Chẳng ai muốn mình bị chê cho nên chúng ta cũng có khuynh hướng
tránh phê bình người khác, nhất là trước đám đông. Bởi vì làm như vậy
là cách hiệu quả nhất để phá hủy một mối quan hệ và làm cho người tiếp
nhận đau đớn về mặt tinh thần trong thời gian dài.
Nhưng công việc của bạn, nhiệm vụ của bạn là chỉ ra những sai sót, lỗi
lầm của người khác để họ rút kinh nghiệm và trở nên tốt hơn.
Ví dụ như công việc của bạn là quản lý nhân sự, giáo viên, huấn luyện
viên hoặc là giám khảo của một cuộc thi như Vietnam’s Got Talent
chẳng hạn, thì bạn không thể chỉ có khen người ta hoài được. Lúc đó,
trách nhiệm của bạn là chỉ ra những khuyết điểm của người khác để họ
có thể sửa đổi. Vấn đề là làm như thế nào cho hiệu quả.Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Sai lầm mà hầu hết những người lịch thiệp đều gặp phải là nói giảm nói
tránh, phê bình người ta một cách hời hợt và cả nể. Chẳng hạn như trong
cuộc thi Vietnam’s Got Talent, ban giám khảo đều chọn lựa giải pháp an
toàn khi nhận xét các thí sinh. Kết quả là chương trình trở nên nhạt vì
thiếu cảm xúc. Cũng không thể trách họ. Dạo gần đây chương trình này
vốn đã nhận quá nhiều tai tiếng. Điều đó không khỏi khiến các giám
khảo nhát tay trong việc khen chê trước ống kính truyền hình.
Ngược lại với khuynh hướng trên, một số người lại chê bai thậm tệ
người khác trước đám đông. Đây là điều nên tránh nếu có thể. Những thí
sinh tham gia một cuộc thi truyền hình thì họ vốn đã chấp nhận được
khen chê trước công chúng rồi. Đó là trường hợp ngoại lệ. Còn bình
thường, khi bị đưa ra “tế sống” trước hàng trăm, hàng ngàn cặp mắt,
người bị phê bình sẽ vô cùng tủi nhục, đau đớn và khó có thể vượt qua
được lỗi lầm.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chê cũng là một nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chê cũng là một nghệ thuật
Chẳng ai muốn mình bị chê cho nên chúng ta cũng có khuynh hướng
tránh phê bình người khác, nhất là trước đám đông. Bởi vì làm như vậy
là cách hiệu quả nhất để phá hủy một mối quan hệ và làm cho người tiếp
nhận đau đớn về mặt tinh thần trong thời gian dài.
Nhưng công việc của bạn, nhiệm vụ của bạn là chỉ ra những sai sót, lỗi
lầm của người khác để họ rút kinh nghiệm và trở nên tốt hơn.
Ví dụ như công việc của bạn là quản lý nhân sự, giáo viên, huấn luyện
viên hoặc là giám khảo của một cuộc thi như Vietnam’s Got Talent
chẳng hạn, thì bạn không thể chỉ có khen người ta hoài được. Lúc đó,
trách nhiệm của bạn là chỉ ra những khuyết điểm của người khác để họ
có thể sửa đổi. Vấn đề là làm như thế nào cho hiệu quả.
Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Sai lầm mà hầu hết những người lịch thiệp đều gặp phải là nói giảm nói
tránh, phê bình người ta một cách hời hợt và cả nể. Chẳng hạn như trong
cuộc thi Vietnam’s Got Talent, ban giám khảo đều chọn lựa giải pháp an
toàn khi nhận xét các thí sinh. Kết quả là chương trình trở nên nhạt vì
thiếu cảm xúc. Cũng không thể trách họ. Dạo gần đây chương trình này
vốn đã nhận quá nhiều tai tiếng. Điều đó không khỏi khiến các giám
khảo nhát tay trong việc khen chê trước ống kính truyền hình.
Ngược lại với khuynh hướng trên, một số người lại chê bai thậm tệ
người khác trước đám đông. Đây là điều nên tránh nếu có thể. Những thí
sinh tham gia một cuộc thi truyền hình thì họ vốn đã chấp nhận được
khen chê trước công chúng rồi. Đó là trường hợp ngoại lệ. Còn bình
thường, khi bị đưa ra “tế sống” trước hàng trăm, hàng ngàn cặp mắt,
người bị phê bình sẽ vô cùng tủi nhục, đau đớn và khó có thể vượt qua
được lỗi lầm.
