Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990- 2014

Qua ba thập kỉ Đổi Mới, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lương thực, thực phẩm với kim ngạch xuất khẩu đạt tới 30 tỷ đô la, cung cấp sinh kế cho 10 triệu hộ nông thôn và đóng góp đến gần 22% GDP cả nước; tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, thâm dụng nguồn lực tĩnh. Trong khi đó dưới áp lực và ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu phức tạp những năm gần đây, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này phân tích chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2014, qua đó cung cấp các bằng chứng lý luận và thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm tới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và phát triển bền vững.

pdf15 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1990- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/319351734 CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1990- 2014 Article  in  T?p chí Qu?n Lý Kinh t? · September 2017 CITATIONS 0 READS 103 1 author: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Việt Nam học lần thứ 5 View project Economics View project Dung Luu Tien Lac Hong University 24 PUBLICATIONS   5 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Dung Luu Tien on 30 August 2017. The user has requested enhancement of the downloaded file. 1 CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1990 - 2014 ThS. Lưu Tiến Dũng Trường Đại học Lạc Hồng TÓM TẮT Qua ba thập kỉ Đổi Mới, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lương thực, thực phẩm với kim ngạch xuất khẩu đạt tới 30 tỷ đô la, cung cấp sinh kế cho 10 triệu hộ nông thôn và đóng góp đến gần 22% GDP cả nước; tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, thâm dụng nguồn lực tĩnh. Trong khi đó dưới áp lực và ảnh hưởng của tiến trình hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu phức tạp những năm gần đây, ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội mới cho tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này phân tích chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1990 - 2014, qua đó cung cấp các bằng chứng lý luận và thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm tới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và phát triển bền vững. Từ khóa: Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp bền vững; TFP. ABSTRACT Over the past three decades of renovation, Vietnam has become self-sufficient in food with an annual export of 30 billion USD, providing livelihoods for 10 million rural households and contributing nearly 22 percent of the gross domestic product; however, the agricultural sector tends to grow slowly, the growth model was mainly extensive manner, natural resources intensive-driven. Meanwhile, under emerged pressures and impacts of climate change and international integration, the agriculture sector is facing many difficulties and challenges according to emerged opportunities for growth and development. This study analyzed the quality of agriculture growth in the period of 1990 - 2014, its empirical investigations provide significant foundations of economic theory and practice for proposing the key measures to boost the agriculture growth towards enhancing product added value and sustainable development manner. Keywords: Quality of growth; sustainable agriculture development; TFP. JEL classification codes: O1, O4, Q1. 1. GIỚI THIỆU Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam từ sau Đổi mới (1989) đến nay đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc như đạt được mức tăng trưởng nhanh, đóng góp 22% cho GDP cả nước, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với thị trường, tạo sinh kế trực tiếp cho 10 triệu hộ gia đình, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 tỷ đô la cùng nhiều tác động lan tỏa khác. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang bộc lộ nhiều điểm thiếu bền vững trong bối cảnh hội nhập 2 quốc tế và biến đổi khí hậu như mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, chỉ tăng khối lượng nông sản hiện vật với giá trị thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao. Các nghiên cứu trước cho thấy tăng trưởng kinh tế quốc gia và ngành nông nghiệp của nhiều quốc gia trong khu vực và toàn cầu không thực sự đem lại phúc lợi lớn hơn cho người nông dân mà còn gây ra nhiều hệ lụy với dấu chân môi trường ngày càng rõ ràng, chất lượng sống của người dân nông thôn suy giảm... Các nghiên cứu đã cố gắng làm rõ các nhân tố và nguyên nhân đưa đến suy giảm tăng trưởng ngành nông nghiệp trên bình diện quốc gia cũng như cố gắng tìm ra các mô hình, phương thức thực hiện sự tăng trưởng tốt hơn cho ngành nhưng chưa tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho tất cả. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng giai đoạn 1990 - 2014 và đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm tới ở Việt Nam. 2. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Tăng trưởng kinh tế luôn được coi là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia, phản ánh sự gia tăng thu nhập của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như nguồn nhân lực, hạ tầng, lạm phát, công nghệ. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế theo góc độ số lượng thu nhập tăng thêm là chưa toàn diện. Thực tế cho thấy nhiều loại tăng trưởng không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai có thể phải gánh chịu. Điều này dẫn đến phải có cách tiếp cận cho mục tiêu tăng trưởng của quốc gia và ngành nông nghiệp theo hướng tăng trưởng gắn với chất lượng. Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức được công nhận rộng rãi bởi các nhà kinh tế học về chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp chỉ giới hạn ở một khía cạnh nào đó và đôi khi đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống Còn theo nghĩa rộng nội hàm của nó còn mở rộng ra nhiều khía cạnh như chất lượng môi trường, văn hóa xã hội, thể chế. UNDP (1996) định nghĩa chất lượng tăng trưởng trên cơ sở chỉ ra các loại tăng trưởng xấu gồm (i) tăng trưởng kinh tế không việc làm, (ii) tăng trưởng kinh tế không lương tâm, (iii) tăng trưởng kinh tế không có tiếng nói, (iv) tăng trưởng kinh tế không gốc rễ, (v) tăng trưởng kinh tế không có tương lai. Các khái niệm khác nhau song đều nhấn mạnh tăng trưởng cần phải gắn với chất lượng và cao hơn nữa là bền vững. Một cách tiếp cận chung nhất, chất lượng tăng trưởng thể hiện ở ba khía cạnh gồm (i) tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn, tránh các cú sốc từ bên ngoài, (ii) tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, (iii) tăng trưởng không làm suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên, bảo tồn nguồn lực sản xuất có hạn (Vinod và cộng sự, 2000). Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp được hiểu là tăng trưởng đảm bảo hài hòa đồng thời ba trụ cột kinh tế, môi trường, xã hội gồm duy trì ổn định và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn lực tài 3 nguyên, môi trường sinh thái; đảm bảo thu nhập, việc làm, bất bình đẳng, chất lượng sống cho nông hộ. Cách tiếp cận này kế thừa nội hàm của chất lượng tăng trưởng kinh tế chung, điều chỉnh phù hợp khi phân tích trường hợp ngành nông nghiệp. Có nhiều bộ chỉ tiêu dùng đo lường chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp, trong nghiên cứu này các tiêu chí đo lường được sử dụng gồm: - Chất lượng tăng trưởng về kinh tế được đo lường thông qua các chỉ tiêu: quy mô tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, GDP nông nghiệp; hiệu quả sử dụng và đóng góp của các nguồn lực lao động, vốn, khoa học công nghệ cho tăng trưởng ngành nông nghiệp; cơ cấu ngành nông nghiệp. - Chất lượng tăng trưởng về xã hội được đo lường qua các chỉ tiêu: lao động và việc làm; nghèo đói và bất bình đẳng; môi trường con người trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Chất lượng tăng trưởng về môi trường được đo lường qua các chỉ tiêu: phát thải khí nhà kính; suy giảm tài nguyên do hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass được sử dụng nhằm giải thích nguồn gốc của tăng trưởng ngành nông nghiệp qua phân tích sự đóng góp của yếu tố tổng năng suất, lao động và vốn: Y = TFP µ L α K β (µ, α, β: hệ số biên của lao động (L), vốn (K), tổng năng suất các yếu tố (TFP); Y: GDP ngành nông nghiệp). Phương pháp Solow được sử dụng nhằm xác định đóng góp của yếu tố vốn, lao động, tổng năng suất các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng ngành. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu về GDP nông nghiệp, vốn được thu thập chủ yếu từ Tổng cục Thống kê giai đoạn 1990-2014 và các báo cáo liên quan theo giá năm 2010. Yếu tố vốn: Trữ lượng vốn sản xuất (K), tác giả sử dụng tỷ lệ khấu hao/năm là 5% (Trần Thọ Đạt, 2005): Kt = (1-δ)Kt-1 + It ; Kt: trữ lượng vốn ngành năm thứ t; δ: tỷ lệ khấu hao trữ lượng vốn (5%); It: lượng vốn tăng đầu tư hàng năm. Yếu tố lao động (L): Là lực lượng lao động trong độ tuổi và đang làm việc trong ngành nông nghiệp hàng năm. Tổng sản lượng Y: GDP nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2014 theo giá năm 2010. 4. CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 4.1 Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp về kinh tế Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2014: 4 Trong gần 30 năm qua (1990 - 2014), khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn đang và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đến nay, khoảng 70,4% dân số Việt Nam sinh sống tại khu vực nông thôn, trên 60% số hộ gia đình dựa vào nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chính và trên 47% lao động thuộc khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của ngành đã giảm mạnh từ gần 39,1% GDP năm 1990, xuống còn 24,5% năm 2000, 19,3% năm 2010 và 18,4% GDP năm 2014. Mặc dù có suy giảm về tỷ trọng đóng góp trong GDP toàn nền kinh tế nhưng nhìn chung tăng trưởng của ngành khá ổn định trong khi lao động khu vực này có xu hướng giảm, tuy còn chậm cho thấy năng suất lao động nông nghiệp đã được cải thiện. Tuy có mức suy giảm nhưng tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp ổn định hơn so với các ngành kinh tế khác. Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp ghi nhận cao vào những giai đoạn đầu đổi mới do tác động tích cực của chính sách đổi mới làm tăng diện tích đất nông nghiệp được sử dụng và năng suất cây, vật nuôi tăng nhanh, nhưng vào những giai đoạn sau thì mức tăng giảm và đi tới giới hạn, các nguồn vốn đầu tư hạn chế và đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế đã đưa ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều quy định quốc tế, làm khó khăn hơn trong tiêu thụ sản phẩm từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng. Nhưng nhìn chung tăng trưởng nông nghiệp vẫn được đánh giá là tích cực. Biểu đồ 1: Giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1990 - 2014. Đặc biệt, trong các năm 2007 - 2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ đều gặp nhiều khó khăn khiến tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, nhờ đó đã giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2009 đến 2014, sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng chững lại. Điều này càng rõ hơn khi Việt Nam ký kết hàng 5 loạt các hiệp định thương mại tự do mới như AEC, EVFTA,.... Tiểu ngành chăn nuôi chịu tác động tiêu cực mạnh nhất bởi năng lực cạnh tranh yếu, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, nếu không cải thiện phương thức sản xuất theo hướng hiện đại và chuẩn mực của các thị trường cao cấp thì ngành trồng trọt cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Hiệu quả sử dụng và cấu trúc đóng góp của lao động, vốn và công nghệ cho tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2014: Phân tích đóng góp của các yếu tố vào chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp cho thấy ba xu hướng khá rõ rệt khi đóng góp của yếu tố vốn là quan trọng, đóng góp của yếu tố TFP có mức tăng trưởng khá trong khi đóng góp của yếu tố lao động giản đơn có xu hướng suy giảm tương đối trong cả giai đoạn Biểu đồ 2: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1990 - 2014. Giai đoạn 1991-1995: Đóng góp của yếu tố lao động là chủ đạo, đóng góp của yếu tố vốn khá quan trọng khi bước đầu được cởi trói về sử dụng đất, mở cửa kinh tế thị trường trong khi đóng góp của yếu tố TFP bước đầu ghi nhận thể hiện sự thành công bước đầu của quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu và FDI tăng trưởng nhanh chóng. Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP giai đoạn này lần lượt là 1,4, 2,5 và 0,3; Giai đoạn 1996-2000: Xu hướng diễn biến đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam khá ổn định theo kịch bản đóng góp của yếu tố vốn tăng ở giai đoạn tiếp theo (từ 1,4 lên 3,5) do những yếu tố đầu vào sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hóa, hạ tầng thủy lợi, giống mới... có tương quan chặt chẽ với thu nhập của người sản xuất nên đã được đầu tư mạnh mẽ. Đóng góp của yếu tố lao động giảm nhẹ do tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ (giảm từ 2,5 xuống 2,3). Đóng góp của yếu tố TFP bị âm (từ 0,3 xuống -1,8) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính trong khu vực; Giai đoạn 2001-2005 tiếp tục xu hướng sản xuất mở rộng và vai trò của yếu tố vốn mang tính quyết định nhưng giảm (từ 3,5 xuống 2,3) do 6 năng suất các yếu tố vốn dần tới hạn. Đóng góp của yếu tố lao động giảm mạnh (từ 2,3 xuống 0,7) do sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Yếu tố TFP dần được khẳng định và có bước tăng trưởng vượt bậc (-1,8 đến 0,9) cùng với sự phục hồi chung của nền kinh tế; Giai đoạn 2006-2010: Ngành nông nghiệp và nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Tăng trưởng nông nghiệp từ các yếu tố đều suy giảm, yếu tố vốn giảm (từ 2,3 xuống 1,2), yếu tố lao động tăng mạnh (từ 0,7 lên 2,1); Giai đoạn 2011- 2014: Yếu tố TFP tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế (từ 0,3 đến 1,6) bắt đầu đóng vai trò động lực cho tăng trưởng ngành trong bối cảnh yếu tố vốn và lao động dần tới hạn và suy giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng. Trong ba nguồn lực cho tăng trưởng ngành, yếu tố vốn có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy nhiên năng suất, năng lực sản xuất của yếu tố vốn không thực sự hiệu quả với hệ số ICOR có xu hướng tăng. Hệ số ICOR của ngành nông nghiệp được duy trì ở tỷ lệ tương đối thấp và khá ổn định, giai đoạn 1989 – 2014, hệ số ICOR ngành trung bình cả giai đoạn 3,5. Trung bình giai đoạn 1991 – 1995 đạt 2,2, giai đoạn 1996-2000 tăng đến 