Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký

Một nghiên cứu được thực hiện trên 316 bệnh nhân đến đo hô hấp ký tại hai cơ sở y tế: 158 bệnh nhân tại phòng khám chuyên hô hấp Phổi Việt (cơ sở y tế A) và 158 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở y tế B) trong thời gian từ 01/06 – 01/09/2010. Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký thể hiện qua: - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo các yếu tố: tuổi, giới, tình trạng bệnh lý. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo mức độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Phương pháp: Cắt ngang mô tả phân tích. Kết quả: Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng là: 25,3%; Tỷ lệ hô hấp ký có thể sử dụng được là: 86,6%; Tiêu chí chất lượng khó đạt nhất là: “Thời gian thở ra đủ dài”: 41%; Tiêu chí chất lượng dễ đạt nhất là: “Khởi đầu tốt”: 94%. Nam giới đo hô hấp ký tốt hơn nữ giới (30,5% so với 19,5%); Nhóm tuổi từ 15 – 30 đo hô hấp ký kém nhất (9,5% so với 25%); Bệnh nhân COPD đo hô hấp ký tốt nhất (37,5% so với 16,7%). Yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên có vẻ không ảnh hưởng đến chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%). Kết luận: Các yếu tố thuận lợi cho đo hô hấp ký chất lượng tốt là: Giới nam (30,5% so với 19,5%); bệnh căn bản là COPD (37,5% so với 16,7%). Yếu tố không thuận lợi cho đo hô hấp ký có chất lượng tốt là giới nữ (19,5% so với 30,5%); khoảng tuổi từ 15 – 30 (9,5% so với 25%). Yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên có vẻ không ảnh hưởng lên chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%).

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 349 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG ĐO HÔ HẤP KÝ Nguyễn Hữu Hoàng*, Lê Khắc Bảo** TÓM TẮT Một nghiên cứu được thực hiện trên 316 bệnh nhân đến đo hô hấp ký tại hai cơ sở y tế: 158 bệnh nhân tại phòng khám chuyên hô hấp Phổi Việt (cơ sở y tế A) và 158 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở y tế B) trong thời gian từ 01/06 – 01/09/2010. Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký thể hiện qua: - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo các yếu tố: tuổi, giới, tình trạng bệnh lý. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo mức độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Phương pháp: Cắt ngang mô tả phân tích. Kết quả: Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng là: 25,3%; Tỷ lệ hô hấp ký có thể sử dụng được là: 86,6%; Tiêu chí chất lượng khó đạt nhất là: “Thời gian thở ra đủ dài”: 41%; Tiêu chí chất lượng dễ đạt nhất là: “Khởi đầu tốt”: 94%. Nam giới đo hô hấp ký tốt hơn nữ giới (30,5% so với 19,5%); Nhóm tuổi từ 15 – 30 đo hô hấp ký kém nhất (9,5% so với 25%); Bệnh nhân COPD đo hô hấp ký tốt nhất (37,5% so với 16,7%). Yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên có vẻ không ảnh hưởng đến chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%). Kết luận: Các yếu tố thuận lợi cho đo hô hấp ký chất lượng tốt là: Giới nam (30,5% so với 19,5%); bệnh căn bản là COPD (37,5% so với 16,7%). Yếu tố không thuận lợi cho đo hô hấp ký có chất lượng tốt là giới nữ (19,5% so với 30,5%); khoảng tuổi từ 15 – 30 (9,5% so với 25%). Yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên có vẻ không ảnh hưởng lên chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%). Từ khóa: Hô hấp ký, Chất lượng đo hô hấp ký. ASBTRACT THE FACTORS AFFECTING QUALITY OF SPIROMETRY MEASUREMENT Nguyen Huu Hoang, Le Khac Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 349 - 353 A study has been conducted on 316 patients coming to realize their spirometry at two medical bases: 158 patients at respiratory clinic PHOI VIET and 158 patients at University Medical Center at HCMC from June 1st to Septembre 1st 2010. Objective: Determines factors affecting the quality of spirometry measurement. Methods: Cross-sectional study. Results: The rate of good spirometry measurement is 25.3%; The rate of usable spirometry