Chỉ định thuốc không thích hợp ở người cao tuổi nội trú Bệnh viện Thống Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh

Mởđầu: Kê toa thuốc là công việc hàng ngày và thường xuyên của các bác sĩ lâm sàng. Tiến trình dùng thuốc là một tiến trình phức tạp gồm nhiều bước, từ lúc bác sĩ kê toa, kiểm tra toa thuốc của khoa dược hoặc nhà thuốc, giao thuốc, hướng dẫn sử dụng cho người bệnh, cuối cùng là theo dõi tác dụng của thuốc và nhận phản hồi lại từ người bệnh. Ở mỗi bước của tiến trình đều có thể xảy ra những nguy cơ cho người bệnh.Tuy nhiên, nhiều vấn đềảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe có thể phòng tránh được ngay ở bước kê toa đầu tiên của bác sĩ(11).Chỉđịnh thuốc không thích hợp ở người cao tuổi (NCT) là vấn đề khá phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định, tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp, những loại thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp, cách chỉđịnh thuốc không thích hợp thường gặp nhất, xác định những yếu tố liên quan đến việc chỉđịnh thuốc không thích hợp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang, phân tích trên 1000 bệnh nhân (BN) cao tuổi điều trị nội trú bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào tiêu chuẩn STOPP và tiêu chuẩn bổ sung đểđánh giá việc chỉđịnh thuốc không thích hợp ở NCT. Kết quả: Tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP là 11,7% và tỉ lệ chỉđịnh không thích hợp chung là 21,7%. Thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp là: ức chế calci, NSAIDs, chlorpheniramin, glibenclamide, furosemide, theophylline, colchicin, clopidogrel, ức chế alpha, amitriptylin, hyoscine-Nbutylbromide, digoxin, ipratropium, bromazepam và codein. Kết luận: chỉđịnh thuốc không thích hợp ở NCT chiếm tỉ lệ 21,7%, tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP là 11,7%.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉ định thuốc không thích hợp ở người cao tuổi nội trú Bệnh viện Thống Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 199 CHỈĐỊNH THUỐC KHÔNG THÍCH HỢP Ở NGƯỜI CAO TUỔI NỘI TRÚ BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phùng Hoàng Đạo*, PhạmHòa Bình**, Nguyễn Văn Trí** TÓM TẮT Mởđầu: Kê toa thuốc là công việc hàng ngày và thường xuyên của các bác sĩ lâm sàng. Tiến trình dùng thuốc là một tiến trình phức tạp gồm nhiều bước, từ lúc bác sĩ kê toa, kiểm tra toa thuốc của khoa dược hoặc nhà thuốc, giao thuốc, hướng dẫn sử dụng cho người bệnh, cuối cùng là theo dõi tác dụng của thuốc và nhận phản hồi lại từ người bệnh. Ở mỗi bước của tiến trình đều có thể xảy ra những nguy cơ cho người bệnh.Tuy nhiên, nhiều vấn đềảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe có thể phòng tránh được ngay ở bước kê toa đầu tiên của bác sĩ(11).Chỉđịnh thuốc không thích hợp ở người cao tuổi (NCT) là vấn đề khá phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định, tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp, những loại thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp, cách chỉđịnh thuốc không thích hợp thường gặp nhất, xác định những yếu tố liên quan đến việc chỉđịnh thuốc