Chuyên đề Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vận tải, vận chuyển ngày càng tăng. Ngành đường sắt đóng góp một phần không nhỏ trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hoá và cũng là phương tiện vận chuyển hành khách ngày càng lấy được sự cảm tình của người sử dụng. Hiện nay hệ thống đường sắt Việt Nam thực sự đã trở nên lạc hậu, trang thiết bị của Ngành đường sắt chưa được đầu tư đầy đủ để đáp ứng và theo kịp định hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nh­ Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã và đang có những kế hoạch thích đáng cho việc đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống đường sắt để đưa Ngành đường sắt Việt Nam phát triển cùng thời đại. Xí nghiệp đầu máy Hà Nội là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực 1, Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ là cung cấp sức kéo cho hầu hết các tầu khách cũng như tầu hàng trên các tuyến đường sắt phía Bắc thuộc Xí nghiệp Liên hiệp I và một phần Xí nghiệp Liên hiệp II từ Đồng Hới đến Đà Nẵng Xí nghiệp còn đảm nhận sửa chữa đầu máy, sản xuất phụ tùng cho sửa chữa đầu máy, xây dựng cơ bản và duy tu tự làm. Trong quá trình lao động và sản xuất ở một số bộ phận sản xuất luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại như: bức xạ, điện từ trường, ồn, bụi, hơi khí độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động. Khi một lực lượng lao động không có sức khoẻ và phải làm việc trong những điều kiện xấu có thể gây “thiệt hại về kinh tế ước khoảng 4% tổng sản phẩm quốc gia chưa kể những thiệt hại cho gia đình và xã hội” (Trích bài phát biểu của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan theo tê Newsletter năm 1997). Do vậy vấn đề cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động ngày càng cần thiết và là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Xí nghiệp nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động cùng với tình hình thực tế về sản xuất của các ngành công nghiệp nước ta, sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường lao động của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố môi trường đến người lao động. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường lao động để nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp • Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về trình độ và thời gian tiếp cận của người viết, chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng môi trường tại các phân xưởng sửa chữa và sản xuất của xí nghiệp cũng như các vị trí lấy mẫu điển hình tại một số khu vực của các phân xưởng. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính: Chương I: Những lý luận chung Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Chương III: Đề xuất các giải pháp.

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề tài: Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Chương I: Những lý luận chung Khái quát về môi trường – môi trường lao động Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường Môi trường Tiêu chuẩn môi trường Môi trường lao động và ô nhiễm môi trường lao động Môi trường lao động Ô nhiễm môi trường lao động Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và sức khoẻ người lao động. Khái niệm về người lao động Tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. ảnh hưởng của các tác nhân đến người lao động và chất lượng lao động. Cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động 3.1. Giải pháp đổi mới công nghệ 3.2. Giải pháp giảm quy mô sản xuất 3.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội – trụ sở chính. Giới thiệu chung về xí nghiệp đầu máy Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp Vị trí địa lý, mặt bằng. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của xí nghiệp Đặc điểm quy trình công nghệ Một số thiết bị chính của xí nghiệp Tổ chức lao động của xí nghiệp Mô tả hoạt động sản xuất của xí nghiệp Phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen TY Phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen D12E Phân xưởng sửa chữa đầu máy hơi nước Phân xưởng cơ khí phụ tùng Phân xưởng cơ điện Phân xưởng nhiên liệu Hệ thống điện của xí nghiệp Hệ thống cấp thoát nước Thực trạng ô nhiễm môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội – trụ sở chính. 2.1. Vi khí hậu nơi sản xuất 2.2. Tiếng ồn 2.3. Chiếu sáng 2.4. Bụi và hơi khí độc 2.5. Điện từ trường Ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến sức khoẻ của người lao động 3.1. Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động 3.2. Hiện trạng chất lượng sức khoẻ người lao động Chương III: Đề xuất các giải pháp Đánh giá ưu, nhược điểm các giải pháp Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ Giải pháp giảm quy mô sản xuất Giải pháp sản xuất sạch hơn Lựa chọn các giải pháp Đánh giá hiệu quả giải pháp đưa ra Lời mở đầu Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vận tải, vận chuyển ngày càng tăng. Ngành đường sắt đóng góp một phần không nhỏ trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hoá và cũng là phương tiện vận chuyển hành khách ngày càng lấy được sự cảm tình của người sử dụng. Hiện nay hệ thống đường sắt Việt Nam thực sự đã trở nên lạc hậu, trang thiết bị của Ngành đường sắt chưa được đầu tư đầy đủ để đáp ứng và theo kịp định hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nh­ Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã và đang có những kế hoạch thích đáng cho việc đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống đường sắt để đưa Ngành đường sắt Việt Nam phát triển cùng thời đại. Xí nghiệp đầu máy Hà Nội là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực 1, Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ là cung cấp sức kéo cho hầu hết các tầu khách cũng như tầu hàng trên các tuyến đường sắt phía Bắc thuộc Xí nghiệp Liên hiệp I và một phần Xí nghiệp Liên hiệp II từ Đồng Hới đến Đà Nẵng Xí nghiệp còn đảm nhận sửa chữa đầu máy, sản xuất phụ tùng cho sửa chữa đầu máy, xây dựng cơ bản và duy tu tự làm. Trong quá trình lao động và sản xuất ở một số bộ phận sản xuất luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại như: bức xạ, điện từ trường, ồn, bụi, hơi khí độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động. Khi một lực lượng lao động không có sức khoẻ và phải làm việc trong những điều kiện xấu có thể gây “thiệt hại về kinh tế ước khoảng 4% tổng sản phẩm quốc gia chưa kể những thiệt hại cho gia đình và xã hội” (Trích bài phát biểu của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan theo tê Newsletter năm 1997). Do vậy vấn đề cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động ngày càng cần thiết và là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Xí nghiệp nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động cùng với tình hình thực tế về sản xuất của các ngành công nghiệp nước ta, sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường lao động của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố môi trường đến người lao động. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường lao động để nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về trình độ và thời gian tiếp cận của người viết, chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng môi trường tại các phân xưởng sửa chữa và sản xuất của xí nghiệp cũng như các vị trí lấy mẫu điển hình tại một số khu vực của các phân xưởng. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính: Chương I: Những lý luận chung Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Chương III: Đề xuất các giải pháp. Lời cảm ơn Q ua quá trình thực tập ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội để thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp” em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế – quản lý môi trường và đô thị đã truyền đạt cho em những kiến thức tổng hợp về kinh tế và quản lý môi trường. Đồng thời em còng xin chân thành cảm ơn các cô chú ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Duy Hồng, cô Vũ Thị Hoài Thu và bác Nguyễn Đức Hoà cán bộ chuyên trách BHLĐ ở Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và có những chỉ dẫn tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Nhưng do hạn chế về trình độ cũng như thời gian tiếp cận với thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng ý của thầy cô cũng như các bạn sinh viên trong bộ môn để bài viết được hoàn thiện hơn giúp cho em có điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Lời cam đoan “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép cắt ghép các báo cáo hoặc các luận văn của người khác nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004 Ký tên Đỗ Thị Kim Dung Chương I: Những lý luận chung I. Khái quát về môi trường – môi trường lao động 1.1. Khái quát về môi trường và ô nhĩêm môi trường 1.1.1. Môi trường Môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trương sư phạm, môi trường xã hội ... Tuy nhiên môi trường sử dụng trong đề tài này là một khái niệm được hiểu như là môi liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Điều 1 luật môi trường được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên” Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất trong số đó các yếu tố vật chất tự nhiêm nh­ đất nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những yếu tố cơ bản của môi trường, chúng hoạt động theo những quy luật tự nhiên vốn có, con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định. Bên cạnh các yếu tố tự nhiên là các yếu tố nhân tạo do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình như hệ thống đê điều, các công trình văn hóa... Hiện nay các yếu tố môi trường đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên đang ở trong tình trạng thay đổi theo chiều hướng xấu đi nguyên nhân một phần do khách quan song phần lớn là do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người gây ra. Sù thay đổi này biểu hiện ở sự thay đổi. Khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon, sù suy giảm nhiều loại thực vật, động vật... Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh để lại, do sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do tốc độ đô thị hóa, do vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng dẫn đến có nhiều mặt, có nhiều yếu tố, thực trạng môi trường ở Việt Nam còn xấu hơn ở nhiều nước trên thế giới như đất nước, rừng và không khí... 1.1.2. Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động quản lý môi trường, tổ chức môi trường vừa được xem là công cụ kỹ thuật vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đó đã bị ô nhiễm hay chưa? ô nhiễm đến mức độ nào? ai là người gây ô nhiễm? Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lý kịp thời các vi phạm môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường 1993 (khoản 7, điều 2) “Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ thực tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ KH và CN để sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất lượng môi trường vừa không vì vậy mà gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường Nếu nhìn dưới góc độ vật lý thuần tuý thì khái niệm ô nhiễm môi trường chỉ đến môi trường trong đó những chỉ số hoá lý của nó bị thay đổi theo hướng xấu đi. Luật bảo vệ môi trường (khoản 2, điều 6) “là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” Nh­ vậy nếu nhìn theo góc độ pháp lý thì một hành vi tác động đến môi trường được coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí: - Thay đổi tính chất môi trường - Phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường Như vậy có thể thấy rằng, nếu một khu vực nhất định nào đó chưa được pháp luật quy định tiêu chuẩn môi trường thì một hành vi làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi ở khu vực đó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều này chỉ là nhìn nhận về mặt pháp lý để quy trách nhiệm. Song trên thực tế có rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường mà chưa vi phạm tiêu chuẩn môi trường hoặc đã vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều mà không quy trách nhiệm cho ai được bởi đó là kết quả tất yếu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề này chỉ có thể tự giác mỗi người nhìn nhận được tác hại và góp phần giảm bớt sự gia tăng ô nhiễm. 1.2. Môi trường lao động và ô nhiễm môi trường 1.2.1. Môi trường lao động Lực lượng lao động ở nước ta chiếm gần 50% dân số, bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, đây là lực lượng chủ yếu năng động nhất trong sản xuất tạo ra toàn bộ của cải vật chất và tình thần cho xã hội. Bởi vậy việc chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội. Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động, trí óc mở mang cũng là nhờ người lao động. Vì vậy, lao động là sức chính của tiến bộ loài người” (trích “Con người và vấn đề xã hội” – Nhà xuất bản sự thật 1961). Và cũng vì thế, chế độ bảo hộ lao động ra đời nhằm mục đích bảo đảm cho người lao động một môi trường làm việc thuận lợi, bảo đảm sản xuất an toàn và vệ sinh, bảo đảm tiến bộ xã hội và mức sống tốt hơn cho người lao động. Để tìm hiều và nhìn nhận đúng được tầm quan trọng của vấn đề trước tiên ta phải xem xét về khái niệm môi trường lao động. Môi trường lao động có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ bệnh tật của người lao động, đồng thời là một bộ phận quan trọng có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến môi trường sống nói chung. Trong nghiên cứu bảo hộ lao động môi trường lao động hay điều kiện lao động được định nghĩa : Môi trường làm việc hay điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các quá trình công nghệ, các công cụ phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó, tạo nên một điều kiện thích hợp cho con người trong quá trình lao đông sản xuất. Vì vậy khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đánh giá các yếu tố biểu hiện của nó, phân tích xem nố có an toàn và phù hợp hay không nó ảnh hưởng nh­ thế nào đối với con người? * Môi trường lao động bao gồm: - Các yếu tố của sản xuất - Máy móc thiết bị, công cụ - Nhà xưởng - Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu. - Đối tượng lao động - Người lao động * Các yếu tố liên quan đến sản xuất - Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc. - Các yếu tố kinh tế xã hội. - Quan hệ lao động, đời sống hoàn cảnh gia đình. * Môi trường lao động không thuận lợi được chia làm hai loại: - Các yếu tố gây chấn thương là nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Các yếu tố có hại cho sức khoẻ dẫn đến bệnh nghề nghiệp Vậy tạo nên môi trường lao động ngoài các yếu tố vật chất chính còn có các yếu tố có liên quan, đặc biệt là các môi quan hệ kinh tế – xã hội cũng như các quan hệ lao động, đời sống của bản thân mỗi cá nhân và cả yếu tố tự nhiên tác động đến nơi làm việc (tiếng ồn, độ rung, bụi, điều kiện vi khí hậu và các bức xạ, hơi khí độc ... ) 1.2.2. Ô nhiễm môi trường lao động Theo công ước số 148 (1/6/1977) – công ước và khuyến khích về môi trương lao động (ô nhiễm không khí, rung và ồn) của Tổ chức lao động thế giới ILO, các định nghĩa về ô nhiễm môi trường lao động được ghi rõ: - Ô nhiễm không khí: là chỉ không khí bị nhiễm bẩn bởi các chất bất kỳ ở thể trạng nào mà gây độc hại đối với sức