Tài liệu Kỹ năng phỏng vấn

A. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM HỒ SƠ 1. Cách soạn hồ sơ xin việc Các bạn SV nhìn chung không được ai nói về cách soạn hồ sơ xin việc nên rất bối rối khi chuẩn bị hồ sơ để xin vào 1 vị trí đang trống. Hôm nay tôi giới thiệu cho các bạn cách làm hồ sơ xin việc đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Cách soạn hồ sơ đối với người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ hướng dẫn ở 1 chủ đề riêng. Hồ sơ gồm có: • Bản lý lịch chuyên môn (Gọi là curriculum vitae - CV hoặc theo tiếng Anh-Mỹ là Resume) • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú (đa số các đơn vị đều yêu cầu, nhưng k0 phải là tất cả) • Bản sao giấy khai sinh (Một số đơn vị nhất định yêu cầu việc này, đôi khi chỉ yêu cầu bản photo không cần công chứng) • Ảnh thẻ, 2 đến 4 ảnh cỡ 4cm x 6cm, đôi khi chỉ cần cỡ 3cm x 4cm. (Hầu hết các đơn vị đều yêu cầu) • Đơn xin việc (thường yêu cầu phải viết tay) * Cách sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: - Đơn xin việc - Sơ yếu lý lịch - Giấy khai sinh - Giấy khám sức khỏe - Văn bàng chính và bảng điểm - Các văn bằng chứng chỉ khác và giấy tờ có liên quan Trong bộ hồ sơ thì CV là thứ quan trọng nhất. Nội dung CV phải viết sao cho nêu rõ được những điểm nhấn mà ứng viên muốn nhà tuyển dụng nắm được, thường là những điểm mạnh của ứng viên. Phải trình bày sáng sủa, mạch lạc. 2. Thông tin cá nhân Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi rõ số điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất. Nếu nhà tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn thì dù hồ sơ của bạn ấn tượng đến mấy cũng vô ích!

doc14 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Kỹ năng phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN A. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM HỒ SƠ 1. Cách soạn hồ sơ xin việc Các bạn SV nhìn chung không được ai nói về cách soạn hồ sơ xin việc nên rất bối rối khi chuẩn bị hồ sơ để xin vào 1 vị trí đang trống. Hôm nay tôi giới thiệu cho các bạn cách làm hồ sơ xin việc đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Cách soạn hồ sơ đối với người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ hướng dẫn ở 1 chủ đề riêng. Hồ sơ gồm có: Bản lý lịch chuyên môn (Gọi là curriculum vitae - CV hoặc theo tiếng Anh-Mỹ là Resume) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú (đa số các đơn vị đều yêu cầu, nhưng k0 phải là tất cả) Bản sao giấy khai sinh (Một số đơn vị nhất định yêu cầu việc này, đôi khi chỉ yêu cầu bản photo không cần công chứng) Ảnh thẻ, 2 đến 4 ảnh cỡ 4cm x 6cm, đôi khi chỉ cần cỡ 3cm x 4cm. (Hầu hết các đơn vị đều yêu cầu) Đơn xin việc (thường yêu cầu phải viết tay) * Cách sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: - Đơn xin việc - Sơ yếu lý lịch - Giấy khai sinh - Giấy khám sức khỏe - Văn bàng chính và bảng điểm - Các văn bằng chứng chỉ khác và giấy tờ có liên quan Trong bộ hồ sơ thì CV là thứ quan trọng nhất. Nội dung CV phải viết sao cho nêu rõ được những điểm nhấn mà ứng viên muốn nhà tuyển dụng nắm được, thường là những điểm mạnh của ứng viên. Phải trình bày sáng sủa, mạch lạc. 2. Thông tin cá nhân Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi rõ số điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất. Nếu nhà tuyển dụng không biết làm cách nào để liên lạc với bạn thì dù hồ sơ của bạn ấn tượng đến mấy cũng vô ích! 3. Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu của bạn phải có tính thực tiễn và khả thi. Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế thì bạn sẽ thất bại và thất vọng. Bạn nên chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, những mục tiêu dễ thực hiện hơn. Làm như vậy thì bạn sẽ cảm thấy đỡ nản lòng trước những mục tiêu to lớn. Bạn cũng sẽ có cảm giác có thể hoàn thành được mục tiêu. Khi dự tính thời gian cần để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dự trù thêm thời gian, phòng khi kế hoạch của bạn mất nhiều thời gian hơn dự tính. Làm như vậy bạn cũng sẽ giảm bớt được áp lực về thời gian”. Ở đây chúng ta không nói tới ngân sách hay mục tiêu chung. Chúng ta đang nói tới mục tiêu, mục đích, đường lối cá nhân. Bạn phải đặt ra mục tiêu nếu không bạn sẽ không thể quyết định được bạn có thành công hay không. Cũng phải nói rằng bạn không được phép so sánh bạn với bất cứ ai khác. Tôi luôn luôn rất muốn giỏi về môn thể thao nào đó nhưng tôi không thể thực hiện được và đã thất bại thảm hại. Việc này đã khiến tôi nghĩ rằng tôi là kẻ thất bại nhưng một ngày nọ tôi phát hiện ra là những người giỏi về thể thao là những người có gen về lĩnh vực đó. Điều này thì rõ ràng là tôi không có. Như vậy chẳng lẽ tôi là kẻ thất bại ư? Không, đó chỉ là vấn đề về gen nên tôi không thể tự trách mình. Tôi có khả năng về những lĩnh vực khác và tôi lại đánh giá thành công của mình theo những tiêu chí sau: Năm ngoái tôi đã làm như thế nào 5 năm trước tôi làm thế nào Tôi đang thực hiện kế hoạch cá nhân như thế nào Tôi đang thực hiện kế hoạch dài hạn của mình như thế nào. Bạn không được so sánh với người nào khác bởi vì so sánh với người khác là một việc làm ngu ngốc Tôi từng sở hữu một chiếc xe máy khá tuyệt vời. Tôi rất thích nó. Một lần tại cột đèn giao thông, tôi dừng xe bên cạnh một người đi xe máy khác và chăm chú nhìn xe của anh ta. Tôi thốt lên trong chiếc mũ bảo hiểm đội trên đầu “Đó là chiếc xe mà mình muốn”. Trong khi ấy anh ta cũng chăm chú nhìn xe của tôi và rõ ràng là anh ta cũng đang nghĩ như tôi. Khi đèn xanh bật lên, tôi cùng anh ta tiếp tục đi và tôi nhận ra chiếc xe của anh ta giống hệt với xe của tôi. Đầu óc không kiên định sẽ khiến cho ta dễ bị lung lạc và dễ mắc sai lầm. Khi nhìn ai đó thì bạn thường có xu hướng ghen tị với họ về một cái gì đó của họ nhưng bạn không hề biết chút gì về cái mà bạn đang thèm muốn. Người ta nói rằng đi một dặm đường bằng giày của người khác thì bạn có thể đi được hơn một dặm nữa, tuy nhiên khi bạn có được đôi giày của người khác rồi thì bạn sẽ thất vọng và muốn quẳng bỏ nó ngay. Vậy bạn hãy đặt cho mình một số mục tiêu nhưng bạn hãy thực tế với những mục tiêu đó. Giả sử bạn đặt mục tiêu trở thành thủ lĩnh của cả thế giới thì điều nghe có vẻ ấn tượng nhưng nó hoàn toàn không thực tế. Bạn hãy đặt ra mục tiêu có tính thách thức nhưng phải là mục tiêu có thể đạt được, thực tế nhưng cũng phải có thử thách. Sẽ là không tốt nếu bạn đặt mục tiêu quá dễ dàng hay quá khó khăn. 4. Nêu bật thành tích học tập Là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc gì nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng với thông tin về học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì tại sao bạn không nêu bật lợi thế của mình? Hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. 5. Kinh nghiệm làm việc Người ta nói “tốt khoe, xấu che”. Vì vậy, thay vì nói bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thực sự, hãy trình bày bạn đã có những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực tập tại những công ty lớn hay đã làm việc bán thời gian trước đây. Hãy nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho công ty. Bạn cũng nên cho biết những thành tích bạn đã đóng góp ở các công ty trước. B. TRUNG THỰC VÀ TỰ TIN TRONG PHỎNG VẤN 1. Trung thực trong trả lời phỏng vấn Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lắng nghe họ * Không cần “nổ”, chỉ cần trung thực Nhiều ứng viên khiến cho nhà tuyển dụng phải đau đầu vì các trò “ma lanh” trong phỏng vấn tuyển dụng. Năng động, thạo việc, ham học hỏi... là những ưu điểm dễ nhận thấy ở rất nhiều người tìm việc hiện nay. Tuy nhiên, người tìm việc bây giờ không như ngày xưa, họ cũng khiến nhiều nhà tuyển dụng đau đầu bởi sự “ma lanh”, thiếu trung thực trong phỏng vấn tuyển dụng. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp ngày càng trở nên cảnh giác trong tuyển dụng. * Trung thực mới có động cơ làm việc tốt Làm thế nào để “tiếp thị” tên tuổi của mình trước nhà tuyển dụng mà không cần phải dùng những “xảo thuật” trên? Bà Nguyễn Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interflour VN, nhận định: Trung thực là yếu tố quan trọng để chúng tôi quyết định tuyển dụng một nhân viên vào làm việc. Những thông tin về quá khứ đều được thể hiện qua năng lực làm việc nên không thể nói dối. Hơn nữa, với chuyên môn trong nghề, không sớm thì muộn, người tìm việc cũng sẽ bị phát giác. Có một ứng viên khi dự tuyển vào Interflour đã rất thẳng thắn khi nói rằng mình bị tinh giản biên chế ở công ty cũ. Chúng tôi đánh giá tốt về những người như thế". “Ngoài những chức vụ quan trọng thì những vị trí nắm giữ tài liệu, hồ sơ giấy tờ, thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác... cũng yêu cầu người trung thực, tin cậy. Do đó, để khỏi tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, người tìm việc nên hợp tác với nhà tuyển dụng trong việc cung cấp thông tin, số điện thoại, địa chỉ, người có thể liên hệ để nhà tuyển dụng kiểm tra độ chính xác khi cần” - bà Nguyễn Thị Khánh Vân, Trưởng Phòng Hành chánh Công ty Lucretia, cho biết. “Tốt nhất, người tìm việc nên nói thẳng những thông tin dù bất lợi cho mình chứ không nên để nhà tuyển dụng tìm hiểu. Trong mỗi con người đều có điểm mạnh, điểm yếu. Chúng ta không bóc trần tất cả nhưng nên trình bày thông tin dưới khía cạnh chuyên nghiệp và trung thực nhất. Vì trung thực mới có động cơ làm việc tốt. Nhà tuyển dụng ngày càng cân nhắc và cẩn trọng hơn trước những ứng viên “nổ”” - bà Nguyễn Thu Giao khẳng định. 2. Trung thực về thái độ Thái độ là tiêu chuẩn hàng đầu. Xu hướng tuyển dụng hiện nay, các nhà tuyển dụng không đề cao bằng cấp mà là năng lực và thái độ thực sự của các ứng viên. Họ chấp nhận tuyển những ứng viên không có bằng cấp xếp loại tốt nhưng có thái độ ứng xử đúng mực, biết cách giao tiếp, trung thực, có vốn sống phong phú và hòa đồng. Trong bảng sắp xếp thứ tự các tiêu chuẩn tuyển dụng của một số công ty, thái độ của ứng viên là tiêu chuẩn hàng đầu, kế tiếp là kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn. Nhưng các nhà tuyển dụng không thể biết hết được bản tính thực sự của ứng viên chỉ qua một vài phút tiếp xúc ngắn ngủi trong buổi phỏng vấn. Do đó, có nhiều hình thức phỏng vấn phụ mà nhà tuyển dụng đặt ra nhằm mục đích có cơ hội hiểu về ứng viên nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Một số ứng viên nói rằng họ thực sự không hiểu nổi nhà tuyển dụng khi ông ấy hỏi họ những câu hỏi chẳng liên quan gì đến kỹ năng chuyên môn mà chỉ tập trung vào những điều hết sức bình thường về cuộc sống, sở thích và bạn bè. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ ra hàng trăm cách để tìm hiểu ứng viên. Họ có thể đóng vai là một ứng viên để phỏng vấn như những người khác rồi bắt chuyện với các ứng viên. Đó là cách để có cái nhìn đúng nhất về ứng viên. Đứng trong phòng chờ phòng vấn với vai trò là ứng viên họ còn nắm bắt được những thái độ của ứng viên trước va sau khi phỏng vấn. Có những người có thái độ tự tin thái quá hay thiếu trung thực đều bị nhận diện và bị loại ngay từ đầu. Với quan niệm “trình độ chuyên môn có thể cải thiện nhưng tính tình, thái độ thì khó mà chuyển lay”, một số nhà tuyển dụng thường chọn những người có bản chất tốt, phù hợp với công việc rồi đào tạo lại chuyên môn cho họ. Một nhân viên sales với bản tính ba hoa có thể bán được nhiều sản phẩm nhưng cái các doanh nghiệp cần không chỉ là doanh thu mà còn là niềm tin của khách hàng. Do đó, thái độ chân thành, biết mình biết người của các ứng viên luôn được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng. 3. Tự tin trong phỏng vấn * Tự tin - chìa khóa cơ bản của thành công Tự tin trong công việc, trong cuộc sống, trong mọi tình huống. Cụm từ nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự không giản đơn chút nào. Nuôi dưỡng sự tự tin cũng như thể hiện được sự tự tin của mỗi cá nhân được xem như một trong những đòi hỏi quan trọng đối với bất kỳ ai muốn thành công. Trong một