Chỉnh trang quy hoạch kiến trúc cảnh quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 8,7 km (trước kia dài khoảng 10 km, nhưng ngày nay 1,3 km đoạn kênh phía Tân Bình đã bị ngầm hóa) chảy qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Quận 3, Quận 1, và Bình Thạnh trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hai con đường ven kênh bờ Bắc mang tên Hoàng Sa, và bờ Nam mang tên Trường Sa. Dọc theo kênh hiện có 22 cây cầu, chiều dài từ 35m đến 284m, hầu hết có kết cấu bê tông cốt thép. Thời kỳ trước 1960, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè trong xanh, khá rộng, đóng vai trò giao thông thủy và chuyên chở hàng hóa đến khu vực ven phía Bắc của Nội thành Sài Gòn. Từ đầu những năm 1960, làn sóng người dân nhập cư về Sài Gòn ngày càng đông, dần dần chiếm dụng đất để xây dựng nhiều khu nhà tự phát trên kênh và khu vực lân cận, xả thải tự do xuống kênh. Qua thời gian, dòng kênh bị tắc và ô nhiễm trầm trọng. Chính quyền Sài Gòn từng có những kế hoạch giải tỏa khu vực này, nhưng đều thất bại. Từ đầu những năm 1990 đến 2012, với tiến trình đổi mới trên toàn quốc, một trong những kế hoạch ưu tiên của TP.HCM là giải tỏa và chỉnh trang kênh này theo hai giai đoạn. Tổng mức đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 1 là gần 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới khoảng 5.252 tỷ đồng và vốn đối ứng ngân sách là 3.348 tỷ đồng. Trong đó hơn 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 nhân khẩu. Bên cạnh đó, dự án cải tạo đường Hoàng Sa và Trường Sa dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cũng được xây dựng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chỉnh trang quy hoạch kiến trúc cảnh quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 CHỈNH TRANG QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Viết Nam Sơn (*) Tổng quan về Tuyến Đô thị Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 8,7 km (trước kia dài khoảng 10 km, nhưng ngày nay 1,3 km đoạn kênh phía Tân Bình đã bị ngầm hóa) chảy qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Quận 3, Quận 1, và Bình Thạnh trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hai con đường ven kênh bờ Bắc mang tên Hoàng Sa, và bờ Nam mang tên Trường Sa. Dọc theo kênh hiện có 22 cây cầu, chiều dài từ 35m đến 284m, hầu hết có kết cấu bê tông cốt thép. Thời kỳ trước 1960, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè trong xanh, khá rộng, đóng vai trò giao thông thủy và chuyên chở hàng hóa đến khu vực ven phía Bắc của Nội thành Sài Gòn. Từ đầu những năm 1960, làn sóng người dân nhập cư về Sài Gòn ngày càng đông, dần dần chiếm dụng đất để xây dựng nhiều khu nhà tự phát trên kênh và khu vực lân cận, xả thải tự do xuống kênh. Qua thời gian, dòng kênh bị tắc và ô nhiễm trầm trọng. Chính quyền Sài Gòn từng có những kế hoạch giải tỏa khu vực này, nhưng đều thất bại. Từ đầu những năm 1990 đến 2012, với tiến trình đổi mới trên toàn quốc, một trong những kế hoạch ưu tiên của TP.HCM là giải tỏa và chỉnh trang kênh này theo hai giai đoạn. Tổng mức đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 1 là gần 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới khoảng 5.252 tỷ đồng và vốn đối ứng ngân sách là 3.348 tỷ đồng. Trong đó hơn 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 nhân khẩu. Bên cạnh đó, dự án cải tạo đường Hoàng Sa và Trường Sa dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cũng được xây dựng. 186 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 1 – Bản đồ không ảnh Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (Nguồn: Google Maps 2019) Ngày 18/8/2012, Giai đoạn I các dự án kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, bao