Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng nâng cao vị thế và giải quyết việc làm cho người lao động.Để đạt được những mục tiêu ,nhiệm vụ trờn cỏc doanh nghiệp ngành may mặc cần phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động xuất khẩu .Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Công ty cổ phần may xuất nhập khẩu 277 Hà NAM là một doanh nghiệp được thành lập vào năm 1969 - bước sang cổ phần hoá cùng với sự đổi mới về kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất. Với mặt hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chính của công ty từ trước tới nay công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra cho Công ty những cơ hội và thử thách. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại công ty, em đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty và chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà NAM ” làm báo cáo chuyên đề của mình
Mặc dù đó cú cố gắng nhiều song do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới PGS_TS .Trần Việt Lõm cựng các anh chị trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài chuyên đề này
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà NAM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 :Trang thiết bị được sử dụng để phục cho sản xuất của công ty hiện nay 12
Bảng 2: Đội ngũ lao động của công ty giai đoạn 2009-2010 16
Bảng 3 :Một số khách hàng chính của công ty 17
Bảng 4: Cổ phần của các cổ đông chính 18
Bảng 5 :Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2009 18
Bảng 6 .Các sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty 20
Bảng 7:Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2007-2009 21
Bảng 8: Doanh thu xuất khẩu của công ty giai đoạn 2007-2010 29
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu sản phẩm Jacket giai đoạn 2007-2010 31
Bảng 11: Tình hình xuất khẩu quần bò giai đoạn 2007-2010 32
Bảng 12: Xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2009 phân theo thị trường 33
Bảng 13: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường Hoa ky 36
Bảng14: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường EU 38
Bảng 15: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 40
Bảng 16: Hình thức gia công hàng may mặc tại Công ty cổ phần May 277 Hà Nam 40
Bảng 17: Tình hình sản xuất theo kế hoạch và thực tế 50
Bảng 18: Giá nhân công một số thị trường Châu á 70
Bảng 19 : kế hoạch từ năm 2012 đến năm 2015 74
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành may mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã hội, không ngừng nâng cao vị thế và giải quyết việc làm cho người lao động.Để đạt được những mục tiêu ,nhiệm vụ trờn cỏc doanh nghiệp ngành may mặc cần phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động xuất khẩu .Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Công ty cổ phần may xuất nhập khẩu 277 Hà NAM là một doanh nghiệp được thành lập vào năm 1969 - bước sang cổ phần hoá cùng với sự đổi mới về kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất. Với mặt hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chính của công ty từ trước tới nay công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước ta. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay đã đặt ra cho Công ty những cơ hội và thử thách. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại công ty, em đã nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty và chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà NAM ” làm báo cáo chuyên đề của mình
Mặc dù đó cú cố gắng nhiều song do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới PGS_TS .Trần Việt Lõm cựng các anh chị trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… thỏng… năm 2010
Sinh viên
Vũ Khắc Duy
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP_KHẨU 277 HÀ NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam
1.1 Qóa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 277 HÀ NAM là một công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 277 HÀ NAM
Tên giao dịch: HÀ NAM 277 IMPORT_EXPORT jsc.
