Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn một số chức năng thanh quản của phẫu thuật cắt thanh quản
bán phần trong ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả 45 trường hợp ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn
sớm(T1a, T1b) tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 04/2007 đến 04/2010.
Kết quả: 14 trường hợp cắt dây thanh kéo trượt niêm mạc thanh thất, 27 trường hợp cắt trán bên có tái tạo
bằng vạt cơ dưới móng,4 trường hợp phẫu thuật trán trước có kéo trượt thanh thiệt (tucker). Tất cả bệnh nhân
đều rút được canule và ống nuôi ăn. Chức năng phát âm được đánh giá qua yếu tố chủ quan (với 93,2% bệnh
nhân hài lòng với giọng nói sau phẫu thuật) và yếu tố khách quan (với cường độ mức âm theo giọng nói trước và
sau phẫu thuật không thay đổi).
Kết luận:Cắt thanh quản bán phần trong ung thư tầng thanh môn giai đoạn sớm là phương phápđiều trị
hiệu quả, bảo tồn chức năng thanh quản, sớm đưa bệnh nhân tái hòa nhập với xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 177
CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ THANH QUẢN TẦNG THANH MÔN GIAI ĐOẠN SỚM
Trần Anh Bích*, Trần Minh Trường **, Lê Hành***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và bảo tồn một số chức năng thanh quản của phẫu thuật cắt thanh quản
bán phần trong ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả 45 trường hợp ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn
sớm(T1a, T1b) tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 04/2007 đến 04/2010.
Kết quả: 14 trường hợp cắt dây thanh kéo trượt niêm mạc thanh thất, 27 trường hợp cắt trán bên có tái tạo
bằng vạt cơ dưới móng,4 trường hợp phẫu thuật trán trước có kéo trượt thanh thiệt (tucker). Tất cả bệnh nhân
đều rút được canule và ống nuôi ăn. Chức năng phát âm được đánh giá qua yếu tố chủ quan (với 93,2% bệnh
nhân hài lòng với giọng nói sau phẫu thuật) và yếu tố khách quan (với cường độ mức âm theo giọng nói trước và
sau phẫu thuật không thay đổi).
Kết luận:Cắt thanh quản bán phần trong ung thư tầng thanh môn giai đoạn sớm là phương phápđiều trị
hiệu quả, bảo tồn chức năng thanh quản, sớm đưa bệnh nhân tái hòa nhập với xã hội.
Từ khóa: Ung thư tầng thanh môn, cắt dây thanh, vạt niêm mạc thanh thất, cắt thanh quản bán phần trán
bên, cắt thanh quản bán phần trán trước.
ABSTRACT
PARTIAL LARYNGECTOMY IN MANAGEMENT EARLY GLOTTIC CANCER
Tran Anh Bich, Tran Minh Truong, Le Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 177 - 182
Objective:To evaluate the results of partial laryngectomy and preserve the function of the larynx for the
management of early glottic cancer.
Method: Cases series prospective, descriptive study was operated on 45 cases early glottic cancer by used
partial laryngectomy reconstruction technique in Cho Ray Hospital from 2007 to 2010.
Result: 45 cases were administerd using partial laryngectomy: 14 cases of vestibular fold flap for post-
cordectomy laryngeal reconstruction. 27 cases of Glottic reconstruction after frontolateral partial laryngectomy
with sternohyoid muscle flap. 4 cases of frontoanterior Laryngectomy with epiglottoplasty (Tucker). The rate of
decannulation and nasogastric feeding tube are 100%. Two principally different assessment speech intelligibility
methods may be applied: subjective assessment (93,2% patients are satisfied voice), objective assessment with a
Sound Level Meter (before and after surgery, voice function are the same).
Conlusion: Partial Laryngectomy used for early glottic cancer is the effective method treatment, it preserves
the function of the larynx and helps the patients integrating back into the community.
Keywords: Glottis cancer, cordectomy, vestibular fold flap, fronto-lateral partial laryngectomy, fronto-
anterior Laryngectomy.
*Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ Môn Tai Mũi Họng, ĐHYD Tp HCM
*** Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Thẫm Mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: BS. Trần Anh Bích. ĐT: 0913954972. Email: anhbich2005@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 178
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thanh quản chiếm tỉ lệ khá cao gần
25% trong ung thư đầu cổ, chiếm 1% trong các
ung thư, đứng hàng thứ 5 trong ung thư ở nam
giới(10). Hiện nay nhờ sự phát triển của các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh và chăm sóc
sức khỏe ban đầu đã giúp phát hiện ung thư
thanh quản giai đoạn sớm ngày càng nhiều. Cắt
thanh quản bán phần không chỉ loại bỏ được
bệnh tích mà còn bảo tồn chức năng thanh quản,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
45 bệnh nhân nhập khoa Tai Mũi Họng bệnh
viện Chợ Rẫy được chẩn đoán ung thư thanh
quản tầng thanh môn trong thời gian từ 04/2007
– 04/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân ung thư thanh quản tầng
thanh môn giai đoạn sớm T1a, T1b.
T1a: Khối u ở 1 dây thanh.
T1b: Khối u liên quan đến 2 dây thanh.
Có xét nghiệm tiền phẫu.
Nội soi tai mũi họng.
Kết quả giải phẫu bệnh: carcinoma tế bào
gai.
CT Scan hay MRI vùng cổ, siêu âm vùng cổ.
Đánh giá cường độ mức âm theo giọng nói
dựa trên 2 yếu tố.
* Chủ quan: đánh giá qua mức độ hài lòng
về giọng nói của bệnh nhân, dựa trên bảng câu
hỏi của Christine có cải biên sao cho phù hợp với
thực tế.
* Khách quan: bệnh nhân được đo cường độ
mức âm theo giọng nói tại Viện Vệ Sinh y tế
công cộng Tp Hồ Chí Minh trước và sau phẫu
thuật.
- Máy đo cường độ mức âm theo giọng nói:
chính là máy đo tiếng ồn thường được sử dụng,
có thêm chức năng đánh giá sự thông hiểu lời
(Speech Intelligibility). Vì máy chưa cập nhật
chương trình mới nên một số chỉ số nhằm đánh
giá sự thông hiểu lời như STI (Speech
Transmission Index) hay CIS (Common
Intelligibility Scale) không thực hiện được. Do
vậy chúng tôi chỉ dừng lại đánh giá có hay
không có sự thay đổi mức cường độ âm theo
giọng nói trước và sau mổ ở các phương pháp
phẫu thuật trong cắt thanh quản bán phần.
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số Tỉ lệ %
<40 2 2 4,4
40 – 49 8 1 9 19,8
50 - 59 19 2 21 46.2
60 – 69 7 1 8 17,6
>70 5 5 11,1
Tuổi thường gặp trong ung thư thanh môn
50-59 tuổi chiếm 46,2%. Tỉ lệ nam/nữ khoảng
10/1.
Tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới khoảng 84,4%.
Tiền căn bệnh lý nội khoa chiếm 20%.
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn.
Tiền căn Nam Nữ Tổng số Tỉ lệ %
Hút thuốc 30 30 66,7
Hút thuốc + uống rượu 8 8 17,7
Đái tháo đường 4 4 8,9
Tim mạch 2 2 4,4
Viêm phế quản mạn 3 3 6,7
Bảng 3: Giai đoạn khối u theo TMN và loại phẫu
thuật.
Vị trí U Loại phẫu thuật Số
ca
%
1/3 giữa dây thanh
(T1a)
-Cắt dây thanh có tái
tạo bằng vạt niêm mạc
thanh thất
14 31,1
1/3trước±1/3giữa,
1/3sau, toàn bộ dây
thanh 1 bên (T1a) hay
2 bên (T1b)
-Cắt thanh quản bán
phần trán bên tái tạo
bằng vạt cơ dưới
móng
27
60
-Cắt thanh quản bán
phần trán trước kéo
trượt thanh thiệt
(Tucker)
4 8,9
Bảng 4: Biến chứng sau phẫu thuật.
