Chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013

Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 190 công ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2007-2013 đã cho thấy trong lợi nhuận được công bố gồm bốn thành phần, gồm thành phần tiền và thành phần dồn tích của năm trước, thành phần tiền và thành phần dồn tích phát sinh trong năm nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần dồn tích thường chiếm tỉ trọng thấp và kém bền vững hơn thành phần tiền trong lợi nhuận công bố. Dựa trên kết quả này, chúng ta có thể đánh giá thành phần tiền và thành phần dồn tích để xem xét tính ổn định và bền vững của lợi nhuận. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho thấy các yếu tố mang tính chất đặc thù của công ty sẽ tác động khác nhau tới sự bền vững của thành phần tiền và thành phần dồn tích. Ngoài ra, mức độ bền vững của hai nhân tố này trong lợi nhuận còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường như GDP, lạm phát, lãi suất.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 Chất lượng lợi nhuận . . . CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 Trương Kỳ Quang* , Nguyễn Thị Diễm Hiền** TÓM TẮT Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 190 công ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2007-2013 đã cho thấy trong lợi nhuận được công bố gồm bốn thành phần, gồm thành phần tiền và thành phần dồn tích của năm trước, thành phần tiền và thành phần dồn tích phát sinh trong năm nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần dồn tích thường chiếm tỉ trọng thấp và kém bền vững hơn thành phần tiền trong lợi nhuận công bố. Dựa trên kết quả này, chúng ta có thể đánh giá thành phần tiền và thành phần dồn tích để xem xét tính ổn định và bền vững của lợi nhuận. Bên cạnh đó, bài viết cũng cho thấy các yếu tố mang tính chất đặc thù của công ty sẽ tác động khác nhau tới sự bền vững của thành phần tiền và thành phần dồn tích. Ngoài ra, mức độ bền vững của hai nhân tố này trong lợi nhuận còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường như GDP, lạm phát, lãi suất. Từ khóa: công ty niêm yết, chất lượng lợi nhuận, doanh nghiệp, dồn tích, tiền. EARNINGS QUALITY OF LISTED COMPANIES IN VIET NAM STOCK EXCHANGE PERIOD 2007-2013 ABSTRACT In the process of researching 190 listed companies in Vietnam in period 2007-2013, the study shows the earnings announced consisted of four components: the accruals and cash flow remained from last year; the accruals and cash flow arising in this year. The study has also pointed out the component of the accruals is low and less persistent than cash flow in earnings announced. As a result, we can evaluate the stability and persistence of earnings by basing on study about cash flow and accruals. Besides, the study also shows the specific nature of the industry, companies have different effect on the sustainability of the cash flow composition and accruals. Furthermore, the persistence of two factors in earnings depends on economic conditions, market conditions such as GDP, inflation, interest rates. Keyword: accruals, cash flow, earnings quality, listed companies. * Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM, Email: truongkyquang.uel@gmail.com ** Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM. Email: hienntd@uel.edu.vn 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Đặt vấn đề Các nhà đầu tư chuyên nghiệp tập trung phần lớn nguồn lực để phân tích báo cáo tài chính của