Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhờ đó, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường Quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều phải có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển. Muốn tiến hành đầu tư thì phải có nhà xưởng, máy móc, vì vậy sự hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết. Hoạt động xây dựng thường sử dụng số vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên các doanh nghiệp khó có thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay tại các NHTM.
Điều đó cho thấy,khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng là rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối với NHTM, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng là khách hàng không có khả năng trả nợ. Để tránh rủi ro, biện pháp truyền thống được các ngân hàng áp dụng là yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Rõ ràng, biện pháp này mang tính tiêu cực, không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trước thực tế đó, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng là coi trọng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho toàn xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đối với ngân hàng mà trong quá trình thực tập tại Ngân hàng ĐT & PT HN, em đã nghiên cứu đề tài: “ Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp.”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài chuyên đề của em gồm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian qua.
- Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài chuyên đề của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng tín dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Trần Mai Hương, các cô chú và anh chị phòng tín dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua.
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhờ đó, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường Quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều phải có những kế hoạch định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển. Muốn tiến hành đầu tư thì phải có nhà xưởng, máy móc, vì vậy sự hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết. Hoạt động xây dựng thường sử dụng số vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên các doanh nghiệp khó có thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay tại các NHTM.
Điều đó cho thấy,khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng là rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối với NHTM, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng là khách hàng không có khả năng trả nợ. Để tránh rủi ro, biện pháp truyền thống được các ngân hàng áp dụng là yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Rõ ràng, biện pháp này mang tính tiêu cực, không thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trước thực tế đó, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng là coi trọng thẩm định dự án đầu tư trong cho vay. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho toàn xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định DAĐT đối với ngân hàng mà trong quá trình thực tập tại Ngân hàng ĐT & PT HN, em đã nghiên cứu đề tài: “ Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp.”
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài chuyên đề của em gồm 2 chương:
- Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian qua.
- Chương II: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài chuyên đề của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng tín dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Trần Mai Hương, các cô chú và anh chị phòng tín dụng 4 Ngân hàng ĐT & PT HN đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua.
Sinh viên
Nguyễn Thị Vinh
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội là một chi nhánh cấp I của Ngân hàng ĐT & PT VN, được ra đời từ những ngày đầu thành lập Ngân hàng ĐT & PT VN.
Ngày 26/4/1957 Ngân hàng ĐT& PT Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định 117/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5/1957 Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết Hà Nội, tiền thân của Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội ngày nay, đã được ra đời chỉ sau một tháng Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng ĐT& PT VN thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho đến 1/1/1995, Ngân hàng ĐT& PT VN không hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉ là một ngân hàng Quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà Nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Kể từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng ĐT& PT VN nói chung và Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI CHỨC NĂNG
P. TD1
P. TD2
P. TD3
P. TD4
P. GD1
P. GD2
P. GD6
P. GD10
P. GD11
P. GD12
P. GD17
P.GD18
DV KH DOANH NGHIỆP
DV KH CÁ NHÂN
P. TT QUỐC TẾ
P. NGUỒN VỐN
P. TỔ CHỨC CÁN BỘ
P. TT ĐIỆN TOÁN
P. THẨM ĐỊNH & QLTD
P. TÀI CHÍNH KT
P. KIỂM TRA NỘI BỘ
P. VĂN PHÒNG
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức.
Hiện nay tại Ngân hàng ĐT & PT HN có hai phòng trực tiếp làm công tác thẩm định là phòng tín dụng và phòng thẩm định-quản lý tín dụng.
1.2.1. Phòng tín dụng:
Mỗi phòng tín dụng là một đơn vị thuộc chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Nội .
Các phòng tín dụng 1, 2 và 4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trung ương (phòng tín dụng 1 và 4) và kinh tế địa phương ( phòng tín dụng 2) bằng cả nội tệ và ngoại tệ ( Công tác tham mưu do phòng thẩm định làm).
Phòng tín dụng 3 vừa làm công tác tham mưu vừa tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt coi trọng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong nền kinh tế.
1.2.2. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng.
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng có các nhiệm vụ:
- Phổ biến, tập huấn hướng dẫn về chính sách, chế độ thể lệ, quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám Đốc, của Giám Đốc trong công tác tín dụng, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư.
- Là đầu mối tập hợp những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháp trình Giám Đốc xử lý.
- Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tín dụng vay vốn, bảo lãnh theo sự phân cấp của Giám Đốc giao, tham mưu cho Giám Đốc quyết định.
- Theo chỉ đạo của Giám Đốc để kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnh hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của dự án sau đầu tư.
- Thẩm tra quyết toán dự án đầu tư, các công trình, hạng mục công trình vay vốn tại chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư nâng cao hiệu quả của dự án. Thẩm tra dự toán, quyết toán XDCB theo yêu cầu.
- Thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Giám Đốc: thẩm định đánh giá để tham mưu cho Giám Đốc quyết định việc liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn của Chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các dịch vụ, tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của Giám Đốc trong phạm vi chức năng của Ngân hàng ĐT& PT.
- Nghiên cứu các chế độ quản lý XDCB, quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh, tham gia tổ tư vấn của các cấp thẩm định, các dự án đầu tư thuộc khối kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương trên địa bàn.
- Chủ động sưu tầm, tích lũy các thông tin, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho công tác tín dụng, công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại Chi nhánh và của toàn ngành.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
1.3.1. Những hoạt động chính của ngân hàng.
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.
- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh hoạt động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới hình thức góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.
- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế: Visa, matstercard, JCB card, cung cấp séc du lịch, ATM.
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
1.3.2 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh.
Huy động vốn là hoạt động nhằm duy trì sự hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được nhiều vốn thì mới có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, mới có thể đáp ứng yêu cầu cho vay vốn, đem lại thu nhập cho ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động tại Ngân hàng ĐT & PT HN trong 5 năm vừa qua được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng trong 5 năm 2002 – 2006.
Đơn vị : Triệu đồng
Các chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
Nguồn vốn huy động
2.877.475
3.438.689
15.9%
4.044.023
17.6%
4.688.033
15.9%
6.931.151
47.9%
I. Tiền gửi
1. Tiền gửi của các TCKT
1.783.340
2.363.779
32.6%
2.411.958
2.1%
2.896.839
20.1%
4.906.107
69.4%
VNĐ
1.623.125
2.201.861
2.149.108
2.628.466
4.207.608
Ngoại tệ quy VNĐ
160.215
161.918
262.850
268.372
698.499
2. Tiền gửi tiết kiệm
373.398
670.340
79.5%
947.996
41.4%
1.284.045
35.5%
1.475.187
14.9%
VNĐ
119.071
412.616
558.700
752.316
910.194
Ngoại tệ quy VNĐ
254.327
257.724
389.296
531.729
564.993
3. Kỳ phiếu, trái phiếu.
633.702
276.578
-56.3%
559.444
102.3%
379.103
-32.2%
420.210
10.9%
VNĐ
632.454
275.078
250.657
232.894
102.496
Ngoại tệ quy đổi
1.247
1.500
308.787
146.209
317.714
II. Vay tổ chức khác
87.035
127.992
47.1%
124.625
2.6%
128.046
2.8%
129.647
1.3%
VNĐ
87.035
127.992
124.625
128.046
129.647
Ngoại tệ quy đổi
0
0
0
Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng ĐT & PT HN
Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2002 - 2006
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Nguồn vốn huy động
100%
100%
100%
100%
100%
2
Tiền gửi của các TCKT
61.98%
68.74%
59.64%
61.79%
70.78%
3
Tiền gửi tiết kiệm
12.98%
19.49%
23.44%
27.39%
21.28%
4
Kỳ phiếu, trái phiếu
22.01%
8.04%
13.83%
8.09%
6.06%
5
Vay tổ chức khác
3.02%
3.72%
3.08%
2.73%
1.87%
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy: Nguồn vốn huy động của ngân hàng trong những năm qua tăng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2002 tổng vốn huy động được là 2.877.475 triệu VNĐ, đến năm 2006 là 6.931.157 triệu VNĐ. Lượng vốn huy động tăng lên cả về số tương đối:
Năm 2003 tăng 19,5% so với năm 2002.
Năm 2004 tăng 17,6% so với năm 2003.
Năm 2005 tăng 15,9% so với năm 2004.
Năm 2006 tăng 47,8% so với năm 2006.
Sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2002 - 2006
Nguyên nhân
Do trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng mạnh người dân giàu lên nhiều và tích lũy cũng nhiều hơn, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt hơn và tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên. Trong khi đó kỳ phiếu, trái phiếu lại giảm. Đặc biệt năm 2006 lượng vốn huy động được tăng đáng kể là do đây là một năm đánh dấu bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đã đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh từ 2.869.839 triệu VNĐ năm 2005 lên 4.906.107 triệu VNĐ năm 2006 ( tăng 70,9%).
Bên cạnh đó, chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN đã có nhiều giải pháp linh hoạt có trọng tâm, trọng điểm như thưởng lãi suất, khuyến mại… nên giữ được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng cao. Chi nhánh đã từng bước xóa bỏ dần sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ vốn trong toàn hệ thống.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế là lớn nhất, lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi của dân cư.
1.3.3 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Đây là hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng luôn tìm các biện pháp để tăng cường hoạt động này. Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm cho hoạt động tín dụng cũng sôi động hơn. Ngân hàng luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh trong thời gian qua.
