Nồng độ Interferon gamma trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: IFN-γ là một yếu tố điều hòa miễn dịch quan trọng đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu rõ hơn về sinh bệnh học của bệnh vảy nến tại Việt Nam cũng như đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu và phát triển liệu pháp sinh học thuốc kháng IFN-γ trong điều trị bệnh vảy nến. Mục tiêu: Định lượng nồng độ IFN- γ huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến và so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh với độ nặng lâm sàng, thời gian mắc bệnh và tính chất khởi phát sớm của bệnh vảy nến. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 40 người khỏe mạnh và 62 bệnh nhân vảy nến. Kết quả: Nồng độ IFN- γ trong huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến trung bình là 11,24 ± 6,94 pg/mL, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường là 1,29 ± 0,76 pg/mL (p < 0,001). Nồng độ IFN- γ trong huyết thanh của nhóm bệnh nhân đỏ da toàn thân do vảy nến là 13,80 ± 8,51 pg/mL, nhóm vảy nến khớp là 10,86 ± 5,79 pg/mL và thấp nhất là nhóm bệnh nhân vảy nến mảng 9,76 ± 5,84 pg/mL. Tất cả nồng độ này đều cao hơn nhóm bình thường với p < 0,001. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ IFN- γ huyết thanh giữa các dạng lâm sàng của bệnh vảy nến. Có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và độ nặng của vảy nến mảng tính theo chỉ số PASI (hệ số tương quan r = 0,51, p < 0,001). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và độ nặng của vảy nến khớp (p = 0,60). Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và thời gian mắc bệnh (p=0,25), giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh với tính chất khởi bệnh sớm trước 30 tuổi (p=0,19). Kết luận: Xét nghiệm nồng độ IFN- huyết thanh là 1 xét nghiệm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mạng lưới sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Hiện nay trên thế giới hoàn toàn chưa có 1 xét nghiệm nào hỗ trợ đánh giá độ nặng lâm sàng của vảy nến. Do đó, việc định lượng IFN- γ huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như 1 công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá độ nặng của bệnh và theo dõi điều trị.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ Interferon gamma trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 364 NỒNG ĐỘ INTERFERON GAMMA TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BV. DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Đoan Phượng*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: IFN-γ là một yếu tố điều hòa miễn dịch quan trọng đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu rõ hơn về sinh bệnh học của bệnh vảy nến tại Việt Nam cũng như đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu và phát triển liệu pháp sinh học thuốc kháng IFN-γ trong điều trị bệnh vảy nến. Mục tiêu: Định lượng nồng độ IFN- γ huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến và so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh với độ nặng lâm sàng, thời gian mắc bệnh và tính chất khởi phát sớm của bệnh vảy nến. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 40 người khỏe mạnh và 62 bệnh nhân vảy nến. Kết quả: Nồng độ IFN- γ trong huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến trung bình là 11,24 ± 6,94 pg/mL, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường là 1,29 ± 0,76 pg/mL (p < 0,001). Nồng độ IFN- γ trong huyết thanh của nhóm bệnh nhân đỏ da toàn thân do vảy nến là 13,80 ± 8,51 pg/mL, nhóm vảy nến khớp là 10,86 ± 5,79 pg/mL và thấp nhất là nhóm bệnh nhân vảy nến mảng 9,76 ± 5,84 pg/mL. Tất cả nồng độ này đều cao hơn nhóm bình thường với p < 0,001. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ IFN- γ huyết thanh giữa các dạng lâm sàng của bệnh vảy nến. Có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và độ nặng của vảy nến mảng tính theo chỉ số PASI (hệ số tương quan r = 0,51, p < 0,001). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và độ nặng của vảy nến khớp (p = 0,60). Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh và thời gian mắc bệnh (p=0,25), giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh với tính chất khởi bệnh sớm trước 30 tuổi (p=0,19). Kết luận: Xét nghiệm nồng độ IFN- huyết thanh là 1 xét nghiệm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mạng lưới sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Hiện nay trên thế giới hoàn toàn chưa có 1 xét nghiệm nào hỗ trợ đánh giá độ nặng lâm sàng của vảy nến. Do đó, việc định lượng IFN- γ huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như 1 công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá độ nặng của bệnh và theo dõi điều trị. Từ khóa: Nồng độ Interferon gamma huyết thanh, bệnh nhân vảy nến ABSTRACT SERUM INTERFERON GAMMA IN PATIENTS WITH PSORIASIS IN HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY IN HO CHI MINH CITY Vo Thi Doan Phuong , Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 364 - 371 Background: Interferon gamma (IFN- γ) is an important immune regulator and plays a major role in the pathogenesis of psoriasis. This study takes part in improving the understanding of pathogenesis of psoriasis, which encourages further research on anti-IFN- γ biologic therapy in the treatment of psoriasis. Objective: To analyze the serum IFN-γ levels in psoriatic patients to evaluate the concentrations, correlation with some clinical features. Method: Performing an analyzed cross-sectional study in 42 healthy subjects and 60 psoriatic patients. * Bệnh viện Da Liễu Tp Hồ Chí Minh ** Bộ môn Da Liễu Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 365 Results: The mean serum IFN- γ levels of the patients were 11.24 ± 6.94 pg/mL, significantly higher than those of healthy subjects 1.29 ± 0.76 pg/mL (p < 0.001). The mean serum IFN- γ levels of patients with erythroderma (13.80 ± 8.51 pg/mL), the plaque-type psoriatic patients (9.76 ± 5.84 pg/mL) and patients with psoriatic arthritis (10.86 ± 5.79 pg/mL) were significantly differerent from those of healthy subjects (p < 0.001). There was not a significantly differerent between the serum IFN- γ levels and severity of psoriatic arthritis (p=0.60). There was a linear positive correlation between the serum IFN- γ levels and psoriasis area and severity index (PASI) scores (R = 0.51, p <0.001). There was no significant correlation between serum IFN- γ levels of the patients and duration of illness (p=0.25), early onset (before 30 years old) (p=0.30). Conclusion: Serum IFN- γ levels provide many useful information about pathogenesis of psoriasis. There haven’t been any tests to evaluate the severity of psoriasis. Therefore, Serum IFN- γ levels might have clinical usefulness, particularly in evaluating the monitoring the clinical disease severity and monitoring therapeutic effects. Keywords: Serum Interferon gamma, psoriatic patients MỞ ĐẦU Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính ảnh hưởng đến 2%-3% dân số thế giới, đặc trưng bởi hiện tượng tăng thấm nhập tế bào viêm, tăng sinh lớp thượng bì và dãn các vi mao mạch(13). Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ trong cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến, nhưng với tiến bộ của nền y học trong thời gian gần đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của cytokine và những yếu tố phát triển(4). Trong số các cytokine, Interferon Gamma (IFN-γ) – một cytokine có nguồn gốc từ tế bào T giúp nhóm 1 (TH1), một yếu tố điều hòa miễn dịch quan trọng và đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng, hiện nay có rất ít nghiên cứu về nồng độ cytokine trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu nhằm định lượng nồng độ IFN-γ trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân. Đồng thời, chúng tôi cũng xác định mối liên quan giữa nồng độ IFN-γ huyết thanh và độ nặng của bệnh cũng như các dạng lâm sàng của bệnh vảy nến. Mục tiêu nghiên cứu - Định lượng nồng độ IFN-γ trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy nến đỏ da toàn thân điều trị tại bệnh viện Da Liễu Tp HCM. - So sánh sự khác biệt về nồng độ IFN-γ trong huyết thanh giữa nhóm người bình thường và những bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy nến đỏ da toàn thân điều trị tại bệnh viện Da Liễu Tp HCM. - Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ IFN-γ trong huyết thanh và thời gian mắc bệnh, chỉ số PASI, độ nặng của vảy nến khớp, tuổi khởi phát của bệnh vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu Tp HCM. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích. Đối tượng nghiên cứu 62 bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp và vảy nến đỏ da toàn thân điều trị tại bệnh viện Da liễu Tp.HCM từ ngày 01//2011 đến 07/2011 đã được chọn vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Nhóm bệnh nhân vảy nến Tiêu chuẩn chọn mẫu - Bệnh nhân vảy nến mảng, vảy nến khớp, đỏ da toàn thân do vảy nến được điều trị tại bệnh viện Da liễu TPHCM từ 01/2011 đến 07/2011. - Tuổi > = 18. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 366 - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân đã điều trị thuốc đặc hiệu theo đường toàn thân trong vòng 2 tháng trước nhập viện. - Bệnh nhân đã điều trị thuốc đặc hiệu theo đường thoa tại chỗ trong vòng 2 tuần trước nhập viện. - Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính (viêm gan siêu vi...), bệnh mạn tính (xơ gan, ung thư), rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường...). - Bệnh nhân thuộc những thể vảy nến khác: vảy nến giọt, vảy nến mủ, vảy nến trẻ em Nhóm người bình thường - Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Những người khỏe mạnh hiện tại không mắc các bệnh: nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính, bệnh nội khoa mạn tính (xơ gan, ung thư), rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường...) hoặc có người nhà thuộc quan hệ huyết thống mắc bệnh vảy nến. - Có độ tuổi và giới tính tương đồng với nhóm bệnh nhân vảy nến. Phương pháp chọn mẫu Liên tục thuận tiện. Phân tích số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 9.0. Cách tiến hành nghiên cứu Nhóm bệnh nhân vảy nến - Mỗi bệnh nhân được hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng, ghi nhận tất cả các yếu tố liên quan vào phiếu thu thập thông tin. - Bệnh nhân sẽ được lấy máu làm xét nghiệm IFN-γ và các xét nghiệm thông thường khác: sinh hóa máu (đường huyết, creatinine máu, SGOT, SGPT, GGT, lipid máu, công thức máu, VS, tổng phân tích nước tiểu). - Mẫu máu làm xét nghiệm IFN-γ được lấy sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ và được gởi đi bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM. - Tất cả những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm thường qui bất thường thuộc tiêu chuẩn loại trừ bệnh đều bị loại khỏi nghiên cứu. Nhóm người bình thường - Những người bình thường khỏe mạnh được chọn từ các nhân viên, học viên tại bệnh viện Da Liễu và thân nhân của những người tình nguyện này. - Qui trình thực hiện xét nghiệm IFN-γ tương tự như những bệnh nhân vảy nến. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Một số đặc điểm dịch tễ của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm vảy nến (N=62) Nhóm bình thường (N=40) Giá trị p Tuổi (trung bình) 43,5±13,2 41,3±13,7 0,410 Giới(%) Nữ 45 45 0,897 Nam 55 55 Nhận xét: tuổi trung bình của nhóm vảy nến là 43,5±13,2, của nhóm bình thường là 41,3±13,7. Tỉ lệ giới nữ là 45% và nam là 55% ở cả 2 nhóm. Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm vảy nến Thời gian bệnh và tuổi khởi phát bệnh Thời gian bệnh trung bình l 12,1+8,6 năm, trong đó, bệnh nhân mắc bệnh kéo dài ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 39 năm.Tuổi khởi bệnh trung bình l 31,2+11,4 tuổi. 55% bệnh nhân khởi phát sớm trước 30 tuổi. Phân loại lâm sàng Bảng 2: Phân bố các dạng lâm sàng của nhóm vảy nến Dạng lâm sàng Nữ Nam Tổng cộng Tỉ lệ(%) Vảy nến mảng 15 17 32 52 Vảy nến khớp 4 6 10 16 Đỏ da toàn thân vảy nến 9 11 20 32 Tổng cộng 28 34 62 100 Nhận xét: vảy nến mảng chiếm tỉ lệ cao nhất với 52%, thứ 2 là đỏ da toàn thân do vảy nến với Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 367 tỉ lệ 32% và cuối cùng là vảy nến khớp 16%. Đặc điểm tổn thương khớp Bảng 3: Tỉ lệ các loại tổn thương khớp của bệnh nhân vảy nến Tổn thương khớp Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Khớp ngoại biên 3 30 Khớp trục và khớp ngoại biên 7 70 Tổng cộng 10 100 Nhận xét: có 30% bệnh nhân chỉ tổn thương khớp ngoại biên, có 70% bệnh nhân vừa tổn thương khớp trục và khớp ngoại biên. Chỉ số PASI Bảng 4: Đặc điểm chỉ số PASI ở nhóm bệnh nhân vảy nến PASI Vảy nến mảng (N=32) Vảy nến khớp (N=10) p Trung bình 21,98 ± 9,83 23,68 ± 9,58 0,63 Thấp nhất 5,6 14,3 Cao nhất 44,5 45 Nhận xét: chỉ số PASI của nhóm vảy nến mảng là 21,98 ± 9,83 pg/ml, của nhóm vảy nến khớp là 23,68 ± 9,58 pg/ml. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ IFN-γ Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường Bảng 5: Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường Đặc điểm Nhóm vảy nến (N=62) Nhóm bình thường (N=40) Giá trị p Nồng độ IFN- γ (pg/ml) 11,24±6,94 (9,48-13,00) 1,29±0,76 (1,05-1,53) <0,001 Cao nhất 27,44 3,14 Thấp nhất 0,51 0,15 Nhận xét: nồng độ IFN-γ của nhóm vảy nến là 11,24 pg/ml cao hơn nhóm bình thường 1,29pg/ml có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh theo phân loại lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến Bảng 6: Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh theo phân loại lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến Phân loại lâm sàng TB± ĐLC KTC 95% P Vảy nến mảng 9,76±5,84 7,65-11,86 0,12 Vảy nến khớp 10,86±5,79 6,72-15,01 Phân loại lâm sàng TB± ĐLC KTC 95% P Đỏ da toàn thân 13,80±8,51 9,82-17,78 Nhận xét: nồng độ IFN-γ huyết thanh cao nhất ở nhóm bệnh nhân đỏ da toàn thân. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,12) giữa những nhóm này. Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh ở từng dạng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến so với nhóm người bình thường Bảng 7: Sự khác biệt về nồng độ IFN-γ huyết thanh ở từng dạng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến so với nhóm người bình thường Vảy nến mảng Vảy nến khớp Đỏ da toàn thân Nhóm bình thường p<0,001 P<0,001 p<0,001 Nhận xét: nồng độ IFN- γ huyết thanh của từng dạng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến đều cao hơn nhóm bình thường và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Mối liên quan giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh với độ nặng của vảy nến khớp và tuổi khởi phát của bệnh Bảng 8: Mối liên quan giữa nồng độ IFN- huyết thanh với độ nặng của vảy nến khớp và tuổi khởi phát của bệnh Đặc điểm IFN- γ(pg/ml) TB ±ĐLC KTC 95% P Tổn thương khớp Khớp ngoại biên 9,29±0,79 7,33-11,25 0,60 Khớp ngoại biên và khớp trục 12,68±7,74 5,53-19,83 Khởi phát bệnh: Sớm 10,20±6,73 7,85-12,55 0,19 Muộn 12,50±7,10 9,75-12,25 Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của nồng độ IFN-γ huyết thanh giữa 2 nhóm bệnh nhân tổn thương khớp cũng như giữa 2 nhóm bệnh nhân khởi phát sớm và muộn. Mối tương quan giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh với thời gian mắc bệnh và chỉ số PASI của bệnh vảy nến Bảng 9: Mối tương quan giữa nồng độ IFN- huyết thanh với thời gian mắc bệnh và chỉ số PASI của bệnh vảy nến Đặc điểm Giá trị thống kê IFN-γ Thời gian bệnh R 0,15 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 368 Đặc điểm Giá trị thống kê IFN-γ p 0,25 PASI R 0,51 p <0,001 Nhận xét: không có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ IFN-γ và thời gian mắc bệnh nhưng có mối tương quan tuyến tính với chỉ số PASI. Mối tương quan giữa nồng độ IFN-γ và chỉ số PASI được thể hiện qua phương trình hồi qui tuyến tính: Y= 0,30X + 3,24 BÀN LUẬN Chỉ số IFN-γ huyết thanh ở nhóm bình thường khỏe mạnh của chúng tôi đã là 1,29 ± 0,76 pg/ml. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phan Thị Danh thực hiện trên 47 người tình nguyện khỏe mạnh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009 là 1,0 ± 2,0 pg/ml(11). Đồng thời, chúng tôi cũng đo được nồng độ IFN-γ huyết thanh của 62 bệnh nhân vảy nến là 11,24 ± 6,94 pg/ml cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bình thường. Kết quả này tương tự một số nghiên cứu khác như của Abdallah thực hiện năm 2009 trên 21 bệnh nhân(1), của tác giả Chodorowska ở Ba Lan(3), của Takahashi ở Nhật(13), của tác giả Arican và cộng sự(2), của Szegedi(12) và tác giả Jacob thực hiện trên 12 bệnh nhân ở Mỹ(7). Tuy nhiên một nghiên cứu của tác giả Gomi dù tìm thấy nồng độ IFN-γ huyết thanh ở nhóm vảy nến cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa nhưng không trình bày được trung bình ± độ lệch chuẩn của nồng độ IFN-γ huyết thanh ở cả 2 nhóm(5). Nhờ kĩ thuật xét nghiệm hóa quang miễn dịch với độ nhạy rất cao mà chúng tôi có thể phát hiện IFN-γ trong huyết thanh 100% các trường hợp. Khác với Gomi và cộng sự sử dụng kĩ thuật RIA (radioimmunoassay) với ngưỡng 0,8 pg/mL nên chỉ đo được nồng độ IFN-γ huyết thanh của 2 trong 21 người bình thường và của 10 trong 21 bệnh nhân vảy nến tham gia nghiên cứu(5). Khi so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh của 3 dạng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân vảy nến, mặc dù chúng tôi ghi nhận được nồng độ của nhóm đỏ da toàn thân do vảy nến cao hơn nhóm vảy nến khớp và cao hơn nhóm vảy nến mảng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với mong đợi ban đầu của chúng tôi rằng từng dạng lâm sàng có biểu hiện lâm sàng và diễn tiến khác nhau: vảy nến mảng thường diễn tiến mạn tính trong khi vảy nến khớp và vảy nến đỏ da toàn thân là những thể bệnh nặng, có tổn thương viêm hệ thống nhiều hơn, vì vậy nồng độ IFN- γ huyết thanh sẽ tăng cao hơn. Điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi không đủ, trong tương lai cần thực hiện với số lượng bệnh nhân lớn hơn để có kết luận chính xác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ IFN- γ huyết thanh của nhóm vảy nến mảng cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết quả này tương tự nghiên cứu của tác giả Abdallah trên 21 bệnh nhân vảy nến (p<0,05)(1). Một nghiên cứu khác của tác giả Gomi và cộng sự được thực hiện trên 21 bệnh nhân vảy nến mảng và 21 người bình thường cũng ghi nhận nồng độ IFN- γ huyết thanh ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê(5). Thêm nữa, tác giả Arican đã tiến hành đo nồng độ này ở 30 bệnh nhân vảy nến mảng và 23 người tình nguyện khỏe mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận sự khác biệt giữa nồng độ IFN- γ huyết thanh giữa 2 nhóm này (p<0,05)(8). Nhiều nghiên cứu trước nay đã chứng minh vai trò quan trọng của IFN- γ trong cơ chế sinh bệnh học của vảy nến. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng hộ giả thuyết IFN- γ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cytokine dẫn đến sự phát triển và duy trì của quá trình viêm trong bệnh vảy nến (3). Các cytokine hoạt động tương tác lẫn nhau, trong đó, IFN- γ là một trong những cytokine đóng vai trò trung tâm. Nó kích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 369 thích sự giải phóng các cytokine như IL-1, IL-8, TNF-α, các hóa chất trung gian của phản ứng viêm. Hơn nữa, IFN- γ còn có khả năng bộc lộ phân tử kết dính tế bào 1 (ICAM-1) và HLA-DR, vì thế điều hòa tác động giữa tế bào T viêm và tế bào sừng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển tế bào T đến sang thương da(9,10). Tương tự, chúng tôi cũng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh của nhóm vảy nến khớp và nhóm người bình thường (p<0,001). Chúng tôi không tìm thấy 1 tài liệu nào trước đó nghiên cứu về định lượng nồng độ chất này trong huyết thanh nên chúng tôi không thể tiến hành so sánh với các nghiên cứu khác. Chủ yếu những nghiên cứu đã thực hiện đều định lượng nồng độ IFN- γ trong da, dịch khớp viêm của bệnh nhân vảy nến khớp và đều ghi nhận có sự tăng cao của nồng độ chất này. Như vậy, IFN- γ không chỉ tăng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mà còn tăng mô đích (da, dịch khớp) chính là bằng chứng rõ ràng và thuyết phục trong việc lí giải vai trò của chất này trong sinh bệnh học. Mặc dù rất muốn đo IFN- γ tại mô đích nhưng chúng tôi chưa thể thực hiện được vì tại Việt Nam hiện tại chưa thể thực hiện các xét nghiệm cytokine lấy từ các bệnh phẩm khác (da, dịch khớp). Vì vậy, trong tương lai chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát nồng độ IFN- γ không chỉ trong huyết thanh mà còn trong những mẫu bệnh phẩm khác để có cái nhìn toàn diện hơn về sinh bệnh học của vảy nến. Đỏ da toàn thân do vảy nến là một dạng lâm sàng nặng và cũng rất thường gặp, là một thách thức điều trị đối với các bác sĩ lâm sàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đỏ da toàn thân do vảy nến có nồng độ IFN- γ huyết thanh cao nhất so với vảy nến mảng, vảy nến khớp (mặc dù không có ý nghĩa thống kê) và cao hơn nhóm bình thường với p<0,001. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Abdallah và cộng sự thực hiện năm 2009 trên 21 bệnh nhân vảy nến và 15 người bình thường (p<0,05)(1). Điều này có thể giải thích do đỏ da toàn thân do vảy nến là một thể bệnh nặng với phản ứng viêm cấp tính toàn thân biểu hiện bởi sang thương da lan tỏa. Tuy nhiên đây cũng chỉ là nghiên cứu hiếm hoi so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh đỏ da toàn thân do vảy nến với các dạng lâm sàng khác và người bình thường. Chúng tôi không tìm được nghiên cứu nào khảo sát nồng độ huyết thanh cho riêng những trường hợp đỏ da toàn thân do vảy nến. Với kết quả này chúng tôi hi vọng mở ra một hướng nghiên cứu mới sâu hơn về thể bệnh đỏ da toàn thân do vảy nến, từ đó hiểu
Tài liệu liên quan