khoẻ hoặc nguy hiểm về nhiều mặt - Ô nhiễm ồn : chỉ âm thanh có thể dẫn đến một sự tồn tại thính giác hoặc gây độc hại đối với sức khoẻ hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác. - Ô nhiễm rung: chỉ mọi sự rung động truyền cho cơ thể người bởi những cơ cấu rắn và gây tác hại đối với sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm về nhiều mặt khác. Ô nhiễm môi trường lao động nhất là ô nhiễm môi trường lao động trong sản xuất công nghiệp đã và đang là mối lo chung của toàn xã hội và là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong công cuộc đổi mới của đất nước, hướng tới phát triển bền vững. Con người và sức khoẻ của họ là vốn quý của xã hội, sức khoẻ sinh mạng của con người là vô giá nếu mất đi sẽ không có bất cứ một của cải nào có thể thay thế và bù đắp được. II. Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và người lao động. 2.1. Khái niệm về người lao động Theo điều 6 của bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 sửa đổi năm 2002 định nghĩa người lao động: “ Người lao động là người Ýt nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” 2.2. Các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Trong bất cứ môi trường lao động nào người lao động cũng đều tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp nh­ các yếu tố: vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, thông gió, bụi hơi khí độc, điện từ trường. Nếu các yếu tố này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác hại đến sức khoẻ, đời sống người lao động. 2.3. Ảnh hưởng của các tác nhân đối với người lao động và chất lượng lao động. Theo tài liệu huấn luyện bảo hộ lao động (Vụ Bảo hộ lao động – Bé lao động, Thương binh và xã hội) công nhân làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung động quá giới hạn cho phép, ngoài tác hại về sinh lý lao động như gây ra sự mệt mỏi thính lực, đau tai, mất thăng bằng, giật mình và mất ngủ, loét dạ dày, tăng áp huyết, dễ cáu giận và có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp: điếc, viêm thần kinh thực vật... về mặt kỹ thuật còn làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén... dẫn đến tai nạn lao động. Ngoài ra sức khoẻ và tuổi thọ của con người còn phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch của môi trường xung quanh. Trong tất cả các loại nhu cầu vật chất hàng ngày cho cuộc sống của con người thì không khí là loại “nhu yếu phẩm” đặc biệt quan trọng mà con người cần đến tiếp xúc liên tục từng giờ từng phút không nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời của mình. Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10 m3 do đó nếu trong không khí có lẫn những chất độc hại: bụi, hơi khí độc thì phổi và cơ quan hô hấp sẽ hấp thụ toàn bộ các chất độc hại đó và tạo điều kiện cho chúng thâm nhập sâu vào cơ thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và tính mạng con người. Khi nói đến sự ô nhiễm trong môi trường không khí người ta còn phải kể đến ô nhiễm nhiệt, chủ yếu tác động đến sức khoẻ của công nhân làm việc ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao làm biến đổi sinh lý cơ thể con người nh­ mất mồ hôi, mất nhiều muối khoáng và một số vitamin... nhiệt độ cao khiến tim làm việc nhiều hơn, chức năng của thận và hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Gần nguồn nhiệt, công nhân còn chịu tác động của bức xạ nhiệt làm giảm sức khoẻ. Ngoài ra khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ rất nguy hiểm làm giảm tầm nhìn của mắt dẫn đến các thao tác không được chính xác, làm căng thẳng thần kinh. Khi môi trường lao động bị ô nhiễm thì sức khoẻ người lao động sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm chất lượng lao động, làm giảm năng suất lao động. III. Cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động. Trước những ảnh hưởng của tác nhân đến người lao động và chất lượng người lao động thì vấn đề cải thiện môi trường lao động để giảm bớt những tác động đến người lao động nâng cao năng suất lao động là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Hiện nay để có thể cải thiện môi trường lao động làm cho môi trường khu vực sản xuất được trong sạch và tiện nghi hơn có hai cách tiếp cận đó là giảm lượng thải tại nguồn và xử lý cuối đường ống. Cụ thể hai cách giảm thiểu ô nhiễm có thể sử dụng các phương pháp nh­: đầu tư đổi mới công nghệ, giảm quy mô sản xuất, sản xuất sạch hơn. 3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới bao gồm hai lĩnh vực là đổi mới công nghệ sản xuất và đổi mới công nghệ xử lý chất thải. Công nghệ và khoa học kỹ thuật là một trong 3 yếu tố cơ bản của môi trường lao động, là động lực để phát triển sản xuất nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời đại hiện nay, thực chất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là qúa trình vận dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả cao dựa trên những phương pháp công nghiệp và công nghệ tiên tiến. CNH - HĐH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, gia trị gia tăng cao. Muốn đạt được mục tiêu này, phải phát triển công n
Tài liệu liên quan