai chính phủ Việt
Nam và Hoa Kỳ.
• Hiệp định này mở ra một cơ hội, song
cũng là một thách thức mới cho quá trình
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
28
Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005
Nguồn của luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
• Hiến Pháp;
• Điều ước quốc tế có liên quan mà
Việt Nam tham gia;
• Luật SHTT, BLDS 2005 và các luật
khác có liên quan; và
• Các văn bản dưới luật.
29
Tài liệu
LÊ NẾT, QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2006