không thích hợp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang, phân tích trên 1000 bệnh nhân (BN) cao tuổi điều trị nội trú bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào tiêu chuẩn STOPP và tiêu chuẩn bổ sung đểđánh giá việc chỉđịnh thuốc không thích hợp ở NCT. Kết quả: Tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP là 11,7% và tỉ lệ chỉđịnh không thích hợp chung là 21,7%. Thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp là: ức chế calci, NSAIDs, chlorpheniramin, glibenclamide, furosemide, theophylline, colchicin, clopidogrel, ức chế alpha, amitriptylin, hyoscine-N- butylbromide, digoxin, ipratropium, bromazepam và codein. Kết luận: chỉđịnh thuốc không thích hợp ở NCT chiếm tỉ lệ 21,7%, tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP là 11,7%. Từ khóa: người cao tuổi, chỉđịnh thuốc không thích hợp, tiêu chuẩn STOPP, tiêu chuẩn bổ sung. ABSTRACT INAPPROPRIATE PRESCRIBING IN THE HOSPITALIZED ELDERLY PATIENT OFTHONG NHAT HOSPITAL- HO CHI MINH CITY Phung Hoang Dao, PhamHoa Binh, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 4 - 2013: 199 - 205 Background: The prescribing is a work daily of clinicans.The medication-use process is a complicated progression of steps traditionally consisting of prescribing, communicating orders, dispensing, administering, and monitoring. At each step, the potential for associated health risks exist; however, many preventable problems can occur at the initial prescribing stage of physician.Inappropriate prescribing in the hospitalized elderly patient is a common problem in the world;we have not seen any research on this issue in Vietnam. Objective: To assess the rate of inappropriate prescribing, drugs name are prescribed the most often inappropriate, factors related to inappropriate prescribing. Subjects and methods: A descriptive, cross-sectional analysis study of 1000 older patients hospitalized in Thong Nhat hospital-HCM city, based on STOPP criteria and additional criteria to evaluate inappropriate prescribing in the older. * Bệnh viện Thống Nhất, ** Bộ môn Lão khoa ĐHYD - TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Phùng Hoàng Đạo ĐT: 0903.979.739 email: bshoangdao@yahoo.com NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 200 Result: The rate of inappropriate prescribing by STOPP criteria is 11.7%, common ratio are 21.7%, the most commonly prescribed inappropriate medications were calcium antagonist, NSAIDs, chlorpheniramin, glibenclamide, furosemide, theophylline, colchicin, clopidogrel, alpha antagonist, amitriptylin, hyoscine-N- butylbromide, digoxin, ipratropium, bromazepam and codein. Conclusion: The rate of inappropriate prescribing by STOPP criteria is 11.7%, common ratio are 21.7%. Key work:STOPP criteria, additional criteria, older patient, inappropriate prescribing. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị bằng thuốc thật sự có hiệu quả vìđã cải thiện được chất lượng cuộc sống cho rất nhiều người, giúp chữa bệnh, ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ triệu chứng.Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn nếu chúng ta chỉđịnh không thích hợp.Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân cao tuổi.Các tác dụng phụ và những vấn đề khác liên quan đến thuốc là rất phổ biến ở người cao tuổi (NCT). Kê toa thuốc là công việc hàng ngày và thường xuyên của các bác sĩ lâm sàng. Tiến trình dùng thuốc là một tiến trình phức tạp gồm nhiều bước, từ lúc bác sĩ kê toa, kiểm tra toa thuốc của khoa dược hoặc nhà thuốc, giao thuốc, hướng dẫn sử dụng cho người bệnh, cuối cùng là theo dõi tác dụng của thuốc và nhận phản hồi lại từ người bệnh. Ở mỗi bước của tiến trình đều có thể xảy ra những nguy cơ cho người bệnh.Tuy nhiên, nhiều vấn đềảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe có thể phòng tránh được ngay ở bước kê toa đầu tiên của bác sĩ(11). Vấn đề chỉđịnh thuốc không thích hợp cũng đãđược nhắc đến nhiều trong bệnh viện qua các buổi giao ban, kiểm thảo tử vong, bình toa thuốc, xuất toán của cơ quan Bảo hiểm Y tế (BHYT). Mới đây Bộ Y tế ra Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10.06.2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc ở cơ sở y tế có giường bệnh. Điều này nói lên tính cấp thiết của việc chỉđịnh thuốc thích hợp cho người bệnh.Chúng ta vẫn chưa biết được tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp ở NCT Việt Nam là bao nhiêu, và những yếu tố liên quan hoặc ảnh hưởng đến việc chỉđịnh thuốc không thích hợp này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tương nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn Chọn những bệnh nhân cao tuổi (≥ 60), điều trị nội trú bệnh viện Thống Nhất-thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian một năm, có thời gian nhập viện từ ngày 01.6.2010 đến 31.5.2011 tại tất cả các khoa: nội tổng quát, nội tim mạch, tiêu hóa, nội thần kinh, hô hấp, nội thận, nhiễm, ung thư, ngoại tổng quát, ngoại chấn thương, mắt, tai-mũi-họng. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ những trường hợp có thời gian nằm viện ≤ 24 giờ, bệnh được điều trịở khoa y học cổ truyền. Phương pháp nghiên cứu Mô tả, cắt ngang, phân tích. Phương pháp tiến hành Cách tiến hành và phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu điều tra trực tiếp qua hồ sơ bệnh án, các báo cáo thống kê tại Bệnh viện Thống Nhất-thành phố Hồ Chí Minh. Các biến số cần thu thập: tuổi, giới, bảo hiểm y tế (BHYT), ngày nhập viện, ngày xuất viện, cân nặng, creatinin/máu, bệnh chính, bệnh kèm theo, chuyên khoa bác sĩ, trình độ bác sĩ, thâm niên bác sĩ, số chuyên khoa mà bệnh nhân được điều trị, số bác sĩ tham gia điều trị trên mỗi bệnh nhân, số thuốc được chỉđịnh trung bình mỗi ngày, số thuốc và tên cụ thể theo hoạt chất từng loại thuốc được chỉđịnh trong quá trình nằm viện, loại thuốc được chỉđịnh không thích hợp tiêu chuẩn STOPP và không thích hợp theo tiêu chuẩn bổ sung. Thông tin về trình độ và thâm niên của bác sĩđược xác định bằng cách hỏi trực tiếp bác sĩ cóliên quan YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 201 trong nghiên cứu, trường hợp không rõ hoặc nghi ngờ sẽđược xác định thông qua lãnh đạo khoa hoặc phòng tổ chức. Chúng tôi không đưa liều lượng thuốc như là một tiêu chuẩn đểđánh giá việc chỉđịnh thuốc không thích hợp vào trong nghiên cứu này, bởi vìở NCT có thểđược chỉđịnh liều thuốc điều trị thấp hơn so với khuyến cáo ghi trong dược điển, nhưng vẫn được cho là thích hợp trên thực tế lâm sàng. Hơn nữa, liều lượng khuyến cáo ghi trong dược điển là liều lượng của nhà sản xuấtđược nghiên cứu ở người trẻ chứ không phải là liều lượng đã nghiên cứu trên NCT(8, 9). Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Các phép kiểm được sử dụng trong nghiên cứu là chi bình phương, chính xác của Fisher, và Kruskal Wallis. KẾT QUẢ Trong thời gian một năm, từ 01.6.2010 đến 31.5.2011, tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất-thành phố Hồ Chí Minh là 32.207 BN, trong đó có 13.688 BN cao tuổi, chiếm tỉ lệ 42,5%. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở 1000 BN cao tuổi được chọn trong số những BN cao tuổi trên và có các kết quả như sau: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Độ tuổi của nhóm nghiên cứu Tuổi nhỏ nhất 60 Tuổi lớn nhất 102 Tuổi trung vị (KTPV) 75 (69-80) Tuổi trung bình 74,9 ± 7,6 Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi 60-69 260 26,0% 70-79 448 44,8% ≥ 80 292 29,2% Giới Nam 633 63,3 Nữ 367 36,7 Bảo hiểm y tế Có 868 86,8 Không 132 13,2 Số ngày nằm viện Ngày Thời gian ngắn nhất 2 Thời gian dài nhất 134 Giá trị trung vị 12 (7-9) Giá trị trung bình 15,3 ± 13,7 KTPV: Khoảng Tứ Phân Vị Bảng 2.Chỉđịnh thuốc trong nghiên cứu. Thuốc được chỉ định mỗi ngày Tối thiểu 1 Tối đa 19 Trung vị (KTPV) 7 (6-9) Trung bình 7,4 ± 2,4 Thuốc được chỉ định trong quá trình nằm viện Tối thiểu 1 Tối đa 33 Trung vị (KTPV) 10 (7-13) Trung bình 10,5 ± 4,7 Nhóm thuốc Tần số (n) Tỉ lệ (%) 1-4 thuốc 55 5,5 5-8 thuốc 313 31,3 9-12 thuốc 354 35,4 13-16 thuốc 184 18,4 ≥ 17 thuốc 94 9,4 Bảng 3.Nhóm thuốc thường được chỉđịnh. Nhóm thuốc Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tim mạch 287 28,7 Hô hấp 154 15,4 Vitamin 106 10,6 Thần kinh 94 9,4 Kháng sinh 80 8,0 Kháng viêm-giảm đau 80 8,0 Tiêu hóa 74 7,4 Mắt 38 3,8 Ung thư 30 3,0 Nội tiết 23 2,3 Khác 34 3,4 Bảng 4. Thuốc được chỉđịnh trung bình theo chuyên khoa. Chuyên khoa Số thuốc tối thiểu Số thuốctối đa Trung bình Trung vị (KTPV) Hô hấp 4 26 13,8 ± 4,9 13,5 (7-26) Tim mạch 5 31 12,6 ± 5,1 11,5 (6-26) Nội thần kinh 4 25 12,0 ± 3,9 11 (6-21) Nội thận 4 20 11,5 ± 4,9 10,5 (8-16) Nội tổng quát 4 25 11,0 ± 4,3 11 (5-21) Lão khoa 3 33 10,7 ± 4,5 10 (5-30) Ung thư 1 18 9,5 ± 3,6 10 (5-17) Nhiễm 4 28 9,2 ± 4,2 8 (4-24) Tiêu hóa 3 20 9,3 ± 4,1 8 (6-17) Ngoại tổng quát 2 32 8,6 ± 5,6 7 (7-30) Ngoại CTCH 3 23 8,4 ± 4,8 7 (6-20) Tai-Mũi-Họng 3 13 6,8 ± 2,3 6 (3-10) Mắt 2 14 6,0 ± 2,4 5 (4-12) NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 202 Bảng 5.Những thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP. Loại thuốc Tần số (n) Tỉ lệ (%) Ức chế calci 25 2,8 Trùng thuốc 18 2,0 NSAIDs 12 1,4 Chlorpheniramin 10 1,1 Glibenclamide 11 1,2 Furosemide 11 1,2 Theophylline 8 0,9 Colchicin 2 0,2 Clopidogrel 1 0,1 Ức chế alpha 1 0,1 Amitriptyline 1 0,1 Hyoscine-N-butylbromide 1 0,1 Digoxin 1 0,1 Ipratropium 1 0,1 Bromazepam 1 0,1 Codein 1 0,1 Tổng 105 11,7 Bảng 