Trụ sở chính: Khu công nghiệo Bắc Thanh Châu, thành phổ Phủ Lý ,, tỉnh HÀ NAM
Văn phòng đại diện: số 104 Cự Chớnh Lan_ Quận Thanh Xuân_ Hà Nội
Người đại diện: ông Hoàng Văn Ô _ chủ tịch hội đông quản trị kiêm tổng giám đốc
Giấy phép đăng ký kinh doanh số :0603000063 ngày 24/4/2004 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh HÀ NAM cấp
Mã số thuế :0700100930.Ngày đăng ký thuế : 05/04/2005
Telephone:03513.851.059
Fax.03513.850865
Email:ctxnk277@yahoo.com..vn
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM trưởng thành và phát triển từ tiền thân là xí nghiệp của thương binh thanh niên _một xí nghiệp thành lập từ năm 1969 hoạt động trong lĩnh vực may mặc với mục đích giải quyết việc làm cho con em thương bệnh binh.Khi mới thành lập , công ty gặp phải rất nhiều khó khăn về tất cả các mặt như đội ngũ lao động , trang thiết bị kỹ thuật.Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển với những đóng góp tích cực cho xã hội , công ty đã đổi tên nhiều lần cho phù hợp với điều kiện mới , với đặc điểm và quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng
Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1969-1994: Từ năm 1969 công nhân và bộ máy lãnh đạo của công ty chủ yếu gồm thương binh và con em thương binh, hoạt động với quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu phuc vụ cho quân tư trang quân đội, và một phần phục vụ thị trường Liờn Xụ. Khi mới thành lập công ty chỉ có khoảng mấy chục công nhân, trình độ chuyên môn hầu như không có, trang thiết bị nghèo nàn , đa phần là làm các sản phẩm bằng thủ công. Sau hơn hai mươi năm hoạt động tình hình của công ty cũng không có cải thiện nhiều, số lượng công nhân cũng chỉ dừng lại ở con số vài chục người, trang thiết bị vẫn nghèo nàn .Nhất là vào những năm 1978-1981 tình hình của công ty càng trở nên hết sức khó khăn do tình hình của đất nước lúc bấy giờ . Nhất là trong thời kỳ đú Liờn Xụ bắt đầu tan giã. Tình hình xuất khẩu sang Liờn Xụ cũng hết sức khó khăn.
Và đến năm 1993 công ty đổi tên thành Xí nghiệp thương binh HÀ NAM cho phù hợp với cơ cấu tổ chức trong điều kiện mới
- Giai đoạn 1994-2004:
Năm 1994 đổi tên thành “Công ty may 277 HÀ NAM” sau đó năm 1999 đổi tên công ty thành “Công ty xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM” Tính đến thời điểm đó công ty vẫn thuộc hình thức sở hửu của nhà nước. Lúc đó đội ngũ công nhõn va quản lý của công ty không chỉ còn là thương binh và con em của họ nữa mà công ty đã tuyển thêm nhiều lao động phổ thông với sức khoẻ và tay nghề tốt, đội ngũ lãnh đạo cũng là những người đựơc nhà nước tuyển chọn và đề bạt.Số lượng công nhân của công ty lúc này cũng đã tăng lên đáng kể từ ban đầu chỉ có vài chục người thì lúc này công ty đó cú gần 400 công nhân. Sản phẩm của công ty lúc này cũng không chỉ là các mặt hàng tư trang phục vụ cho quân đội nữa mà còn cả bao gồm những mặt hàng như áo phông, áo jacket, quần kaki…để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian này tình hình hoạt động của công ty cũng không có nhiều khởi sắc, nguyên nhân là do cách quản lý bao cấp ,không có sự đổi mới trong chính sách, không linh hoạt trong quản lý dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty không hiệu quả, đời sống công nhân viên chức không được đảm bảo.
-Giai đoạn 2004 đến nay:
Với lý do đó và theo phương án bán doanh nghiệp của nhà nước. Năm 2004 Công ty xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM đã được phê duyệt cổ phần , công ty quyết định chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần cho phù hợp với vận hội mới, và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh trước một nền kinh tế đang dần hoàn thiện ở VIỆT NAM cũng như sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 HÀ NAM chính thức đựơc ra đời sau quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhận thấy thời kỳ này doanh nghiệp nào muốn lớn mạnh và phát triển thì phải có tầm nhìn xa, ban lãnh đạo của công ty đã quyết định mở rộng thị trường ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường châu Âu, ban đầu là nhận các hợp đồng qua các trung gian và sau đó qua quá trình tìm hiểu khách hàng công ty cũng đã bắt đầu có những mối liên hệ với các đối tác nước ngoài.Trong thời gian này công ty cũng đã có rất nhiều thay đổi cả về quy mô cũng như cách thức quản lý tổ chức.Số lượng công nhân của công ty lúc này đã lên tới con số vài nghìn người với trình độ kỹ thuật cũng được cải thiện đáng kể để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Ban lãnh đạo của công ty cũng được thay đổi nhiều, họ đều là những cán bộ linh hoạt, có tầm nhìn và khả năng quản lý tốt.
