HĐCV là một dạng hoạt động của NN do các CC, VC thực hiện theo những nguyên tắc chung, mang tính tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhất định do NN đặt ra.
2. Đặc điểm của HĐCV nhà nước:
a) Mang tính sáng tạo cao
b) Gắn với quyền lực NN;
c) Do các CC, VC NN thực hiện;
d) Gắn liền với chức vụ, quyền hạn nhất định của CC, VC NN.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cán bộ công chức Việt Nam theo pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỨ 4
CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIỆT NAM
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
I. KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
1. Khái niệm của HĐCV:
HĐCV là một dạng hoạt động của NN do các CC, VC thực hiện theo những nguyên tắc chung, mang tính tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhất định do NN đặt ra.
2. Đặc điểm của HĐCV nhà nước:
a) Mang tính sáng tạo cao
b) Gắn với quyền lực NN;
c) Do các CC, VC NN thực hiện;
d) Gắn liền với chức vụ, quyền hạn nhất định của CC, VC NN.
3. Các nguyên tắc HĐCV:
a) Phục vụ lợi ích của ND LĐ;
b) Các CC, VC NN phải báo cáo và chịu sự giám sát của ND và cơ quan quyền lực khác.
c) Thay thế và bãi miễn CC, VC, không đủ năng lực quản lý, vi phạm pháp luật.
d) Công dân bình đẳng trước HĐCV.
đ) CC, VC NN không có đặc quyền, đặc lợi so với NLĐ khác.
II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
A. Khái Niệm Công Chức:
CB, CC theo pháp lệnh công chức là công dân VN trong biên chế bao gồm:
1. Những người do bầu cử để đảm bảo nhiệm vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan NN, tổ chức chính trị, tổ chức CT - XH ở trung ương , cấp tỉnh , cấp huyện;
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm trong tổ chức chính trị , tổ chức CT - XH ở trung ương; cấp tỉnh, cấp huyện;
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan NN ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
4. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghịêp của NN, tổ chức chính trị, tổ chức CT – XH .
Thẩm phán tòa án ND, viện kiểm sát ND
6. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị quân đội ND, không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan thuộc CAND mà không phải là sĩ quan , hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
7. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm vụ, thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư đảng ủy; người đứng đầu tổ chức CT–XH, xa,õ phường, thị trấn;
8. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND các cấp xã .
B. Phân loại công chức:
1. Phân loại theo loại hình đào tạo:
a) CC loại A là người bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đại học và sau đại học;
b) CC loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp;
c) CC loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp;
2. Phân loại theo ngạch công chức:
a) CC ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên;
b) CC ngạch chuyên viên chính và tương đương ;
c) CC ngạch chuyên viên và tương đương;
d) CC ngạch cán sự và tương đương;
đ) CC ngạch nhân viên và tương đương;
Ngạch CC là chức danh phân công theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ;
Bậc là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bật có một hệ số tiền lương (có nhiều bật trong ngạch)
3. Phân loại theo vị trí công tác:
a) Công chức lãnh đạo, chỉ huy.
b)Công chức chuyên môn nghiệp vụ.
C. Tuyển dụng, sử dụng công chức:
1. Điều kiện tuyển dụng:
a) Đối với cơ quan tuyển dụng: Phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh CB, CC và chỉ tiêu biên chế được giao;
b) Đối với người muốn tuyển dụng: Người muốn tuyển dụng có một trong các điều kiện sau:
- Là công dân VN, có địa chỉ thường trú tại VN;
- Tuổi đời dự tuyển là từ 18 tuổi đến 40 tuổi; trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển cao hơn nhưng không quá 45 tuổi;
- Có đơn tự nguyện lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Đủ sức khỏe để nhận nhiệm vụ công vụ;
- Không có thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
(Người DT thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thương binh, con liệt sĩ, anh hùng LLVT; anh hùngLĐ; người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội thanh niên xung phong; đội viên đội tri thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được ưu tiên trong tuyển dụng)
2. Tuyển dụng, nhận việc:
a) Điểm thi mổi môn từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 người trúng tuyển là người được tính từ tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế.
b)Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng và xếp lương theo đúng quy định về tiêu chuẩn, ngạch bật của công chức.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến cơ quan nhận việc , trừ trường hợp tuyển dụng có quy định khác.
Trường hợp người được tuyển dụng có những lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải có đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và phải được cơ quan tuyển dụng đồng ý .
Trường hợp có quyết định tuyển dụng, đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng thì cơ quan tuyển dụng có thẩm quyền tuyển dụng CC ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
3. Công chức dự bị:
Những người được tuyển dụng vào ngạch CC NN phải thực hiện chế độ CCDB
Thời gian thực hiện chế độ CCDB là 24 tháng đối với tất cả các ngạch CC
Khi đủ 24 tháng thực hiện chế độ CCDB, CCDB phải làm bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dự bị, người được phân công hướng dẫn CCDB làm bản nhận xét, đánh giá đối với CCDB gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng CCDB
Người đứng đầu cơ quan sử dụng CCDB nhận xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của CCDB gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý CC xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặïc không bổ nhiệm vào ngạch CC
CCDB không được bổ nhiệm vào ngạch CC thì cơ quan đã ra quyết định tuyển dụng hủy bỏ quyết định tuyển dụng và được trợ cấp mỗi năm làm việc 1 tháng lương và phụ cấp (nếu có) cùng tiền tàu, xe về nơi cư trú.