Ngoài ra, một thiếu sót khác nữa thường gặp phải là chỉ ra lỗi sai của
người khác nhưng không trình bày hướng giải quyết phù hợp. Đây là
vấn đề làm đau đầu nhất của những người làm việc theo nhóm. Chẳng
hạn, trong cuộc họp bàn ý tưởng thiết kế poster cho một sự kiện của
công ty, bạn nhận thấy ý tưởng của đồng nghiệp có điểm chưa hay. Bạn
lên tiếng chê ý tưởng đó chưa phù hợp. Làm như thế chỉ khiến cho đồng
nghiệp cảm thấy khó chịu. Mà khi họ đã khó chịu thì chắc chắn không
có ý định sửa đổi. Sau màn “góp ý” đó, bạn còn trở thành một thành viên
đáng ghét trong nhóm.
Vậy làm thế nào để trở thành một người đóng góp ý kiến tuyệt vời?
Tùy trường hợp mà sẽ có cách giải quyết riêng. Nội dung của bài viết
này sẽ chỉ đề cập tới những yếu tố mang tính khái quát và gợi ý để bạn
tự tìm ra cách thức chê sao cho đạt được mục tiêu, đó là thuyết phục
người ta sửa đổi để tốt hơn.
Trước hết, bạn cần xác định bối cảnh sự việc và đối tượng tiếp nhận lời
chê. Tùy theo tính cách của người đó và hoàn cảnh mà bạn có thể áp
dụng phương pháp phù hợp. Chẳng hạn, bạn là đại đội trưởng thanh niên
xung phong. Dưới trướng của bạn có 130 người. Phụ với bạn là đại đội
phó chính trị và đại đội phó hậu cần. Còn bản thân bạn thì lo chỉ huy
chung.
Trong đại đội, có những thành viên thuộc dạng “đầu gấu” và bất cần đời.
Với trách nhiệm của một đại đội trưởng, bạn không thể để vài con sâu
làm rầu nồi canh. Nhưng bạn cũng không thể đem những người này ra
phê bình trước tập thể. Như đã nói trên, làm như thể chỉ khiến họ có
khuynh hướng chống đối và phá hoại nhiều hơn (vài người trong số đó
vốn đã nói bóng gió là sẽ “mần thịt” gã đại đội trưởng nữa cơ).
Sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ, bạn quyết định gặp riêng từng người
trong nhóm “chống đối”. Không phải là dằn mặt hay làm gì họ mà bạn
nói chuyện với họ một cách trầm tĩnh và khơi gợi cho họ kể về quá khứ,
về những điều buồn, vui v.v.
Tóm lại, đó là một cuộc nói chuyện thân tình giữa những người cùng
cảnh ngộ. Khi đã hiểu nhau hơn, bạn hãy khuyên họ một cách chân
thành và tỏ ra cái uy của một người từng trải (dù có thể bạn không được
tới mức như vậy. Nhưng bạn là đại đội trưởng mà, mỗi cái đó cũng đủ
để bạn có uy rồi). Lúc đó, họ sẽ dễ chấp nhận lời nói của bạn hơn.
Hơn nữa, chúng ta cần phải chú ý đến yếu tố giới tính của người tiếp
nhận. Nam giới có khuynh hướng khó chấp nhận lời phê bình hơn là phụ
nữ. Nhưng chê một người phụ nữ cũng là cách tốt nhất để cô ấy ghét
bạn. Đây là vấn đề khá phức tạp, bạn nên đọc quyển Đàn ông đến từ Sao
Hỏa, Đàn bà đến từ Sao Kim của John Gray để hiểu một cách cụ thể
hơn.
Vậy đó, trên đây là những gợi mở để bạn có thể góp ý người khác một
cách hiệu quả hơn. Còn bạn, bạn đã từng thành công trong việc đóng
góp ý kiến mang tính xây dựng? Đừng ngại chia sẻ bí quyết của mình ở
phần comment phía bên dưới nhé