Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đó vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Ngày nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ kinh tế không chỉ bó hẹp trong nước mà lan rộng trờn phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đó trở thành xu thế của thời đại, chi phối sự vận động của tất cả các nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, chính phủ Việt Nam đã chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng những hành động cụ thể:Gia nhập khối ASEAN, tham gia khối mậu dịch tự do ASEAN ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và quan trọng là đó gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006.
Trong tiến trình chung đó, cộng với các doanh nghiệp hệ thống NHTM Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trường, đồng thời phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh. NHTM là một chủ thể kinh doanh độc lập trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và cũng thực hiện công tác hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, BL trong NHTM còn rất non trẻ. Đặc biệt kinh doanh tiền tệ tín dụng đặc biệt HĐBL mới được xuất ở việt nam, và phức tạp bởi ngành NH nước ta mới phát triển trong vài thập niên gần đây và do NHTM là một loại hình doanh nghiệp do hệ thống luật pháp ch¬ưa hoàn thiện, môi trư¬ờng kinh tế chư¬a ổn định, các thủ tục hành chính phức tạp,.
HĐBL là hoạt động mang lai lợi nhuận cao cho các NHTM. Do vậy, HĐBL là một hoạt đông cần đặc biệt chu ý của NHTM trong những năm gân đây. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHĐT & PT Nam Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được tại ĐH kinh tế, xuất phát từ tầm quan trọng của HĐBL, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Dịch vụ BL tại chi nhánh NH ĐT&PT nam Hà Nội” làm chuyên đề thực tập cho mình.
KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ : Gồm 3 chương cụ thể như sau
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI
CHƯ¬ƠNG II: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
CHƯ¬ƠNG III: GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tuy bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do có giới hạn về thời gian nghiên cứu, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, nên bài viết của tôi chắc có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, cùng ban lãnh đạo Chi nhánh NHĐT & PT Nam Hà Nội để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn
64 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dịch vụ BL tại chi nhánh NH ĐT&PT nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI
khái quát về NHTM
Khái niệm - đặc điểm NHTM
Các hoạt động cơ bản của NHTM
HĐBL của NHTM
Khái quát về HĐBL của NHTM
Phát triển HĐBL của NHTM
Khái niệm
Quy trình dịch vụ BL tại NH
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển HĐBL
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển HĐBL của NHTM
Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố khách quan
CHƯƠNG II : TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
2.1 Khái quát về chi nhánh NH ĐT&PT nam Hà Nội
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển
2.1.2 Cơ cấu tổ chức – Nhân sự
2.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của NH
2.2 Trực trạng phát triển HĐBL của NH
2.2.1 Trực trạng phát triển HĐBL của NH
2.2.2 Thực trạng phát triển HĐBL của chi nhánh NH ĐT&PT
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển HĐBL của NH
2.3.1 Kết quả
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
2.3.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
b. Nguyên nhân khách quan
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNGBẢO LÃNH CỦA NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
Định hướng phát triển HĐBL của NH ĐT&PT Nam Hà Nội
3.2 Giải pháp
3.3 Kiến nghị
LỜI NÓI ĐẦU
Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đó vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Ngày nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ kinh tế không chỉ bó hẹp trong nước mà lan rộng trờn phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đó trở thành xu thế của thời đại, chi phối sự vận động của tất cả các nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, chính phủ Việt Nam đã chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng những hành động cụ thể:Gia nhập khối ASEAN, tham gia khối mậu dịch tự do ASEAN ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và quan trọng là đó gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006.
Trong tiến trình chung đó, cộng với các doanh nghiệp hệ thống NHTM Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trường, đồng thời phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh. NHTM là một chủ thể kinh doanh độc lập trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và cũng thực hiện công tác hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, BL trong NHTM còn rất non trẻ. Đặc biệt kinh doanh tiền tệ tín dụng đặc biệt HĐBL mới được xuất ở việt nam, và phức tạp bởi ngành NH nước ta mới phát triển trong vài thập niên gần đây và do NHTM là một loại hình doanh nghiệp do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, môi trường kinh tế chưa ổn định, các thủ tục hành chính phức tạp,...
HĐBL là hoạt động mang lai lợi nhuận cao cho các NHTM. Do vậy, HĐBL là một hoạt đông cần đặc biệt chu ý của NHTM trong những năm gân đây. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHĐT & PT Nam Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được tại ĐH kinh tế, xuất phát từ tầm quan trọng của HĐBL, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Dịch vụ BL tại chi nhánh NH ĐT&PT nam Hà Nội” làm chuyên đề thực tập cho mình.
KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ : Gồm 3 chương cụ thể như sau
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI
CHƯƠNG II: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA
NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tuy bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do có giới hạn về thời gian nghiên cứu, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế, nên bài viết của tôi chắc có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, cùng ban lãnh đạo Chi nhánh NHĐT & PT Nam Hà Nội để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH
NH ĐT&PT NAM HÀ NỘI
Khái quát về NHTM
1.1.1. Khái niệm - đặc điểm NHTM
Ngân hànglà một trong những tổ hcức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế .Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng , trong đó ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản,thị phần và số lượng các ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sáchkinh tế , đặc biệt là chính sách tiền tệ , vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Ngân hàng thương mạil là một loại tổ chức có vai trò quan trọng đối với nên kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồngđịa phương nói riêng . Vậy mà vẫn có sự nhầm lẩn trong việc định nghia ngân hàng là gì? Rõ ràng, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là chỗ không chỉchức năng của ngân hàng đang thay đổi mà chưc năngcủa đối thu cạnh tranh chính của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi. Thực tế là,rất nhiều tổ hcức tài chính- bao gồm cả các công tykinh doanh chứng khoán, các công ty môi giới chứng khoán, các quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểmhàng đầu đèu dang cố giắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng . Ngược lại ngân hàng cũng đối phó với đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chínhphi ngân hàng) bằng cách mở rộng dịch vụ,hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗvà thực hiện nhiều dịch vụ khác.
Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xé tngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp . ngân hàng là các tổ chứctài chính cung cấp môt danh mục tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng ,tiết kiệm ,dịch vụ thanh toánvà thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Ngân hàng là tổ chúc thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế .Hàng triệu cá nhân , hộ gia đình và các doanh nghiệp , các trổ chcs kinh tế – xã hội đều gủi tiền tại ngân hàng .Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước thành phố, tỉnh…) đối với các doanh ngiệp , ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng nhà máy , mua sắ trang thiết bị .Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sủ dụng sec, uỷ nhiệm chi , thẻ điện tử hay tài khoản điện tử…và khi họ cần thông tin tài chính hay lâqpj kế hoạch tài chính , họ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn . Các khoản tín dụng của ngân hàng do chính phủ ( thông qua mua các chứng khoán của chính phủ ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phat triển
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một tổ chức tài chính tham gia nhiều hoạt động jcung cấp cho công chúng và doanh nghiệp trong đó một số hoạt động chinh của ngân hàng như sau:
Trung gian tài chính :
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp súc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhânvà tổ chức tạm thời thâm hụtchi tiêu và vì thế họ là những người cần bổ xung vốn : và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là cthu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụvà do vậy họ có tiền để tiết kiệm.
Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng, Điêù tất yếu là tiền sẽ được chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi .Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ramối quan hệ tài chính giữa hai nhóm.Nừu donmgf tiền di chuyển với điều kiện phải quay lại với một lượng nhiều hơn trong một khoảng thời gian nhất địnhthì đó là quan hệ tín dụng . nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn
Phương tiện thanh toán :
Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán . Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại . Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hànhgiấy nhận nợ với khách hàng.Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. NHư vậy , ban đầu các ngân hàng đã tạo phương tiện thanh toánthay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ . với nhiều ưu thế , dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ ; nó trở thành tiền giấy .Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn , đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn dến việc nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in) tiền giấy vào một tổ chức hoặc một bộ tài chính hoặc ngân hàng trung ương . Từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giáy bạc cảu riêng mình
Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng , các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả dể có được hàng hoá và dịch vụtheo yêu cầu . theo quan điểm hiện đại , đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận . Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (M0), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại các ngân hàng , thứ ba la tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn …
Khi ngân hàng cho vay , số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên , khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng )các ngân hàng đã tạo ra phương tiện tahnh toán (tham gia tạo ra M1)
Trung gian thanh toán:
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quóc gia . thay mặt khách hàng , ngâng hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ . Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí , ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng sec, uỷ nhiệm chi , nhờ thu , các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử , kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán . Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy ,công nghệ thanh toán hiện đạiqu ngân hàng thường đựoc chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế đựoc thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng , biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả , phục vđắc lực cho nền kinh tếtoàn cầu
Toàn bộ hệ thống nmgân hàng cũng tạo phương tiẹn thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay .khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tứcc làm tăng số dư tiền gửi)của một khác hàng khác từ đó tạo các khoản cho vay mới . Trong khi không một ngân hàng đơn lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa , toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) giấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng)
1.2 Hoạt động bảo lãnh của NHTM
1.2.1 Khái quát về hoạt động bảo lãnh của NHTM
Trong nền kinh tế hiện đại để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội về các loại hình hàng hoá, dịch vụ hoạt động thương mại đã diễn ra mạnh mẽ.