Và cho đến nay công ty đã trở thành một thương hiệu lớn mạnh có chỗ đứng trên thương trường đặc biệt là khẳng định được vị thế của mình ở các thị trường mà công ty hướng tới như Mỹ , EU…
1.2 Chức năng nhiệm vụ hiên nay của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0603000063 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh HÀ NAM cấp ngày 24./4/2004 , ngành nghề kinh doanh của công ty “
Sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và nội địa
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ
Xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu, máy móc , thiết bị ngành may, đồ gỗ dân dụng
Xây dựng công trình , hạng mục công trình: dân dụng, công nghiệp. giao thông, trang trí nội thất, ngoại thất…..
Kinh doanh nhà hàng khách sạn
Mua bán hàng hoá vật liệu xây dựng( gạch ngúi, đá , sỏi , cỏt…)
Hiện nay nhiệm vụ chính, chủ lực của công ty là : sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và nội địa, xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc
2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
§¹i héi cæ ®«ng
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng thị trường XNK
Phân xưởng 1
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của cỏc phũng ban
Là công ty thuộc loại hình công ty Cổ phần, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: hội đồng quản trị ; ban giám đốc và cỏc phũng ban nghiệp vụ
Văn phòng công ty gồm 05 phòng ban nghiệp vụ:
Phòng thị trường xuất nhập khẩu
Phũng kê hoạch sản xuất
Phòng kỹ thuật chất lượng sản phẩm
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Ngoài ra cũn cú ban chuyên trách xây dựng; tổ đào tạo nghề, thu hút lao động cho công ty
Trong đó chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
+ Hội đồng quản trị:
- Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty ,có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lơị của công ty phù hợp với pháp luật Viờt Nam và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Báo cáo trình Đại hội đồng cổ đông quyết định về tình hình hoạt động sản xuất, kết quả kinh doanh, kết quả tài chính, nhiệm vụ kế hoạch SXKD kỳ tới, phương án huy động vốn, tăng vốn điều lệ…..
- Xem xét, xử lý kỷ luật hoặc phạt hành chính đối với mỗi cổ đông có ý đồ gây rối hoặc ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
+ Ban giám đốc công ty gồm: 01 tổng giám đốc và 02 phó tổng giám đốc.
Tổng Giám Đốc
Là người đứng đầu công ty:
- Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về tất cả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Điều hành chung mọi hoạt động của cỏc phũng ban trong công ty .
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn,
kỹ thuật và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Kờt hợp chặt chẽ với cỏc phũng chức năng, các phòng nghiệp vụ
của công ty tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể hoạt động
theo đúng quy chế .
- Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ
Phó Tổng Giám Đốc
Là trợ lý của giám đốc – điều hành công ty trong từng lĩnh vực:
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật, quân sự, tự vệ, phụ trách
về đào tạo kế hoạch tác nghiệp, theo rõi, đôn đốc sản xuất hàng
trong các phân xưởng, theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị sản
xuất.
- Ký kết hợp đồng nội địa.
- Liên doanh ký kết.
- Mua bán vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu chính, phụ tùng thiết bị.
- Kết hợp cùng phòng tài vụ kinh doanh thành phẩm, phế liệu, sửa
chữa nhà xưởng.
- Liên hê điều tiết máy móc.
Phòng kế toán tài chính
Chức năng:
Tham mưu, giup việc cho giám đốc trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn của công ty tình hình sử dụng các nguồn vốn khác phải phản ánh các chi tiết trong quá trình sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính.
- Lập và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do nhà nước quy định.
- Lập kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế do các dự án đầu tư (Nếu có).
- Tham mưu cho giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mua bán vật tư, hàng hóa với khách hàng.
- Quản lý, tổ chúc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.