6.Chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn bổ sung. Chỉ định Tổng (N = 1000) Tỉ lệ (%) Không thích hợp (n = 123) 123 12,3 Có chẩn đoán mà không chỉ định thuốc 14 1,4 Chỉ định thuốc có chống chỉ định 11 1,1 Có thuốc mà không có chẩn đoán 82 8,2 Chỉ định kháng sinh điều trị không làm kháng sinh đồ 10 1,0 Không làm xét nghiệm theo dõi điều trị 6 0,6 Chỉ định thực phẩm chức năng 0 0 Thích hợp (n = 877) 877 87,7 Bảng 7.Chỉđịnh thuốc không thích hợp chung (gồm STOPP & tiêu chuẩn bổ sung). Chỉ định thuốc Tần số (n) Tỉ lệ (%) Thích hợp 783 78,3 Không thích hợp 217 21,7 Những yếu tố liên quan đến chỉ định thuốc không thích hợp Bảng 8.Chỉđịnh thuốc không thích hợp và thời gian nằm viện. Mốc thời gian (ngày) Chỉ định thích hợp Chỉ định không thích hợp P (n) (%) (n) (%) ≤ 12 (n =533) 430 80,7 103 19,3 0,052 > 12 (n = 467) 353 75,6 114 24,4 Tổng (N = 1000) 783 78,3 217 21,7 Mốc thời gian (ngày) Chỉ định thích hợp Chỉ định không thích hợp P (n) (%) (n) (%) ≤ 15 (n = 635) 523 81,1 112 18,9 0,004 > 15 (n = 355) 260 73,2 95 26,8 Tổng (N = 1000) 783 78,3 217 21,7 Biểu đồ 2. Chỉđịnh thuốc không thích hợp & số thuốc chỉđịnh trung bình mỗi ngày Bảng 9. Chỉđịnh không thích hợp theo chuyên khoa. Chuyên khoa BS Chỉ địnhkhông thích hợp (n = 217) Chỉ địnhthích hợp(n = 783) p Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Nội thận 5 41,7 7 58,3 0,002 Hô hấp 17 30,4 39 69,6 Đa khoa 23 30,3 53 68,7 Nội tổng quát 51 24,8 155 75,2 Thần kinh 17 24,6 52 75,4 Lão khoa 35 23,8 112 76,2 Tiêu hóa 10 22,2 35 77,8 CTCH 7 21,2 26 78,8 Tim mạch 24 20,7 92 79,3 Tai-Mũi-Họng 4 4 19 82,6 Nhiễm 8 11,9 59 88,1 Ngoại tổng quát 8 11,6 61 88,4 Mắt 3 7,9 35 92,1 Ung thư 3 7,3 38 92,7 Bảng 10.Mối liên quan giữa chỉđịnh đa thuốc với chỉđịnh thuốc không thích hợp chung. Số thuốc Chỉ định thích hợp Chỉ định không thích hợp p Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%) ≥ 5(n = 945) 734 77,7 211 22,3 0,044 < 5(n = 55) 49 89,1 6 10,9 Tổng (N = 1000) 783 78,3 217 21,7 6,3 19,3 30,2 51,7 0 20 40 60 1-4 thuốc 5-8 thuốc 9-12 thuốc >= 13 thuốc Tỉ lệ % Chỉ định thuốc không thích hợp p< 0,001 YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc 203 Bảng 11.Mối liên quan giữa chỉđịnh thuốc không thích hợp với nhóm tuổi. Nhóm tuổi Chỉ định thích hợp Chỉ định không thích hợp p Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%) 60-69 (n = 260) 216 83,1 44 16,9 0,0270-79 (n = 448) 353 78,8 95 21,2 ≥ 80 (n = 292) 214 73,3 78 26,7 Tổng (N = 1000) 783 78,3 217 21,7 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, NCT chiếm tỉ lệ 42,5%. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Hà(14), Trần Văn Thanh Phong(13) và Nguyễn Thành Danh(7) cho thấy, tỉ lệ NCT lần lượt là 37,7%, 35,4% và 34,4%, kết quả về tỉ lệ NCT của 3 tác giả này gần tương tự nhau. Tuy nhiên, các kết quả này đều thấp hơn kết quả của chúng tôi (42,5%). Điều này có thểđược giải thích, bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện dành riêng cho cán bộ nghỉ hưu, nên tỉ lệ NCT cao hơn so với kết quả của những nghiên cứu trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm đa số (63,3%), nữ chiếm 36,7% (bảng 1), kết quả