Các yếu tố nguy cơ của thai trứng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ với bệnh lý thai trứng như: tuổi thai phụ, tiếp xúc thuốc trừ sâu, BMI thai phụ, tiền căn sản khoa, tuổi và nghề nghiệp chồng thai phụ. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng với tỷ lệ 1 bệnh: 2 chứng thực hiện tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ từ 07/2009 đến 06/2010. Nhóm bệnh gồm 124 trường hợp thai trứng, nhóm chứng 248 trường hợp thai thường có tuổi thai từ 20 đến 24 tuần. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ liên quan thai trứng gồm: 1) Tuổi thai phụ ≤ 20 (OR= 2,41, KTC 95% 1,21 – 4,79), 2) thai phụ tiếp xúc thuốc trừ sâu (OR= 2,97, KTC 95% 1,52 – 5,79), 3) BMI thai phụ <18,5 (OR= 2,51, KTC 95% 1,40 – 4,50). Kết luận: Mang thai trước 20 tuổi, tiếp xúc thuốc trừ sâu nông nghiệp và chỉ số khối cơ thể dưới 18,5 là những yếu tố nguy cơ liên quan bệnh lý thai trứng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố nguy cơ của thai trứng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 107 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA THAI TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ Trần Khánh Nga*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ với bệnh lý thai trứng như: tuổi thai phụ, tiếp xúc thuốc trừ sâu, BMI thai phụ, tiền căn sản khoa, tuổi và nghề nghiệp chồng thai phụ. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng với tỷ lệ 1 bệnh: 2 chứng thực hiện tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ từ 07/2009 đến 06/2010. Nhóm bệnh gồm 124 trường hợp thai trứng, nhóm chứng 248 trường hợp thai thường có tuổi thai từ 20 đến 24 tuần. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ liên quan thai trứng gồm: 1) Tuổi thai phụ ≤ 20 (OR= 2,41, KTC 95% 1,21 – 4,79), 2) thai phụ tiếp xúc thuốc trừ sâu (OR= 2,97, KTC 95% 1,52 – 5,79), 3) BMI thai phụ <18,5 (OR= 2,51, KTC 95% 1,40 – 4,50). Kết luận: Mang thai trước 20 tuổi, tiếp xúc thuốc trừ sâu nông nghiệp và chỉ số khối cơ thể dưới 18,5 là những yếu tố nguy cơ liên quan bệnh lý thai trứng. Từ khóa: Thai trứng, bệnh nguyên bào nuôi, yếu tố nguy cơ, nghiên cứu bệnh chứng. ABSTRACT RISK FACTORS OF HYDATIDIFOM MOLE IN CAN THO GENERAL CENTER HOSPITAL Tran Khanh Nga, Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 107 - 112 Objective: To assess risk factors to hydatidiform mole such as: maternal age, contact insecticide, body mass index, obstetric history, husband’s age, husband’s occupation. Methods: A case – control study with proportion of one to two was conducted from July 2009 to June 2010 at Can Tho General center hospital. One hundred and twenty-four women with pathologically confirmed hydatidiform mole were selected into case group. Two hundreds and forty-eight women with normal pregnancy from 20th to 24th weeks were recruited into control group. Results: Variables were found to be related to hydatidiform mole include:1) having pregnant under 20 years-old (OR= 2.41, 95%CI 1.21 – 4.79), 2) have been contacted insecticide (OR= 2.97, 95%CI 1.52 – 5.79), 3) BMI under 18,5 (OR= 2.,51, 95%CI 1.40 – 4.50). Conclusion: pregnant women under 20 years-old, contact to insecticide and BMI under 18.5 have associated with hydatidiform mole. Keywords: Hydatidiform mole, gestationa trophoblastic disease, risk factor, case – control study. ĐẶT VẤN ĐỀ Thai trứng trong phần lớn các trường hợp là một dạng lành tính của bệnh nguyên