4. Tập sự:
Người được tuyển dụng phải qua thời gian tập sự. Thời gian tập sự đối với CC dự bị được tính trong thời gian thực hiện chế độ CC dự bị. Thời gian tập sự đối với các ngạch CC được qui định như sau:
a)12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;
b) 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương;
c) 03 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương;
Trong thời gian tập sự, người được tập sự hưởng 85% bậc lương hệ số khởi điểm bậc 1 của ngạch tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch đang tuyển dụng; người tập sự có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch đang tuyển dụng
Đối với người được tuyển dụng làm ở vùng cao,vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo hoặc các ngành nghề độc hại nguy hiểm, người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tập sự, thì được hưởng 100% hệ số lương khỏi điểm của ngạch được tuyển dụng.
Khi CCDB có đủ thời gian làm việc bằng thời gian tập sự ứng với ngạch đang tuyển dụng (3, 6, 12 tháng) thì cơ quan sử dụng CC báo cáo bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền quản lý CC để ra quyết định xếp lương theo qui định cho CCDB và từ thời điểm này được tính vào thời điểm để xét nâng lương theo thâm niên (Thời gia tập sự không tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên)
4. Nâng ngạch, chuyển ngạch:
a) Nâng ngạch: Việc nâng ngạch CC thông qua các kỳ thi nâng ngạch. Cơ quan xéc thi nâng ngạch phải thông qua kỳ thi nâng ngạch, cơ quan xét nâng ngạch cho CC phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan; CC tham gia thi nâng ngạch phải có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định ở ngạch dự thi và được hội đồng sơ tuyển chọn (hội đồng sơ tuyển được thành lập ở các cơ quan trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương)
b) Chuyển ngạch: CC chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác hoặc viên chức đang làm việc trong các doanh nhiệp nhà nước được tuyển dụng và xếp vào ngạch CC hoặc trực tiếp được nhận vào cơ quan hành chính sự nghiệp. Thì phải đáp ứng đủ tiêu chuyển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành ngạch chuyển đến, và trong chỉ tiêu biên chế được phân bổ của cơ quan; cơ quan sữ dụng công chức, khi tiếp nhận công chức phải thành lập hội đồng để kiểm tra, sát hạch trình độ, năng lực của CC.
5. Điều động, biệt phái:
a) Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, cơ quan có thẩm quyền có quyền điều động CC đến làm việc, tại các cơ quan trung ương hoặc địa phương.
b) Cơ quan quản lý và sử dụng CC phải căn cứ vào vị trí công tác được phân công và tiêu chuẩn nghiệp vụ CC để xếp ngạch CC và hệ số lương tương đương với ngạch cũ.
c) CC thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ cơ quan, tổ chức cũ bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được xét nâng bậc lương theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) CC được cử biệt phái đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức đơn vị khác (thời hạn không quá 3 năm) thì trong thời gian cử biệt phái vẫn giữa nguyên ngạch cũ.( phụ cấp chức vụ (nếu có) và một số chế độ khác theo khả năng ngân sách, của cơ quan hoặc địa phương nơi công chức được cử biệt phái).
III. QUẢN LÝ CÔNG CHỨC:
Vấn đề công chức được phân loại:
1. Bộ nội vụ:
Là cơ quan giúp Chính phủ quản lý về CC trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiền lương, quản lý về số lượng, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương đối với viên chức cao cấp (chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương); xây dựng các chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ cá ngạch CC theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ trình và tổ chức thi nâng ngạch từ chuyên viên chính, lên chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương khác; thanh tra kiểm sát CC…
2. Các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ:
Quản lý số lượng, bổ nhiệm, xếp lương và nâng bật lương đối với CC từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống; tổ chức thi tuyển, đào tạo; bồi dưỡng CC, thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên, từ chuyên viên lên chuyên viên chính và các ngạch tương đương khác …
3. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Quản lý CC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; tổ chức thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên, từ chuyên viên lên chuyên viên chính và các ngạch tương đương khác theo quy chế khung và nội dung thi của các Bộ, ngành quản lý công chức chuyên môn
IV. THÔI VIỆC, KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC:
1. Thôi việc:
a) Do xắp xếp tổ chức, giảm biên chế của cơ quan có thẩm quyền;
b) Tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý.
c) Khi thôi việc, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý CC phải thực hiện các chế độ về trợ cấp chế độ BHXH, thời gian làm việc, kinh phí chi trả chế độ thôi việc theo pháp luật hiện hành
d) CC bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì không được được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác.
đ) CC tự ý bỏ việc thì ngoài việc xử lý bằng hình thức buộc thôi việc sẽ không được được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác mà còn phải bồi thường thiệt hại cho cơ quan tổ chức quản lý CC các chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Khen thưởng:
Có 2 hình thức khen thưởng
a) Khen thưởng về mặt tinh thần: (Giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh dự NN, huy chương, huân chương)
b) Khen thưởng về mặt vật chất: (tiền hoặc hiện vật)
Ngoài ra, nếu CC thực hiện công vụ đạt thành tích xuất sắc sẽ được xet nâng ngạch, nâng bậc trước thời hạn theo qui định của Chính phủ
3. Kỷ luật công chức:
Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật. Có 6 hình thức kỷ luật:
a) Khiển trách: áp dụng đối với CC có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với CC đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng
c) Hạ bậc lương: áp dụng đối với CC có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
d) Hạ ngạch: áp dụng đối với CC có hành vi vi phạm nghiêm trọng, xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm
e) Cách chức: áp dụng đối với CC có hành vi vi phạm nghiêm trọng, xét thấy không thể tiếp tục đảm nhiệm được chức vụ được giao
f) Buộc thôi việc: áp dụng đối với CC phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo
3. Trách nhiệm vật chất:
a) Việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế và cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình
b) Trường hợp gây thiệt dưới 5 triệu đồng, về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương hàng tháng và không quá 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có)