Đặt vấn đề: Là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang tạo ra gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia. Do tính chất kéo dài và những ảnh hưởng nặng nề của bệnh lên chất lượng cuộc sống người bệnh, công tác chăm sóc điều dưỡng được xem là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, một trong những yêu cầu quan trọng là người điều dưỡng cần có kiến thức về căn bệnh này. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát kiến thức của điều dưỡng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang nhằm khảo sát trên tất cả điều dưỡng đang làm việc tại những khoa chăm sóc trực tiếp người bệnh COPD của 4 bệnh viện đa khoa lớn ở Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Có 124 trong số 143 điều dưỡng thuộc tiêu chí lựa chọn tham gia nghiên cứu (86,7%). Kết quả thu được khi sử dụng bảng câu hỏi kiến thức COPD được phát triển ở Bristol cho thấy giá trị trung bình về kiến thức của điều dưỡng là 31,78 (SD=6,01) trên 65 điểm.Trình độ đào tạo được tìm thấy là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của điều dưỡng (p<0,05). Kết luận: Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng còn hạn chế và chịu ảnh hưởng bởi trình độ điều dưỡng được đào tạo. Những giải pháp khắc phục cần được chú trọng trong các nghiên cứu tiếp theo.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng kiến thức của điều dưỡng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 170
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG
VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Huỳnh Thụy Phương Hồng*; Peter Lewis**, Lê Thị Tuyết Lan***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (COPD) đang tạo ra gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia. Do tính chất kéo dài và
những ảnh hưởng nặng nề của bệnh lên chất lượng cuộc sống người bệnh, công tác chăm sóc điều dưỡng được
xem là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị. Để thực hiện tốt công tác chăm
sóc, một trong những yêu cầu quan trọng là người điều dưỡng cần có kiến thức về căn bệnh này.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát kiến thức của điều dưỡng về bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính và tìm hiểu các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang nhằm khảo sát trên tất cả
điều dưỡng đang làm việc tại những khoa chăm sóc trực tiếp người bệnh COPD của 4 bệnh viện đa khoa lớn ở
Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Có 124 trong số 143 điều dưỡng thuộc tiêu chí lựa chọn tham gia nghiên cứu (86,7%). Kết quả
thu được khi sử dụng bảng câu hỏi kiến thức COPD được phát triển ở Bristol cho thấy giá trị trung bình về kiến
thức của điều dưỡng là 31,78 (SD=6,01) trên 65 điểm.Trình độ đào tạo được tìm thấy là yếu tố ảnh hưởng đến
kiến thức của điều dưỡng (p<0,05).
Kết luận: Kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của điều dưỡng còn hạn chế và chịu ảnh hưởng bởi
trình độ điều dưỡng được đào tạo. Những giải pháp khắc phục cần được chú trọng trong các nghiên cứu tiếp
theo.
Từ khóa: điều dưỡng, kiến thức, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD, yếu tố liên quan
ABSTRACT
INFLUENCING FACTORS OF NURSES’ KNOWLWEDGE OF CHRONIC OBSTRUCTIVE
PULMONARY DISEASES
Huynh Thuy Phuong Hong, Peter Lewis, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 170 ‐ 176
Background: As the third leading cause of death in Vietnam, chronic obstructive pulmonary disease
(COPD) has created a significant burden for the Vietnamese healthcare system. The chronic nature of COPD has
driven research in the area of nursing care for COPD patients. In Western countries there is evidence that
nurses’ knowledge of COPD might be one important requirement for providing effective nursing care.
Aims: The aim of this study is to examine nurses’ knowledge of COPD and influencing factors.
Methods: A cross‐sectional survey was distributed to nurses working in COPD specialist areas across four
tertiary level specialty hospitals in Ho Chi Minh City, Vietnam.