gồm việc cải tạo kênh và xây dựng đường Hoàng Sa, Trường Sa, được chính thức khánh thành. Có thể nói, dự án này là một trong những thành tựu lớn nhất về quy hoạch và chỉnh trang đô thị của thời kỳ đổi mới tại Tp Hồ Chí Minh, trong bối cảnh cả nước chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Không những chính quyền TP.HCM đã làm được việc giải tỏa các khu ổ chuột trên kênh rạch và trả lại giá trị môi trường xanh và sạch cho kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, điều mà chính quyền Sài Gòn cũ không giải quyết được, mà đây còn là điển cứu có thể tham khảo cho nhiều đô thị lớn trên thế giới đang có vấn đề tương tự nhưng vẫn chưa có lời giải, như tại Nigeria, Philippinnes, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc .v.v... Hình 2 – Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè sau khi cải tạo giai đoạn 1 Từ 2012 cho đến nay, thành phố dự kiến tiếp tục dự án giai đoạn 2, mà trọng tâm là dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Bên cạnh đó, khi chất lượng môi trường con kênh và không gian xanh hai bờ kênh đã ngày càng được cải thiện, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng phát triển của khu vực này. Tuy nhiên, hầu hết các dự án về môi trường, về hạ tầng, về đô thị đều chưa mang tính khả thi cao, Bài viết này tập trung vào hai ý chính. Thứ nhất, đánh giá lại sơ bộ những dự án quan trọng trong khu vực này từ 2012 cho đến nay. Thứ hai, đề xuất những định hướng chiến lược về bảo 187 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 tồn, cải tạo, và phát triển đô thị & kiến trúc cảnh quan cho Tuyến Đô thị Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM trong thời gian tới. Đánh giá sơ bộ các dự án trọng điểm dọc theo Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ 2012 đến nay Tiếp nối các thành tựu đã đạt được của các dự án dọc theo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, để chuẩn bị cho tương lai phát triển của các giai đoạn kế tiếp, chúng ta cần thẳng thắn đánh giá lại các dự án chính hiện nay với một tầm nhìn mới, và các mục tiêu cao hơn, xa hơn. Thứ nhất, là Dự án Giai đoạn 2 – Cải thiện Môi trường Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, với tổng mức đầu tư 524 triệu USD, với mục tiêu xử lý nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè và quận 2 trước khi thải ra môi trường. Dự án này đang tiến hành rất chậm và đang gặp nhiều vấn đề khó khăn. Mặt khác, việc tập trung đầu mối xử lý nước thải vào một trạm cạnh sông Sài Gòn có thể chưa thực sự hiệu quả, vì đã bỏ qua sự cần thiết của việc tổ chức xử lý nước thải cục bộ trên toàn khu vực, và công tác quản lý giáo dục ý thức của người dân trong khu vực, để giảm thiểu tình trạng vẫn còn tiếp tục xả thải và xả rác ra kênh. Thứ hai, là Dự án Tuyến đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Dự án này chưa thực hiện, nhưng đang tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại việc nên điều chỉnh, hay bỏ hẳn dự án này. Về môi trường, việc tạo nên con đường giao thông này sẽ làm khu vực trở lại ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn làm giảm mạnh ý nghĩa thành tựu của việc trả lại dòng kênh xanh mát như một không gian xanh cho khu vực vốn rất thiếu không gian xanh công cộng. Về kiến trúc cảnh quan, một khối beton trên cao chạy dài dọc bờ kênh sẽ phá hỏng giá trị cảnh quan đã tạo được. Thứ ba, là Dự án Tuyến du lịch đường thủy dọc kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, gồm hai nhà ga bến thuyền (ga đầu ở chân cầu Thị Nghè và ga cuối gần cầu Lê Văn Sỹ). Dự án này đã được đưa vào sử dụng nhưng tính hiệu quả và thu hút khách chưa cao. Nguyên nhân chính, là do thiếu sự phối hợp hiệu quả công tư và đa