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Số tiền
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
Số tiền
So với năm trước
1. Cho vay ngắn hạn
1.098.095
1.321.888
20.4%
2.045.871
54.7%
2.527.792
23.6%
2.856.539
13%
VNĐ
976.620
1.064.452
1.695.194
2.030.534
2.143.870
Ngoại tệ quy VNĐ
121.475
257.436
350.677
497.258
712.669
2. Cho vay trung, dài hạn
446.759
671.420
50.3%
736.688
9.7%
796.135
8.1%
726.767
-8.7%
VNĐ
346.735
498.968
541.436
504.284
442.706
Ngoại tệ quy VNĐ
100.024
172.462
195.252
291.851
284.071
3. Cho vay theo kế hoạch NN
112.246
98.100
-12.6%
91.412
-6.8%
64.291
-29.7%
13.819
-78.5%
VNĐ
97.134
84.236
79.035
61.312
13.819
Ngoại tệ quy VNĐ
15.112
13.864
12.377
2.979
0
4. Khoanh, chờ xử lý
48.332
42.887
-11.3%
39.771
-7.3%
10.257
-74.2%
0
-100%
VNĐ
32.212
30.887
21.333
10.257
0
Ngoại tệ quy VNĐ
16.120
12.000
18.438
0
0
5. Sử dụng vốn khác
98.776
128.976
30.6%
131.233
1.8%
63.113
-51.9%
50.409
-20.1%
VNĐ
9.236
0
0
2.214
936
Ngoại tệ quy VNĐ
89.540
128.976
131.233
60.899
49.473
Tổng cộng
1.804.208
2.263.271
25.5%
3.044.975
34.6%
3.461.588
13.7%
3.647.534
5.4%
Nguồn : Phòng nguồn vốn Ngân hàng ĐT & PT HN
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2002 – 2006.
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
1
Cho vay ngắn hạn
60.86%
58.41%
67.19%
72.02%
78.31%
2
Cho vay trung, dài hạn
24.76%
29.67%
24.19%
23%
19.92%
3
Cho vay theo KHNN
6.22%
4.33%
3%
1.86%
0.38%
4
Khoanh, chờ xử lý
2.68%
1.89%
1.31%
0.3%
0%
5
Sử dụng vốn khác
5.47%
5.7%
4.31%
1.82%
1.38%
6
Tổng vốn sử dụng
100%
100%
100%
100%
100%
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh trong 5 năm vừa qua. Trong hoạt động cho vay thì vay ngắn hạn là chủ yếu, luôn chiếm trên 50% doanh số cho vay của ngân hàng. Hiện nay, khi nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự thân vận động nên cho vay theo kế hoạch của nhà nước giảm nhiều, đến năm 2006 thì cho vay theo kế hoạch của nhà nước chỉ còn 13.819 triệu VNĐ. Nợ khoanh, chờ xử lý cũng giảm dần theo các năm chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng được nâng cao. Năm 2006, lượng khoanh chờ xử lý là 0.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng tín dụng:
Do trong những năm vừa qua ngân hàng đã thực hiện những biện pháp để tăng cường công tác tín dụng, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Thực trạng công tác thẩm định đối với các doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh.
2.1. Quy trình thẩm định tại chi nhánh.
Các bước chính trong công tác thẩm định tại chi nhánh là:
1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn.
2) Cán bộ Thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải thích rõ thêm.
3) Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng xem xét.
4) Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung.
5) Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký, lưu hồ sơ và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng.
Trình tự thực hiện được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định tại Ngân hàng ĐT & PT HN
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa Chưa đạt yêu cầu
rõ
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Bổ sung, giải trình
Kiểm tra, kiểm soát
Lập báo cáo thẩm định
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
2.2. Nội dung thẩm định DAĐT.
Việc thẩm định DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
* Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án.
- Mục tiêu đầu tư của dự án.
- Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, phân loại nguồn vốn ( vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh liên kết…)
* Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án: Phân tích quan hệ cung cầu, định dạng sản phẩm của dự án, tín hiệu thị trường đối với sản phẩm. nhận xét về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án.
- Đánh giá về cung sản phẩm của dự án: Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm. Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có dự án khác.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án: Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu của sản phẩm dự án, xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ. Đánh giá thị trường mục tiêu trên 2 mặt trường nội địa và thị trường nước ngoài.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Sản phẩm của dự án được tiêu thụ theo phương thức nào. Mạng lưới phân phối được xác lập hay chưa.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
* Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Tất cả những phân tích trên nhằm kết luận 2 vấn đề chính sau:
- Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không?
- Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào?
* Đánh giá, nhận xét những nội dung về phương diện kỹ thuật.
- Địa điểm xây dựng dự án: Có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường hay không? Sản phẩm có nằm trong quy hoạch không. Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm xây dựng như thế nào?
- Quy mô sản xuất và sản phẩm dự án: Công suất thiết kế dự kiến là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ không?
- Công nghệ, thiết bị dự án: Quy trình công nghệ có hiện đại không, có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không; xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, giá cả thiết bị.
- Quy mô, giải pháp xây dựng: Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án, tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
- Môi trường, phòng cháy chữa cháy: Trong phần này