Results: Of the 143 nurses working in specialist COPD practice, 124 completed the survey (86.7%). Using
the Bristol Knowledge scale to measure COPD knowledge, Vietnamese nurses’ knowledge specific to COPD was
* Khoa Điều dưỡng – KTYH, Đại học Y – Dược Tp. Hồ Chí Minh
** Đại học Công Nghệ Queensland, Úc*** Bệnh viện Đại học Y ‐ Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths ĐD Huỳnh Thụy Phương Hồng – ĐT: 0908733650 Email: huynhthiphuonghong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 171
determined to be low with Mean is 31.78 (SD=6.01). There was association between nursing educational level
and their knowledge of COPD (p<0.05)
Conclusions: Vietnamese nurses’ knowledge about COPD appears insufficient to provide effective nursing
care. Methods of improving Vietnamese nurses knowledge about COPD should be explored in future research.
Key words: nurse, knowledge, chronic obstructive pulmonary disease, COPD, influencing factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang
dần trở thành gánh nặng bệnh tật trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tổ chức Y tế
Thế giới năm 2002 thống kê cho thấy COPD là
nguyên nhân gây chết thứ 3 tại Việt Nam. Tỉ lệ
bệnh nhân COPD giai đoạn vừa và nặng là rất
cao tại Việt Nam, chiếm khoảng 6,7% dân số
trên 30 tuổi(16). Tỉ lệ này được ghi nhận là cao
hơn so với các nước trong cùng khu vực(12).
Theo định nghĩa của GOLD (2010), COPD là
bệnh hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng
tắc nghẽn thông khí tiến triển, không hồi phục
hoặc chỉ hồi phục một phần. Bệnh nhân COPD
thường nhập viện khi xuất hiện những “đợt cấp
COPD”(7). Theo thống kê của Sở Y tế Tp. Hồ Chí
Minh (HCM) năm 2008, có 8,804 trường hợp
nhập viện điều trị COPD nhưng chỉ có 25
trường hợp chết do bệnh này gây ra. Điều này
cho thấy phần lớn bệnh nhân COPD tử vong do
bệnh lý khác trên nền COPD(13). Do bệnh kéo
dài suốt cuộc đời và gây tắc nghẽn thông khí
không hồi phục, bệnh nhân COPD cần sự hỗ trợ
liên tục ngay cả sau khi xuất viện.
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chăm
sóc người bệnh COPD, điều dưỡng cần có kiến
thức tốt về bệnh. Purkis và Bjornsdottir (2006)
đã mô tả người điều dưỡng là những nhân viên
y tế được trang bị những kiến thức cần thiết cho
công việc và tất cả những hoạt động điều
dưỡng đều dựa trên nền tảng kiến thức(11).
Trong chăm sóc người bệnh COPD, việc hiểu
biết về bệnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
việc chăm sóc, đặc biệt là giáo dục sức khỏe cho
người bệnh(8). Cox (2007) đã ghi nhận rằng
người bệnh COPD trong mỗi giai đoạn khác
nhau sẽ cần được chăm sóc khác nhau. Để chăm
sóc tốt, người điều dưỡng cần hiểu rõ sự khác
biệt trong từng giai đoạn từ đó đưa ra những kế
hoạch chăm sóc phù hợp(4). Chính vì vậy, điều
dưỡng cần được trang bị kiến thức đầy đủ khi
chăm sóc người bệnh(3).