ngành, để tạo nên một tuyến kênh thật sự hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Thứ tư, là Dự án quy hoạch chỉnh trang 110Ha đô thị khu vực dọc bờ kênh Nhiêu Lộc thuộc địa bàn quận 3 (một phần các phường 7, 9, 10, 11, 13 và 14). Tổng dân số bị ảnh hưởng dự án khoảng 54.000 người. Khu vực chỉnh trang sẽ hình thành 7 dự án gồm: dự án Khu chung cư trung tâm thương mại Lê Văn Sỹ (phường 13), dự án Khu tái định cư tại khu vực Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn (phường 11), khu vực Nhà ga Hòa Hưng và các Khu chỉnh trang đô thị tại các phường 7, phường 9, phường 11, phường 14. Dự án công tư hợp tác PPP này, dự kiến hơn 14.000 tỉ đồng, đang cần phải điều chỉnh và giải quyết nhiều vấn đề chưa khả thi, vì hầu hết đề xuất là xây dựng mới, với vốn đầu tư cho đền bù giải tỏa và xây dựng rất cao. Đề án chỉ chú trọng phần xây dựng dự án địa ốc, mà bỏ quên sự cần thiết của việc xây dựng hạ tầng xã hội công cộng, và phát triển cộng đồng. Ngoài ra, để án chỉ tập trung theo chủ trương xóa sạch khu vực để phát triển, bỏ qua các giải pháp bảo tồn các giá trị bản sắc địa phương đã có, hài hòa với phát triển mới. Định hướng chiến lược về bảo tồn, cải tạo, và phát triển đô thị & kiến trúc cảnh quan cho Tuyến Đô thị Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM Điều quan trọng hơn hết, là tất cả những dự án nêu trên hiện vẫn chỉ là những dự án đơn ngành, thiết kế để vận hành riêng lẻ, thiếu sự nhất quán của một chiến lược thống nhất, kết nối tất cả các dự án với nhau để tạo sức mạnh cộng hưởng, cùng giúp nhau thành công. Nói cách khác, nên tổ chức lại những dự án môi trường, cải tạo kênh, phát triển giao thông, phát triển xây dựng để chúng không còn vận hành như những dự án độc lập, mà phải phối hợp hài hòa và nhịp nhàng với nhau, như những thành phần của một dự án tổng thể chỉnh trang và phát triển cho Tuyến Đô thị Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của một chiến lược bảo tồn và phát triển thống nhất cho toàn khu vực. Trong đó bao gồm những định hướng sau: 188 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 (1) Phát triển dự án tổng hợp Tuyến đô thị ven kênh, bao gồm định hướng cho các dự án thành phần, theo hướng hợp tác công tư để đem lại lợi ích chung cho tất cả các chủ thể Thay vì chỉ phát triển các dự án tách rời, việc gắn liền các dự án với nhau trong một tổng thể chung có thể đem lại hiệu quả cộng hưởng và tính khả thi cao hơn nhiều. Ví dụ, dự án tuyến du lịch đường sông nói trên có thể: • Phối hợp với quy hoạch bờ kè để tăng số lượng các điểm có thể dừng đậu. Số lượng hai bến thuyền ở đầu và cuối tuyến là quá ít; • Phối hợp với quy hoạch kiến trúc cảnh quan hai bên kênh, để tổ chức các cụm công trình điểm nhấn, với không gian sinh hoạt và tầm nhìn mở thoáng ra kênh; • Phối hợp với kế hoạch tổ chức không gian xanh cảnh quan và chiếu sáng mỹ thuật dọc theo tuyến và cho các công trình điểm nhấn, để tạo cảnh quan hấp dẫn cho ngày cũng như đêm; • Phối hợp với đơn vị chịu trách nhiệm Vệ sinh môi trường để dọn rác, khử mùi hôi, và đuổi muỗi đảm bảo cảm nhận của du khách được tốt nhất khi các tuyến du lịch giao thông thủy hoạt động. Những dự án hợp tác công tư như vậy không những giúp nâng cao tính khả thi cho các dự án, mà còn đảm bảo đem lại lợi ích chung cho các chủ thể: Nhà đầu tư thu được lợi ích; Người dân được phục vụ tốt hơn; Nhà nước giảm được áp lực ngân sách dành cho chỉnh trang và phát triển hạ tầng đô thị. Hình 3 – Thuyền du lịch trên Kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (Nguồn: Zing 2017) 189 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Ưu tiên giải quyết vấn đề an cư lạc nghiệp cho cư dân hiện hữu tại địa phương Trước khi xét đến những dự