4,0, giai đoạn 2001 – 2005 tăng đến 4,2, giai đoạn 2006-2010 giảm còn 3,7 và giai đoạn 2011-2014 ổn định ở 3,7. Xu hướng gia tăng hệ số ICOR giai đoạn gần đây cho thấy hiệu quả đầu tư đang có xu hướng suy giảm, chi phí vốn cho tăng trưởng ngày càng trở nên đắt đỏ. Nguyên nhân chủ yếu khi nguồn vốn chủ yếu do nhà nước đầu tư, mang tính dàn trải, thiếu hiệu quả trong khi lại quản lý yếu kém, tồn tại tham nhũng; hạ tầng - kĩ thuật ngành lạc hậu, chi phí sản xuất kinh doanh lớn, trình độ kĩ năng quản lý của người sản xuất yếu kém; tăng trưởng TFP thấp và không ổn định cũng làm cho năng suất vốn hạn chế. Biểu đồ 3: Hệ số ICOR ngành nông nghiệp Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1990 - 2014. Yếu tố quan trọng thứ hai có đóng góp cho tăng trưởng nông nghiệp TFP, phản ánh chất lượng của tăng trưởng. Tăng trưởng của TFP trong những năm qua là kết quả của việc tăng năng 7 suất lao động xã hội trên cơ sở tích lũy tiến bộ khoa học kĩ thuật, vốn con người. Tuy nhiên, tăng trưởng của TFP là thấp và thiếu ổn định. Các yếu tố chi phối bao gồm sự suy giảm trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cũng như hiệu quả của các chính sách trước đó thấp; cơ cấu kinh tế thiếu hiệu quả; môi trường thể chế chậm cải thiện; năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm thấp; hệ thống quản lý hoạt động chưa hiệu quả cùng với hạn chế lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Cuối cùng, yếu tố lao động cũng có đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng ngành nông nghiệp, tuy nhiên mức độ đóng góp của lao động có xu hướng suy giảm. Năng suất lao động ngành nông nghiệp lại rất thấp so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Trung bình năng suất lao động nông nghiệp đạt 9,0 triệu/ người/ năm giai đoạn 1991-1995, và giai đoạn 1996-2000 khoảng 10,39 triệu đồng/ người, giai đoạn 2001-2005 đạt 12,41 triệu đồng/ người, giai đoạn 2006-2010 đạt 14,48 triệu đồng/ người và giai đoạn 2011-2014 đạt 16,45 triệu đồng/ người. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng nhưng chậm, vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp có xu hướng giảm, chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp thấp là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của ngành chậm được cải thiện. 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 1 9 9 0 1 9 9 1 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 Năng suất lao động (triệu đồng/ người, giá năm 2010) Tốc độ tăng trưởng lao động (%) Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động (%) Biểu đồ 4: Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê các năm 1990 - 2014. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2014: - Về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang các họat động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch là rất hạn chế. Khi suốt giai đoạn 1991 – 2014, trung bình ngành trồng trọt chiếm 8 tới 75,71%, trong khi chăn nuôi chiếm 22,17%, còn dịch vụ chỉ chiếm 2,25% trong GDP ngành nông nghiệp. - Về sản xuất và thương mại một số nông sản chính: Sản xuất nông nghiệp vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất. - Về phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp có xu hướng tăng giai đoạn 2006 – 2014, trung bình đạt 6,81%/ năm và có 1.831 doanh nghiệp năm 2014 so với tổng số 402.326 doanh nghiệp cả nước, chiếm chưa tới 1,0%. Trong số 1.831 doanh nghiệp nông nghiệp tính đến năm 2014, có đến 80,36% doanh nghiệp là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ với quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng và chỉ có 19,64% có quy mô vốn từ trên 20 tỷ đồng. Tương tự, có đến hơn 95% số doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 200 người và chỉ có 4,76% là các doanh nghiệp vừa và lớn. Với quy mô vốn và lao động như vậy sẽ khiến cho khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh thấp. 4.2 Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp về môi trường Về phát thải khí nhà kính do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Ngành sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành gây phát thải khí nhà kính lớn, chủ yếu là mê tan (CH4), ô xít nitơ (N2O), monoxit cacbon (CO) và oxit nitrogen (NOx). Tổng lượng phát thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đạt tương đương 56,7 triệu tấn CO2 ước tính năm 2000, 88,35 triệu tấn năm 2010, 466,0 triệu tấn vào năm 2020 và 760,5 triệu tấn vào năm 2030 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014a). Trong đó, lớn nhất vẫn là trồng lúa (50,49%), đất nông nghiệp (26,95%), quản lý phân bón (9,69%), đốt phế thải trên đồng ruộng (2,15%). Phát thải khí nhà kính cũng đang tăng mạnh trong ngành chăn nuôi và ước đạt 24,36 triệu tấn vào năm 2020, trong đó các yếu tố như số lượng, trọng lượng đàn gia súc, số lượng và chất lượng thức ăn chăn nuôi, phương pháp kiểm soát
Tài liệu liên quan