Trong khi nhiều nghiên cứu khảo sát kiến
thức của người bệnh COPD về căn bệnh này,
các nghiên cứu về kiến thức của điều dưỡng
còn rất hạn chế(1,10,15). Mặt khác, hầu hết các
nghiên cứu về đối tượng điều dưỡng được tiến
hành tại các nước phát triển trong khi nguồn
nhân lực điều dưỡng ở những nước đang phát
triển lại được khuyến cáo là chưa được trang bị
đủ để chăm sóc người bệnh hiệu quả(6,9,17). Theo
tình hình chung của Thế giới về chăm sóc người
bệnh mãn tính, điều dưỡng Việt Nam có
khuynh hướng chưa đạt và chưa thể hiện đủ
năng lực trong chăm sóc người bệnh đặc biệt là
người bệnh COPD(17). Chưa nhiều nghiên cứu
về kiến thức của điều dưỡng về bệnh COPD
được thực hiện tại Việt Nam. Chính vì vậy, thực
trạng về kiến thức của điều dưỡng trong chăm
sóc người bệnh COPD cần một sự khảo sát
mang tính chuyên biệt.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức của điều dưỡng về bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến kiến
thức của điều dưỡng về bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng để
khảo sát về kiến thức của điều dưỡng về bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố ảnh
hưởng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện toàn bộ trên điều dưỡng tại 5
bệnh viện lớn trong thành phố HCM: 1) Bệnh
viện Chợ Rẫy; 2) Bệnh viện Đại Học Y Dược
Tp. Hồ Chí Minh; 3) Bệnh Viện Phạm Ngọc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 172
Thạch; 4) Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương; và 5)
Bệnh Viện Thống Nhất. Nghiên cứu thí điểm
được thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất để
kiểm tra bộ câu hỏi nghiên cứu. Điều dưỡng
tham gia nghiên cứu phải làm việc trong
những khoa có điều trị bệnh nhân COPD.
Những điều duỡng này phải thường xuyên
chăm sóc bệnh nhân COPD, ít nhất là một
bệnh nhân COPD trong 1 tuần.
Nghiên cứu được tiến hành khi được sự
thông qua của hội đồng y đức Đại học Y‐Dược
và 5 bệnh viện
KẾT QUẢ
Đặc điểm người điều dưỡng chăm sóc
bệnh nhân COPD
Có 143 điều dưỡng nhận được bảng câu hỏi
nghiên cứu trong đó 124 điều dưỡng gởi trả lại
bảng câu hỏi trả lời hoàn chỉnh, chiếm tỉ lệ
86,7%. Độ tuổi trung bình của nhóm tham gia
nghiên cứu là 30.3 (SD = 7,8) dao động từ 21 đến
52 tuổi. Hơn phân nửa người tham gia nghiên
cứu có độ tuổi trẻ hơn 30 tuổi (chiếm 62,9%).
Nhóm nghiên cứu chủ yếu là điều dưỡng hành
nghề (RNs), chỉ có 2 điều dưỡng là điều dưỡng
thực tập định hướng (1,6%). Hơn phân nửa điều
dưỡng tham gia (52,4%) là điều dưỡng trung
học trong khi 34,7% là điều dưỡng cao đẳng 3
năm. Cử nhân điều dưỡng chỉ chiếm 12.9%
nhóm tham gia nghiên cứu và không có trình độ
thạc sĩ. Kết quả cho thấy phần lớn điều dưỡng
tham gia nghiên cứu là nữ. Nghiên cứu cho thấy
39,5% điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc hơn
5 năm. Trong khi đó tỉ lệ này là 25% khi khảo sát
số lượng điều dưỡng có kinh nghiệm chăm sóc
người bệnh COPD. Chưa đến một nửa số người
tham gia nghiên cứu (47,6%) tham gia ít nhất
một khóa học về GDSK cho người bệnh. Đối với
các khóa học về giáo dục người bệnh COPD
cách tự quản lý bệnh, tỉ lệ này là 29,8%.
Bảng 1‐ Đặc điểm điều dưỡng
Đặc điểm Tần số n (%) Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Tuổi* (năm) 30,3 (7,8)
Giới tính
Nam 17 (13,7)
Nữ 107 (86,3)
Năng lực điều dưỡng
Điều dưỡng hành nghề 122 (98,4)
Điều dưỡng tập sự 2 (1,6)
Học vị điều dưỡng cao nhất
2 năm 65 (52,4)
3 năm 43 (34,7)
Cử nhân 16 (12,9)
Thạc sĩ 0 (0)
Kinh nghiệm làm việc (năm)
<12 tháng 19 (15,3)
1-5 năm 56 (45,2)
>5 năm 49 (39,5)
Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân COPD
<12 tháng 39 (31,5)
1-5 năm 54 (43,5)
>5 năm 31 (25,0)
Tham gia khóa huấn luyện về GDSK
Có 59 (47,6)
Không 65 (52,4)
Tham gia khóa huấn luyện về GDSK bệnh COPD
Có 37 (29,8)
Không 87(70,2)
*mất mẫu: 2
Kiến thức về COPD của điều dưỡng
Kiến thức về COPD được chia thành 3 phần:
triệu chứng, phòng ngừa và điều trị. Bảng 2 tổng
hợp điểm số điều dưỡng đạt được ở 3 phần này.