án đầu tư phục vụ cho dân cư mới, cần xác định chính sách luôn phải ưu tiên giải quyết vấn đề an cư lạc nghiệp cho cư dân hiện hữu tại địa phương. Trong đó: • Các dự án phải đem lại lợi ích thiết thực về mặt cải thiện, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho người dân địa phương; • Chương trình tái định cư tại chỗ cho người dân các khu bị giải tỏa phải đưa ra nhiều lựa chọn, phù hợp với nhu cầu sinh sống đa dạng của người dân; • Khuyến khích tổ chức các chức năng mới có thể tạo nguồn công ăn việc làm tại chỗ cho các cư dân mới và cư dân tái định cư. (2) Xác định các giá trị di sản và bản sắc địa phương cùng với các Chính sách Ưu tiên Bảo tồn Tuyến đô thị ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cần quan tâm các định hướng giữ gìn giá trị di sản và bản sắc địa phương như: • Bảo vệ và nâng cấp Không gian xanh và mặt nước sinh thái của toàn tuyến kênh, như là một trong những thành tựu lớn nhất của Chính sách Đổi mới; • Quy hoạch lại tuyến cảnh quan xanh kết nối các công trình di sản (như Đền thờ Vua Hùng, Bảo tang Lịch sử Việt Nam, Chùa Vĩnh Nghiêm) với không gian bến thuyền bờ kênh; • Khai thác tiềm năng cải tạo các công trình cũ với chức năng văn hóa, để làm tăng giá trị bản sắc cho khu vực. Đáng chú ý có đề xuất của nhà báo Phúc Tiến về việc chỉnh trang ba nhà xưởng vòm cong của khu Xí nghiệp đầu máy xe lửa Sài Gòn (tên thời Pháp là Depot xe lửa Chí Hòa), để làm bảo tàng đường sắt và bảo tàng các phương tiện giao thông truyền thống của Sài Gòn xưa” (như xe thổ mộ, xe kiếng, xe hơi, xe đạp, xe gắn máy, buýt, xe điện...). Hình 4 – Không gian Kênh rạch tại Guangzhou – Trung Quốc (Nguồn: Karl Fjellstrom) 190 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 (3) Lập ra các dự án hấp dẫn hoặc quỹ đất mới giá trị cao để tạo động lực kích thích phát triển toàn tuyến Những dự án hoặc quỹ đất mới với chức năng phù hợp, không những làm tăng giá trị địa ốc của khu vực để thu hút các nhà đầu tư, mà còn giúp tạo nên những khu vực sinh động, sầm uất, thu hút khách du lịch. Trong đó có thể: • Chỉnh trang khu vực Ga Hòa Hưng thành một khu trung tâm đô thị đa chức năng, với các vai trò (1) Đầu mối giao thông tích hợp (đường sắt, xe buýt, tuyến đi bộ và xe đạp, tuyến đường thủy ven kênh); (2) Khu dịch vụ, thương mại, khách sạn, phục vụ khách du lịch đi & đến Tp HCM bằng đường sắt; • Chỉnh trang khu vực Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn thành một khu trung tâm đô thị đa chức năng với các vai trò (1) Khu văn hóa lịch sử, bao gồm bảo tàng đường sắt, các công trình văn hóa và dịch vụ công cộng; (2) Khu công viên văn hóa với kết nối tuyến giao thông xanh đến công viên Lê Thị Riêng; (3) Khu dân cư hỗn hợp với đầu đủ hạ tầng công cộng, dịch vụ, và thương mại; • Chỉnh trang một số tuyến chọn lọc ven kênh thành các phố sách, phố đi bộ ven kênh, phố nghệ thuật. • Giải tỏa và Chỉnh trang lại một số khu dân cư lụp xụp và tạm bợ, thành các khu dân cư cao tầng, với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, công viên, trường học, dịch vụ thương mại, tiện lợi. • Giải tỏa và chỉnh trang khu vực rạch Cầu Bông và khu vực hai bên, thành một tuyến đô thị ven kênh với một đầu là hồ điều tiết cảnh quan, đầu kia nối vào kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; • Chỉnh trang lại quy hoạch Thảo cầm viên theo hướng phát triển các công trình dịch vụ văn hóa và không gian xanh mở thoáng ra kênh, thay vì đưa lưng ra kênh như hiện nay; • Chỉnh trang lại không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực các cầu nối cửa ngõ (tại các đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ) dẫn vào khu Trung tâm thành phố; • Chỉnh trang khu vực cửa ngõ của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nối với sông Sài Gòn, để tạo nên không gian kiến trúc cảnh quan hấp dẫn hơn, cho phép giao thông thủy từ sông có thể đi vào kênh; • Cải tạo lại các cầu nối của con kênh, có thể kết hợp với công trình hai bên, để giao thông thủy và bộ được tiện lợi, và để sao cho mỗi cây cầu trở thành một bài thơ nghệ thuật của câu chuyện dòng kênh; • Chỉnh trang lại khu vực nút giao kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với các đường Út Tịch – Lê Bình, và khu vực bùng binh đầu cầu Điện Biên Phủ, để giao thông thuận tiên hơn, và bổ sung thêm các công trình điểm nhấn xung quanh khu vực này. 191 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Hình 5 – Không gian Kênh rạch tại Amsterdam - Hà Lan (Nguồn: Bram van de Biezen) (4) Khai thác cơ hội Phát triển không gian xanh và hạ tầng xã hội đi đôi với phát triển nhà cao tầng Việc đề xuất các khu nhà cao tầng cho khu vực ven kênh cần đảm bảo các nguyên tắc sau, để tránh những xu hướng phát triển không bền vững: • Các cụm công trình cao tầng phải tạo hiệu ứng định hướng không gian tổng thể cho toàn khu. Không cho phép xây dựng theo hướng tạo nên bức tường nhà cao tầng ven kênh. Công trình nên thấp dần về phía kênh để tạo không gian xanh thoáng; • Cần có hệ thống xử lý nước thải cục bộ cho các khu nhà cao tầng , để giảm tải cho hệ thống chung; • Cần đảm bảo chỗ đâu xe phù hợp nhu cầu thực tế, và đảm bảo các không gian khoảng lùi cần thiết, để giảm thiểu nguy cơ kẹt xe; • Cần xem công tác giải tỏa để phát triển cao tầng là cơ hội để tạo thêm không gian xanh và không gian hạ tầng xã hội công cộng cho khu vực (5) Chỉnh trang Nâng cấp mạng lưới giao thông kết nối vùng của khu vực Chỉnh trang nâng cấp mạng lưới giao thông kết nối vùng của khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với khu trung tâm TP.HCM, Khu Trung tâm mới Thủ Thiêm, và các khu vực trọng điểm lân cận, thông qua các tuyến đường huyết mạch (như Hoàng Văn Thụ, Cộng Hòa, Quốc lộ 1A, Ba Tháng Hai, Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, Nguyện Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Cảnh), với hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp phù hợp với việc gia tăng hệ số sử dụng đất sau này cho tuyến đô thị kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, và đảm bảo xử lý các tác động môi trường, chống kẹt xe và ngập lụt hiệu quả cao. 192 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 (6) Quy hoạch Phát triển dài hạn tuyến đô thị ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè theo các tiêu chí quy hoạch bền vững, hiện đại, và thông minh Chương trình chỉnh trang cần hướng đến việc phát triển dài hạn tuyến đô thị ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, không chỉ là một tuyến giao thông xanh sinh thái, mà còn là một điểm đến mới cho thành phố với bản sắc thế kỷ 21, theo hướng quy hoạch bền vững, hiện đại, và thông minh./. ______________________________________________________________________ (*) TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn là một chuyên gia về quy hoạch kiến trúc, hiện đang làm việc tại Bắc Mỹ và Việt Nam. Ông đã cùng với KTS Kathrin Moore thiết kế quy hoạch Khu Đô thị Nam Sài Gòn và Khu trung tâm của Tp Thượng Hải hai bên bờ sông Hoàng Phố, và sau đó cùng là đồng Chủ nhiệm đề án nghiên cứu tầm nhìn quy hoạch cho Quy Hoạch Chung Đà Nẵng đến 2030. Ngoài ra, ông còn là chủ nhiệm đồ án của nhiều dự án quy mô như Điều chỉnh Quy hoạch của Khu Đô thị mới An Vân Dương (Huế), Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc (Hà Nội)... Ông tốt nghiệp văn bằng Tiến sĩ Khoa học tại Đại Học Washington, và văn bằng Thạc sĩ tại Đại Học California ở Berkeley (Mỹ). 193
Tài liệu liên quan