Chính sách phát triển tài nguyên số và đề xuất giải pháp ở trung tâm trung tâm thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trình bày vai trò của thư viện số. Tìm hiểu chính sách phát triển thư viện số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng phát triển Tài nguyên số, chính sách truy cập ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN và đề xuất một số giải pháp.

pdf10 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phát triển tài nguyên số và đề xuất giải pháp ở trung tâm trung tâm thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN SỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Ở TRUNG TÂM TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trần Thị Thanh Nga * Tóm tắt: Trình bày vai trò của thư viện số. Tìm hiểu chính sách phát triển thư viện số ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng phát triển Tài nguyên số, chính sách truy cập ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN và đề xuất một số giải pháp. Từ khóa: Thư viện số; Tài nguyên số; Chính sách truy cập 1. Vai trò của thư viện số Có thể nói thư viện số là xu hướng tất yếu trong hoạt động của các thư viện ngày nay khi mà mạng Internet và các thiết bị truyền thông trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người dùng tin giờ đây có thể tiếp cận với thư viện số, tài liệu số mọi lúc, mọi nơi một cách không giới hạn. Hầu hết các thư viện lớn trên thế giới đều có các chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển thư viện số, thư viện điện tử trên nền công nghệ web 2.0, 3.0. Văn hóa đọc và ngành xuất bản cũng dần thay đổi với sự xuất hiện của sách điện tử, các xuất bản phẩm điện tử. Thư viện số có những ưu điểm nổi bật bao gồm: - Thư viện số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu và không bị giới hạn về không gian, thời gian. - Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng cao: một thư viện số hay một tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. - Tiết kiệm thời gian và kinh phí: thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và cho người dùng tin tra cứu thông tin dễ dàng thuận tiện. - Tài liệu số hóa là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. 2. Xây dựng và phát triển thư viện số của một số nhà xuất bản và quốc gia Trên thế giới đã có nhiều tổ chức tiến hành số hoá tài liệu để phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học như: Hệ thống sách điện tử Ebrary, hệ thống tài nguyên điện tử của ProQuest Central, dự án số hoá sách của Google và Microsoft. 2.1 Hệ thống sách điện tử Ebrary Là hệ thống cung cấp trên 100.000 tên sách điện tử thuộc các lĩnh vực: Kinh doanh, tiếp thị và kinh tế, Công nghệ thông tin và máy tính, Giáo dục, Kỹ thuật và công nghệ, Y tế, khoa học y sinh học, Lịch sử và khoa học nhân văn, Khoa học sự sống, Khoa học xã hội và hành vi . Với Ebrary, người dùng tin có thể tìm tài liệu mình cần, sao chép một * Phòng Phát triển Tài nguyên số, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phần tài liệu. Người dùng tin có thể tự mình tạo lập giá sách ảo (Book shelf) của riêng mình trong hệ thống để truy cập những cuốn sách theo yêu cầu. 2.2 Hệ thống tài nguyên điện tử của ProQuest Central Là một hệ thống CSDL có giá trị, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Có thể đánh giá rằng ProQuest Central là một trong những CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay. ProQuest Central chứa thông tin của: Hơn 100.000 luận văn văn bản đầy đủ trong các lĩnh vực kinh doanh, tâm lý học, khoa học vật lý, y tế, giáo dục và nhiều hơn nữa, Hơn 455.000 giấy tờ làm việc của các tổ chức như NBER và OECD , hàng triệu báo cáo cập nhật lên công ty, báo cáo thị trường và ngành công nghiệp,... 