Một trong những thể loại của văn học dân gian rất gần gũi với đời sống tinh thần của nhân dân lao động là Câu đố. Câu đố cung cấp thêm những góc nhìn mới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không phân biệt tuổi tác và được dùng ở mọi miền của đất nước. Từ Nam chí Bắc, từ những em bé ngây thơ đến các cụ già tóc bạc, ai ai cũng biết dăm ba câu đố.
1.2. Câu đố không chỉ là một phương tiện giải trí của nhân dân sau những giờ lao động hay học tập vất vả, căng thẳng mà nó còn là phương tiện rèn luyện tư duy. Qua trò chơi Đố - Giải, năng lực tư duy, óc phán đoán của người chơi đã được nâng cao và luyện rèn. Như Bùi thị Thu Huyền đã nhận xét “ , câu đố là một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có bộ não phát triển Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ”.
1.3. Từ góc độ ngôn ngữ, câu đố là một phương tiện dùng để dạy - học ngôn ngữ. Hoạt động Đố - Giải chính là một trong những phương pháp dạy học mà ta thường nhắc đến khi dạy tiếng, đó là Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ. Với phương pháp dạy học này, các em có thể tăng thêm vốn từ và học được cách nói gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
1.4. Với tư cách là một đơn vị của văn học dân gian, câu đố không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore, các nhà văn hóa học, dân tộc học. mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà ngôn ngữ học. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình đó hầu như chủ yếu khai thác về nội dung, cách thức xây dựng câu đố, tiền giả định của các câu đố chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện pháp tu từ trong câu đố dân gian. Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở sự liệt kê rất khái quát.
107 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Một trong những thể loại của văn học dân gian rất gần gũi với đời sống tinh thần của nhân dân lao động là Câu đố. Câu đố cung cấp thêm những góc nhìn mới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi người. Câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không phân biệt tuổi tác và được dùng ở mọi miền của đất nước. Từ Nam chí Bắc, từ những em bé ngây thơ đến các cụ già tóc bạc, ai ai cũng biết dăm ba câu đố.1.2. Câu đố không chỉ là một phương tiện giải trí của nhân dân sau những giờ lao động hay học tập vất vả, căng thẳng mà nó còn là phương tiện rèn luyện tư duy. Qua trò chơi Đố - Giải, năng lực tư duy, óc phán đoán của người chơi đã được nâng cao và luyện rèn. Như Bùi thị Thu Huyền đã nhận xét “ …, câu đố là một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có bộ não phát triển… Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ”.1.3. Từ góc độ ngôn ngữ, câu đố là một phương tiện dùng để dạy - học ngôn ngữ. Hoạt động Đố - Giải chính là một trong những phương pháp dạy học mà ta thường nhắc đến khi dạy tiếng, đó là Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ. Với phương pháp dạy học này, các em có thể tăng thêm vốn từ và học được cách nói gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
1.4. Với tư cách là một đơn vị của văn học dân gian, câu đố không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore, các nhà văn hóa học, dân tộc học... mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà ngôn ngữ học. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình đó hầu như chủ yếu khai thác về nội dung, cách thức xây dựng câu đố, tiền giả định của các câu đố chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện pháp tu từ trong câu đố dân gian. Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở sự liệt kê rất khái quát.
1.5. Nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một phần vào việc tìm hiểu loại hình văn học này từ phương diện ngôn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có khoảng trên 40 công trình nghiên cứu câu đố, xong các công trình này chỉ nặng về sưu tầm hoặc là những bài nghiên cứu về một góc độ nào của câu đố, ví dụ:
- Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 1996.
- Hoài Quỳnh (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2004.
- Hồ Anh Thái (sưu tầm), Câu đố Việt Nam, Nxb Hải Phòng, 2004
- Nguyễn Đình Thông (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2005
- Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2005.
- Nguyễn Xuân Kính, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3, câu đố, Nxb Khoa học Xã hội, H, 2005
- Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1997.
Trong các công trình nêu trên, có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là công trình của tác gia Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao . Bên cạnh việc tập hợp được một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn Trung còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa... Tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt đã có cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như: trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố, mô hình câu đố, câu đố tá ý...
Một số tài liệu có bàn về câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương, mục, ví dụ:
+ Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) [26]
+ Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [42]
+ Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [46].
Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu về câu đố như:
+ Đồng âm trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [14]
+ Đồng nghĩa trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [15]
+ Các hình thức chơi chữ trong câu đố của tác giả Triều Nguyên [34]
+ Câu đố và tư duy nghệ thuật của tác giả Hồ Quốc Hùng [26].
Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khóa luận, luận văn hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình như:
+ Tiền giả định trong câu đố của người Việt, luận văn thạc sĩ của tác giả Tô Thị Phương Dung [ 13]
+ Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [33]
+ Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của tác giả Bùi Thị Thu Huyền [27]
+ Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt tiểu học, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Đặng Thị Quỳnh [41]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm, tuy đưa ra nhận xét nhưng chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Có những công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó.
2.2. Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời đề tài sẽ cố gắng vận dụng những lí luận của Ngữ dụng học để tìm hiểu loại hình văn học dân gian này. Hi vọng đề tài sẽ sẽ đạt được kết quả như mục đích người viết đặt ra nói ở mục 4 dưới đây.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian của người Việt. - Ngữ liệu khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân gian của người Việt ( Tập 3), phần nói về câu đố và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn văn Trung, Nhà xuất bản TP HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Có thể tìm hiểu câu đố từ nhiều phương diện nhưng đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu các biện pháp tu từ trong câu đố.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các biện pháp tu từ được sử dụng trong việc xây dựng câu đố dân gian của người Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lí lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đã định trước.
- Phân tích, miêu tả vai trò của các biện pháp tu từ được dùng trong câu đố. - Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được dưới hình thức biểu bảng và bằng lời.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này dùng để thống kê và phân loại những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố dân gian Việt Nam.
- Phương pháp Phân tích, tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này dùng để phân tích và tổng kết các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả đối tượng khảo sát theo từng nhóm đã phân loại.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ làm cho cái nhìn về câu đố dân gian của người Việt được toàn diện hơn.
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về câu đố.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái quát về các biện pháp tu từ
Khái quát về câu đố dân gian
Chiếu vật và các phương thức chiếu vật
Câu đố và các biện pháp tu từ
CHƯƠNG 2: CÁCH CHUYỂN TRƯỜNG TRONG CÂU ĐỐ
(Nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)
2.1. Kết quả thống kê
2.2. Miêu tả các cách chuyển trường trong câu đố
2.3. Vai trò của các cách chuyển trường trong câu đố
CHƯƠNG 3: CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ
3.1. Kết quả thống kê
3.2. Miêu tả các thủ pháp chơi chữ trong câu đố
3.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết
3.2.2. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa
3.2.3. Câu đố dùng cách tá ý (câu đố được lẩy ra từ tác phẩm văn học dân gian, văn học viết)
3.3. Vai trò của các thủ pháp chơi chữ trong câu đố
Kết luận
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
Các quan niệm chung
Trong cuộc sống, mọi hoạt động của con người đều nhằm những mục đích thực tiễn, và để đạt được mục đích đó con người phải sử dụng những phương tiện (công cụ) theo những cách thức (biện pháp) nhất định. Do đó trong hoạt động ngôn ngữ (cũng như trong mọi hoạt động khác của con người) cần phân biệt mục đích, phương tiện và biện pháp. Người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất cần luôn ý thức được rằng mình có hai loại phương tiện: phương tiện ngôn ngữ trung hoà và phương tiện ngôn ngữ tu từ; đồng thời ngoài những biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ.
Tuy nhiên, việc xác định khái niệm biện pháp tu từ có nhiều quan điểm khác nhau:
+ Cù Đình Tú đồng nhất biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ. Hiểu như vậy có nghĩa là hạn chế nó chỉ trong các hình thức chuyển nghĩa, tức “những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bầy”.
+ Đinh Trọng Lạc dùng một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ) nhưng khi đi miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì lại dùng những thuật ngữ khác nhau như phương thức, biện pháp.