measurement is 86.6%; The quality criteria which is most difficult to achieve is “enough prolonged exhaled time”: 41%; The quality criteria which is most easy to achieve is “good commencement”: 94%. The male sex has better spirometry measurement than the female sex (30.5% vs 19.5%); The age range from 15 to 30 has the worst spirometry measurement (9.5% vs 25%); COPD patients have the best spirometry measurement (37.5% vs 16.7%). The technician experience may have no effect on the quality of spirometry measurement. (24.4% vs 26.3%). Conclusion: The favorable factors for good spirometry measurement are: the male sex (30.5% vs 19.5%); the underlying COPD (37.5% vs 16.7%). The unfavorable factors for good spirometry measurement are: the *: Phòng khám chuyên hô hấp Phổi Việt, **Bộ môn Nội Tổng Quát – Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Lê Khắc Bảo, ĐT: 0908888702, Email: baolekhac@yahoo.com) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 350 female sex (19,5% vs 30.5%); The age range from 15 to 30 (9.5% vs 25%). The technician experience may have no effect on the quality of spirometry measurement. (24.4% vs 26.3%). Key words: Spirometry, quality of spirometry measurement. MỞ ĐẦU Hô hấp ký là xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp. (1) Tuy nhiên chất lượng đo hô hấp ký luôn là mối quan tâm hàng đầu khi bác sỹ lâm sàng sử dụng kết quả hô hấp ký(3,2). Do hô hấp ký là một xét nghiệm đòi hỏi phải có sự hợp tác của người bệnh nhân, rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng kết quả hô hấp ký đo được(5,6,4). Các yếu tố này có thể phụ thuộc vào người bệnh ví dụ như tuổi, giới, tình trạng bệnh lý căn bản của bệnh nhân, phụ thuộc vào kỹ thuật viên đo hô hấp ký đặc biệt là kinh nghiệm cũng như vào cơ sở điều trị: áp lực về thời gian, áp lực bệnh nhân vv Ngoài ra một hô hấp ký được gọi là có chất lượng khi hội tụ rất nhiều tiêu chuẩn như là khởi đầu tốt, đường thở ra trơn tru, thời gian thở ra đủ dài, không kết thúc sớm .v.v. Như vậy một hô hấp ký có thể là đạt tiêu chuẩn chất lượng này nhưng lại không đạt tiêu chuẩn chất lượng khác. Nếu biết được tiêu chuẩn chất lượng nào khó đạt nhất và yếu tố ảnh hưởng là gì thì người kỹ thuật viên sẽ dễ dàng hơn trong điều chỉnh để đo được một kết quả đo hô hấp ký có chất lượng. Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký tại Việt nam nhằm xác định các tiêu chí đo hô hấp ký khó đạt và các yếu tố có thể ảnh hưởng từ đó tìm ra cách khắc phục và cách hướng dẫn cho kỹ thuật viên mới. Mục tiêu Xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đo hô hấp ký thể hiện qua các mục tiêu cụ thể sau: - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo tuổi, giới, tình trạng bệnh lý. - Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo mức độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu 316 bệnh nhân đến đo hô hấp ký tại phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt (Cơ sở y tế A) và bệnh viện Đại học Y dược (Cơ sở y tế B) trong thời gian từ 01/06 – 01/09/2010 đưa vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn Tuổi ≥ 6. Đo được hô hấp ký. 158 bệnh nhân tại cơ sở y tế A được ghép cặp theo tuổi và giới với 158 bệnh nhân tại cơ sở y tế B. Tiêu chuẩn loại Không thể hợp tác thực hiện đo hô hấp ký. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế Cắt ngang phân tích – mô tả. Biến số nghiên cứu Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng đo hô hấp ký: - Yếu tố thuộc về bệnh nhân: tuổi, giới, tình trạng bệnh lý căn bản. - Yếu tố thuộc về người đo: kỹ thuật viên mới hay kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Các tiêu chí quyết định chất lượng đo hô hấp ký theo khuyến cáo của ATS/ERS 2005. Tiêu chí đánh giá chất lượng đo hấp ký Hô hấp ký đạt tiêu chuẩn: - Bắt đầu thở ra tốt. - Có gắng sức tối đa. - Không ngập ngừng. - Không ho. - Không đóng nắp thanh quản. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 351 - Thời gian thở ra đủ dài. - Không bị hở khí. - Ống ngậm không bị tắc. Hô hấp ký có thể dùng được: - Bắt đầu thở ra tốt - Không ho Thu thập số liệu Máy đo hô hấp ký: Tại hai cơ sở y tế đều dùng máy đo hô hấp ký của hãng nSpire với phần mềm tính toán và bộ giá trị dự đoán hoàn toàn giống nhau. Kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên tại cơ sở B là các kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm hơn 5 năm đo hô hấp ký. Kỹ thuật viên tại cơ sở A là các kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm vừa mới được đào tạo đo hô hấp ký tại cơ sở B. Quản lý - xử lý số liệu Phần mềm Excel 2000 và công cụ Pivot Table để tính tỷ lệ và xác định tương quan. So sánh tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng và có thể sử dụng được giữa các nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05. KẾT QUẢ Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng Tỷ lệ hô hấp ký đạt tiêu chuẩn là: 25,3% Tỷ lệ hô hấp ký có thể chấp nhận được là: 86,6%. Tỷ lệ từng tiêu chí đạt chất lượng trong hô hấp ký là: Tiêu chí Tỷ lệ đạt Bắt đầu thở ra tốt. 94% Có gắng sức tối đa. 56% Không ngập ngừng. 53% Không ho. 92% Không đóng nắp thanh quản. 88% Thời gian thở ra đủ dài. 41% Không bị hở khí. 89% Ống ngậm không bị tắc. 93% Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo các yếu tố thuộc về bệnh nhân Phân bố theo tuổi Tỷ lệ hô hấp ký đạt tiêu chuẩn Nhóm tuổi Có chất lượng Có thể dùng được < 15 27,5 % 84,6% 15 – 30 9,5% 92,9% 30 – 60 24% 86,9% > 60 38,3% 80,8 % Trị số P 0,001 0,179 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi về tỷ lệ hô hấp ký có chất lượng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi về tỷ lệ hô hấp ký có thể dùng được. Phân bố theo giới Tỷ lệ hô hấp ký đạt tiêu chuẩn Giới Có chất lượng Có thể dùng được Nam 30,5% 88,3% Nữ 19,5% 84,6% Trị số P 0,015 0,167 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới về tỷ lệ hô hấp ký có chất lượng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới về tỷ lệ hô hấp ký có thể dùng được. Phân bố theo tình trạng bệnh Tỷ lệ hô hấp ký đạt tiêu chuẩn Bệnh Có chất lượng Có chất lượng Hen 32,2% 89,5% COPD 37,5% 100% Khác 16,7% 81% Trị số P 0,126 0,290 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh lý về lệ hô hấp ký có chất lượng và tỷ lệ hô hấp ký có thể dùng được. Tỷ lệ hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo các yếu tố thuộc về kỹ thuật viên Tỷ lệ hô hấp ký có chất lượng và hô hấp ký có thể sử dụng được Kỹ thuật viên Cũ Mới P Có chất lượng 24,4% 26,3% 0,57 Có thể dùng được 86% 87% 0,73 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 352 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm kỹ thuật viên về lệ hô hấp ký có chất lượng và tỷ lệ hô hấp ký có thể dùng được. Tỷ lệ đạt chất lượng của từng tiêu chí chất lượng Kỹ thuật viên Cũ Mới P Bắt đầu thở ra tốt. 95,6% 92,4% 0,09 Có gắng sức tối đa. 57,9% 54,8% 0,42 Không ngập ngừng. 45,3% 60,4% 0,01 Không ho. 89,9% 93,7% 0,08 Không đóng nắp thanh quản. 87% 87% 0,71 Thời gian thở ra đủ dài. 41,8% 39,6% 0,57 Không bị hở khí. 91,5% 87,4% 0.09 Ống ngậm không bị tắc. 95,9% 89,9% 0.01 BÀN LUẬN Tỷ lệ đo hô hấp ký đạt chất lượng Tỷ lệ hô hấp ký có chất lượng thấp chỉ đạt 25,3%. Tỷ lệ thấp này có thể giải thích bởi tiêu chuẩn đạt chất lượng theo ATS/ERS 2005 là khó đạt, đồng thời cũng thể hiện còn rất nhiều điểm cần cải thiện trong kỹ thuật đo hô hấp ký để chất lượng hô hấp ký tốt hơn. Tỷ lệ hô hấp ký có thể sử dụng được là 86,6%. Như vậy chất lượng đo hô hấp ký có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên lâm sàng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm cần phải cải thiện. Và điều này đặc biệt đúng khi chúng ta thực hiện các nghiên cứu khoa học lấy các chỉ số hô hấp ký làm thước đo. Để cải thiện chất lượng đo hô hấp ký cần phải thiện kỹ thuật đo từng tiêu chuẩn chất lượng thành phần. Tiêu chí chất lượng khó đạt nhất là: “thời gian thở ra đủ dài”, chỉ đạt 41% và đây là nguyên nhân làm chất lượng toàn bộ của đo hô hấp ký giảm đi. Đối với kỹ thuật viên mới, cần được tập huấn nhiều hơn về kỹ thuật khuyến khích bệnh nhân tiếp tục thở