nhiều công ty khác nhau để ra quyết định đầu tư, các chủ nợ đánh giá việc cho vay thông qua chỉ số trên báo cáo tài chính, khách hàng xem xét báo cáo tài chính để tìm ra đối tác hoạt động hiệu quả... Vì vậy, báo cáo tài chính đòi hỏi phải được kiểm toán từ một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, việc kiểm toán chỉ mang tính chất thời điểm và nhằm mục đích kiểm tra xem báo cáo tài chính có đạt được được sự khách quan, trung thực và tuân thủ chuẩn mực kế toán hay không mà không quan tâm đến tính bền vững của lợi nhuận theo thời gian. Do đó, nếu nhà đầu tư chỉ xem xét đến khía cạnh số lượng của lợi nhuận là chưa đầy đủ mà cần phải quan tâm đến chất lượng của khoản lợi nhuận đó, nghĩa là họ cần xem xét lợi nhuận được công ty công bố có tính bền vững, ổn định và xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty, hay nó chỉ là những con số được làm đẹp bởi những thủ thuật kế toán tinh vi? Xuất phát từ những lý do trên, bài nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng lợi nhuận được công bố và tính bền vững của những thành phần chứa trong lợi nhuận. Cụ thể, bài viết nghiên cứu ba vấn đề: thứ nhất, trong lợi nhuận công bố, thành phần tiền và thành phần dồn tích thành phần nào nên chiếm tỉ trọng lớn hơn? Thứ hai, việc sử dụng lợi nhuận trong quá khứ liệu có hữu ích để dự báo lợi nhuận tương lai? Thứ ba, thành phần tiền và thành phần dồn tích, thành phần nào bền vững hơn? 2. Một số nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu của Kamarudin và Ismail (2014) xem xét các tính chất của chất lượng lợi nhuận và các cách thức đo lường, đã nhấn mạnh rằng chất lượng lợi nhuận rất quan trọng đối với người sử dụng thông tin tài chính vì chất lượng là thông tin cơ bản và ưu việt giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đưa ra quyết định đánh giá về hiệu quả hoạt động lâu dài của công ty tốt hơn. Dưới quan điểm đầu tư, chất lượng lợi nhuận kém sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm của nhà đầu tư trong việc phân bổ nguồn lực vào công ty (Myers, Myers.J, Omer, 2003). Chất lượng lợi nhuận cao sẽ tăng hấp dẫn của nhà đầu tư bên ngoài đối với cổ phiếu và tăng tính thanh khoản của thị trường (Young và Guenther, 2003), giảm chi phí sử dụng nợ (Salvato và Moores, 2010), giảm chi phí sử dụng vốn (Leuz và Verrecchia, 2000; Salvato và Moores, 2010) và khuyến khích thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả (Biddle, Hilary, và Verdi, 2009; Bushman, Piotroski, và Smith, 2011). Do đó, việc công bố lợi nhuận có chất lượng cao là rất quan trọng. Revsine, Collins và Johnson (2002) cho rằng lợi nhuận có chất lượng cao khi nó mang tính chất ổn định. Ayres (1994) đề cập chất lượng liên quan đến sự ổn định dài hạn và bền vững của lợi nhuận. Penman and Zhang (2002) thì kết luận chất lượng lợi nhuận cao thì lợi nhuận sẽ càng bền vững và ngược lại. Nghiên cứu của Dechow (1998) đã chỉ ra thành phần tiền hiện tại cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho nhà đầu tư về dòng tiền và lợi nhuận trong tương lai. Một kết luận khác của Dechow là thành phần dồn tích là thông tin hữu ích để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Kế thừa những tiền đề nghiên cứu của Dechow, Sloan (1996) trong bài nghiên cứu với 40.679 mẫu quan sát trong 30 năm của các công ty niêm yết tại Mỹ đã đưa đến kết quả thành phần dồn tích có xu hướng ít bền vững hơn thành phần tiền trong báo cáo lợi nhuận được công bố. Nghiên cứu của 43 Chất lượng lợi nhuận . . . Richardson, Sloan, Soliman và Tuna (2002) đối với 101,124 công ty, giai đoạn 1961-1999 nhằm xem xét sử dụng thông tin trong thành phần dồn tích để đánh giá bền vững của lợi nhuận và lợi suất chứng khoán trong tương lai. Nhóm tác giả đưa đến kết quả: thứ nhất, thành phần dồn tích từ vốn lưu động, dồn tích từ hoạt động đầu tư và dồn tích từ hoạt động tài trợ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về hoạt động của công ty. Thứ hai, giá chứng khoán không phản ánh thông tin về sự bền vững của lợi nhuận, thành phần tiền và dồn tích. Dựa trên chức năng của thành phần dồn tích là điều chỉnh việc ghi nhận dòng tiền qua thời gian, nghiên cứu của Dechow và Dichev (2002) cho thấy chất lượng của khoản dồn tích có tương quan âm tới tổng dồn tích, chu kỳ sản xuất kinh doanh, độ biến động của doanh thu, dòng tiền và lợi nhuận nhưng tương quan dương với quy mô công ty. Kết quả cũng cho thấy có mối tương quan đồng biến giữa chất lượng khoản dồn tích và sự bền vững của lợi nhuận. Do đó, nhà đầu tư đánh giá thành phần dồn tích sẽ phản ánh tốt hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tính bền vững của lợi nhuận chỉ dùng ở mức định tính hoặc đưa ra một số thủ thuật kế toán nhằm điều chỉnh thành phần dồn tích qua đó tác động đến chất lượng lợi nhuận. Cụ thể, Nguyễn Thị Minh Trang (2011) trong nghiên cứu của mình đã giới thiệu một số thủ thuật kế toán nhà quản lý sử dụng có thể biến hóa lợi nhuận trên báo cáo tài chính, làm cho đánh giá của nhà đầu tư về hoạt động của công ty bị sai lệch như: chọn phương pháp kế toán ảnh hưởng tới ghi nhận doanh thu - chi phí, thời điểm mua tài sản, khấu hao. Huỳnh Thị Vân (2012) nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận cho rằng: (1) các công ty cổ phần điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên niêm yết. (2) khả năng này phụ thuộc vào điều kiện thuế. (3) Mức độ điều chỉnh lợi nhuận bị tác động bởi quy mô doanh nghiệp. Dương Nguyễn Thanh Tâm (2013) đánh giá tác động cấu trúc nợ đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp và kết quả cho thấy có sự tác động của cấu trúc nợ (tín dụng phi thương mại, nợ ngắn hạn, dài hạn) đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. 3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa lý thuyết và kết quả của các công trình nghiên cứu thực nghiệm, bài viết dựa trên mô hình của Sloan (1996) và thêm nhân tố công ty để tăng thêm thông tin được ước lượng. Khi đó, mô hình gốc của Sloan là một trường hợp riêng của mô hình bài viết khi chỉ xem xét tác động theo thời gian. Các mô hình và các biến được mô tả như sau: Mô hình 1: Earningit = α + β1 Cash Flowit + β2 Accrualsit + εit (1) Mô hình 2: Earning it = α + β 1 Earning it-1 + ε it (2) Mô hình 3: Earning it =α+ β 1 Cash Flow it-1 + β2 Accrualsit-1 + εit (3) Với: Earning it = NI it (NOA it-1 +NOA it )/2 Accruals it = [NI it -(CFO it +CFI it )] (NOA it-1 +NOA it )/2 Cash Flow t-1 = CFO it (NOA it-1 +NOA it )/2 Các biến lợi nhuận; thành phần tiền và thành phần dồn tích được chia cho tổng tài sản hoạt động ròng bình quân của công ty với mục đích so sánh, giảm bớt sự khác biệt về quy mô và giúp cho việc ước lượng mô hình phù hợp hơn. 