+ Đỗ Hữu Châu cũng dùng một thuật ngữ thống nhất là biện pháp tu từ song với cách hiểu không xác định, ví dụ như biện pháp tu từ từ vựng được dùng để chỉ biện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặc biện pháp tu từ cú pháp lại bao gồm cả các phương tiện tu từ cú pháp…
Những cách hiểu biện pháp tu từ như vậy không phân biệt được phương tiện tu từ với biện pháp tu từ và đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biện pháp tu từ chỉ ở hai cấp độ: ngữ nghĩa và cú pháp
Như vậy, cần phải định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ một cách khái quát, nhất quán ở mọi cấp độ. Phương tiện tu từ được các nhà phong cách học quan niệm: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình giá (chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xuyên, cố định)” [31]. Hiểu như vậy có nghĩa là cho rằng phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học tiềm tàng (trong ý thức của người bản ngữ) vơi phương tiện tương liên có tính chất trung hoà của hệ thống ngôn ngữ. Ví dụ: Từ “hi sinh” ngoài nét nghĩa cơ bản là chết còn mang nét nghĩa bổ sung: thể hiện sự trân trọng, tôn kính của người nói. Vì thế “hi sinh” còn được gọi là phương tiện tu từ.
Biện pháp tu từ còn được gọi là phương thức tu từ, được các nhà phong cách học hiểu như sau: “Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” [31]. Hiểu như vậy có nghĩa là cho rằng biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng thông thường trong mọi hoàn cảnh, chỉ nhằm mục đích diễn đạt lí trí.
Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ, biện pháp tu từ cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác, đồng thời cần phân loại chặt chẽ và miêu tả đầy đủ chúng. Ta có thể phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:
Biện pháp tu từ
Phương tiện tu từ
- Là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn.
- Là những yếu tố thuộc các cấp độ khác nhau, được đánh dấu về tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ.
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một đơn vị lời nói nào đó, bị qui định bởi những quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay các bậc khác nhau.
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay phương tiện đó, được qui định bởi những quan hệ hệ hình của các yếu tố cùng bậc
Tuy rằng giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những sự khác biệt, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành một phương tiện tu từ (đây là trường hợp của so sánh). Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể xây dựng nên những biện pháp tu từ khác nhau. Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể cùng tham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ duy nhất.
Tóm lại, biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích tu từ nhất định, đó là cách diễn đạt ngôn ngữ mới mẻ, thể hiện tài năng sáng tạo đôc đáo của người sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, việc phân loại và miêu tả các biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất quán trong tất cả các cấp độ ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức nhận thức được tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa các biện pháp thông thường và biện pháp tu từ (biện pháp đặc biệt). Sự lựa chọn, sử dụng các biện pháp tu từ ở người sử dụng ngôn ngữ luôn là sự sáng tạo không ngừng, nhưng không nên nghĩ rằng phải luôn dùng hình thức diễn đạt mới mẻ, bóng bẩy mới hay, bởi trình độ cao trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải ở chỗ biết nhiều, dùng nhiều biện pháp tu từ mà thể hiện ở khả năng lựa chọn sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nói chung phù hợp với đặc trưng của từng phong cách chức năng của hoạt động lời nói. Vì thế, có khám phá, phát hiện và khai thác giá trị sử dụng của các biện pháp tu từ, người đọc mới có thể phát hiện và nhận thức sâu sắc về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ âm – văn tự.
Trên thực tế, biện pháp tu từ từ vựng còn được gọi là biện pháp tu từ từ ngữ bởi vì từ ngữ là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ và là phương tiện thực hiện đầy đủ các chức năng của ngôn ngữ, vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan của người dùng. Biện pháp tu từ được sử dụng ở cấp độ từ vựng nhiều hơn các kiểu biện pháp tu từ khác do hệ thống từ vựng là hệ thống mở, phong phú và đa dạng.
Trải qua quá trình hình thành, phát triển, ngày nay khái niệm về biện pháp tu từ từ vựng đã được hiểu đầy đủ, rõ ràng và hoàn chỉnh: “ Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.” [30]
Trong phong cách học, các nhà nghiên cứu thường tách biệt biện pháp tu từ ngữ nghĩa ở cấp độ từ vựng với biện pháp tu từ từ vựng. Song, việc tách riêng này chỉ trên phương diện lý thuyết, còn thực tế ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ những đơn vị ngôn ngữ không có nghĩa ở cấp độ ngữ âm) đều tồn tại phương diện ngữ nghĩa nên các biện pháp tu từ ở các cấp độ ngôn ngữ khác nhau đều bao gồm cả biện pháp tu từ ngữ nghĩa ở các cấp độ ngôn ngữ ấy. Do đó, có thể hiểu “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách sử dụng phối hợp các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn để đạt được hiệu quả tu từ trong một ngữ cảnh nhất định”
1.1.2. Phân loại biện pháp tu từ từ vựng
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các biện pháp tu từ nhưng hiện nay tồn tại hai cách phân loại biện pháp tu từ từ vựng phổ biến:
+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ.
+ Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các cú đoạn và trong ngữ cảnh.
a, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên cấu tạo theo quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp trong ngôn ngữ
Cách phân loại này do tác giả Cù Đình Tú và nhóm tác giả viết giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” khởi xướng. Các nhà nghiên cứu bộ môn phong cách học quan niệm: “Có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ liên tưởng, có những cách tu từ được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ tổ hợp” [47].
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
Các biện pháp tu từ từ vựng được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng có chung đặc điểm là trong một văn bản cụ thể từ ngữ có hiện tượng lâm thời chuyển đổi ý nghĩa. Nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này (theo từ điển) sẽ lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng nhất định. Quan hệ liên tưởng này có thể là:
- Liên tưởng nét tương đồng gồm: So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, phóng dụ, tượng trưng.
- Liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng: Hoán dụ tu từ.
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp
Đặc điểm chung của các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp là tính có ý thức và tính chủ động sắp xếp từ ngữ theo những quan hệ tổ hợp nhất định trong khuôn khổ của kết cấu từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt nhằm tăng thêm hiệu lực cho sự diễn đạt về mặt chức năng hay biểu cảm.
Các biện pháp tu từ từ vựng cấu tạo theo quan hệ tổ hợp gồm: Điệp từ ngữ, đồng nghĩa kép, tiệm tiến, đột giáng, tương phản, im lặng, khoa trương, nói giảm, chơi chữ, nói lái, tập Kiều.
b, Phân loại biện pháp tu từ từ vựng dựa trên quan hệ tiêu biểu giữa các cú đoạn và trong ngữ cảnh sử dụng
Có thể thấy đây là cách phân loại đang được sử dụng khá rộng rãi. Cách phân loại này dựa trên quan điểm của hai nhà nghiên cứu phong cách học là: Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa.
Căn cứ vào các kiểu quan hệ tiêu biểu giữa các cú đoạn, biện pháp tu từ từ vựng được chia ra: biện pháp hoà hợp, biện pháp tương phản, biện pháp qui định
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hoà hợp là biện pháp tu từ từ vựng trong đó có các từ ngữ có cùng một điệu tính chung – hoặc cao quý, trang trọng hoặc giản dị, mộc mạc – có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, qui định lẫn nhau, hô ứng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa làm xuất hiện một nét nghĩa chung, đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật.
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau – một số có màu sắc cao quý, trang trọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc – nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật, hiện tượng phức tạp có giá trị tu từ nổi bật.
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựng trong đó từ ngữ có điệu tính cao (có màu sắc cao sang, quý tộc, bác học) hoặc điệu tính thấp (có màu sắc giản dị, mộc mạc, bình dân, nôm na) được sử dụng trên cái nền của các từ ngữ trung hoà về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung của toàn bộ phát ngôn.
Căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng, biện pháp tu từ từ vựng được phân loại như sau:
- Biện pháp sử dụng từ tập trung trong một trường từ vựng ngữ nghĩa (còn gọi là biện pháp hội tụ): biện pháp này hội tụ một số từ ngữ xung quanh một hình ảnh chủ đạo, mức độ nông sâu hay giá trị được thể hiện ở chỗ những từ ngữ được tập trung đó có phát động được một trường liên tưởng rộng lớn so với ý niệm chung của trường mà nó gợi ra hay không.
- Biện pháp tu từ triển khai từ ngữ: là cách triển khai từ ngữ thật cụ thể, thật chi tiết để tạo nên một bức tranh chi tiết và cụ thể đến mức thoáng nghe đã có thể hình dung, cảm nhận đầy đủ như đang được sống trong đó.
- Biện pháp tu từ tiền giả định: là sử dụng lối gợi hàm ngôn, từ ngữ dùng ít, buộc ngườ