- Thực hiện tốt chế độ tài chính của nhà nước.
Công tác hoạch toán kế hoạch:
- Thực hiện chế độ hoạch toán, kế toán thống nhất, theo dõi sổ sách.
- Ghi chép tình hình cung ứng, quản lý vật tư, hàng hóa của công ty:
- Hoạch toán chi phí nhập – xuất vật tư trong công ty đến các phân xưởng sản xuất.
- Theo dõi việc mua sắm sử dụng tài sản trong công ty.
Phòng kỹ thuật -chất lượng sản phẩm
Tham mưu, giúp việc cho gỏm đốc trong các lĩnh vực sau:
- Lập kế hoạch thu mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất như
thùng catton, túi nilol,…kế hoạch mua sắm các thiế bị cần dùng cho
các đơn hàng sản xuất.
- Tính định mức kỹ thuật, định mức sử dụng nguyên phụ liệu cho đơn
hàng, định mức lao động và hao phí lao động
- Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kiêm tra chất
lượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu khách hàng.
- Triển khai theo dõi việc thiết kế và sản xuất các loại sản phẩm mẫu.
Phòng kế hoạch sản xuất
- Xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty trong các kho do phòng quản lý theo dõi cà quản lý vật tư, sản phẩm gia công ở các đon vị khác.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ phế liệu.
- Công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, trang thiết bị, phụ tựng,… phục vụ sản xuất, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài.
- Căn cứ vào kế hoạt sản xuất hàng năm các hợp đồng cụ thể đó kớ kết, giao dịch nhận đơn hàng của khách hàng về số lượng, giá cả và thời gian giao nhận hàng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng kể cả sản phẩm gia công trình giám đốc duyệt.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch mua sắm nguyên phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo đầy đủ kịp thời nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, cho các đơn đặt hàng. Các mặt hàng mua về phải đảm bảo số lượng, chất lượng giá cả.
Công tác nhập khẩu: trên cơ sở yên cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu của các đơn hàng được giám đốc phê duyệt, phòng kế hoạc kinh doanh – nhập khẩu giao dịch báo cáo và chuẩn bị hợp đồng nhập khẩu trình giám đốc.
Công tác nhập khẩu: thông báo kế hoạch sản xuất đến các đơn vị có liên quan, thường xuyên liên hệ với cỏc phũng chức năng, các đơn vị khác theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng.
Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công nhân các ngành nghề, tham gia tạo điều kiện, kiểm tra thi tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo quy định. Xây dựng các chỉ tiêu thi thợ giỏi của các nghành nghề trong toàn công ty:
Tổ chức khảo sát, xây dựng, ban hành các quy định về sử dung vật tư nguyên liệu, các vật tư sử dụng có tính thường xuyên. Theo dõi việc thực hiện định mức của các đơn vị để có giải pháp và cùng với các đơn vị khác khắc phục các yến kém trong quản lý định mức.
Công tác giám sát:
- Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất. Kiểm tra đánh dấu các mẫu chào hàng của khách hàng làm cơ sở kí kết hợp đồng mua bán nguyên phụ liệu với cỏc phũng ban chức năng tạo cơ sở cho việc thiết kế công nghệ.
- Thông báo đầy đủ, kịp thời các chỉ tiêu chất lượng đã đề ra, ghi dấu kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chưa hoặc không đạt tiêu chuẩn cho các sản phẩm.
- Quyết định bán thành phẩm lỗi, hỏng, xấu khi ra khỏi chuyền sản xuất.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân thu hóa , nhân viên KCS .
* Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự toàn công ty, tiếp nhận công nhan mới giao xuống phân xưởng, giỏi quyết các vấn đề chế độ chính sách, hành chớnh,lập kế hoạch tiếp nhận, đào tạo nhân sự, nâng cao trình độ tay nghề của công nhõn…
* Phòng thị trường xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế,thương mại trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồn xuất nhập khẩu, giao dịch với khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu ra đầu vào…..