Điều dưỡng đạt điểm số thấp nhất về phần điều
trị. Tuy số điểm đạt được trong phần triệu
chứng và phòng ngừa cao hơn điều tri, tổng
điểm kiến thức chỉ đạt mức trung bình. Điều
đáng lưu ý là số câu “Không rõ” chiếm tỉ lệ cao
trong phần điều trị.
Bảng 2 ‐ Kiến thức về COPD của điều dưỡng
Khoảng
điểm
Trung bình (độ
lệch chuẩn)
Khoảng
điểm thực tế
Triệu chứng 0 - 30 16,92 (3,51) 8-25
Phòng ngừa 0 - 15 7,79 (1,75) 3-11
Điều trị 0 - 20 7,07 (2,77) 1-13
Tổng 0-65 31,78 (6,01) 15-43
Các yếu tố ảnh hưởng kiến thức của điều
dưỡng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nghiên cứu sử dụng những phép kiểm
thống kê t‐test, ANOVA và hồi quy tuyến tính
nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa kiến thức về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 173
COPD của điều dưỡng và các yếu tố như tuổi,
trình độ điều dưỡng được đào tạo, kinh nghiệm
lâm sàng, kinh nghiệm chăm sóc người bệnh
COPD và việc tham gia các khóa huấn
luyện.Dựa vào biểu đồ box‐plot, phép kiểm
Mann‐Whitney được sử dụng. Kết quả cho thấy
có mối quan hệ giữa trình độ đào tạo điều
dưỡng và kiến thức về COPD của họ (p=0,013).
Nhóm điều dưỡng cao đẳng và cử nhân có kiến
thức tốt hơn nhóm điều dưỡng trung cấp.
Test Statisticsa
Điểm kiến thức COPD
Mann-Whitney U 1226,500
Wilcoxon W 3117,500
Z -2,498
Asymp. Sig. (2-tailed) ,013
a. Grouping Variable: Educational levels
BÀN LUẬN
Đặc điểm của dân số tham gia nghiên cứu
Phần lớn điều dưỡng tham gia vào nghiên
cứu này có trình độ chuyên môn chưa cao. Mặc
dù được ghi nhận có kinh nghiệm làm việc
nhưng vai trò của kinh nghiệm trong nâng cao
kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng về chăm
sóc người bệnh COPD còn hạn chế. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn ghi nhận việc tham gia hạn chế
của điều dưỡng vào các khóa đào tạo sau khi ra
trường. Dựa vào những đặc điểm được mô ta,
kiến thức của điều dưỡng về bệnh COPD trở
thành một vấn đề đáng quan tâm.
Kiến thức của điều dưỡng về bệnh COPD
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng
tham gia nghiên cứu đạt điểm số trung bình về
kiến thức COPD là 31,78 ± 6,01 trên tổng số 65
điểm. Điểm trung bình này thấp hơn nhiều kết
quả từ những nghiên cứu khác. Để lượng giá
tính hiệu quả của chương trình giáo dục, bộ câu
hỏi đã được sử dụng nhằm đánh giá kiến thức
của người bệnh tại Anh. Kết quả cho thấy điểm
trung bình mà người bệnh đạt được khi chưa
được giáo dục là 36.1 ± 5,9(15). Điểm số này còn
cao hơn kết quả thu được từ điều dưỡng trong
nghiên cứu này. Bên cạnh đó, điểm trung bình
của điều dưỡng trong nghiên cứu này thấp hơn
nhiều so với điểm trung bình của nhân viên y tế
trong nghiên cứu của Edward and Singh (2012)
(trung bình = 50 điểm). Tuy nhiên, khi khảo sát
sâu vào từng chủ đề của COPD, kết quả của
nghiên cứu này tương ứng với nghiên cứu của
Edward and Singh (2012)(5) khi cả hai nghiên
cứu đều cho thấy nhân viên y tế, hay điều
dưỡng có kiến thức không tốt về vấn đề thuốc
sử dụng trong kiểm soát COPD.