Các giao dịch kinh tế như trao đổi, mua bán, vay mượn, cam kết thực hiện hợp đồng kinh tế đang diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức phong phú.Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động thương mại đã vượt qua biên giới một nước. Doanh nghiệp thu được lợi ích to lớn từ hoạt động thương mại như: lợi nhuận, mở rộng quy mô nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải đối mặt với rủi ro ngày càng nhiều, mức rủi ro ngày càng cao như rủi ro về kinh tế, chính trị, rủi ro thông tin không cân xứng, rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro chất lượng sản phẩm kém, rủi ro thanh toán, rủi ro đạo đức. Để hạn chế những rủi ro này, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin khoa học rồi lựa chọn đối tác kinh doanh an toàn nhất. Nhưng khi đó chi phí doanh nghiệp phải tự bỏ ra để tìm hiểu khách hàng là quá lớn, mất thời gian và để có đầy đủ thông tin về bạn hàng có thể sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Do đó, nền kinh tế đòi hỏi phải có một công cụ để hạn chế rủi ro và đảm bảo cho các giao dịch thương mại diễn ra an toàn, tăng sự tin cậy giữa các đối tác kinh doanh. Như vậy từ bản thân nền kinh tế xuất hiện nhu cầu có một sự đảm bảo trong giao dịch dẫn tới hình thức giao dịch đảm bảo với biểu hiện là sự đảm bảo của một bên thứ 3, có đủ tư cách và năng lực để dàn xếp, đảm bảo uy tín, tạo tín nhiệm cho đối tác.
Bảo lãnh xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 60 như một dạng thư tín dụng dự phòng. Khoảng những năm 70 Bảo lãnh được sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Vào thời gian này các quốc gia thịnh vượng nhanh chóng vì sản xuất dầu hoả ở Trung Đông liên tục ký kết những hợp đồng kinh tế lớn để thực hiện các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, dự án canh tân công nông nghiệp quốc phòng. Giá trị rất lớn của các hợp đồng đòi hỏi phải có một sự đảm bảo chắc chắn về phía đối tác khi tham gia vào giao dịch. Những bảo lãnh độc lập do ngân hàng phương Tây phát hành đã rhực sự đáp ứng yêu cầu về thuận lợi và an toàn cho các quốc gia xuất khẩu.
Từ những năm 70 trở đi, phạm vi áp dụng và doanh số bảo lãnh ngày càng tăng. Bảo lãnh không chỉ áp dụng trong giao dịch quốc tế mà còn cả với hợp đồng ký kết trong nước, cả trong hợp đồng thương mại và giao dịch tài chính, thuê mua, liên doanh. Bảo lãnh đã có mặt ở hầu hết các giao dịch lớn trong phạm vi nội địa và quốc tế.
Năm 1981, tổng số cam kết bảo lãnh của các ngân hàng Mỹ là 49 tỷ.
Năm 1995, tổng số cam kết bảo lãnh của các ngân hàng Mỹ là 250 tỷ.
Số tiền cho một bảo lãnh ngày càng tăng.
Tại Việt Nam nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh phát triển từ đầu những năm 90 nhưng do chưa có sự chỉ đạo thống nhất bằng văn bản pháp lý chặt chẽ nên hoạt đồng bảo lãnh vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Để khắc phục ngày 17/9/92 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 192/NH_QĐ về bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài nhằm đưa hoạt động bảo lãnh vào thống nhất.
Ngày 16/9/04 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 196/QĐ_NH về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh tạo ra cơ chế pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho nghiệp vụ bảo lãnh .
Ngày 25/8/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 283/2000/QĐ_NH về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng để thay thế cho các quy chế trước đây.
Ngày 11/2/2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 112/2003/QĐ_NH về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm quyết định 283.
Đến nay hoạt động bảo lãnh ngân hàng phát triển nhanh chóng, hình thức ngày càng đa dạng, doanh số bảo lãnh ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển nghiệp vụ này, đặc biệt trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá.
1.2.2 Phát triển hoạt động bảo lãnh của chi nhánh NHĐT&PT nam hà nội
Khái niệm
Theo quan niệm và tập quán chung, bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh đối với người hưởng bảo lãnh khi nhận được yêu cầu của người được bảo lãnh sẽ cam kết đền bù trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình làm thiệt hại đến quyền lợi của bên thụ hưởng.