Biến chứng Số ca (n) Tỷ lệ (%)
Biến chứng sớm Nhiễm trùng 2 4,4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 179
Biến chứng Số ca (n) Tỷ lệ (%)
Tràn khí dưới da 2 4,4
Mô hạt viêm 3 6,7
Dính mép trước 1 2,2
Biến chứng
muộn
Hẹp thanh quản 1 2,2
Biến chứng 9 20,0
Không biến chứng 36 80,0
Tổng 45 100,0
Bảng 5: Kết quả bảo tồn một số chức năng.
Bảo tồn chức
năng (ngày)
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Trung bình Tổng
Rút canule 1 14 3,08 ±1.9 44
Rút nuôi ăn 1 10 2.66±0.9 45
Rút dẫn lưu 2 5 2.06±0.5 45
Bảng 6: So sánh kết quả bảo tồn chức năng và
phương pháp phẫu thuật cắt thanh quản bán phần.
n (%) Rút canule
(ngày)
Rút ống
nuôi ăn
(ngày)
Rút dẫn
lưu
(ngày)
Cắt dây
thanh
14 (31,1) 1,08 0,73 2,0
Trán bên 27 (60,0) 3,81 3,16 2,1
Tucker 4 (8,9) 5,35 6,07 2,0
Trung bình 45 (100,0) 3,08 2,66 2,06
Bảng 7: Kết quả cường độ mức âm theo giọng nói và
phương pháp phẫu thuật cắt thanh quản bán phần.
Cường độ mức âm theo
giọng nói
Trước mổ Sau mổ
Phát âm A lớn 81,78 89,26
Phát âm A trung
bình
73,6 79,16
Cắt dây thanh
Phát âm A thấp 65,42 70,18
Phát âm A lớn 84,3 83,28
Phát âm A trung
bình
72,32 73,28
Cắt trán bên
Phát âm A thấp 64,26 65,82
Phát âm A lớn 79,78 69,42
Phát âm A trung
bình
65,65 58,66
Tucker
Phát âm A thấp 59,3 50,38
Phát âm A lớn 83,09 83,92
Phát âm A trung
bình
72,71 73,82
Trung bình
Phát âm A thấp 64,18 65,80
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư
thanh quản trong nghiên cứu của chúng tôi là
56,7. Tuổi nhỏ nhất 38 và bệnh nhân cao tuổi
nhất là 80.
Tiền căn bệnh lý nội khoa đi kèm có thể làm
trầm trọng thêm biến chứng và gây tử vong
trong và sau khi mổ. Chính vì vậy, tất cả bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được
điều trị trước, trong và sau phẫu thuật nhờ vào
sự phối hợp nhiều chuyên khoa tại Bệnh viện
Chợ Rẫy.
Trong một thời gian dài phẫu thuật đã là
liệu pháp hữu hiệu duy nhất và đến nay vẫn còn
vũ khí chọn lựa đối với nhiều loại ung thư nói
chung trong đó có ung thư thanh quản. Phẫu
thuật cắt thanh quản bán phần có nhiều ưu điểm
cho phép đánh giá rõ ràng mức độ lan rộng của
ung thư cũng như tạo điều kiện xác định những
đặc tính mô học của u làm cơ sở cho sự xếp hạng
bệnh lý chính xác.
Một khuyết điểm chính của phẫu thuật là
mô ung thư được cắt bỏ cùng một phần mô
lành làm ảnh hưởng ít nhiều chức năng sinh lý
của cơ thể. Thế nhưng cắt thanh quản bán
phần có tái tạo đã hạn chế được phần nào
khuyết điểm đó(7).
Bảng 8: So sánh giai đoạn ung thư với một số nghiên
cứu.
TN0M0 Nghiên cứu
T1a T1b T2 T3, T4
Scola B.
