Các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy

Mục đích: Chúng tôi khảo sát các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy (CTT) nhằm mục đích giúp cho các phẫu thuật viên điều trị và theo dõi bệnh bệnh nhân bị chấn thương tụy ngày càng tốt hơn. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 105 bệnh nhân CTT nhập Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2009 và phân tích các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong (loại những bệnh nhân CTT đã được mổ ở tuyến trước). Kết quả: 105 bệnh nhân gồm 92 nam và 12 nữ, hầu hết là bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi, tuổi trung bình 31,2 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông 68%. Tỷ lệ biến chứng 53,3% và tử vong 16,2%. Phân tích các yếu tố tiên lượng: Dạng tổn thương vỡ tụy, tổn thương có liên quan đến ống tụy chính (độ III, IV và V theo AAST), phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố tiên lượng có biến chứng rò tụy. Tổn thương ống tụy chính, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố tiên lượng biến chứng áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc do xì miệng nối. Huyết áp tâm thu lúc nhập viện ≤ 90mmHg, tổn thương ống tụy chính, số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố tiên lượng tử vong cho những bệnh nhân chấn thương tụy. Phân tích đa biến: Số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Vị trí tổn thương và thời gian phẫu thuật sau chấn thương liên quan không có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ biến chứng và tử vong. Kết luận: CTT gặp không nhiều trong chấn thương bụng nhưng thường nặng vì kèm thương tổn kết hợp với các tạng khác hoặc trên bệnh nhân đa thương. Tỷ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Tổn thương phối hợp với các tạng, phẫu thuật nhiều lần có ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 97 CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BIẾN CHỨNG VÀ TỬ VONG TRONG CHẤN THƯƠNG TỤY Đỗ Duy Tiền*, Võ Tấn Long* TÓM TẮT Mục đích: Chúng tôi khảo sát các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy (CTT) nhằm mục đích giúp cho các phẫu thuật viên điều trị và theo dõi bệnh bệnh nhân bị chấn thương tụy ngày càng tốt hơn. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 105 bệnh nhân CTT nhập Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2009 và phân tích các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong (loại những bệnh nhân CTT đã được mổ ở tuyến trước). Kết quả: 105 bệnh nhân gồm 92 nam và 12 nữ, hầu hết là bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi, tuổi trung bình 31,2 tuổi. Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông 68%. Tỷ lệ biến chứng 53,3% và tử vong 16,2%. Phân tích các yếu tố tiên lượng: Dạng tổn thương vỡ tụy, tổn thương có liên quan đến ống tụy chính (độ III, IV và V theo AAST), phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố tiên lượng có biến chứng rò tụy. Tổn thương ống tụy chính, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố tiên lượng biến chứng áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc do xì miệng nối. Huyết áp tâm thu lúc nhập viện ≤ 90mmHg, tổn thương ống tụy chính, số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng (tá tràng và đại tràng), phẫu thuật ≥ 2 lần và các phương pháp phẫu thuật cho tổn thương tụy phối hợp tá tràng là những yếu tố tiên lượng tử vong cho những bệnh nhân