ra cho đủ thời gian. Đối với kỹ thuật viên cũ cần nhắc lại yêu cầu phải giải thích rõ ràng cho bệnh nhân, nhấn mạnh vai trò của việc động viên bệnh nhân thở ra đủ dài. Tỷ lệ đo hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo các yếu tố thuộc về bệnh nhân Nữ giới đo hô hấp ký kém hơn nam giới (19,5% so với 30,5%). Nguyên nhân thường gặp ở nữ giới là khả năng gắng sức kém hơn, hay ngập ngừng khi đang thở ra, thời gian thở ra không đủ dài. Như vậy khi đo hô hấp ký cho nữ giới đây là tiêu chí kỹ thuật cần giải thích để chất lượng hô hấp ký tốt hơn. Nhóm tuổi từ 15 – 30 có tỷ lệ đo hô hấp ký thấp (9,5% so với 25%). Nguyên nhân chính ở nhóm tuổi này là thời gian thở ra không đủ dài. Như vậy khi đo hô hấp ký cho nhóm tuổi này cần lưu ý tiêu chí kỹ thuật này để động viên bệnh nhân thở ra cho đủ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nhóm bệnh nhân COPD và hen suyễn đo hô hấp ký đạt chất lượng cao hơn nhóm bệnh nhân bệnh lý khác mặc dù sự khác biệt tìm được ở đây là không có ý nghĩa thống kê. Nếu số lượng bệnh nhân COPD nhiều hơn, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ tìm được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thực vậy kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu chí thở ra đủ dài rất dễ đạt trên nhóm bệnh nhân Hen suyễn và COPD trong khi đó việc không đạt tiêu chí này là nguyên nhân làm việc đo hô hấp ký không đạt chất lượng. Đặc điểm của Hen và COPD là có tắc nghẽn đường thở ra do vậy bệnh nhân rất dễ đạt được tiêu chí này, như vậy trong đo hô hấp ký cho nhóm bệnh nhân này cần lưu y tiêu chí thời gian thở ra đủ dài là phải đạt > 12 giây thay vì chỉ 6 giây như tiêu chí thông thường(5,6,4). Tỷ lệ đo hô hấp ký đạt chất lượng phân bố theo mức độ kinh nghiệm của kỹ thuật viên Trái với dự đoán cho rằng kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ đo hô hấp ký tốt hơn kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dường như yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên không ảnh hưởng đến chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%). Kết quả này có lẽ đã bị nhiễu bởi các yếu tố khác. Ghi nhận cho thấy so với kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật viên có kinh nghiệm làm việc tại môi trường có nhiều áp lực về bệnh nhân và thời gian hơn làm cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 353 kỹ thuật viên không thể phát huy kinh nghiệm của mình được ví dụ không đủ thởi gian giải thích chu đáo, không đủ thời gian và cả sức khỏe để động viên từng bệnh nhân thổi cho chính xác. Ý nghĩa của kết quả này nằm ở chỗ, cho dù kỹ thuật viên có kinh nghiệm, nếu không tạo điều kiện tốt về thời gian và nhân sự thì kinh nghiệm đó cũng không thể phát huy. Hay nói cách khác kinh nghiệm của kỹ thuật viên không thay thế cho thời gian giải thích và động viên bệnh nhân phù hợp. KẾT LUẬN Các yếu tố thuận lợi cho hô hấp ký chất lượng tốt là: Giới nam (30,5% so với 19,5%); bệnh căn bản là COPD (37,5% so với 16,7%). Yếu tố không thuận lợi cho hô hấp ký có chất lượng tốt là giới nữ (19,5% so với 30,5%); khoảng tuổi từ 15 – 30 (9,5% so với 25%). Yếu tố kinh nghiệm của kỹ thuật viên có vẻ không ảnh hưởng lên chất lượng đo hô hấp ký (24,4% so với 26,3%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Tuyết Lan (2003), “Vai trò của hô hấp ký trong bệnh suyễn”. Y Học TP.Hồ Chí Minh; tập 7 2. Lê Thị Tuyết Lan (2005), “Hô hấp ký” ( Spirometry) – Nhà Xuất bản Y học. 3. Lê Thị Tuyết Lan, Lê Thị Thu Huơng (2004). “Đặc điểm suyễn dạng ho ở bệnh nhân Việt Nam trưởng thành”. Y Học TP. Hồ Chí Minh; tập 8 4. Miller MR, Hankinson J., Brusasco V., Burgos F., Casaburi R., et al. (2005) Standardisation of spirometry Eur Respir J 2005; 26: 319-338. 5. Spirometry – Guidelines and Standards (American Thoracic Society/European Respiratory Society): 2005 ATS/ERS Spirometry standards 6. Spirometry – Guidelines and Standards (American Thoracic Society/European Respiratory Society): 2005 ATS Pulmonary Function Laboratory Management and Procedure Manual
Tài liệu liên quan