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy điều
dưỡng vẫn còn hạn chế về kiến thức bệnh
COPD. Đa số điều dưỡng tham gia nghiên cứu
này chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước
khi hành nghề. Hơn thế nữa, những sự chuẩn bị
trước khi hành nghề chưa cho thấy được hiệu
quả của việc giúp điều dưỡng trang bị những
kiến thức cần thiết trong chăm sóc người bệnh
COPD. Với việc sử dụng kiến thức còn giới hạn
trong việc chăm sóc người bệnh COPD, cần đặt
ra câu hỏi về chất lượng của việc chăm sóc
người bệnh cũng như hiệu quả của việc giáo dục
sức khỏe cho người bệnh COPD tại bệnh viện.
Nhìn vào ngữ cảnh nghiên cứu được tiến hành
thì kết quả này cần được quan tâm khi điều
dưỡng tham gia nghiên cứu đều đang làm việc
tại những bệnh viện lớn trong thành phố. Điều
này có nghĩa là đối tượng tham gia nghiên cứu
được xem là tiếp xúc và chăm sóc người bệnh
COPD thường xuyên. Bên cạnh đó, điều dưỡng
tham gia nghiên cứu cũng được xem là phải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 174
cung cấp dịch vụ chăm sóc nâng cao cho người
bệnh COPD khi các bệnh viện đều là bệnh viện
tuyến đầu, nơi tiếp nhận người bệnh trong tình
trạng nặng, vượt quá khả năng điều trị của
tuyến dưới. Từ những luận điểm trên và kết quả
nghiên cứu có thể đưa ra giả định rằng kiến thức
của người điều dưỡng tại các cơ sở nhỏ hơn có
thể còn hạn chế nhiều hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng kiến thức của điều
dưỡng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự khác
biệt về kiến thức COPD giữa các nhóm điều
dưỡng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đó
điều dưỡng trung học có số điểm kém hơn
nhóm điều dưỡng cao đẳng và cử nhân. Điều
này có thể giải thích dựa trên chương trình đào
tạo của các đối tượng này. Điều dưỡng trung
học chỉ tham gia khóa học 2 năm với tiêu chuẩn
sau khi tốt nghiệp là có thể thực hiện chính xác
và an toàn những y lệnh từ bác sĩ và điều dưỡng
bậc học cao hơn. Chương trình đào tạo này chủ
yếu tập trung vào kỹ năng chăm sóc người
bệnh. Với chương trình học 3 năm dành cho cao
đẳng và 4 năm dành cho cử nhân, điều dưỡng
được trang bị thêm kiến thức và các kỹ năng tư
duy, nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng độc
lập trong công việc. Chuẩn năng lực điều dưỡng
do hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành năm
2010 cũng đã đề cập đến sự khác biệt trong đào
tạo này(14). Những luận điểm đã nêu có thể lý
giải cho sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tìm
thấy trong nghiên cứu.