chấn thương tụy. Phân tích đa biến: Số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, phẫu thuật ≥ 2 lần là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Vị trí tổn thương và thời gian phẫu thuật sau chấn thương liên quan không có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ biến chứng và tử vong. Kết luận: CTT gặp không nhiều trong chấn thương bụng nhưng thường nặng vì kèm thương tổn kết hợp với các tạng khác hoặc trên bệnh nhân đa thương. Tỷ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Tổn thương phối hợp với các tạng, phẫu thuật nhiều lần có ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Từ khóa: chấn thương tụy, tiên lượng và biến chứng chấn thương tụy, tử vong chấn thương tụy. ABSTRACT THE PROGNOSTIC FACTORS MORBIDITY AND MORTALITY IN PANCREATIC TRAUMA Do Duy Tien, Vo Tan Long* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 97 - 102 Background: We study the prognostic factors for morbidity and mortality in pancreatic trauma, aims to help the surgeon follow-up and treatment of traumatic pancreatic patients is better. Methods: Retrospective study of 105 traumatic pancreatic patients at Cho Ray Hospital from 01/2002 to 10/2009 and analysis of prognostic factors for morbidity and mortality, (excluding of patients have been operated at other hospitals). Results: We had 105 patients included 92 males and 12 females, mostly in patients of working age from 20 to 40 years old, average age 31.2 years old. Common causes of traffic accidents was 68%. Morbidity rate 53.3% * Bộ Môn Ngọai, khoa y – Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Duy Tiền, ĐT: 0914113301, Email: tiendoduy@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 98 and mortality 16.2%. Type break pancreatic lesions, injuries related to the main pancreatic duct (grade III, IV and V according to AAST), the times of surgery ≥ 2 were prognostic factors with pancreatic fistula complications. Injury of the main pancreatic duct, Injuries combinate with other organs in the abdomen (duodenum and colon), the times of surgery ≥ 2 and surgical methods for pancreatic trauma that combinate with duodenal injury were prognostic factors complicated intra-abdominal abscess. Systolic blood pressure at admission ≤ 90mmHg, injury of the main pancreatic duct, combination with other organs ≥ 2, combination with other abdominal organs (duodenum and colon), the times of surgery ≥ 2 and surgical methods for pancreatic trauma that combinate with duodenal injury were factors predict mortality in traumatic pancreatic patients. Multivariate analysis: The number of organ injuried ≥ 2, the times of surgery ≥ 2 were factors predict mortality. Injury combinate with duodenum was factors predict mortality. Location of lesions and the time of surgery after trauma were not associated with morbidity and mortality rate. Conclusions: Pancreatic trauma is rather rate but usually associated with other injuries in abdomen or multi-injured patients. Morbidity and mortality remain high. Injury combinate with other organs, surgery several times that affect the rate of morbidity. Injury combinate with duodenum affect mortality. Keywords: pancreatic trauma, injury complication for pancreatic trauma, prognostic factors for pancreatic trauma. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương tụy (CTT) chiếm 12% đến 16% trong chấn thương bụng kín, CTT thường trong bệnh cảnh đa chấn thương, tỷ lệ CTT ngày càng tăng do: phương tiện giao thông di chuyển nhanh, xây dựng các công trình nhà cao tầng. CTT có tiên lượng nặng, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Chúng tôi nghiên cứu 105 trường hợp CTT được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2009. Chúng tôi khảo sát các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong trong chấn thương tụy nhằm mục đích giúp cho các phẫu thuật viên điều trị và theo dõi bệnh bệnh nhân bị chấn thương tụy ngày càng tốt hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồi cứu các trường hợp CTT nhập Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2009 và phân tích các yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong (loại những bệnh nhân CTT đã được mổ ở tuyến trước). KẾT QUẢ Tuổi Tuổi trung bình là 31,2 ± 14,3 (từ 10 đến 85 tuổi). Bệnh nhân trẻ trong độ tuổi lao động (20 – 40 tuổi) chiếm ưu thế 61%. Giới Bệnh nhân nam chiếm đa số 87,6% (92/105), nữ chiếm 12,4% (13/105). Tỷ lệ nam/nữ = 7/1. Nơi cư trú Bệnh nhân ở tỉnh khác chuyển đến70,5%, Tp. HCM 29,5%. Bảng 1: Nguyên nhân chấn thương. Nguyên nhân Số bệnh nhân (n = 103) Tỷ lệ % Tai nạn giao thông 70 68 Tai nạn lao động 11 10,7 Tai nạn sinh hoạt 18 17,5 Tai nạn thể thao 4 3,8 Bảng 2: Tỷ lệ biến chứng và tử vong. Bệnh nhân (n = 105) Tỷ lệ % Biến chứng 56 53,3 Tử vong 17 16,2 Các loại biến chứng Tỷ lệ biến chứng rò tụy chiếm cao nhất 21,9% (23/105). Biến chứng xuất huyết nội sau mổ 4,8% (5/105). Biến chứng áp xe tồn lưu, viêm phúc mạc do bục xì miệng nối chiếm 13,3% (14/105) và biến chứng nang giả tụy chiếm 13,3% (14/105). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 99 Bảng 3: Nguyên nhân tử vong. Nguyên nhân tử vong n = 105 Tỷ lệ % Choáng nhiễm trùng, nhiễm độc 3 2,9 Xuất huyết nội 4 3,8 Suy thận cấp, rối loạn điện giải 2 1,9 Viêm tụy cấp 1 1 Hoại tử tụy 1 1 Suy đa cơ quan 3 2,9 Hôn mê, đa thương 3 2,9 Tổng cộng 17 16,2 Các yếu tố tiên lượng Bảng 4: Huyết áp tâm thu lúc nhập viện. Huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg > 90mmHg Tổng cộng P Biến chứng 17 (50%) 39 (54,9%) 56 (53,3%) 0,636 Tử vong 9 (26,5%) 8 (11,3%) 17 (16,2%) 0,048 Tổng cộng 34 (100%) 71 (100%) 105 (100%) ) Tử vong ở nhóm có huyết áp ≤ 90 mmHg cao hơn nhóm có huyết áp > 90mmHg, khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Bảng 5: Dạng tổn thương. Dạng tổn thương Vỡ tụy Đứt tụy Rách tụy Đụng dập Tổng cộng P Rò tụy 11 (40,7%) 2 (18,2%) 2 (33,3%) 8 (13,1%) 23 (21,9%) 0,03 1 Tử vong 8 (29,6%) 2 (18,2%) 2 (33,3%) 5 (8,2%) 17 (16,2%) 0,05 1 Tổng cộng 27 (100%) 11 (100%) 6 (100%) 61 (100%) 105 (100%) Biến chứng rò tụy ở nhóm vỡ tụy chiếm tỷ lệ cao 40,7% (11/27). Bảng 6: Độ nặng tổn thương. Độ nặng tổn thương Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V Tổng cộng P Rò tụy 2 11,8% 3 8,3% 10 37% 6 31,6% 2 33,3% 23 21,9% 0,040 Áp xe tồn lưu 0 0% 2 5,6% 4 14,8% 4 21,1% 4 66,7% 14 13,3% 0,000 Tử vong 0 0% 3 8,3% 6 22,2% 4 21,1% 4 66,7% 17 16,2% 0,002 Tổng cộng 17 100% 36 100% 27 100% 19 100% 6 100% 105 100% Độ nặng chấn thương tụy được phân loại theo Hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ (AAST: American Association of the Surgery of Trauma). Bảng 7:Vị trí tổn thương. Vị trí tổn thương Đầu tụy Cổ tụy Thân tụy Đuôi tụy Đầu thân tụy Thân đuôi tụy Toàn bộ tụy P Biến chứng 18 60% 3 30% 12 60% 9 40,9% 6 100% 4 33,3% 4 80% 0,042 Tử vong 7 23,3% 0 0% 4 20% 3 13,6% 1 16,7% 1 8,3% 1 