Đây là kỹ năng cơ bản để đạt đến thành công. Truyền Thông là phương
tiện căn bản để chuyển đạt tin tức đến mọi người qua văn bản hoặc là
qua các phương tiện thông tin khác như truyền miệng, truyền thanh,
truyền hình vân vân. Những Nhà Quản Trị giỏi phải có khả năng truyền
đạt tư tưởng để cung cấp đủ tin tức và dữ kiện cần thiết cho đội ngũ
nhân viên làm việc cho họ ngõ hầu có thể quyết định công việc một cách
hữu hiêu. Ngoài ra, Nhà Quản Trị còn là người đại diện công ty của
mình để giao dịch với bên ngoài. Công việc này đòi hỏi kỹ năng về
truyền thông cả về viết lẫn về nói chuyện. Kỹ năng này sẽ giúp Nhà
Quản Trị khuyến khích và xây dựng lòng tin trong cộng sự viên và tạo
được sự cộng tác của nhân viên. Một trong những lãnh vực thường bị
quên lãng nhưng rất quan trọng trong kỹ năng về truyền thông là khả
năng "Lắng Nghe" người khác. Nhà Quản Trị giỏi cần phải biết lắngnghe nhân viên của mình, quan tâm và để ý đến nhân viên cộng tác với
mình để tạo sự thông cảm và tín nhiệm của nhân viên.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chín kỹ năng quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo hữu hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chín Kỹ Năng Quan Trọng để Trở Thành Một
Nhà Lãnh Đạo Hữu Hiệu
Truyền Thông (Communications)
Đây là kỹ năng cơ bản để đạt đến thành công. Truyền Thông là phương
tiện căn bản để chuyển đạt tin tức đến mọi người qua văn bản hoặc là
qua các phương tiện thông tin khác như truyền miệng, truyền thanh,
truyền hình vân vân. Những Nhà Quản Trị giỏi phải có khả năng truyền
đạt tư tưởng để cung cấp đủ tin tức và dữ kiện cần thiết cho đội ngũ
nhân viên làm việc cho họ ngõ hầu có thể quyết định công việc một cách
hữu hiêu. Ngoài ra, Nhà Quản Trị còn là người đại diện công ty của
mình để giao dịch với bên ngoài. Công việc này đòi hỏi kỹ năng về
truyền thông cả về viết lẫn về nói chuyện. Kỹ năng này sẽ giúp Nhà
Quản Trị khuyến khích và xây dựng lòng tin trong cộng sự viên và tạo
được sự cộng tác của nhân viên. Một trong những lãnh vực thường bị
quên lãng nhưng rất quan trọng trong kỹ năng về truyền thông là khả
năng "Lắng Nghe" người khác. Nhà Quản Trị giỏi cần phải biết lắng
nghe nhân viên của mình, quan tâm và để ý đến nhân viên cộng tác với
mình để tạo sự thông cảm và tín nhiệm của nhân viên.
Tư Duy Phê Phán (Critical Thinking)
Kỹ năng này được định nghĩa là khả năng phân tích các vấn đề phức tạp
và nhìn vấn đề này qua nhiều khía cạnh khác nhau và lý luận theo nhiều
cái nhìn khác nhau. Khi nhìn một vấn đề, nếu chúng ta chỉ nhìn theo một
chiều hướng, theo một lối suy nghĩ, thì có nguy cơ là chúng ta có thể tìm
ra một lời giải đáp sai hoặc thiếu sót cho vấn đề đang giải quyết. Trong
khi đó tư duy phê phán giúp chúng ta nhìn vấn đề theo nhiều lối suy
nghĩ khác nhau và từ đó có thể tìm ra nhiều biện pháp khác nhau để giải
quyết vấn đề và từ lối lý luận đó xác xuất để chúng ta có thể có một cách
giải quyết chính xác hơn được tăng lên. Đấy là một trong những lý do
chính tại sao trong các công sở ngày nay đang có phong trào hướng về
các công việc mang tính chất dựa trên một nhóm thay vì một người và
nhấn mạnh về sự quan trọng của tính đa dạng trong công sở, và khả năng
dung nạp được nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề trong quá
trình quyết định công việc.
Thông Hiểu và Tư Duy Chiến Lược
Để đối phó với tình trạng tăng cường cạnh tranh giữa các công ty, một
trong những điều kiện cần thiết cho tất cả thành phần quản trị
(management) và hầu như tất cả các nhân viên là kỹ năng Tư Duy Chiến
Lược (khả năng biết nhìn xa). Đôi khi người ta gọi kỹ năng này là khả
năng có được cái nhìn Toàn Bộ cho công ty (big picture) và thấy được vị
trí của công ty của họ trong toàn bộ kỹ nghệ và tầm nhìn xa cho công ty
trên đường dài. Không giống như trong thập niên 80 với phong trào tập
trung vào các khả năng chuyên biệt, trong thế giới ngày nay, khuynh
hướng chung là muốn thành công bạn cần phải có một số kỹ năng cần
thiết trong nhiều lãnh vực khác nhau để có thể thông hiểu được rất nhiều
khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp của bạn cũng như của môi trường
xung quanh. Nói tóm lại, Nhà Quản Trị công nghệ cần phải nhận thức
được tầm quan trọng của việc quản trị chiến lược và biết làm thế nào để
soạn thảo và quản trị một cách có chiến lược, nhất là khi các công tác
này sẽ được trao cho các nhân viên thuộc cấp thấp hơn trong công ty.