bào nuôi do thai kỳ. Bệnh xảy ra do các nguyên bào nuôi và hợp bào nuôi tăng sinh quá mức, không còn mô liên kết và mạch máu, mô đệm phù nề trở thành các bọc nước. Diễn tiến của thai trứng có thể kết thúc hoặc lành tính (80%) hoặc ác tính (20%)(9). Trong những nghiên cứu tại các nước châu *BV đa khoa trung ương Cần Thơ ** Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015. Email: tranghnk08@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 108 Âu, Bắc Mỹ và Úc, tỷ lệ thai trứng trong khoảng từ 0,66/1000 thai kỳ. Tỷ lệ thai trứng ở châu Mỹ La-tinh thay đổi rất lớn. Nghiên cứu tại Paraguay thì tỷ lệ thai trứng là 0,23/1000 thai kỳ, trong khi nghiên cứu tại Brazil tỷ lệ này là 4,6/1000. Tỷ lệ thai trứng ở vùng Trung Đông thay đổi từ 3,2 – 5,8/1000 thai kỳ. Các nước Bắc Á khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc tỷ lệ thai trứng trong khoảng 6,7 – 8/1000 trường hợp sinh. Riêng tại Việt Nam, tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Hà Nội là 1/500 trường hợp sinh, và khoảng 1/100 trường hợp sinh xảy ra tại Bệnh viện Từ Dũ, Thành Phố Hồ Chí Minh(3). Nghiên cứu của Lê Nguyên Thông thực hiện tại cộng đồng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ thai trứng là 1,69/1000 trường hợp sinh sống(10). Bệnh thai trứng là một vấn đề sản phụ khoa quan trọng với sức khỏe phụ nữ, vì là nguy cơ chính của ung thư nguyên bào nuôi mà còn gây ra những biến chứng sản khoa nghiêm trọng như xuất huyết, mất máu, nhiễm trùng tử cung vẫn còn nhiều cơ sở y tế chưa đủ phương tiện chẩn đoán và điều trị thai trứng, do đó, nhiều trường hợp bệnh nhập viện với những biến chứng nghiêm trọng. Thai trứng là một bệnh lý chỉ xuất hiện trong thai kỳ, bệnh sinh đến nay chưa được biết rõ nên đa số các nghiên cứu tập trung tìm yếu tố nguy cơ để phòng ngừa bệnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được, một số yếu tố khác thì không can thiệp được. Đối với các yếu tố nguy cơ không can thiệp được, chúng ta vẫn có thể cung cấp thông tin cho bệnh nhân về những nguy cơ gây bệnh, từ đó, giúp họ hiểu rõ hơn về bệnh thai trứng. Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ là nơi tiếp nhận, chẩn đoán, và điều trị thai trứng cho khu vực Cần Thơ và các tỉnh lân cận nhưng chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố nguy cơ của bệnh. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “ Các yếu tố nguy cơ của thai trứng tại BVĐKTƯ Cần Thơ”. Mục tiêu của nghiên cứu 1. Xác định mối liên quan giữa thai trứng và tuổi mẹ tại BVĐKTƯ Cần Thơ. 2. Xác định mối liên quan giữa thai trứng và các yếu tố: việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu, BMI của mẹ, tiền căn sản khoa, tuổi và nghề nghiệp của chồng bệnh nhân. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu bệnh chứng tỷ lệ 1 bệnh: 2 chứng. Dân số đích là phụ nữ bệnh thai trứng và phụ nữ mang thai bình thường. Nhóm bệnh Bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là thai trứng được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ. Nhóm chứng thai phụ mang thai từ 20 – 24 tuần đến khám tại phòng khám thai của BVĐKTƯ Cần Thơ. Thời gian từ 07/2009 đến 06/2010. Tiêu chuẩn nhận Nhóm bệnh: có chẩn đoán thai trứng với giải phẫu bệnh sau khi được hút nạo lòng tử cung. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm chứng: thai phụ mang thai 20 – 24 tuần (theo kinh cuối và siêu âm 3 tháng đầu) đến khám thai định kỳ tại BVĐKTƯ Cần Thơ. Siêu âm hình thái học thai nhi bình thường. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Nhóm bệnh: Bệnh nhân không đủ sức khỏe để tự ra quyết định 1 mình. Bệnh nhân thai trứng đã được hút nạo lòng tử cung ở cơ sở y tế khác. Nhóm chứng: Bệnh nhân có tiền căn thai trứng. Bệnh nhân không đủ sức khỏe để tự ra quyết định 1 mình. Cỡ mẫu [ ] 2 21 2 22112/ )( )1(/)1()1()/11( pp ppmppZppmZ N − −+−+−+ = βα Với: Độ tin cậy 90%, năng lực mẫu 80%. Chọn OR = 2, p2 = 0.24 là xác suất về yếu tố tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 109 trong nhóm chứng(12). Tính được n = 124. Vậy cỡ mẫu cần thiết cho nhóm bệnh là 124, nhóm chứng là 248 người. Nhóm bệnh: Chọn theo tiêu chuẩn chọn mẫu toàn bộ, bệnh nhân được chẩn đoán thai trứng, sau khi được hút nạo lòng tử cung tại bệnh viện và có kết quả giải phẫu bệnh là thai trứng, sẽ được phỏng vấn. Nhóm chứng: Chọn theo tiêu chuẩn chọn mẫu kế tiếp. Sau khi phỏng vấn được 1 bệnh nhân thai trứng, tại phòng Khám thai chọn ra 2 thai phụ cho nhóm chứng. Số lượng thai phụ được chọn phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân thai trứng đã được phỏng vấn. Thai phụ sẽ được phỏng vấn sau khi khám thai xong. Số liệu được quản lý, phân tích với phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Bảng 1.Đặc điểm dân số nghiên cứu. Đặc điểm Thai trứng N = 124 (%) Thai thường N=248 (%) Tuổi trung bình (Min; Max) 28,2 ± 8,9 (16; 55) 27,5 ± 5,8 (19; 49) Địa chỉ nông thôn 72 (58,1) 120 (48,4) Thành thị 52 (41,9) 128 (51,6) Trình độ ≤ cấp I 46 (37,1) 50 (20,2) Cấp II 49 (39,5) 88 (35,5) Cấp III 24 (19,4) 71 (28,6) Đại học/ Cao đẳng 5 (4,0) 39 (15,7) Dân tộc Kinh 108 (87,1) 232 (93,6) Hoa 4 (3,2) 6 (2,4) Khơ me 12 (9,7) 10 (4,0) Nghề làm ruộng 55 (44,4) 45 (18,1) Công nhân viên 8 (6,8) 65 (26,2) Buôn bán 15 (12,1) 24 (9,7) Nội trợ 36 (37,1) 114 (36,0) Nhận xét: Ở nhóm thai trứng, tuổi 21 – 34 chiếm 50,8%. Ở nhóm thai trứng, nghề nghiệp làm ruộng chiếm 44,4% cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Nhóm thai trứng ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Phụ nữ dân tộc Khơme ở nhóm thai trứng cao hơn nhóm mang thai bình thường. Bảng 2. Đặc điểm sản khoa của dân số nghiên cứu. Đặc điểm Thai trứng N=124 (%) Thai thường N=504 (%) Số lần sanh 0 63 (50,8) 159 (64,1) 1 – 2 47 (37,9) 76 (30,6) ≥ 3 14 (11,3) 13 (5,2) Không 107 (86,3) 230 (92,7) Thai trứng 1 (0,8) 0 (0) Thai lưu 5 (4,0) 3 (1,2) Thai ngoài tử cung 0 1 (0,4) Có thai bất thường Sảy thai 11 (8,9) 14 (5,6) Có 52 (41,9) 90 (36,3) Ngừa thai Không 72 (58,1) 158 (63,7) Toàn phần 103 (83) Loại thai trứng Bán phần 21 (17) Nhận xét: Số lần sinh có gấp 2 ở nhóm sinh ≥ 3 lần trong nhóm thai trứng. Tiền căn mang thai bất thường gần gấp 2 trong nhóm thai trứng. Thai trứng toàn phần gấp gần 4 lần thai trứng bán phần. Bảng 4. Các yếu tố đơn biến liên quan thai trứng. Yếu tố OR KTC95% p Tuổi mẹ ≤ 20 2,31 1,25 – 4,29 0,003 21 – 34 1 35 – 39 1,97 1 – 3,85 0,033 ≥ 40 4,82 1,67– 14,3 0,001 Không tiếp xúc 1 Thuốc trừ sâu Có tiếp xúc 3,6 2,17 – 5,98 0,001 BMI mẹ ≥ 18,5 1 <18,5 2,65 1,5 – 4,71 0,001 Số lần sanh 0 1 1 – 2 lần 1,56 0,95 – 2,56 0,061 ≥ 3 lần 2,72 1,13 – 6,57 0,013 ≤ 20 2,05 0,59 – 7,08 0,199 21 – 34 1 35 – 39 1,03 0,5 – 2,08 0,936 Tuổi người chồng ≥ 40 3,15 1,57 – 6,37 0,001 Không làm nông 1 Nghề của chồng Làm nông 2,43 1,52 – 3,91 0,001 Nhận xét: Các yếu tố liên quan thai trứng gồm tuổi mẹ, tiếp xúc thuốc trừ sâu, BMI mẹ, số lần sanh, tuổi chồng, chồng làm nông. Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố. Yếu tố OR KTC95% p Tuổi mẹ ≤ 20 2,41 1,21 – 4,79 0,01 21 – 34 1 35 – 39 0,99 0,34 – 2,87 0,99 ≥ 40 1,63 0,34 – 7,69 0,54 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 110 Yếu tố OR KTC95% p Không tiếp xúc 1 Thuốc trừ sâu Có tiếp xúc 2,97 1,52 – 5,79 0,001 BMI mẹ ≥ 18,5 1 <18,5 2,51 1,4 – 4,5 0,002 Số lần sanh 0 1 1 – 2 lần 1,56 0,86 – 2,82 0,14 ≥ 3 lần 1,3 0,43 – 3,99 0,64 ≤ 20 0,99 0,27 – 3,62 0,98 21 – 34 1 35 – 39 0,87 0,35 – 2,19 0,77 Tuổi người chồng ≥ 40 2,1 0,6 – 7,49 0,24 Không làm nông 1 Nghề của chồng Làm nông 1,08 0,57 – 2,06 0,81 Nhận xét: Sau khi phân tích đa biến chỉ còn các yếu tố: tuổi mẹ ≤ 20 tuổi, mẹ có tiếp xúc thuốc trừ sâu, BMI của mẹ <18,5 có liên quan đến thai trứng có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Trong 124 trường hợp thai trứng, thai trứng toàn phần chiếm 83% và thai trứng bán phần chiếm 17%. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu trong nước. Theo tác giả Dương Thị Cương, tỷ lệ thai trứng toàn phần là 82% và thai trứng bán phần là 18%(3), Phan Thị Duyên Hải, tỷ lệ này là 83,3% và 16,7% (7).Cơ chế hình thành thai trứng là do bất thường của sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Thai trứng toàn phần là sự thụ tinh của 1 trứng trống với 1 hoặc 2 tinh trùng. Bộ nhiễm sắc thể trong thai trứng toàn phần có nguồn gốc hoàn toàn từ cha. Trong khi đó, thai trứng bán phần là kết quả của sự thụ tinh giữa 2 tinh trùng với 1 trứng dường như bình thường(1). Khi tuổi mẹ quá nhỏ hay quá lớn dễ xảy ra bất thường trong quá trình trưởng thành của trứng, tạo nên trứng trống hoặc trứng có nhân không hoạt động. Vì vậy, tuổi mẹ luôn là một yếu tố nguy cơ của bệnh thai trứng trong tất cả các nghiên cứu. Tuy nhiên, khi phân tích riêng biệt giữa thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần, hầu hết các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng không có mối liên quan giữa tuổi mẹ và thai trứng bán phần(5,13). Điều này có thể lý giải là do sự khác nhau trong cơ chế hình thành thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần. Đa số các nghiên cứu đều công nhận tuổi mẹ ≤ 20 sẽ tăng khả năng bị thai trứng. Còn ở đầu trên của lứa tuổi sinh sản, các tác giả chọn mốc tuổi 35 hoặc 40. Mỗi mốc tuổi đều nhận thấy có sự gia tăng nguy cơ thai trứng. Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, Lê Nguyên Thông (1996) nguy cơ thai trứng tăng 1,7 lần khi tuổi mẹ ≤ 19, tăng 3,2 lần khi tuổi mẹ ≥ 40(10). Phạm Thanh Hoàng (2008) thấy rằng nguy cơ thai trứng tăng 2 lần khi mẹ ≤ 20 tuổi và tăng 3 lần khi mẹ ≥ 40 tuổi(12). Tại bệnh viện trung ương Huế, khi xếp những phụ nữ ở hai đầu của lứa tuổi sinh sản (40 tuổi) thành một nhóm, Phan Thị Duyên Hải nhận thấy nguy cơ thai trứng ở nhóm này tăng gấp 3,75 lần(7). Có những kết luận khác nhau về nguy cơ thai trứng ở những người sẩy thai. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu nhận thấy phụ nữ có tiền căn sẩy thai sẽ tăng nguy cơ bị thai trứng. Có bảy nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan giữa thai trứng và tiền sử sẩy thai, nguy cơ tăng từ 1,1 đến 3,3 lần(1). Một nghiên cứu ở Ấn Độ thấy rằng tiền căn sẩy thai làm tăng nguy cơ thai trứng lên 3,9 lần(7). Kết quả tương tự trong nghiên cứu của Parazzini, so với nhóm phụ nữ không có tiền sử sẩy thai, những người có tiền sử sẩy thai 2 lần trở lên có nguy cơ thai trứng toàn phần và bán phần tăng 