(1999)(11)
391/551 95/551 65/554
Trần Minh
Trường
(2009)(12)
36/421 24/421 216/421
Trần Văn Thiệp
(2006)(13)
60/74 10/74 3/74
Lê Văn Cường
(2008)(6)
26/37 11/37
Tác giả (2010) 41/45 4/45
Phẫu thuật trong cắt dây thanh
Đối với những trường hợp ung thư 1/3 giữa
dây thanh đều cho kết quả tốt trong nhiều
nghiên cứu. Martins Mamede RC. (2005) nghiên
cứu trên những bệnh nhân cắt dây thanh có tái
tạo bằng vạt niêm mạc thanh thất kết luận
phương pháp này vẫn bảo tồn được chức năng
thanh quản, đặc biệt là giọng nói hồi phục tốt(8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 180
Đối với cắt thanh quản bán phần dọc
Chúng tôi chọn phương pháp cắt thanh
quản có tái tạo như cắt thanh quản trán bên có
tái tạo vạt cơ dưới móng và cắt thanh quản
trán trước kéo trượt thanh thiệt bước đầu cho
kết quả tương đối khả quan. Bailey BJ(1), cho
rằng cắt thanh quản bán phần có tái tạo giúp
bảo đảm khẩu kính đường thở và cường độ
giọng nói tốt hơn.
Bảng 9: Lựa chọn phẫu thuật bảo tồn ung thư thanh
quản.
Cắt dây thanh Cắt trán bên Nghiên
cứu Tái tạo Không Tái tạo Không
Tucker CHEP
CHP
Chul-Ho
Kim
(2003)(4)
2/13 11/13
Lê Hành
(2001)(5)
4/25 8/25 8/25 3/25
Trần Văn
Thiệp
(2006)(13)
19/74 12/74 24/74 16/74
Trần Minh
Trường
(2009)(12)
18/142 27/142 8/142 5/142
Tác giả
(2010)
14/45 27/45 4/45
Chức năng thở
Trong cắt thanh quản bán phần ống mở khí
quản là đường thở duy nhất trong giai đoạn đầu
sau mổ. Ngoài ra ống mở khí quản còn hạn chế
dịch chảy từ hố mổ xuống khí quản và phổi.
Nhiều tác giả trên thế giới ủng hộ rút ống mở
khí quản sớm sau mổ nhằm giúp thanh quản
phục hồi nhanh hơn. Chúng tôi chủ trương rút
ống mở khí quản khi nội soi thanh quản đánh
giá thanh môn thông thoáng, đảm bảo được
chức năng thở.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật
cắt dây thanh đa số trường hợp rút ống mở khí
quản hậu phẫu ngày thứ 1 sau mổ. Có 2 trường
hợp chúng tôi không mở khí quản, cho kết quả
tốt. Phẫu thuật cắt dây thanh không mở khí
quản bước đầu cho kết quả tương đối khả quan,
do vậy cần có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề nên
hay không mở khí quản trong những trường
hợp cắt dây thanh. Những trường hợp chậm rút
ống mở khí quản là do phù nề thanh quản và
tràn khí dưới da sau mổ. Tác giả Bron cho rằng
rút ống mở khí quản sớm nhằm phục hồi chức
năng nuốt, tránh cứng khớp nhẫn phễu, phục
hồi phản xạ ho(2). Naudo cho rằng ống mở khí
quản làm giảm nhạy cảm các thụ thể thanh
quản(9). Chủ trương của chúng tôi là rút sớm ống
mở khí quản khi có thể.
Bảng 10: So sánh số ngày rút ống mở khí quản sau
cắt thanh quản bán phần dọc.
Nghiên cứu Số ngày rút ống mở khí
quản
Tolga Kandogan (2005)(3) 2,4
Lê văn Cường (2008)(6) 15
Tác giả (2010) 4,02
Chức năng nuốt
Chức năng nuốt được xác định bằng hai
tham số: thời gian rút ống nuôi ăn và tình trạng
nuốt sặc sau mổ. Chúng tôi rút ống nuôi ăn khi
bệnh nhân nuốt được nước. Tất cả các trường
hợp đều rút được ống nuôi ăn và không có bệnh
nhân nào nuốt sặc.