20% 0,679 Tổng cộng 30 100% 10 100% 20 100% 22 100% 6 100% 12 100% 5 100% Bảng 8: Số cơ quan tổn thương phối hợp. Số cơ quan tổn thương phối hợp 0 1 2 3 Tổng cộng P Biến chứng 38 (56,7%) 7 (31,8%) 7 (63,6%) 4 (80%) 56 (53,3%) 0,09 8 Tử vong 5 (7,5%) 6 (27,3%) 4 (36,4%) 2 (40%) 17 (16,2%) 0,01 1 Tổng cộng 67 (100%) 22 (100%) 11 (100%) 5 (100%) 105 (100%) Số lần phẫu thuật Bảo tồn 1 lần 2 lần 3 lần P Rò tụy 0 (0%) 16 (28,1%) 6 (50%) 1 (50%) 0,001 Áp xe tồn lưu 0 (0%) 7 (12,3%) 5 (41,7%) 2 (100%) 0,000 Biến chứng 17 (50%) 27 (47,4%) 10 (83,3%) 2 (100%) 0,032 Tử vong 1 (2,9%) 11 (19,3%) 4 (33,3%) 1 (50%) 0,028 Tổng cộng 34 (100%) 57 (100%) 12 (100%) 2 (100%) ) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số cơ quan tổn thương phối hợp với tỷ lệ tử vong (χ 2 = 11,140; P = 0,011). Bảng 9: Tổn thương phối hợp tạng rỗng. Tổn thương phối hợp tạng rỗng Dạ dày Tá tràng Hỗng–hồi tràng Đại tràng Biến chứng 3 (60%) 7 (87,5%) 9 (69,2%) 7 (53,8%) P 0,759 0,044 0,220 0,968 Tử vong 2 (40%) 5 (62,5%) 3 (23,1%) 5 (38,5%) P 0,139 0,000 0,471 0,020 Tổng cộng 5 (100%) 8 (100%) 13 (100%) 13 (100%) ) Tổn thương phối hợp với tá tràng làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 100 Bảng 10: Tổn thương phối hợp tạng đặc. Tổn thương phối hợp tạng đặc Lách Gan Biến chứng 13 (46,4%) 5 (41,7%) P 0,392 0,389 Tử vong 9 (32,1%) 3 (25%) P 0,007 0,379 Tổng cộng 28 (100%) 12 (100%) ) Tổn thương với lách chiếm tỷ lệ cao nhất, có liên quan đến tỷ lệ tử vong. Bảng 11: Số lần phẫu thuật Số lần phẫu thuật Bảo tồn 1 lần 2 lần 3 lần P Rò tụy 0 (0%) 16 (28,1%) 6 (50%) 1 (50%) 0,001 Áp xe tồn lưu 0 (0%) 7 (12,3%) 5 (41,7%) 2 (100%) 0,000 Biến chứng 17 (50%) 27 (47,4%) 10 (83,3%) 2 (100%) 0,032 Tử vong 1 (2,9%) 11 (19,3%) 4 (33,3%) 1 (50%) 0,028 Tổng cộng 34 (100%) 57 (100%) 12 (100%) 2 (100%) Số lần phẫu thuật càng nhiều thì tỉ lệ biến chứng và tử vong càng cao. Bảng 12: Số tạng tổn thương phối hợp. Số tạng tổn thương phối hợp 0 1 tạng 2 tạng > 2 tạng Tổng cộng P Biến chứng 32 56,1% 11 42,3% 8 61,5% 5 55,6% 56 53,3% 0,611 Tử vong 4 7% 4 15,4% 5 38,5% 4 44,4% 17 16,2% 0,004 Tổng cộng 57 100% 26 100% 13 100% 9 100% 105 100% ) Tổn thương càng nhiều tạng thì tỷ lệ tử vong càng cao. Bảng 13: Thời điểm phẫu thuật sau chấn thương. Thời điểm phẫu thuật Trước 24 giờ Sau 24 giờ Tổng cộng P Biến chứng 23 (59%) 16 (50%) 39 (54,9%) 0,636 Tử vong 10 (25,6%) 6 (18,8%) 16 (22,5%) 0,489 Tổng cộng 39 (100%) 32 (100%) 71 (100%) Bảng 14: Phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phẫu thuật PP1 PP2 PP3 PP4 PP5 PP6 PP7 PP8 PP9 Tổng cộng P Áp xe tồn lưu 2 12,5% 5 27,8% 2 12,5% 1 8,3% 0 0% 0 0% 1 50% 1 100% 2 100% 14 19,7% 0,029 Tử vong 1 6,3% 7 38,9% 3 18,8% 0 0% 1 33,3% 0 0% 1 50% 1 100% 2 100% 16 22,5% 0,009 Tổng cộng 16 100% 18 100% 16 100% 12 100% 3 100% 1 100% 2 100% 1 100% 2 100% 71 100% Chú thích: PP1: Dẫn lưu đơn thuần. PP2: Khâu tụy cầm máu, cắt lọc mô hoại tử và dẫn lưu. PP3: Cắt thân – đuôi tụy ± cắt lách. PP4: Khâu đầu tụy + nối hỗng tràng – thân đuôi tụy. PP5: Nối nang tụy – hỗng tràng.PP6: Đóng mõm tá tràng + nối vị tràng + cắt thân đuôi tụy.PP7: Khâu tá tràng + cắt lọc, dẫn lưu. PP8: Khâu tá tràng + cắt thân – đuôi tụy + cắt lách. PP9: Whipple. BÀN LUẬN Chấn thương tụy chỉ chiếm khoảng 12 – 16 % trong chấn thương bụng kín nhưng có tỷ lệ biến chứng và tử vong đáng kể(10). Trường hợp chấn thương tụy đầu tiên được Travers mô tả vào năm 1827 dựa trên sinh thiết tử thi và cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cảnh chấn thương này. Bệnh nhân hầu hết là bệnh nhân nam (87,6%) trong độ tuổi lao động 20 – 40 tuổi (61%). Nguyên nhân thường gặp là tai nạn giao thông (68%). Tỷ lệ biến chứng 53,3% (56/105) và tỷ lệ tử vong 16,2% (17/105). Phân tích các yếu tố tiên lượng Huyết áp tâm thu lúc nhập viện Có 34 bệnh nhân nhập viện với huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg chiếm tỷ lệ 32,4%. Trong nhóm bệnh nhân này, tỷ lệ biến chứng và tử vong là 50% (17/34) và 26,5% (9/34). Tỷ lệ tử vong khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Do vị trí của tụy liên quan với nhiều mạch máu lớn và cơ chế chấn thương thường mạnh nên khi tụy bị tổn thương thường đi kèm với tổn thương mạch máu, gan, lách là nguyên nhân gây xuất huyết nội dẫn đến tử vong. Seong Young Hwang(5) và Silveira HJV(9) cho thấy có mối liên quan có ý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 101 nghĩa thống kê giữa huyết áp tâm thu lúc nhập viện ≤ 90 mmHg với tỷ lệ tử vong (p < 0,001). Dạng tổn thương Dạng tổn thương đụng dập chiếm tỷ lệ cao nhất 58,1% (61/105), đứng vị trí thứ 2 là vỡ tụy chiếm 25,7% (27/105). Biến chứng rò tụy chiếm tỷ lệ cao ở nhóm có dạng tổn thương vỡ tụy 40,7% (11/27), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ nặng tổn thương Heitsch R.C(4) là người đầu tiên mô tả có mối liên quan giữa chấn thương tụy có vỡ ống tụy chính với tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ biến chứng rò tụy ở tổn thương độ III, IV, V 34,6% (18/52) cao hơn nhiều so với biến chứng này ở tổn thương độ I, II 9,4% (5/53), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ nặng tổn thương độ I, II và tổn thương độ III, IV, V với biến chứng áp xe tồn lưu, viêm phúc mạc do xì miệng nối (p < 0,05). Tỷ lệ tử vong ở nhóm có tổn thương độ I, II là 5,7% (3/53) thấp hơn tỷ lệ tử vong ở nhóm tổn thương độ III, IV, V 26,9% (14/52), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy tổn thương ống tụy chính thì liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ biến chứng và tử vong. Vị trí tổn thương Tổn thương ở vị trí đầu tụy có tỷ lệ biến chứng 32,1% (18/56) và tỷ lệ tử vong là 41,2% (7/17) cao hơn các vị trí tổn thương khác. Jones R.C(6) vị trí tổn thương ở đầu tụy có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao là do vị trí giải phẫu đầu tụy liên quan tới nhiều mạch máu gây chảy máu nhiều và đặc biệt tổn thương phối hợp với tá tràng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí tổn thương tụy với biến chứng (p < 0,05). Số cơ quan tổn thương phối hợp Glancy K.E(3) hồi cứu trong y văn, tác giả cũng nhận thấy rằng số lượng các cơ quan tổn thương phối hợp làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Tổn thương phối hợp với nhiều cơ quan thì tỷ lệ biến chứng càng cao nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không có tổn thương phối hợp thì tỷ lệ tử vong là 7,5% (5/67) khi có tổn phối hợp với 1 cơ quan khác là 27,3% (6/22), với 2 cơ quan là 36,4% (4/11), với 3 cơ quan là 40% (2/5). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số cơ quan tổn thương phối hợp với tỷ lệ tử vong (p < 0,05). Tổn thương phối hợp tạng rỗng: 48 bệnh nhân có tổn thương phối hợp với các tạng trong ổ bụng chiếm 45,7% (48/105). Trong 8 bệnh nhân tổn thương phối hợp với tá tràng thì có 7 bệnh nhân có biến chứng chiếm tỷ lệ 87,5% (7/8) và 5 bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ 62,5% (5/8). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương phối hợp tá tràng với biến chứng và tử vong (p < 0,001). Tổn thương phối hợp với đại tràng làm tăng tỷ lệ biến chứng áp xe tồn lưu và tử vong do choáng nhiễm trùng (p < 0,05). Hwang S.Y(5), Patton J.H(8) cũng có ghi nhận tương tự. Tổn thương phối hợp tạng đặc Có 12 bệnh nhân tổn thương phối hợp với gan chiếm tỷ lệ là 11,4% (12/105) và 28 bệnh nhân tổn thương phối hợp với lách chiếm tỷ lệ 26,7% (28/105). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chấn thương tụy kèm theo tổn thương lách với tỷ lệ tử vong do xuất huyết nội (p < 0,05). Theo Jones R.C(6) tổn thương gan và lách làm tăng tỷ lệ hình thành áp xe trong ổ bụng. Số tạng tổn thương phối hợp Chấn thương tụy đơn độc có tỷ lệ biến chứng là 56,1% (32/57), tổn thương kèm 1 tạng là 42,3% (11/26), tổn thương kèm 2 tạng là 61,5% (8/13) và nhiều hơn 2 tạng là 55,6% (5/9). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tổn thương tụy đơn thuần có tỷ lệ tử vong là 7% (4/57), tổn thương kèm 1 tạng là 15,4% (4/26), kèm 2 tạng là 38,5% (5/13), nhiều hơn 2 tạng là 44,4% (4/9). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 17 bệnh nhân tử vong đều có tổn thương phối hợp, đặc biệt tổn thương với tá tràng, là một thương tổn nặng nề, phức tạp nhất trong các tổn thương ở đường tiêu hóa(2,7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 102 Số lần phẫu thuật 57 bệnh nhân được mổ 1 lần chiếm tỷ lệ 80,3% (57/71), 12 bệnh nhân được mổ 2 lần chiếm tỷ lệ 16,9% (12/71), 2 bệnh nhân mổ 3 lần chiếm tỷ lệ 2,8% (2/71). Bệnh nhân mổ càng nhiều lần thì tỷ lệ biến chứng và tử vong càng cao và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lần phẫu thuật với biến chứng và tử vong (P < 0,05). Thời điểm phẫu thuật sau chấn thương 39 bệnh nhân được mổ trong vòng 24 giờ sau chấn thương chiếm tỷ lệ 54,9% (39/71) và 32 bệnh nhân mổ sau 24 giờ chiếm tỷ lệ 45,1% (32/71). So với các tác giả ngoài nước thì số bệnh nhân mổ trong vòng 24 giờ của chúng tôi ít hơn vì đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở tỉnh khác chuyển đến (chiếm 70,5%). Tỷ lệ biến chứng và tử vong ở nhóm phẫu thuật trước 24 giờ cao hơn nhóm phẫu thuật sau 24 giờ có thể là do những bệnh nhân được mổ trước 24 giờ là những bệnh nhân nặng và có nhiều tổn thương phối hợp. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phối hợp ở nhóm phẫu thuật trước 24 giờ là 82,1% (32/39) và tỷ lệ này ở nhóm phẫu thuật sau 24 giờ là 46,9% (15/32). Tỷ lệ biến chứng và tử vong giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Phương pháp phẫu thuật Tỷ lệ các biến chứng liên quan không có ý nghĩa thống kê với các phương pháp phẫu thuật (P > 0,05). Biến chứng thường gặp nhất là rò tụy. Chúng tôi ghi nhận được ở những bệnh nhân có tổn thương phối hợp với tá tràng, các phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này cũng cao hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Phân tích đa biến Số tạng tổn thương phối hợp ≥ 2, phẫu thuật nhiều lần (≥ 2 lần) là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. Tổn thương phối hợp với tá tràng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. KẾT LUẬN CTT gặp không nhiều trong chấn thương bụng kín nhưng thường nặng vì kèm thương tổn kết hợp với các tạng khác hoặc trên bệnh nhân đa thương. Tỷ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Tổn thương phối hợp với
Tài liệu liên quan