Bảo lãnh thường xuyên xuất hiện khi một người muốn vay một khoản tiền hoặc muốn tham gia một hoạt động nào đó nhưng chưa có đủ độ tin cậy đối với đối tác của mình, do đó phải nhờ một người thứ ba có đầy đủ tài sản và uy tín đứng ra đảm bảo.
Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam tại điều 366 định nghĩa: “Bảo lãnh là việc bên thứ ba ( gọi là người bảo lãnh ) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( gọi là người được bảo lãnh ) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tài trợ thông qua uy tín ngân hàng. Thực chất là việc ngân hàng đưa ra cam kết dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh. Ngân hàng không phải xuất tiền cho bên được bảo lãnh khi phát hành thư bảo lãnh nên nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được coi là hình thức tín dụng gián tiếp, được hạch toán và theo dõi ngoại bảng. Chỉ khi nào phát sinh nghiệp vụ trả nợ thay hoặc đền bù các vi phạm phát sinh thì khoản tiền đó mới được đưa vào hạch toán nội bảng và ghi nhận là một khoản vay mới của khách hàng.
Theo quan điểm này bảo lãnh ngân hàng là một hình thức” Tín dụng chữ ký- Signature Credit”, là hoạt động không dùng đến vốn của ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng được coi là một hình thức tín dụng gián tiếp và được coi là tài sản ngoại bảng.
Hiểu đơn giản, bảo lãnh ngân hàng là một hợp đồng kinh tế giữa một bên là ngân hàng bảo lãnh( Guarantor) và một bên là người thụ hưởng( Beneficiary) trong đó, bên bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh( account party) vi phạm nghĩa vụ đối với người thụ hưởng và được quy định trong cam kết bảo lãnh .
Trong một nghiệp vụ bảo lãnh gồm ít nhất ba chủ thể: người bảo lãnh, người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh có thể được thực hiện bởi những tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, các quỹ, tổ chức bảo hiểm.
Quy chế 283/2000/QĐ-NHNN14 quy định: ” Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh ) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh ) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh ) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền được trả thay”.
Vậy nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tín dụng, xét theo góc độ kinh doanh của NHTM thì đó là hoạt động dịch vụ. Trong thương mại quốc tế bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh
1.2.2.2. Quy trình bảo lãnh tai chi nhánh NHĐT&PT nam hà nội
Nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh đã tuân thủ đúng theo quy trình do NHĐT&PTVN ban hành, đồng thời được cải tiến cho phù hợp với thực tế kinh doanh tại Chi nhánh. Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh gồm các bước được phân làm hai loại như sau :
Quy trình bảo lãnh theo món:
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh Hồ sơ
Hướng dẫn Khách hàng lập Hồ sơ Bảo lãnh chung như: CBTD nhận hồ sơ từ khách hàng gồm Giấy đề nghị bảo lãnh, Hồ sơ pháp lý, báo cáo sản xuất Kinh doanh năm, hồ sơ bảo đảm Bảo lãnh...
Quá trình này, cán bộ tín dụng cần lưu ý trong yêu cầu xin cấp bảo lãnh: thời hạn bảo lãnh, số tiền và loại tiền bảo lãnh, mục đích bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh...( cần đối chiếu với các tài liệu kèm theo yêu cầu bảo lãnh ).
Đối với từng loại Bảo lãnh có các loại Hồ sơ như sau:
Đối với Bảo lãnh vay vốn: Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất tại các TCTD, Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu...
Đối với bảo lãnh dự thầu: Thư mời thầu (bản sao) và các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến việc bảo lãnh.
Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng A-B, Văn bản phê duyệt trúng thầu của cấp có thẩm quyền, kế hoạch đấu thầu và phân chia đấu thầu.
Đối với bảo lãnh hoàn thanh toán: Hợp đồng A-B, Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian tiến độ hoàn trả, phương thức hoàn trả.
Đối với bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Hợp đồng, biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng và các tài liệu thoả thuận về việc thoả thuận trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm của nhà thầu.
Đối với Bảo lãnh bằng 100% Vốn tự có của Khách hàng thì hồ sơ gồm chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào TK tiền gửi ký quĩ tại NH , cam kết dùng tiền ký quĩ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.
CBTD kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hệ số Bảo lãnh
Bước 2: Quyết định Bảo lãnh.
Thẩm định Hồ sơ Bảo lãnh: tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ, năng lực pháp lý, việc chuyển tiền ký quĩ, tình hình SXKD và năng lực KH, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn,...