Bảng 11: So sánh số ngày rút ống nuôi ăn trong cắt
thanh quản bán phần dọc.
Nghiên cứu Số ngày rút ống nuôi ăn
Yu P. (2005)(15) 15
Tolga Kandogan (2005)(3) 6,2
Lê Văn Cường (2008)(6) 14
Tác giả (2010) 3,54
Đánh giá chủ quan chức năng nói
Christine và cộng sự đã thiết kế bảng câu
hỏi để phỏng vấn 177 bệnh nhân ung thư
thanh môn và nhóm 110 người bình thường
không có bất thường gì về giọng nói. Tác giả
cho rằng bảng câu hỏi này đơn giản và hiệu
quả, bệnh nhân dễ hiễu, dễ trả lời và thời gian
trả lời ngắn(14).
Đa số bệnh nhân hài lòng với chất giọng sau
mổ. Trường hợp cắt bán phần tái phát được cắt
thanh quản toàn phần, chúng tôi không tính vào
trong nhóm đánh giá này. Có 1 trường hợp
không hài lòng vì hẹp thanh quản. Cắt thanh
quản bán phần có tái tạo làm thay đổi giọng nói
không nhiều so với trước phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 181
Mức độ khó khăn khi giao tiếp do ảnh
hưởng của giọng nói sau phẫu thuật
Chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của giọng nói
sau phẫu thuật lên từng mức độ giao tiếp: giao
tiếp qua điện thoại, giao tiếp với xã hội, giao tiếp
với người thân.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy 43/44
bệnh nhân cảm thấy giọng nói sau phẫu thuật
không gây khó khăn nhiều khi giao tiếp. Đây
là một kết quả đáng khích lệ. Chỉ có 1 trường
hợp hẹp thanh môn nên gặp nhiều khó khăn
khi giao tiếp.
Mức độ khó chịu khi phát âm to
Đa số trường hợp bệnh nhân không
thường xuyên cảm thấy khó chịu khi phát âm
to. 2/44 trường hợp cảm thấy thường xuyên
khó chịu, gặp trong những bệnh nhân có biến
chứng sau phẫu thuật như hẹp thanh quản và
dính mép trước.
Mức độ gắng sức để nói thành tiếng
Chỉ có 1 trường hợp phải gắng sức nhiều để
nói thành tiếng, gặp ở bệnh nhân có biến chứng
hẹp thanh quản.
Đa số hài lòng với giọng nói hiện tại và quan
trọng là bệnh nhân có thể trở về với cuộc sống
thường ngày. Với kết quả đáng khích lệ này có
thể thấy cắt thanh quản bán phần trong ung thư
thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm là
một trong những phương pháp điều trị hiệu quả
không chỉ trong kiểm soát mô ung thư mà còn
bảo tồn được giọng nói cho người bệnh.
Đánh giá khách quan về chức năng nói
Trong phẫu thuật cắt dây thanh chúng tôi
nhận thấy cường độ mức âm chung sau mổ cao
hơn so với trước mổ ở tất cả các tần số hội thoại.
Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trán trước
kéo trượt thanh thiệt (Tucker) giảm cường độ
mức âm theo giọng nói nhiều hơn so với cắt dây
thanh và cắt thanh quản bán phần trán bên có
tái tạo bằng vạt cơ dưới móng Tuy nhiên khác
biệt không có ý nghĩa thống kê có thể là do cỡ
mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn do đó cần có
những nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn để xác
định có hay không sự khác biệt này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 45 trường hợp ung thư
thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm
chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:Cắt
dây thanh có tái tạo bằng vạt niêm mạc thanh
thất (31,1%).