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của hệ thống sản xuất
Công ty gồm 03 xí nghiệp thành viên đặt tại các chi nhánh trên địa bàn tỉnh HÀ NAM
+ Xí nghiệp may I: Khu công nghiệp BẮC THANH CHÂU _ Thành phố Phủ Lý tỉnh HÀ Nam . Diện tích 11824m2, hiện đang được triển khai xây dựng mới.
+ Xí nghiệp may II: Thị trấn Bỡnh Mỹ_Bỡnh Lục_ Hà Nam.Với diện tích 7650m2
+ Xí nghiệp may III: Thị trấn Hoà Mạc _ Duy Tiên _ Hà Nam. Với diện tích 4 980m2
Ngoài cỏc phũng ban nghiệp vụ nêu trên tại mỗi xí nghiệp thành viên cũn cú bộ phận kho và bộ phận quản lý phân xưởng:
Quản lý phân xưởng sản xuất: theo dõi, quản lý, giám sát cà chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến sản xuất sản phẩm như: vận hành dây chuyền sản xuất, giám sát tiến độ sản xuất. kiểm tra chất lượng sản phẩm, đôn đốc công nhân làm việc…cỏc phân xưởng đựoc chia làm nhiều tổ Đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng, hàng ngày có trách nhiệm chấm công cho các cá nhân trong tổ mình và theo sát công nhân trong quá trình làm việc.
Bộ phận lưu kho: chịu trách nhiệm quản lý vật tư, thành phẩm trong kho, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, theo dõi nhập xuất vật tư, thành phẩm khi có nhu cầu
2.2.Đặc điểm cơ sở vật chất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Trong những năm trước đây, do thiếu thốn về tài chính, công ty vẫn dùng máy thủ công, thậm chí công ty vẫn chưa có trạm biến áp điện riêng, hệ thống chiếu sáng còn hạn chế Từ khi cổ phần hoá, trang thiết bị của công ty đã dần thay đổi và hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá .
Ví dụ: năm 2005 công ty đã thay toàn bộ số máy may thủ công bằng máy may công nghiệp
Là một trong những công ty xuất khẩu may mặc trong cả nước công ty cổ phần XNK 277 đã sản xuất ra các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu may mặc và làm đẹp của người tiêu dùng.
Một trong các yếu tố góp phần làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm là nhờ vào việc sử dụng những trang thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến của các nước trên thế giới.
Bảng 1 :Trang thiết bị được sử dụng để phục cho sản xuất của công ty hiện nay
Máy bằng 1 kim
Máy 1 kim có bộ phận tự động
Máy 2 kim
Mỏy zớc zắc
Máy can sai
Mỏy đính bọ
Máy dập cúc
Máy dập ụzờ
Máy trần viền
Máy trần gấu
Máy cắt viền phôi
Máy xén
Dàn thêu
Mỏy dán màng
Mỏy thùa khuyết đầu bằng
Mỏy thùa khuyết đầu tròn
Mỏy đớnh cỳc
Máy cắt tay (máy cắt di động)
Máy cắt vòng (máy cắt cố định)
Bộ nồi hơi
Bàn là nhiệt
Bàn là hơi
Thiết bị áp lực
Máy ép mex
Máy lộn cổ
Máy thổi khí
Máy là form
Máy nhồi lông
Máy bổ túi tự động
Máy tính đờ giỏc sơ đồ và nhảy mẫu
Máy phát điện
Thang máy dành riêng cho vận chuyển hàng hóa
Các loại thiết bị trên chủ yếu được nhập từ các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản
Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và đến hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp . Vì vậy sau khi nghiên cứu về cơ sở vật chất của công ty chúng ta cần nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty.
Công ty CP XNK 277 HÀ NAM là một công ty hoạt động trong ngành công nghiệp may mặc, đối tượng chế biến chủ yếu là các loại vải được cắt theo mẫu và may thành nhiều chủng loại mặt hàng khác nhau , trong đó kỹ thuất sản xuất đối với mỗi chủng loại mặt hàng lại có độ ph