này cũng tương đương với kết quả của Nguyễn Thành Danh (65% và 35%), và tương tự như trong nghiên cứu của Trần Văn Thanh Phong tại bệnh viện Chợ Rẫy số bệnh nhân cao tuổi nam giới (52,3%) vẫn nhiều hơn nữ giới (47,7%). Tỉ lệ NCT nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nữ giới và cao hơn so với những nghiên cứu trên. Điều này được giải thích là do đặc điểm bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện điều trị cho cán bộ trung và cao cấp nghỉ hưu, nên nam giới chiếm ưu thế hơn so với nữ. Theo tác giả Trần Anh Tuấn(12), cán bộ công chức là nữ luôn thấp hơn nam giới, tổng số cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên, công chức nữ chiếm 31,9%, trong đó các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, công chức nữ chiếm 34,5%; các cơ quan Nhà nước ởđịa phương, công chức nữ chiếm 28,7%; ở cấp xã, công chức nữ chiếm 16,2%. Tuổi trung bình là 74,9 ± 7,6, nhóm tuổi 70-79 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (44,8%), kếđến là nhóm tuổi từ 80 trở lên chiếm 29,2%, và thấp nhất là nhóm tuổi 60-69 (26%) (bảng 1). Nghiên cứu của Phạm Thắng(10), tỉ lệ NCT từ 70-79 tuổi chiếm đến 44,4%. Trong nghiên cứu Trần Văn Thanh Phong tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011, bệnh nhân cao tuổi cóđộ tuổi trung bình là72,9 ± 8,0, nhóm tuổi từ 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (16,1%), nhóm 70-79 tuổi chiếm 13,3% và nhóm tuổi trên 80 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,0%). Theo báo cáo chung tổng quan y tế Việt Nam năm 2010 của Bộ Y tế, thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 là 72,8 tuổi (nam 70,2 tuổi và nữ 75,6 tuổi). Phải chăng do tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72,8 tuổi, nên tuổi trung bình này rơi vào đúng nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,8%) là nhóm tuổi 70-79 tuổi. Số lượng thuốc được chỉđịnh trung bình mỗi ngày: 7,4 thuốc, số thuốc được chỉđịnh từ 5-8 thuốc chiếm tỉ lệ 31,3%, từ 9-12 thuốc chiếm 35,4% và từ 13 thuốc trở lên chiếm 27,8% (bảng 2). Nghiên cứu của Harugeri tại Ấn Độ(4) năm 2010, số lượng thuốc được chỉđịnh nhiều nhất 5-8 loại thuốc, chiếm tỉ lệ 36,6%, theo Nguyễn Thành Danh(7)và Trần Văn Thanh Phong(13) số lượng thuốc được chỉđịnh trung bình lần lượt là 7,9 thuốc và 8,2. Kết quả này không khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm thuốc thường được chỉđịnh trong nghiên cứu của chúng tôi là: tim mạch 28,7%, hô hấp 15,4%, vitamin 10,6%, thần kinh 9,4%, kháng sinh 8,0%, kháng viêm- giảm đau 8,0%, tiêu hóa 7,4%, mắt 3,8%, ung thư 3,0%, nội tiết 2,3%. Nghiên cứu của Trần Văn Thanh Phong, thì nhóm thuốc tiêu hóa là nhóm thuốc thường được chỉđịnh nhiều nhất, có 72,7% bệnh nhân cao tuổi nhập viện có chỉđịnh nhóm thuốc tiêu hóa, các nhóm thuốc thường được chỉđịnh ở NCT lần lượt tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch (61,0%), nhóm thuốc kháng sinh (59,6%), thần kinh-cơ (50,7%), các nhóm thuốc còn lại như vitamin, nhóm thuốc hô hấp, và nội tiết thì chỉđịnh không nhiều. Thuốc thường được chỉđịnh trong nghiên cứu của Nguyễn Thành NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 