2.3 Trung Quốc Quốc gia này bắt đầu việc nghiên cứu và thử nghiệm những thư viện số vào năm 1995. Chỉ sau một vài năm, chúng đã được sự phát triển nhanh chóng. Nhiều dự án đã được triển khai với sự tiến triển đáng chú ý, dưới đây là một vài dự án: Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL- The Chinese Pilot Digital Library Project); Mạng Tri Thức – Dự Án Hệ Thống Thư Viện Số (Knowlegde Network – Digital Library System Project); Dự Án Thư Viện Số Quốc Gia Trung Quốc (China National Digital Library Project). 2.4 Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia quan tâm rất nhiều đến thư viện điện tử, thư viện số. Có rất nhiều dự án của Chính phủ nhằm nghiên cứu và xây dựng hệ thống thư viện điện tử, thư viện số trong hệ thống các trường đại học và các cơ quan lớn với bốn lĩnh vực là: - Hỗ trợ đa phương tiện cho phát triển nguồn nhân lực; - Thử nghiệm thư viện số; - Cơ sở dữ liệu cho việc tạo lập các ngành công nghiệp mới; - Phát triển phần mềm giáo dục. Dự án thử nghiệm thư viện số phát triển một mô hình nhằm tiến hành các thử nghiệm khác nhau liên quan đến thư viện số thông qua việc tạo ra một số lượng lớn dữ liệu số hoá từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tổng cộng có gần 9,5 triệu trang tài liệu đã dược số hoá, bao gồm: 7100 trang tư liệu quý, trong đó có 1.236 bản in gỗ màu thuộc triều đại Ukiyoe và Nishikie và bản đồ cổ từ thời Edo. Các tư liệu này đã được số hoá màu với độ nét cao (5000 x 4000 dpi); Các xuất bản phẩm về khoa học xã hội từ thời Meiji được số hoá dưới dạng bản đen trắng ( 21000 bản bao gồm 6 triệu trang); 3000 đầu sách được xuất bản trong chiến tranh thế giới thứ 2; 24 đầu báo hiện có của Nhật xuất bản từ tháng 1.1980 đến tháng 12.1994, bao gồm khoảng 1 triệu trang; 260 quyển (6000 trang) tư liệu nghiên cứu của Thư viện Quốc hội về các cuộc thảo luận của Quốc hội; 7000 tài liệu về lịch sử chính trị cận đại Nhật về Mishima Tsuyo triều Thư viện số ở Nhật Bản đại Meiji. Các tài liệu này đã được số hoá dưới dạng ảnh đen trắng, trừ thư mục và chú giải được chuyển thành dữ liệu văn bản;- 1,6 triệu trang sách, ấn phẩm định kì, báo và các xuất bản phẩm khác không thuộc quyền quản lý của Thư viện Quốc hội; 2.5 Anh Thư viện Anh đưa hình ảnh của một số lượng lớn tài liệu quí hiếm (30.000 hình ảnh) trong sưu tập lên mạng tạo thành một Phòng triển lãm trực tuyến. Dịch vụ phổ biến tài liệu điện tử bắt đầu từ năm 2003, cung cấp 100 triệu tài liệu (bao gồm 280.000 tên tạp chí, 50 triệu bằng sáng chế, 5 triệu báo cáo, 476.000 luận án Mỹ và 433.000 kỷ yếu hội nghị) cho các nhà nghiên cứu và người đọc trên toàn thế giới mà trước đây không thể thực hiện được ở ngoài Thư viện vì lý do bản quyền. Khi dịch vụ tìm kiếm sách Live Search Books của Microsoft khởi đầu, Thư viện Anh ký một hợp đồng để số hóa một số sách phục vụ bạn đọc ở Mỹ cho đến năm 2008 với 4 hệ thống số hóa APT 2400 của Kirtas. Số sách đã được quét này có thể tìm được trong mục lục của Thư viện Anh. 2.6 Pháp Thư viện quốc gia Pháp thực hiện tin học hóa trong mọi nhiệm vụ và dịch vụ của mình, đảm bảo quyền truy cập tới phần lớn vốn tài liệu, kể cả việc truy cập từ xa nhờ các công nghệ truyền dữ liệu hiện đại nhất. Thư viện quốc gia Pháp được xây dựng thư viện số Gallica từ năm 1992 và mở cửa phục vụ công chúng năm 1997. Thư viện có website trên Internet với khối lượng truy cập khổng lồ 60.000 lượt tra cứu hàng năm. Thư viện cũng đã tạo trang xã hội Facebook, thông báo hàng ngày những sự kiện được tổ chức ở các địa điểm khác nhau của thư viện. Ngoài Gallica, Thư viện còn mở một thư viện số cho trẻ em và thường xuyên tổ chức triển lãm ảo. Thư viện Quốc gia Pháp cũng đã ký kết hợp đồng vào giữa tháng 9 năm 2007 với hãng Safig nhằm số hóa 300.000 sách của thư viện trong vòng 3 năm. Những tác phẩm này sẽ được đưa lên mạng phục vụ bạn đọc cùng với 90,000 tài liệu đã được lên Gallica (gallica.bnf.fr) trước đó. Đồng thời bộ sưu tập này cũng sẽ được tích hợp vào thư viện số châu Âu trong tương lai. 2.7 Thư viện Quốc hội Mỹ Từ năm 1991, Thư viện Quốc hội bắt đầu sử dụng các thành tựu kỹ thuật mới và công nghệ Internet để nối kết Thư viện với các thiết chế giáo dục trên khắp nước. Cuối tháng 11 năm 2005, Thư viện công bố đề án thành lập Thư viện số thế giới, sử dụng kỹ thuật số lưu trữ sách và các tư liệu khác từ tất cả các nền văn hóa của nhân loại. 2.8 Đông Nam Á Hoạt động trong khuôn khổ Đại hội các thư viện Đông Nam Á (CONSAL) , Cộng đồng thư viện các nước ASEAN đang mở rộng các quan hệ quốc tế, đặc biệt là với Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,... để nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và tiếp cận các dịch vụ thông tin thư viện hiện đại nói chung và xây dựng thư viện số nói riêng. Thư viện quốc gia Malaysia thiết lập Cổng thông tin về nền quân chủ, số hoá truyền thuyết dân gian, Mạng tri thức tuổi trẻ Châu Á, CD-ROM và triển lãm ảo,... Singapore tổ chức Cổng “Những trang Singapore” giới thiệu những hình ảnh quí hiếm số hoá về lịch sử Singapore, Kho lưu trữ tác phẩm văn học và nghệ thuật trực tuyến; Thư viện quốc gia Thái Lan thực hiện Dự án số hoá các giải thưởng văn học Đông Nam Á cũng như sách hiếm, sách cổ, các bản chép tay; Thư viện Quốc gia Việt Nam tiến hành Dự án xây dựng thư viện điện tử và thư viện số trong Hệ thống các thư viện công cộng; Brunây bắt đầu Giai đoạn 2 của Dự án số hoá “Cây thuốc và tên đường phố ở Brunây Đarusalam”; Thư viện Quốc gia Inđônêxia chọn lọc để số hoá các tư liệu và hình ảnh các đền chùa ở các nước ASEAN. Ngày 19/4/2005, Philippin khánh thành Thư viện điện tử công cộng đầu tiên, lưu giữ 25 triệu trang tài liệu số hoá bao gồm sách hiếm, xuất bản phẩm nhiều kỳ, xuất bản phẩm của chính phủ, bản đồ, ảnh và luận văn, luận án của nước mình. Để phát triển mạng lưới thư viện số, các dịch vụ trao đổi và truy cập thông tin thông qua các cổng Internet nói riêng cũng như phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và thương mại điện tử nói chung, các nước ASEAN đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông với Sáng kiến xây dựng một ASEAN điện tử (e-ASEAN) 2.9 Việt Nam Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều tổ chức tiến hành số hoá sách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo bạn đọc: hệ thống sách điện tử của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hệ thống chia sẻ tài liệu Tailieu.vn.... Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Vinapo cũng đã chính thức cho ra mắt hệ thống phân phối sách điện tử toàn cầu tại địa chỉ Alezza.com. Đây là kênh bán hàng sách điện tử (ebook) có bản quyền đầu tiên ở Việt Nam tính ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên bước đầu, Alezza cũng chỉ tập trung được ở mảng sách văn học. Các Trung tâm thông tin - thư viện, các trung tâm học liệu cũng đã triển khai các đề án số hoá: Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, Đại học Ngoại Thương (Số hoá 5.000 đầu luận văn, luận án bằng nguồn kinh phí của Dự án Giáo dục đại học), Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Số hoá kho Trung Quốc cổ, Nhật Bản, Hán Nôm; kho tư liệu hương ước, bảng kê thần sắc, văn hoá, địa bạ làng xã) ... Tuy nhiên, việc số hoá mới chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ trong một phạm vi tài liệu hẹp với mục đích lưu trữ và bảo quản là chủ yếu, chưa đưa ra khai thác một cách có hiệu quả nguồn tin này để phục vụ các nhu cầu đào tạo và nghiên cứu. Các hệ thống sách điện tử được cung cấp bởi các công ty thì chủ yếu nhằm mục đích thương mại, chưa chú trọng đến vấn đề bản quyền và chất lượng của tài liệu. Đối với các đơn vị chú trọng đến vấn đề bản quyền thì phạm vi tài liệu lại không đa dạng; phần lớn chỉ tập trung ở các loại hình tài liệu tham khảo, giải trí không phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh viên. 3. Thực trạng phát triển tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQGHN và một số giải pháp đề xuất Trước bối cảnh công nghiệp nội dung số đang bùng nổ như hiện nay, việc đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, mà trước hết là ứng dụng tại ĐHQGHN là rất cấp bách và thể hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng, vừa tận dụng được đội ngũ chuyên gia đầu ngành và tri thức đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN để từng bước thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng một cách hiệu quả trong từng thời kỳ. Với những nhu cầu bức xúc và khả năng đáp ứng của công nghệ như hiện nay, đã từ lâu Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN đã xây dựng thư viện số trên nền tảng Internet nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo tín chỉ và chiến lược phát triển của ĐHQGHN và nền tảng cho việc triển khai các dịch vụ nội dung số tại ĐHQGHN. Đầu năm 2009, Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN đã trang bị 01 dây chuyền số hóa chuyên nghiệp: Kirtas APT1600 và đến năm 2012 trang bị 02 hệ thống máy Scanrobot với 4 máy trạm xử lý và 02 máy OCR. Đây là những thiết bị được thiết kế phù hợp với những đòi hỏi về số hóa tài liệu đóng tập. Hệ thống đường truyền cáp quang tốc độ cao và mạng nội bộ cho phép kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng. Hệ thống server với cấu hình mạnh và dung lượng lưu trữ lớn được sử dụng cho các CSDL là những kho lưu giữ nguồn tài ngyên số cho phép lưu giữ các CSDL lớn, phục vụ khai thác lâu dài 3.1 Quản lý, khai thác tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Hệ thống sách điện tử đại học (e.Books đại học) được thực hiện phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ĐHQHHN, là hệ thống hiện đại để không những khẳng định vị trí tiên phong của ĐHQGHN trong việc tạo lập, chia sẻ sách điện tử mà còn tạo nền tảng cho một hình thức tạo lập, chia sẻ, khai thác tri thức hiện đại tại Việt Nam: - Tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác sách điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm phục vụ tốt nhất cho người dùng, đồng thời góp phần nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng các trường đại học trong khu vực và thế giới của ĐHQGHN. - Tạo nền tảng cho việc chia sẻ, khai thác sách điện tử có bản quyền cho nhiều đối tượng tham gia hệ thống: o Các đơn vị thành viên của ĐHQGHN o Các tổ chức đào tạo, nghiên cứu ngoài ĐHQGHN o Các doanh nghiệp o Các cá nhân - Cung cấp nhiều hình thức đa dạng cho phép người dùng có thể khai thác, sử dụng sách điện tử mọi lúc, mọi nơi từ nhiều công cụ khác nhau o Máy tính để bàn Desktop PC. o Máy tính bảng tablet. o Smartphone Để phục vụ công tác quản lý tài nguyên số hiện nay Trung tâm sử dụng Phần mềm quản lý tài nguyên số Content Pro và bộ lưu trữ Qnap để lưu trữ dữ liệu. Content Pro là giải pháp quản lý tài nguyên số, nằm trong bộ giải pháp cho thư viện của Innovative. Với giao diện Web thân thiện, dễ hiểu, khả năng tìm kiếm mạnh và thiết kế cho việc thu thập các siêu dữ liệu, giải pháp cung cấp khả năng truy cập, nghe, nhìn toàn diện cho người dùng tin. Khả năng tổ chức và quản lý nguồn tài nguyên số của Contentpro Content Pro có khả năng lưu trữ và quản lý tài nguyên số dưới nhiều định dạng và kích cỡ khác nhau như: - Định dạng video - Định dạng audio - Định dạng ảnh - Định dạng văn bản,... Các tài liệu số được mô tả theo chuẩn Dublin Core Hệ thống hỗ trợ hoàn toàn chuẩn Unicode Các tài liệu số được tổ chức phân loại theo các bộ sưu tập khác nhau tùy theo nhu cầu của người dùng. Khả năng đưa tài liệu số vào hệ thống linh hoạt và dễ dàng Tài liệu số có thể được đưa vào hệ thống trên 02 giao diện: - Giao diện Web - Giao diện quản trị trên nền Java (chỉ giành riêng cho cán bộ quản trị) Đối với giao diện quản trị trên nền ]ava, cán bộ quản trị có thể đưa nhiều tài liệu số vào hệ thống một lúc (Batch job). Sau khi tài liệu số được đưa lên hệ thống, hệ thống cho phép việc ấn tài liệu này trên giao diện web. Khả năng phân quyền quản trị cho cán bộ quản lý Hệ thống có khả năng gán các quyền khác nhau cho các cán bộ quản trị trong việc quản trị nguồn tài nguyên số theo cùng bộ sưu tập, bao gồm: - Quyền được tải tài liệu vào hệ thống hoặc các bộ sưu tập - Quyền được chỉnh sửa nội dung, biên tập - Quyền kiểm duyệt và xuất bản tài liệu Khả năng kiểm soát truy cập tài liệu của người dùng Hệ thống có khả năng kiểm soát việc đọc hay tải về tài liệu của người dùng ở các mức độ khác nhau, việc kiểm soát có thể thực hiện theo các cách thức sau: - Có thể xác thực thông qua LDAP ở tầng các bộ sưu tập - Giới hạn truy cập theo địa chỉ IP - Từng tài liệu có thể được gán mật khẩu để giới hạn việc tải tài liệu về máy - Các tài liệu hoặc các bộ sưu tập có thế được giới hạn đổi với người dùng công cộng Khả năng tìm kiếm và sắp xếp kết quả tìm kiếm - Tính năng tìm kiếm theo từ khóa và đánh giá kết quả tìm kiếm theo mức độ chính xác [RightResult) - Có thể tìm kiếm theo từng bộ sưu tập - Có khả năng tìm kiếm toàn văn dựa trên việc đánh chỉ mục toàn văn cho các dạng file PDF, Word và các loại văn bản - Có thể tích hợp với nền tảng tìm kiếm Encore Synergy - Nhiều lựa chọn sắp xếp trong từng bộ sưu tập và trong kết quả tìm kiếm Khả năng tùy chình giao diện với người dùng Ngoài giao diện mặc định của Content Pro, thư viện có thể tùy chỉnh giao diện sao cho phù hợp nhất với nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của mình. Ví dụ: đối với giao diện cho bộ sưu tập sách điện tử, giao điện có thể bố trí sao cho dễ hiểu và dễ sử đụng nhất cho bạn đọc: - Bố trí sách điện tử theo tác giả, chủ đề, - Bố