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật • Earning: Lợi nhuận sau thuế • Cash Flow: Thành phần tiền • Accruals: Thành phần dồn tích • CFO: Dòng tiền hoạt động kinh doanh từ báo cáo kế toán. • CFI: Dòng tiền hoạt động đầu tư từ báo cáo kế toán. • NOA: Tổng tài sản hoạt động ròng NOA = [(Tổng tài sản– Tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn) – (Tổng nợ – Tổng nợ vay)] • ε: Sai số, i: Công ty, t: Thời gian. Các giả thiết nghiên cứu sử dụng cho các mô hình: H1: Thành phần tiền giải thích tốt hơn thành phần dồn tích về sự biến động của lợi nhuận được công bố. H2: Lợi nhuận quá khứ tác động đến lợi nhuận tương lai. H3: Thành phần dồn tích ít bền vững hơn thành phần tiền qua thời gian. Các mô hình số (1), (2), (3) được sử dụng để làm sáng tỏ ba giả thuyết trên. Cụ thể: Bài viết ước lượng mô hình (1) trả lời cho giả thuyết H1 về giá trị các thành phần chứa trong lợi nhuận.Nếu giả thuyết H1 đúng, điều đó là tiền đề quan trọng để chúng ta xem xét tiếp đến giả thuyết tiếp theo. Tiếp theo, mô hình (2) được sử dụng để trả lời giả thuyết H2 nhằm xem xét khả năng dự báo lợi nhuận tương lai từ lợi nhuận quá khứ. Nếu giả thuyết H2 bị bác bỏ thì việc chúng ta đánh giá thành phần tiền và dồn tích ở giả thuyết H3 chỉ mang khẳng định lại về mặt kế toán, không có ý nghĩa nhiều về mặt dự báo và xem xét tính bền vững. Cuối cùng sau khi xem xét hai giả thuyết trên, mô hình (3) được sử dụng để làm sáng tỏ giả thuyết H3 về tính ổn định và bền vững của các thành phần chứa trong lợi nhuận. Phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng sẽ được sử dụng để ước lượng cho cả ba mô hình trên nhằm làm sáng tỏ các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra. Cụ thể, bài viết vận dụng ba dạng mô hình của phương pháp hồi quỹ dữ liệu bảng nhằm cung cấp nhiều thông tin hữu ích: (i) Hồi quy Pooled (Pooled model), không xem xét đến tác động của không gian và thời gian; (ii) Hồi quy tác động cố định FEM (Fixed effects model); (iii) Hồi quy tác động ngẫu nhiên REM (Random effects model) 4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Dựa trên mô hình nghiên cứu, bài viết thu thập số liệu của những công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong năm 2007 - 2013 từ Vietstock, Thomson Reuters và báo cáo tài chính được công bố. Sau khi loại ra những công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản vì tính chất kế toán đặc thù và các công ty có dữ liệu quá lớn hoặc quá bé so với mẫu quan sát nhằm giảm tác động của chúng đối với việc ước lượng, cuối cùng, bộ dữ liệu nghiên cứu còn lại 190 công ty với 1325 quan sát kể cả các công ty đã hủy niêm yết trong năm 2013 như CTCP Thủy Điện Ry Ninh I, CTCP Sông Đà 9.01,...Mặc dù việc này sẽ làm cho dữ liệu bảng không cân đối, nhưng nó sẽ thể hiện được tính đại diện cao hơn khi thực hiện ước lượng. 45 Chất lượng lợi nhuận . . . 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thống kê mô tả Bảng 1: Thống kê mô tả các biến EARNING CASH FLOW ACCRUALS Trung Bình 0.148 0.124 0.153 Trung vị 0.100 0.080 0.110 Lớn nhất 1.880 3.090 2.890 Nhỏ nhất -0.920 -1.450 -2.920 Độ lệch chuẩn 0.196 0.346 0.401 Skewness 2.252 1.885 0.124 Kurtosis 15.394 14.897 12.570 P-Value (ADF) 0.001 0.000 0.000 Số quan sát 1325 1325 1325 Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn dữ liệu Vietstock và Thomson Reuters dừng. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của biến tiền là 0.346 và dồn tích là 0.401 khá lớn nên mẫu có sự biến động nhiều. Hệ số skewness của biến lợi nhuận và dòng tiền là lớn hơn 0 và gần giá trị 3 nên phân phối của hai biến lệch nhiều về bên phải; ngụ ý rằng tồn tại các công ty trong mẫu xem xét có lợi nhuận và dòng tiền dương rất lớn so với trung bình mẫu. Hệ số Kurtoris của ba biến rất lớn (gấp 4-5 lần giá trị 3) nên hình dạng của ba phân phối tù và trải rộng, chứ không tập trung nhiều tại giá trị trung bình. Trong suốt khoảng thời gian quan sát từ 2007-2013, giá trị trung bình của lợi nhuận 0.148; giá trị trung bình của thành phần tiền và thành phần dồn tích lần lượt là 0.1236, 0.1529. Số liệu cho thấy giá trị trung bình không khác nhiều so với trung vị. Các phân phối các biến trên đều có nét tương đồng về hệ số Skewness, Kurtosis nên chúng ta có thể nhìn nhận rằng phân phối của chúng khá tương đồng với nhau. Ở mức ý nghĩa 5%, giá trị P-Value trong kiểm định ADF cho thấy về mặt thời gian, giá trị của các biến đều có tính Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan EARNING CASH FLOW ACCRUALS EARNING 1.00 P-Value (Pearson) ----- CASH FLOW 0.3723 1.00 P-Value(Pearson) 0.0000 ----- ACCRUALS 0.2404 -0.5401 1.00 P-Value(Pearson) 0.0000 0.0000 ----- Earning (-1) 0.672647 P-Value(Pearson) 0.0000 ----- ----- Earning(+1) 0.750965 0.389018 0.044621 P-Value(Pearson) 0.0000 0.0000 0.1330 Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn dữ liệu Vietstock và Thomson Reuters 46 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Ở mức ý nghĩa 5%, hệ số tương quan giữa lợi nhuận với thành phần tiền và thành phần dồn tích đều có ý nghĩa thống kê và ở mức dương. Do đó, chúng ta có cái nhìn ban đầu rằng thành phần tiền và thành phần dồn tích đều có tác động tới lợi nhuận. Hơn nữa, hệ số tương quan giữa thành phần tiền và dồn tích là âm, điều đó thể hiện trong lợi nhuận công bố khi chúng ta tăng thành phần dồn tích thì sẽ phải giảm thành phần tiền và ngược lại, điều này phù hợp với lý thuyết kế toán. Khi sử dụng kiểm định Pearson, chúng ta đủ cơ sở để kết luận lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai có sự tương quan khá mạnh với hệ số tương quan 0.75. Hơn nữa, các thành phần tiền trong quá khứ có tương quan với lợi nhuận trong tương lai (hệ số tương quan là 0.389018), nhưng thành phần dồn tích lại không có nhiều sự tương quan với lợi nhuận tương lai (hệ số tương quan là 0.044621). Điều này hàm ý, thành phần tiền ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với thành phần dồn tích. 5.2. Kết quả ước lượng Kết quả ước lượng mô hình số (1) Bài viết thực hiện ước lượng mô hình với cross-section và period theo từng phương pháp Pooled, Fixed, Random. Trong trường hợp ước lượng mô hình với Fixed, bài viết dùng GLS weights và White cross-section để khắc phục hiện tương phương sai thay đổi. Sau đó, các kiểm định F-test (lựa chọn Pooled và Fixed) và Hausman (kiểm định lựa chọn Fixed và Random) được sử dụng để chọn ra mô hình phù hợp nhất. Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình số (1) Biến phụ thuộc EARNING Pooled Cross-section Period Fixed effects model Random effects model C 0.045658** (0.006243) 0.096512** (0.006133) 0.050977** (0.011410) CASH FLOW 0.345345** (0.026320) 0.202947** (0.012331) 0.404554** (0.033097) ACCRUALS 0.284045** (0.027626) 0.174568** (0.012026) 0.308989** (0.041153) R2 hiệu chỉnh 0.516393** 0.750713** 0.398978** Giá trị kiểm định F 707.8802** 21.87513** 440.4571** Hệ số Durbin-Watson 1.288613 1.874698 1.276498 Số quan sát 1325 1325 1325 Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn dữ liệu Vietstock và Thomson Reuters Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Số trong ngoặc ( ) tương ứng độ lệch chuẩn. 