Lãnh Đạo Nhóm
Tuy có một vài sự nhầm lẫn trong các định nghĩa về Lãnh Đạo, có thể
nói một cách tóm tắt rằng Lãnh Đạo là khả năng xác định ra đường
hướng cho một tổ chức, hoặc nói một cách khác, là khả năng vạch ra con
đường, chỉ rõ nó cho người cộng sự và xây dựng một sự đồng thuận
trong nhóm để mọi người cùng hướng về mục đích chung và thực hiên
nó. Khả năng lãnh đạo này bao gồm bốn thành phần chính như sau:
Viễn Kiến (Vision): những người lãnh đạo hữu hiệu phải có khả
năng truyền đạt một viễn kiến chung cho tổ chức của mình và
khuyến khích được mọi người cùng dấn thân và cam kết thực hiện
mục đích chung đó.
Thụ Quyền (Empowerment): Người Quản Trị giỏi không những
phải biết tạo cơ hội cho nhân viên có thẩm quyền quyết định trong
công việc của họ, mà còn phải khuyến khích họ sử dụng thẩm
quyền đó trong công việc hằng ngày. Khi mà họ cảm thấy họ có
thể tự quyết định chính họ và đôi khi có thể chấp nhận rủi ro hoặc
ngay cả thất bại, thì lòng tin của họ sẽ được nâng cao. Khả năng
của nhân viên sẽ được phát triển khi người quản trị bỏ thì giờ để
hướng dẫn, khải đạo, và huấn luyện cho nhân viên của mình.
Liêm Khiết (Integrity): nói cho cùng, người lãnh đạo là tấm
gương cho toàn Nhóm noi theo. Chỉ có lãnh đạo bằng chính cách
hành xử của cá nhân mình, Nhà Quản Trị mới có thể xây dựng
được niềm tin tưởng trong nhân viên đủ mạnh để tạo thành một
"văn hóa hành xử" (culture) trong công ty ngõ hầu giúp công ty đạt
thành quả cao.
Kỹ Năng của Người Được Lãnh Đạo: Nhà Quản Trị giỏi không
những phải có khả năng về lãnh đạo người khác, mà còn phải biết
giúp người lãnh đạo của mình (xếp của mình) hoàn thành các mục
tiêu chung của công ty với một tư duy độc lập hơn là chỉ dựa hoàn
toàn vào sự chỉ huy của cấp trên.
Giao Tế
Người Quản Trị có khả năng Giao Tế giỏi là người có khả năng thuyết
phục, thương thảo, và giao thiệp một cách hữu hiệu với những người
xung quanh. Đối với những người làm việc trong Công nghệ (ngành kỹ
sư) thì tuy đây không hẳn là những kỹ năng tối cần thiết, nhưng trong
công ty ngày nay với môi trường làm việc theo nhóm (tập thể) thì những
kỹ năng về Giao Tế này không thể thiểu được. Một số kỹ năng quan
trọng trong vấn đề giao tế là sự tự tin, khả năng giao tế và tạo được
những mối liên hệ tốt đẹp trong công việc khi làm việc với người khác,
dù là người ở vị trí hay chức vụ nào đi nữa.
Thiết lập Mạng Lưới Giao Dịch (Networking)
Đây là một trong những kỹ năng mới được biết đến do sự hữu hiệu của
nó. Kỹ năng thiết lập Mạng Lưới Giao Dịch là khả năng đi ra ngoài
những hệ thống liên lạc trong công ty của mình và những chức vụ liên
hệ trực tiếp trong công ty để có thể liên hệ với những nhân sự quan trọng
khác bên ngoài có thể giúp chúng ta thực hiện tốt công tác được giao
phó.
Phát huy Sáng Kiến và Chủ động
Người Quản Trị thật sự thành công là những người biết chủ động khởi
xướng ra công việc bằng cách nhận lãnh những công tác đôi khi ngoài
giới hạn trách nhiệm của mình. Họ là người xông xáo, biết nhận lãnh
trách nhiệm đôi khi ở ngoài giới hạn công việc của mình khi họ cảm
thấy cần thiết. Đây là một việc không dễ dàng bởi vì họ phải chấp nhận
một số rủi ro có thể xảy ra.
Tự Quản Trị
Đây là kỹ năng rất cần thiết cho một người Quản Trị giỏi, là tinh thần
học hỏi cầu tiến không ngừng để phát triển bản thân và để thích ứng với
những thay đổi không ngừng của công ty, của môi trường thế giới bên
ngoài. Người có kỹ năng này cũng có cá tính trầm tĩnh và khả năng tự
thay đổi cho thích hợp với môi trường. Đặc biệt, người có kỹ năng tự
quản trị biết sử dụng các phê bình xây dựng để tự thay đổi và có thể tự
đánh giá bản thân một cách trung thực về điểm mạnh và điểm yếu của
chính mình, từ đó có thể tự thay đổi để ngày một tốt đẹp hơn.
Đạo Đức và Liêm Chính
Càng ngày người ta càng nhận thức ra rằng Đạo Đức và Liêm Chính
(Integrity) là những đức tính căn bản để có thể thành công trong môi
trường công việc làm việc theo nhóm và thay đổi nhanh chóng này. Khả
năng Biết Mình Biết Người cộng với một số quy luật hướng dẫn trong
lúc làm việc sẽ tạo thành một nền móng căn bản tạo thành khả năng lãnh
đạo hữu hiệu và thành công. Đây chính là nền móng để nhà Quản Trị có
thể quyết định trước những vấn đề khó khăn và hành xử một cách can
đảm khi phải đối diện với khó khăn và thử thách.
(Nguồn: American Society for Engineering Management - "The
Emerging Leader and Leading Change").