Câu hỏi ôn tập Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Câu 2: Đồng chí hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Hồ Chí Minh là mét trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mac, Ăngghen, Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông để lại. Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: “ Lênin là người đã nêu cho chóng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sù xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thày, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi”. Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.

docx9 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 5 Câu 2: Đồng chí hãy trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Hồ Chí Minh là mét trong những nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất về vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn được diễn đạt rất cô đọng, hàm xúc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam. 1. Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mac, Ăngghen, Lênin cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà các ông để lại. Điều này đã được thể hiện trong những dòng viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: “ Lênin là người đã nêu cho chóng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ, không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sù xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thày, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về Người, không có gì ngăn nổi”. Đây không phải chỉ là tình cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho giáo. Những khái niệm, phạm trù đánh dấu những bậc thang nhận thức của loài người. Qua các thời kỳ lịch sử, những khái niệm, phạm trù đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã có nhiều thay đổi. Những khái niệm nh­ trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần ,kiệm, liêm , chính... đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước công nguyên; dân chủ, tự do, công bằng, bác ái đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy lạp. Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hoà nhập với những giá trị đoạ đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam cảm thấy gần gũi. Hơn nữa, những giá trị đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Viêt Nam trong nhân loại. Sự kết hợp giữa truyền thống và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thưa có chọn lọc, thâu hoá những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được chính Người gọi tên cho nó, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận và dày công xây đắp trong thực tiễn là đạo đức mang bản chất và phẩm chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kết hợp nhuần nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và những tinh hoa đạo đức của loài người. “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Khi bàn về đạo đức, Hồ Chí Minh rất hay sử dụng những khái niệm, phạm trù đạo đức đã quen thuộc với dân tộc ta từ lâu đời, trong đó có đạo đức Nho giáo, Phật giáo, nhưng Người đã đưa vào đó những nội dung mới, có khi hoàn toàn mới, đồng thời Người bổ sung những khái niệm, phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì thế mà có sự hòa nhập những giá trị đạo đức mới với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luô luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân, với mọi người. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức mới là nền tảng của người cách mạng bởi vì, theo Người, sự nghiệp cách mạng tiêu diệt xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp, là một “sự nghiệp khổng lồ”, đầy gian khổ, phức tạp, cần một sự phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên định, lòng dũng cảm và hy sinh lớn của nhiều thế hệ cách mạng. Không chăm lo xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng khó có thể thực hiện được đến cùng mục tiêu cao cả của cách mạng. Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh “Đảng phải là đạo đức, là văn minh”, và yêu cầu việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phải là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với phẩm chất nười cách mạng, người đảng viên. Như vậy, Hồ Chí Minh, nền đạo đức mới của dân tộc ta bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa diện mạo và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, của Văn hiến Việt Nam hiện đại. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới. 3. Để XD một nền đạo đức mới, HCM đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người, đó chính là con đường để đi tới đạo đức cách mạng - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. (0,75 điểm) HCM đã nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là công việc phải làm kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người; đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng, bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đã đưa ra lời khuyên: Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố nên. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Sự vật hiện tượng luôn thay đổi biến động , vì vậy cần phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời để phù hợp với tình hình thức tế. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công; trong mọi mối quan hệ XH từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn; từ quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em đến quan hệ tập thể, với cấp trên cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân, và trong cả các mối quan hệ quốc tế. Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình, và phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất cụ thể, phong phú, đa dạng. Có rèn luyện công phu như vậy, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao. - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. (0,75 điểm) Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữ nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. Chúng ta phải phấn đấu làm sao cho XH ta không còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép còn những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạo đức. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với CNXH một phần quan trọng phụ thuộc vào vấn đề này. Từ đó chúng ta cũng thấy rằng không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà HCM nói về Lênin đã đặt ra cho việc XD đạo đức mới là một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Đó cũng là điều chúng ta thấy ở HCM - một tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời của một cuộc đời trọn vẹn. Những tấm gương đạo đức được hiểu theo một nghĩa rộng, có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần. Một nền đạo đức mới chỉ được XD trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những phẩm chất đạođức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn XH, mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó. - Xây đi đôi với chống. (0,75 điểm) Muốn XD đạo đức mới, muốn bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức CM cho hàng triệu, hàng triệu con người-cán bộ, đảng viên, các công nhân trong các gia tầng khác nhau, thì cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, những hiện tượng vẫn thường gọi là tệ nạn, tiêu cực, thái hóa biến chất. Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống cá nhân -nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc nội xâm phá từ trong ra; chống những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc Dân tộc . Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân; có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức CM. Thực tiễn chứng minh, những cuộc vận động đó đã mang lại kết quả rất lớn. 4. Ý nghĩa tư tưởng Hå ChÝ Minh về đạo đức đối với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay. (3 điểm) Ý 1. Thực trạng việc rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. (1 điểm) Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nói tới đạo đức là xét trên ba mối quan hệ chủ yếu: với mình, với người, với việc. Biểu hiện cụ thể của ba mối quan hệ đó là sự hy sinh phấn đấu để thực hiện lý tưởng, mục tiêu, chấp hành kỷ luật và đường lối chính sách của Đảng. Thực hành đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin tưởng quần chúng, hiểu quần chúng, thực hành đại đoàn kết toàn dân. Đó chính là lòng nhân của người cách mạng. Đạo đức cách mạng là phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, thực hành cần kiệm liêm chính... Xét trên những lĩnh vực then chốt nhất của đạo đức, xã hội ta đã có những chuyển biến quan trọng. Trong sự nghiệp đổi mới, cán bộ, đảng viên nhân dân ta đã sáng suốt, kế thừa và phát huy trí tuệ của dân tộc và thời đại, tiêu biểu là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện của đất nước. Đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần - đạo đức của xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức phấn dấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước. Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành và ăn sâu vào tâm lý quốc dân. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới, trung thành, dũng cảm, khiêm tốn, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đạo lý của dân tộc sống có tình có nghĩa, bầu ơi thương lấy bí cùng, lá lành đùm lá rách... được tiếp tục nhân rộng. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hoá, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn... trở thành phong trào quần chúng. Bên cạnh những thành tựu, nổi lên những mặt yếu kém về nhận thức, tư tưởng, chính trị dẫn tới phai nhạt lý tưởng và sa sút về lối sống, phẩm chất đạo đức. Hai vấn đề này gắn bó với nhau. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trong thời gian gần đây đã thẳng thắn chỉ ra sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức có quyền, cán bộ trung, cao cấp. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước, tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ chưa dược ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Riêng tham nhũng thì “chứng minh bao nhiêu cũng không đủ, càng nói càng thấy đau xót”. Phải khẳng định rằng, bệnh đã nặng, cho nên phải chữa tận gốc, chữa một cách cơ bản. Về nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như sự phá hoại của kẻ địch, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, những tiêu cực của cơ chế thị trường, nước ta còn nghèo thì phải nhấn mạnh tới những nguyên nhân chủ quan. Đảng ta chưa lường hết những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu cả “xây” và “chống” trên lĩnh vực đạo đức. Việc xử lý những phần tử thoái hoá biến chất trong Đảng và bộ máy Nhà nước chưa nghiêm. Tinh thần tự phê bình và phê bình sa sút ở nhiều cấp bộ Đảng. Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu khuynh. .. Ý 2. Giải pháp rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (2 điểm) Để bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền, cần thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, liên tục và kiên trì trong đấu tranh tự phê bình và phê bình hàng ngày. Nội dung bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải sát với từng đối tượng, có yêu cầu cụ thể, gắn với từng cấp, từng ngành, từng nhiệm vụ theo cương vị, chức trách. Hình thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải được vận dụng một cách phong phú, đa dạng. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, chủ nghĩa cá nhân để củng cố và phát triển những đức tính tốt đẹp của đạo đức cách mạng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hai là, xây dựng cho mỗi cán bộ, đảng viên lòng trung thành đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Sự trung thành đó trước hết phải thể hiện ở sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng, lấy đó làm mục đích hoạt động của mình. Sự trung thành đó thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng quyết tâm phấn đấu để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, thương yêu giúp đỡ nhân dân, kiên quyết chống bệnh quan liêu, thói gia trưởng, cửa quyền, ức hiếp nhân dân và thói kiêu ngạo. Ba là, xây dựng lối sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, nhân hậu, thủy chung, đoàn kết, thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng chính những hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Có thái độ nghiêm khắc đối với chính bản thân mình; khoan dung, độ lượng và tôn trọng đối với mọi người là yêu cầu đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên có đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có nghĩa là phải tận tụy trong công việc, không lười biếng, không tham ô, lãng phí của công, sống trung thực thẳng thắn đối với mọi người, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp chung, tránh lối sống vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, xây dựng môi trường dân chủ lành mạnh trong Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Vì vậy, phải không ngừng củng cố và chỉnh đốn Đảng, làm cho “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đạo đức và văn minh của Đảng được thể hiện ở hành động, lối làm việc thấm đượm đạo đức, lý tưởng cách mạng và có trí tuệ cao. Đảng ta đã xác định: xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Năm là, đánh giá đúng cán bộ, đảng viên, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng cán bộ. Trong tình hình hiện nay, Đảng phải có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp trong đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ. Chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ; bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường, đúng phẩm chất, năng lực. Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh đưa ra khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước những người thoái hóa biến chất theo đúng tinh thần: “Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa”. Sáu là, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên. Bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển đất nước đều phải quan tâm đào tạo con người. Để đào luyện những con người mới phục vụ cho sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà và đặc biệt chú ý, quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, bởi đó chính là tương lai của đất nước. Đồng thời, coi trọng việc xây dựng đời sống mới cho cán bộ, đảng viên mà cốt lõi là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại xâm; bồi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng, có tư tưởng, tình cảm, lẽ sống, lối sống, đạo đức và phong cách mới, những con người đủ đức, đủ tài phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Bảy là, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi thiếu đạo đức cách mạng. Muốn xây dựng được con người mới, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, kiên quyết chống những biểu hiện thoái hóa đạo đức, cần có biện pháp nhằm khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Sự suy thoái đó có biểu hiện như: hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu tin tưởng và nhất trí với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; tham ô, lãng phí, bè cánh, hủ hoá, lối sống thực dụng, quan liêu, trù dập, thiếu dân chủ, vi phạm nguyên tắc, không yêu thương con người; không thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đồng thời, phải xây dựng cho cán bộ, đảng viên lòng dũng cảm, ý chí kiên cường trong đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong cuộc sống và những hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội 5. Thừa Thiên Huế: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương của bác Đảng bộ, nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt cấp tỉnh để triển khai, nghiên cứu nội dung các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai học tập, quán triệt tại địa phương, đơn vị. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên học tập đạt trên 95%, các đơn vị trong lực lượng vũ trang đạt 100%. Trong quá trình tổ chức học tập, nghiên cứu, các địa phương, đơn vị gắn với tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Tru