cuộc tuyển dụng, ứng viên tự tin hơn sẽ là ứng viên chiến thắng. Thế nhưng không nhất thiết bạn phải tự tin so với người khác mà trước hết bạn phải tự tin với chính mình. Một trong những điểm yếu mà ứng viên thường mắc phải khiến cho nhà tuyển dụng đánh rớt họ chính là sự rụt rè và thái độ tự ti khi trả lời phỏng vấn, một biểu hiện rõ rệt của sự không tự tin. Nhiều sinh viên mới ra trường đi tìm việc đã không đủ can đảm nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng để trả lời một cách rốt ráo và dứt khoát những câu hỏi như: “Bạn có yêu thích công việc này không”, “Bạn có tin mình có thể đảm nhận tốt công việc này không”, “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?”... Ngay cả một câu hỏi đơn giản của người phỏng vấn cũng khiến khá nhiều bạn trẻ bối rối “Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Chắc chắn chẳng có nhà tuyển dụng nào chấp nhận tuyển dụng những ứng viên đáp lí nhí trong miệng với câu nói “nhiêu cũng được” kèm theo ánh mắt nhìn xuống rụt rè, nhút nhát... Không có sự tự tin, bạn sẽ rất dễ thất bại trong một cuộc thi tuyển. Không có sự tự tin, bạn không nghĩ rằng mình sẽ làm được một việc gì đó, điều đó đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội... Nhiều cá nhân đã thành công trong cuộc sống khi phát hiện chính mình cũng có thể làm được việc rất lớn lao mà trước đó tưởng chừng xa tầm với của họ... Hãy biết nuôi dưỡng sự tự tin một cách thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng những công việc rất giản đơn trong cuộc sống để khi bạn hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy mình là người có ích, bạn cảm thấy mình không phải là người bỏ đi... Tuy nhiên, hãy biết thể hiện sự tự tin khi cần thiết. Sự thể hiện sự tự tin của bạn có thể làm người khác hài lòng nhưng cũng có thể làm cho một số đối tượng khó chịu. Thậm chí một số cá nhân còn cho rằng bạn là người rất tự kiêu... Hãy luôn bình tĩnh và nói với bản thân rằng: Tự tin thể hiện mình không phải là tự kiêu mà nếu có tự kiêu cũng không hẳn tự kiêu với người khác mà chỉ là tự kiêu với bản lĩnh của chính mình để mình không tự ti... Một ánh mắt nhìn thẳng, một lời nói rõ ràng, dứt khoát, một tư thế bình tĩnh, điềm đạm, một hành động khiêm nhường nhưng nhanh gọn chứng minh rằng bạn đang tự tin. Ngay cả khi thất bại, bạn cũng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng cố gắng giải thích hay đừng vội vàng nhụt chí. Hãy mạnh mẽ nhận trách nhiệm và tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề. Đó chính là biểu hiện chuyên nghiệp của một người biết cách làm việc cũng như tự tin. Can đảm, hành động và chịu trách nhiệm có thể được xem như công thức của sự tự tin là vậy. Trong mỗi chúng ta có hai thái độ tồn tại song song. Đó là thái độ của sự sợ hãi và thái độ của sự tự tin. Nếu bạn trang điểm cho kiểu thái độ nào nhiều hơn, khéo hơn thì thái độ ấy sẽ thật đẹp đẽ và hoành tráng, rực rỡ và sắc màu hơn, mạnh mẽ và tích cực hơn... Hãy nhớ rằng sự tự tin không phải là quà tặng thiên nhiên ban bố mà nó lại chính là sản phẩm của sự tự rèn luyện. Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng cho sự tự tin của bạn, đó là: “Khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình sự tự tin bằng cách chủ động chào hỏi, hoặc nói vài câu xã giao” * Thể hiện dáng điệu tự tin Ngôn ngữ cơ thể nói lên nhiều điều về bạn. Goyder tư vấn nên thực tập cách biểu hiện dáng điệu trước gương hoặc máy quay. “Diễn viên hay nói ‘hiểu được cơ thể mình’, điều này có nghĩa phải biết rõ cơ thể bạn đang ở tư thế nào!”, Goyder nói. “Hầu hết dân văn phòng đang đánh mất nhận thức đó, nhưng việc chơi thể thao sẽ thật sự giúp bạn phát triển lòng tự tin về mặt hình thức”. Khi đến dự phỏng vấn, tư thế đứng thẳng và thả lỏng vai cũng như mặt sẽ giúp chuyển đi thông điệp về sự tự tin. Goyder nghĩ rằng việc diện trang phục mà bạn thấy thoải mái sẽ khiến bạn có cảm giác mình trông thật ổn. C. CÁC CÂU HỎI THÔNG DỤNG – CÂU HỎI KHÓ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG 1. Các câu hỏi thông dụng thường gặp Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng "quay". Dưới đây là một số tình huống có thể sẽ đến với bạn: Hỏi: “Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?” Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải. Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?” Câu trả lời tốt nhất là: “để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn” Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?” Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển. Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty này?” Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu. Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu Á”... Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?” Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?” Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu. Hỏi: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “Bạn có thắc mắc gì về công ty không?” Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn. Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?” Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn. Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo. Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm”, chẳng hạn: “Đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thoảng đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hoàn tất nhiệm vụ một cách hoàn hảo, điều này thỉnh thoảng khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”. Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?” Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đoạn thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngoài để tham gia một khóa đào tạo nào không Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ. Hỏi: “bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?” Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngoài ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm. Hỏi: “Bạn cảm thấy mình như thế nào so với 5 năm về trước?” Câu hỏi dạng này thường dùng để tìm hiểu về những ước vọng và các kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn nên trình bày cho nhà tuyển dụng thấy những mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong dài hạn và các mục tiêu này hoàn toàn thích hợp với vị trí mà công ty đang cần tuyển. Hỏi: “Bạn có thể cho tôi một số ví dụ về những kỹ năng quản lý, tổ chức và những việc làm mang tính sáng tạo của bạn trước đây?” Hãy nêu các ví dụ liên quan đến các năng lực và tính chất mà bạn sở hữu có liên quan đến nghề nghiệp hiện tại của bạn, thường thì nhà tuyển dụng sẽ tập trung hỏi bạn về một số lĩnh vực cụ thể. Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc tốt chứ?” Câu trả lời hiển nhiên là “yes” và bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ về những lần bạn phải đối đầu với áp lực công việc và bạn đã làm thế nào để vượt qua các khó khăn thử thách đó. Ngoài ra có đôi khi bạn sẽ phải gặp một số câu hỏi dạng như: “Hãy nói cho tôi nghe về một điều gì đó bất bình thường?” “Nói cho tôi nghe về những lần mà bạn phải đối đầu với những xung đột trong môi trường làm việc?” “Thường thì bạn giải quyết mâu thuẫn như thế nào, bằng cách nào?” Những câu hỏi về hành vi thường được thiết kế nhằm tìm hiểu về tất cả những thông tin về năng lực được yêu cầu cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Nhớ thật kỹ những kinh nghiệm mà bạn có được trong công việc quá khứ và thật khéo léo khi đưa những kinh nghiệm này vào câu trả lời của bạn. 2. "Đối đầu" với những câu hỏi phỏng vấn khó Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn bình tĩnh, tự tin và chuẩn bị tốt hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng... * Hãy cho tôi biết về anh/chị? Chỉ trả lời trong vòng một hoặc hai phút; đừng nói lan man. Sử dụng phần tóm tắt trong đơn xin việc của bạn làm nền tảng để bắt đầu. * Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi? Chuẩn bị sẵ
Tài liệu liên quan