Kinh nghiệm làm việc thường là yếu tố đáng
lưu ý có thể ảnh hưởng đến kiến thức. Benner đề
nghị rằng kinh nghiệm lâm sàng có thể góp
phần làm tăng năng lực điều dưỡng. Dựa vào
mô hình của Benner, có 5 cấp độ điều dưỡng,
phân loại từ người học việc đến chuyên gia. Một
điều dưỡng có trên 5 năm kinh nghiệm được
xem là một chuyên gia(2). Tuy nhiên, ít bằng
chứng hỗ trợ cho giả định này. Bên cạnh đó,
định hướng đào tạo điều dưỡng trung học 2
năm của Bộ Y tế lại cho thấy rằng, đối tượng
điều dưỡng này chưa được chuẩn bị những kỹ
năng như tư duy tích cực, nghiên cứu khoa học
hay thực hành dựa trên chứng cứ. Sự hạn chế
này làm giới hạn khả năng tự bồi dưỡng kiến
thức của điều dưỡng. Điều này có thể giải thích
nguyên nhân kinh nghiệm làm việc không đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức
của điều dưỡng trong trường hợp này. Bên cạnh
đó, các khóa học ngắn hạn sau khi làm việc cũng
được mong đợi sẽ nâng cao kiến thức cho điều
dưỡng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này
không tìm được mối quan hệ nào. Nghiên cứu
này không đi sâu khảo sát hiệu quả của đào tạo
ngắn hạn. Do đó, kết quả nghiên cứu chỉ mang
tính chất tham khảo cho các nghiên cứu về hiệu
quả của những khóa học này trong tương lai.
GIỚI HẠN
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời
để khảo sát. Điều này có thể ảnh hưởng đển độ
tin cậy của thông tin thu thập được. Bên cạnh
đó, điều dưỡng được cho 2 tuần để trả lời bảng
câu hỏi. Việc để lại bảng câu hỏi có thể làm tăng
thêm khả năng trao đổi thông tin giữa điều
dưỡng. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là
những người có trình độ trung cấp trở lên.
Người làm nghiên cứu hy vọng người điều
dưỡng sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của mình
bằng cách cung cấp thông tin chính xác.
Cỡ mẫu của nghiên cứu tương đối nhỏ (124
điều dưỡng) và nghiên cứu chỉ tập trung vào
những điều dưỡng đang làm việc tại các bệnh
viện lớn tại một thành phố lớn của cả nước.
Chính vì vậy, tính khái quát hóa kết quả nghiên
cứu cho toàn bộ điều dưỡng Việt Nam là chưa
cao. Tuy nhiên, do nghiên cứu đi sâu vào chăm
sóc người bệnh COPD đòi hỏi người điều dưỡng
phải tiếp xúc với người bệnh trên lâm sang.
Chính vì vậy nhóm tham gia nghiên cứu được
xem là phù hợp nhất cho nghiên cứu này. Bên
cạnh đó, kết quả của nghiên cứu có thể gợi ý
những giả định về thực trạng kiến thức và hành
vi giáo dục người bệnh COPD cách tự quản lý
bệnh của điều dưỡng Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi được phát
triển tại các nước phát triển. Điều này có thể gây
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 175
ảnh hưởng đến tính giá trị của nghiên cứu. Để
khắc phục giới hạn này, người làm nghiên cứu
đã áp dụng qui trình dịch thuật nghiêm ngặt để
đảm bảo tính giá trị về nội dung cho bảng câu
hỏi. Ngoài ra người làm nghiên cứu còn tiến
hành nghiên cứu thử nghiệm để kiểm tra tính
giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ.
KẾT LUẬN
Một người điều dưỡng được chuẩn bị nến
tảng kiến thức tốt là nguồn nhân lực trọng điểm
trong việc chăm sóc người bệnh tại những cơ sở
y tế tuyến đầu. Nhằm góp phần nâng cao chất
lượng điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
COPD, nghiên cứu này được tiến hành khảo sát
kiến thức của điều dưỡng về bệnh cũng như tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy điều dưỡng chưa được chuẩn bị tốt về
kiến thức.
Kết quả từ nghiên cứu cung cấp một số
thông tin, chứng cứ có giá trị tham khảo trong
việc cải thiện, nâng cao năng lực điều dưỡng
Việt Nam. Những thông tin này nhấn mạnh
thêm nhu cầu mở các khóa đào tạo cấp chứng
chỉ bài bản sau hành nghề nhằm trang bị tốt cho
điều dưỡng tại bệnh viện. Những th