204 Danh: thuốc tim mạch 28,5%, kháng sinh 23,5%, thần kinh 12%, giảm đau-kháng viêm 11,9%, hô hấp 10,5%, tiêu hóa 9,2%, và vitamin 3,7%. Số thuốc được chỉđịnh nhiều nhất ở các chuyên khoa hô hấp với trung vị là 13,5 thuốc, tim mạch 11,5, nội thần kinh 11, nội tổng quát 11, nội thận 10,5, lão khoa và ung thư cùng là 10 thuốc, nhiễm và tiêu hóa 8 thuốc, ngoại tổng quát bằng với ngoại CTCH là 7 thuốc vàít hơn là khoa Tai-Mũi-Họng 6 thuốc và chuyên khoa mắt làít nhất với 5 thuốc (bảng 4). Nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh, số lượng thuốc được chỉđịnh ở chuyên khoa: nội thần kinh (9,8 ± 3,5), nội tổng quát (8,0 ± 2,5), nội tim mạch (7,9 ± 2,5), ngoại tổng quát (7,4 ± 2,4), ít nhất ở chuyên khoa ngoại CTCH (6,0 ± 1,8) và ngoại thần kinh (6,0 ± 1,6). Số thuốc được chỉđịnh trung bình ở nhóm tuổi 60-69 là 9,9 thuốc, 70-79 là 10,5 thuốc, từ 80 tuổi trở lên là 11,3 thuốc (p < 0,001) (biểu đồ 1), theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh, số thuốc được chỉđịnh trung bình ở nhóm tuổi 60-69 tuổi là 7,6 thuốc, nhóm 70-79 tuổi 7,9 thuốc, ≥ 80 là 8,4 thuốc (p < 0,001). Điều này nói lên càng chỉđịnh nhiều thuốc càng gia tăng tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp. Những loại thuốc được chỉđịnh không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP chiếm 11,7%, trong đó: ức chế calci 2,8%, NSAIDs 1,4%, chlorpheniramin 1,1%, glibenclamide 1,2%, furosemide 1,2%, theophylline0,9%, colchicin 0,2%, clopidogrel 0,1%, ức chế alpha 0,1%, amytriptylline 0,1%, hyoscine-N-butylbromide 0,1%, digoxin 0,1%, ipratropium 0,1%, bromazepam 0,1%, codein 0,1%, và chỉđịnh trùng thuốc 2,0% (bảng 5), trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh, tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP là 10,8%, các thuốc chỉđịnh không thích hợp là: chlorpheniramin, furosemide, corticoid, NSAIDs, ức chế calci, aspirin, hyoscine-N- butylbromide, theophylline, và chỉđịnh trùng thuốc, theo nghiên cứu của Cartwright(2) năm 2007, thuốc được chỉđịnh không thích hợp thường gặp là thuốc tim mạch và chlorpheniramin, theo nghiên cứu của Caitriona Cahir(1) năm 2010 tại Ai Len, những thuốc thường được chỉđịnh không thích hợp theo tiêu chuẩn STOPP: trùng thuốc 4,8%, aspirin 1,4%, theophylline 1,2%, NSAIDs 0,8%, digoxin 0,4%, và thiazid 0,4%. Bệnh nhân có thời nằm viện trên 15 ngày có tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp 26,8%, cao hơn so với bệnh nhân nằm viện từ 15 ngày trở xuống (16,9%) (p < 0,05) (bảng 8). Nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh, những bệnh nhân có thời gian nằm viện từ 9 ngày trở xuống có tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp là 31%, trên 9 ngày có tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp là 38,3% (p < 0,05), bệnh nhân càng nằm viện lâu hơn thời gian nằm viện trung bình, càng tăng tỉ lệ chỉđịnh thuốc không thích hợp (p < 0,05). Chỉđịnh thuốc không thích hợp thường gặp ở chuyên khoa nội thận 41,7%, hô hấp 30,4%,đa khoa 30,3%, nội tổng quát 24,8%, thần kinh 24,6%, lão khoa 23,8%, tiêu hóa 22,2%, ngoại CTCH, tim mạch 20,7%, vàít nhấ
Tài liệu liên quan