- Cắt thanh quản bán phần trán bên tái tạo
bằng vạt cơ ức móng (60,0%).
- Cắt thanh quản trán trước kéo trượt thanh
thiệt (8,9%).
- 100% bệnh nhân rút được canule và ống
nuôi ăn sau mổ.
- Tuy giọng nói còn khàn nhưng 93,2% bệnh
nhân hài lòng với chất lượng giọng nói sau mổ.
- Cường độ mức âm theo giọng nói trước và
sau phẫu thuật không thay đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bailey BJ., Johnson JT. (2006). Early glottic and supraglottic
carcinoma: Vertical partial laryngectomy and laryngoplasty.
Head and Neck Surgery–Otolaryngology. 4nd Edition.
Lippincott, Williams & Wilkins, pp.465-482
2 Bron L.P., (2002). “Funtional analysis after supracricoid partial
laryngectomy with cricohyoidoepiglottopexy”. The
Laryngoscope. Vol 112 (5), pp.1289-1293
3 Kandogan T, Sanal A (2005). “Quality of life, functional
outcome, and voice handicap index in partial larygectomy
patients for early glottic cancer”. BMC Ear Nose Throat
Disord. Vol 5 (3), pp.356-362.
4 Kim CH, Lim YC, Kim K et al (2003). “Vocal analysis after
vertical partial laryngectomy”. Yonsei Medical Journal. Vol 44
(6), pp.1034-1039
5 Lê Hành, Trần Minh Trường (2001). “Cắt thanh quản bán
phần có tái tạo”. Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, tập 5
(4), tr.93-97
6 Lê Văn Cường, Trần Văn Thiệp (2008). Phẫu thuật cắt thanh
quản một phần trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn
sớm. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa 2, Đại học y dược
TP.HCM.
7 Marioni G. et al (2006). “Current opinion in dianosis and
treatment of laryngeal carcinoma”. Cancer treatment Reviews.
Elsevier. Vol 32, pp.504-515
8 Martins MRC, Ricz HM. (2005). “Vestibular fold flap for post-
cordectomy laryngeal reconstruction”. Otolaryngol Head and
Neck Surgery. 132 (3), pp.478-483.
9 Naudo P., Laccourreye O. (1998). “Complication and
functional outcome after supracricoid partial laryngectomy
with cricohyoidoepeglottopexy”. Otolaryngology – Head and
Neck surgery. Vol 118 (1), pp.124-128
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 182
10 Nguyễn Mạnh Quốc, Vũ Văn Vũ, Nguyễn Chấn Hùng (2004).
Dịch tễ học và ghi nhận ung thư. Ung Bướu học nội khoa. Nhà
xuất bản Y học. TP.HCM, tr.15–20.
11 Scola B, Fernandez-Vega M., Martinez T., Scola E. (1999). “The
Gregorio Maranon Hospital experience with vertical partial
laryngectomies”. Eur Arch Otorhinolaryngol. 256, pp.296-298.
12 Trần Anh Bích, Trần Minh Trường (2010). “Tình hình điều trị
ung thư thanh quản tại bệnh viện Chợ Rẫy 1999 – 2009”. Tạp
chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, số đặc biệt hội nghị khoa
học kỹ thuật bệnh viện Chợ Rẫy, tập 14 (2), tr.287-291.
13 Trần Văn Thiệp (2006). “Phẫu thuật bảo tồn thanh quản trong
điều trị ung thư thanh môn- Kết quả sống còn 10 năm”. Tạp
chí Y học. Đại học Y Dược TP.HCM. Tập 10 (4), tr.136-142.
14 van Gogh CDL et al (2005). “A screening questionaire for voice
problems after treatment of early glottic cancer”. International
Journal of Radiation Oncology. Biol. And Phys., Elsevier, Vol
62, pp.700-705
15 Yu P et al. (2005). “Reconstruction of laryngeal defect in
vertical partial laryngect resection of artytenoid cartilage”.
Zhonghua Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi. 40 (1),
pp.52-55.