trí sách điện tử theo bảng chữ cái Cung cấp khả năng nghe, xem, đọc toàn diện cho người dùng Content Pro đưa đến cho bạn đọc nhiều tiện ích giúp cho việc sử dụng các tài liệu số được thuận tiện và hiệu quả nhất. Đối với các tài liệu định dạng video hay âm thanh, hệ thống cho phép vận hành theo cơ chế streaming với phần mềm được nhúng sẵn trong hệ thống. Người dùng sẽ xem hoặc nghe trực tiếp trên trang web hoặc tải về máy để sử dụng. Đối với tài liệu dạng ảnh, phân mềm nhúng Image Viewer giúp người dùng xem và cảm nhận ảnh bằng cách phóng to, thu nhỏ, đối chiếu của ảnh vvv. Ngoài ra, người dùng có thể tự tạo các slideshovv cho riêng mình để thuận tiện cho việc theo dõi các bộ sưu tập ảnh khác nhau. Đối với tài liệu dạng văn bản (sách điện tử), phần mềm nhúng Book Vievver đưa ra những tính năng thuận lợi nhất cho việc xem sách ngay trên trang web. Các tính năng của Book Vievver cũng tương tự như các tính năng của các phần mềm đọc sách thông dụng trên thị trường như iBook của Apple. Khả năng tích hợp với Hệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất (Discovery] Content Pro được phát triển theo chuẩn OAI-PMH (Open archives Initiative Protocol for Metadata Harvesting). Do vậy, các hệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất (như Encore Synergy cùa Innovative] có thế kết nối vào Content Pro và gom các thông tin dữ liệu. Nói cách khác, hệ thống phát hiện và tìm kiếm thống nhất được xây dựng trên cùng tiêu chuẩn có thể tìm kiếm dữ liệu trên Content Pro. Như vậy, với những điều kiện trên đây cho phép Trung tâm phát triển tài nguyên số với tốc độ nhanh, khối lượng lớn và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu khai thác tài nguyên số ngày một cao của người dùng tin. 3.2 Truy cập, khai thác tài nguyên số Khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng có thể thực hiện những thao tác sau: - Đọc sách : người dùng có thể tìm đọc sách điện tử theo nhu cầu của mình. Sẽ có 2 loại tài liệu điện tử: tài liệu miễn phí hoàn toàn và tài liệu phải trả phí. Có 3 cấp độ cho người đọc: 1. Chỉ được đọc 1 phần của tài liệu (đối với những tài liệu phải trả phí). 2. Đọc toàn bộ nội dung trên web-based interface (đối với những tài liệu miễn phí hoặc tài liệu trả phí). 3. Được phép download (tải về) tài liệu về (đối với những tài liệu miễn phí hoặc tài liệu trả phí). - Tạo tủ sách yêu thích của mình. - Tham khảo tủ sách của người dùng khác (nếu được họ chia sẻ). - Thảo luận và đánh giá về sách. - Lưu trích dẫn từ sách. - Mua bán, download sách điện tử có bản quyền. 3.3 Kết quả đạt được Trung tâm đã định hướng “Xây dựng Thư viện số nghiên cứu phục vụ đại học định hướng nghiên cứu”, và có những bước đi quan trọng đầu tiên như chuẩn bị nguồn lực thông tin số, hạ tầng công nghệ và các trang thiết bị thư viện chuyên dụng mới, ứng dụng các phần mềm tiên tiến, phát triển các dịch vụ thông tin - thư viện hiện đại kết hợp với đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ,... Để xây dựng một thư viện số thì nguồn lực thông tin trọng yếu ban đầu là tài liệu số và trước hết phải dựa vào nội lực. Trung tâm đặc biệt chú ý tới số lượng tài liệu khoa học nội sinh như các đề tài khoa học, sáng chế, tài liệu hội nghị hội thảo, các bài báo trong nước và quốc tế cùng với khối lượng lớn luận án, luận văn, đồng thời với hệ thống giáo trình của nhà xuất bản và 11 chuyên san tạp chí khoa học ĐHQGHN, Trung tâm bước đầu đã xây dựng được một cơ