3,1 lần và 1,9 lần(14). Một nghiên cứu bệnh chứng bác bỏ mối liên quan này(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy có mối liên quan giữa thai trứng và tiền căn sẩy thai của mẹ (OR = 1,63 với 95% KTC = (0,66 – 3,95). Có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ để bộc lộ mối liên quan này. Tỷ lệ thai trứng ở các nước châu Á cao hơn 2 đến 8 lần so với các nước Âu Mỹ(4,14,15). Bệnh thường gặp ở các nước nghèo có tình trạng kinh tế thấp, do đó, giả thiết giảm dinh dưỡng được chú ý đến. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, nhất là thiếu protein, chất béo, caroten và vitamin A liên quan đến thai trứng được ghi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 111 nhận nhiều trong các nghiên cứu. Nghiên cứu của Berkowitz cho thấy thiếu hụt caroten làm tăng tỷ lệ thai trứng toàn phần(2). Parazzini thấy rằng thai trứng có liên quan đến sự thiếu hụt caroten và chất béo động vật(8). Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chỉ làm tăng tỷ lệ thai trứng toàn phần, còn thai trứng bán phần không phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng(8). Để đánh giá sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, caroten và vitamin A rất khó, nhất là ở tại Việt Nam. Đồng thời, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đòi hỏi một quá trình đủ dài để gây ảnh hưởng lên cơ thể. Vì vậy, các nghiên cứu ở Việt Nam thường đánh giá sự thiếu dinh dưỡng gián tiếp qua lượng thịt được ăn mỗi tuần, thu nhập bình quân đầu người, BMI Nghiên cứu của Ha MC ghi nhận tỷ lệ thai trứng tăng trên nhóm bệnh nhân ít ăn đạm(6). Nghiên cứu của Phạm Thanh Hoàng thấy rằng phụ nữ có thu nhập bình quân thấp tăng nguy cơ thai trứng lên 2 lần so với phụ nữ có thu nhập cao(12). Theo nghiên cứu của Lê Nguyên Thông thì nguy cơ thai trứng tăng gấp 3 lần ở nhóm bệnh nhân có BMI thấp (10). Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới – Gia đình và Môi trường, hiện tại, Việt Nam có khoảng 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Gần 90% trong số đó là phụ nữ, 98% trường hợp đã lạm dụng thuốc trừ sâu hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì từ 2 – 3 lần, sử dụng thuốc không theo hướng dẫn, không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi phun. Các tác giả trong nước khi khảo sát về yếu tố nguy cơ của thai trứng cũng ghi nhận nghề nghiệp làm ruộng làm tăng nguy cơ thai trứng. Lê Nguyên Thông (1996) nhận thấy nguy cơ thai trứng tăng 3,8 lần ở nhóm bệnh nhân làm ruộng so với nhóm làm nghề nghiệp khác(15). Nghiên cứu của Phan Thị Duyên Hải cũng cho thấy nghề nghiệp làm ruộng làm tăng nguy cơ lên 4,32 lần(7). Với nghề nghiệp làm ruộng, người phụ nữ sẽ có khả năng tiếp xúc với hóa chất cao hơn so với nhóm nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, để tìm hiểu chính xác hơn mối liên hệ này cần phải đo được dự lượng chất độc hại trong máu, thời gian và cách tiếp xúc. Nghiên cứu của La Vecchia trên 132 trường hợp bệnh nguyên bào nuôi do thai cũng thấy rằng nguy cơ bệnh gia tăng khi tuổi chồng bệnh nhân ≥ 40(8). Mặc dù cơ chế hình thành thai trứng là do bất thường của sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, nhưng sự bất thường chủ yếu là từ trứng. Chính vì vậy, trong hầu hết các nghiên cứu đều xem tuổi mẹ là một yếu tố nguy cơ chính của thai trứng, tuổi cha ít được nghiên cứu hơn. Một nghiên cứu bệnh – chứng thực hiện tại Tehran thấy rằng người chồng có nghề nghiệp lao động chân tay, nhất là khi làm việc trong môi trường nhiều bụi và đất sẽ tăng nguy cơ thai trứng lên 7,8 lần(15). Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi phân tích đa biến, nghề nghiệp của chồng chưa có mối liên quan có ý nghĩa với thai trứng. Hạn chế Đây là một nghiên cứu bệnh chứng nên nghiên cứu có một số hạn chế như sau: Có sự sai lệch do nhớ lại, nhất là những yếu tố từ lúc thai phụ mới bắt đầu mang thai. Một vài yếu tố nguy cơ có thể không được đo lường chính xác. Việc tiếp xúc thuốc trừ sâu chỉ được đánh giá qua nghề nghiệp và bản phỏng vấn thay vì phải thử nồng độ thuốc trong máu. Có thể do chọn mẫu tại bệnh viện, nghề nghiệp làm ruộng của nhóm thai trứng chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm thai thường. Đối với sai lệch thông tin do người nghiên cứu (sai lệch của người phỏng vấn), để kiểm soát sai lệch, những người tham gia phỏng vấn sẽ không biết mục tiêu nghiên cứu và đã được tập huấn với bản câu hỏi soạn sẵn. Các bệnh nhân và thai phụ được giải thích rõ ý nghĩa của nghiên cứu và được phỏng vấn riêng từng người để hạn chế sai lệch thông tin từ đối tượng được nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 112 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu bệnh chứng 124 trường hợp thai trứng và 248 trường hợp thai thường từ tháng 07/2009 đến tháng 06/2010, chúng tôi rút ra kết luận: 1. Tuổi mẹ ≤ 20 có nguy cơ bị thai trứng gấp 2,41 lần (OR= 2,41, KTC 95% 1,21 – 4,79). 2. Qua phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ghi nhận ảnh hưởng nguy cơ liên quan thai trứng: mẹ tiếp xúc thuốc trừ sâu (OR= 2,97, KTC 95% 1,52 – 5,79), BMI của mẹ <18,5 (OR= 2,51, KTC 95% 1,40 – 4,50). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Altieri A, Franceschi S, Ferlay J, Smith J & LaVecchia C. (2003). Epidemiology and aetiology Gestational trophoblastic diseases. The Lancet Oncology, 4, pp 670 - 678. 2 Berkowitz RS, Bernstein MR, Harlow BL, Rice LW, Lage JM, Goldstein DP, et al. (1995). Case-control study of risk factors for partial molar pregnancy. Am J Obstet Gynecol, 173(3 Pt1), pp 788 - 794. 3 Duong, D. T. C. (1998). Gestational trophoblastic disease in Vietnam: prevalence, clinical features, management. Int J Gynaecol Obstet, 68(1), pp 131. 4 Evans AC, Soper JT & Hammond CB. (1997). Clinical features of molar pregnancies and gestational trophoblastic tumors. Gestational trophoblastic disease, London: Chapman & Hall Medical, pp 182 - 195. 5 Graham IH, Fajardo AM & Richards RL. (1990). Epidemiological study of complete and partial hydatidiform mole in Abu Dhabi: influence age and ethnic group. J Clin Pathol, 43(8), pp 661 - 664. 6 Ha MC, Cordier S, Bard D, Le TB, Hoang AH, Hoang TQ, et al. (1996). Agent orange and the risk of gestational trophoblastic disease in Vietnam. Arch Environ Health, 51(5), pp 368 - 374. 7 Kumar N, Saxena YK, Rathi AK, Chitra R & Kumar P. (2003). Host and risk factors for gestational trophoblastic disease: a hospital-based analysis from India. Med Monit, 9(10), pp 442 - 447. 8 LaVecchia C, Mangili G, Caminiti C, Negri E, Cecchetti G, et al. (1988). Dietary factors and risk of trophoblastic disease. Am J Obstet Gynecol, 158(1), pp 93 - 99. 9 Lê Hồng Cẩm (2007). Khối u nguyên bào nuôi. Sản phụ khoa, tập 2, Trường Đại học Y dược TP.HCM, tr.732. 10 Lê Nguyên Thông (1996). Dịch tễ học lâm sàng bệnh chửa trứng tại TPHCM. Trường Đại học Y Dược TP.HCM, lu
Tài liệu liên quan