47 Chất lượng lợi nhuận . . . Hệ số Durbin-Watson đều lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 trong cả 3 phương pháp nên đủ cơ sở để kết luận rằng không có hiện tượng tự tương quan xảy ra. Ở ý nghĩa ở mức 5%, xem xét tác động của đặc tính từng công ty (Cross section) và tác động của yếu tố thời gian (Period), cả ba mô hình Pooled, FEM và REM đều khẳng định với chúng ta rằng: (i) thành phần dồn tích và thành phần tiền đều giải thích được sự biến động của lợi nhuận. (ii) Thành phần tiền chiếm tỉ trọng nhiều hơn thành phần dồn tích trong lợi nhuận công bố. Một điểm đáng lưu ý là độ lệch chuẩn của các hệ số góc đối với hai thành phần đều có giá trị nhỏ (bé hơn 5%) nên việc việc sử dụng mô hình để ước lượng sẽ trở nên ít bị chệch hơn hay kết luận của chúng ta không bị sai lệch nhiều. Như vậy, theo kết quả thống kê chúng ta chấp nhận giả thuyết H1: Thành phần tiền giải thích tốt hơn thành phần dồn tích về sự biến động của lợi nhuận được công bố. Tiếp theo, bài viết xem xét cụ thể từng mô hình với trọng tâm xem xét đặc tính của từng công ty và yếu tố thời gian ảnh hướng đến lợi nhuận. Đầu tiên, tác giả xem xét lựa chọn 3 mô hình Pooled, FEM và REM để đánh giá tác động của đặc tính công ty (Cross section) đến lợi nhuận công bố. Với bảng kết quả trên, mô hình FEM giải thích được 75% sự biến động của lợi nhuận công bố cao hơn 24% so với mô hình Pooled. Bài viết tiếp tục sử dụng kiểm định F-test để lựa chọn sự phù hợp của 2 mô hình. Với mức nghĩa 5%, kiểm định F-test khẳng định mô hình FEM phù hợp hơn Pooled trong giải thích sự biến động lợi nhuận. Đối với mô hình FEM và REM, chúng khác nhau ở các giả định về hệ số chặn (α) và một số giả định nên chúng ta chỉ cần sử dụng kiểm định Hausman lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất. Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định Hausman chấp nhận mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM. Điều này ngụ ý ra rằng, lợi nhuận được công bố gồm thành phần tiền nhiều hơn thành phần dồn tích nhưng giữa các công ty khác nhau sẽ có sự khác biệt giữa các thành phần trong lợi nhuận công bố. Nguyên nhân xuất phát từ đặc thù ngành nghề và việc hạch toán điều chỉnh lợi nhuận là tùy thuộc vào tình hình từng công ty. Sau đó, bài viết tiếp tục xem xét lựa chọn 3 mô hình Pooled, FEM và REM để đánh giá tác động của thời gian (Period) đến lợi nhuận công bố. Đầu tiên, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa sự phù hợp của mô hình Period-FEM và Period-REM. Với mức ý nghĩa 5%, kiểm Hausman đưa kết quả REM phù hợp hơn. Mô hình Period-REM với giả định các công ty có những đặc tính chung (như rủi ro thị trường, chế độ kết toán dồn tích.) được phản ánh vào hệ số góc (α), các đặc tính này thay đổi theo thời gian và nó sẽ tác động đến biến phụ thuộc. Một khía cạnh hữu ích khác khi sử dụng Period-REM là tồn tại các sự kiện đặc biệt ảnh hưởng đến toàn bộ mẫu quan sát. Kết quả của REM chỉ ra rằng, song hành với thành phần tiền và thành phần dồn tích, các nhân tố chung của nền kinh tế như: lãi suất, lạm phát, sự suy giảm tổng cầu theo thời gian tác động khác nhau tới lợi nhuận công bố. Kết quả ước lượng mô hình số (2) 48 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình số (2) Biến phụ thuộc EARNING Pooled Cross-section Period Fixed effects model Random effects model C 0.014384 ** (0.004222) 0.093016** (0.009938) 0.031766** (0.014955) EARNING (-1) 0.722621 ** (0.052105) 0.280527** (0.045962) 0.666220** (0.020482) R2 hiệu chỉnh 0.623133 ** 0.784720** 0.482185** Giá trị kiểm định F 1879.326 ** 22.79394** 440.4571** Hệ số Durbin-Watson 1.925545 1.917260 1.778944 Số quan sát