Sau hai năm được học tập và nghiên cứu tại học viện, đến nay chương trình học tập đã kết thúc. Để có được kiến thức toàn diện khi trở thành người cán bộ Đoàn thực thụ đòi hỏi mỗi học viên trước khi ra trường phải có nhận thức tốt cả về lý luận và thực tiễn công tác, cả về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và tình hình của tổ chức Đoàn. Đặc biệt phải nắm bắt được tình hình của tổ chức Đoàn cũng như phong trào thanh thiếu niên trên địa bàn công tác sau khi tốt nghiệp. Theo kế hoạch học tập và được sự đồng ý của ĐTN Phường Quan Hoa – Q.Cầu Giấy, tôi đã về thực tập tốt nghiệp tại ĐTN Phường Quan Hoa – Q. Cầu Giấy 3 tháng, đến nay đã kết thúc và đạt kết quả tốt.
Với mong muốn thử sức mình bằng những kiến thức, lý luận và thực tiễn thông qua chuyên đề đã lựa chọn: “Đổi mới công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở Đoàn ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội ”
Trong quá trình đi thực tế cơ sở và viết chuyên đề tốt nghiệp tại Phường, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong ban thường vụ Đoàn Phường; các đồng chí tại các chi đoàn nơi tôi về thực tế; cấp uỷ Đảng, chính quyền tại địa phương. Đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo Thạc. sĩ Trần Hoàng Trung và các thày cô giáo của Học Viện TTN Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở đoàn ở đtn phường quan hoa - Q.cầu giấy – thành phố hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
---------------------------
CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CƠ SỞ ĐOÀN Ở ĐTN PHƯỜNG QUAN HOA - Q.CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Giáo viên hướng dẫn : TH.S TRẦN HOÀNG TRUNG
Người thực hiện: PHẠM THANH LƯƠNG
Lớp : 41A
Niên khoá: 2005 -2007
HÀ NỘI, NĂM 2007
Lời cảm ơn.
Sau hai năm được học tập và nghiên cứu tại học viện, đến nay chương trình học tập đã kết thúc. Để có được kiến thức toàn diện khi trở thành người cán bộ Đoàn thực thụ đòi hỏi mỗi học viên trước khi ra trường phải có nhận thức tốt cả về lý luận và thực tiễn công tác, cả về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và tình hình của tổ chức Đoàn. Đặc biệt phải nắm bắt được tình hình của tổ chức Đoàn cũng như phong trào thanh thiếu niên trên địa bàn công tác sau khi tốt nghiệp. Theo kế hoạch học tập và được sự đồng ý của ĐTN Phường Quan Hoa – Q.Cầu Giấy, tôi đã về thực tập tốt nghiệp tại ĐTN Phường Quan Hoa – Q. Cầu Giấy 3 tháng, đến nay đã kết thúc và đạt kết quả tốt.
Với mong muốn thử sức mình bằng những kiến thức, lý luận và thực tiễn thông qua chuyên đề đã lựa chọn: “Đổi mới công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cơ sở Đoàn ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội ”
Trong quá trình đi thực tế cơ sở và viết chuyên đề tốt nghiệp tại Phường, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí trong ban thường vụ Đoàn Phường; các đồng chí tại các chi đoàn nơi tôi về thực tế; cấp uỷ Đảng, chính quyền tại địa phương. Đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo Thạc. sĩ Trần Hoàng Trung và các thày cô giáo của Học Viện TTN Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Quan Hoa, ngày 21 tháng 12 năm 2006
PHẠM THANH LƯƠNG
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn hai mươi năm đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới đã đạt được những thành quả quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hởi mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng. Đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn bởi vì:
Tư duy kinh tế thay đổi, cơ cấu kinh tế đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội Thanh niên trong cơ chế thị trường đòi hỏi hệ thống tổ chức của Đoàn phải đặt ra những nội dung, hình thức hoạt động mới, đặt ra những yêu cầu mới về tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất của cán bộ Đoàn thanh niên hiện nay.
Khi tư duy kinh tế - xã hội thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến tư duy mới về kinh tế, chính trị và xã hội trong tầng lớp thanh niên, tạo ra một lớp thanh niên mới năng động, sáng tạo, có sức khoẻ và tri thức cao. Tạo ra những phong trào mới phù hợp với cơ cấu kinh tế mới nhằm đáp ứng nguyện vọng của thanh niên: phong trào thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước, phong trào thanh niên tình nguyện… Từ đó đã đòi hỏi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải có một đội ngũ cán bộ Đoàn đủ trình độ, năng lực đáp ứng với trình độ của TN và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lý luận chính trị. Trình độ môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác TTN, trình độ kinh tế, tin học, ngoại ngữ …
Từ những đòi hỏi mới về năng lực, trình độ, tiêu chuẩn, phẩm chất của người cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới đòi hỏi phảI có những đổi mới trong công tác đào tạo bồi duỡng cán bộ Đoàn thanh niên thời kỳ CNHHĐH đất nước.
Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn những năm qua đã đạt được những thành tích hết sức đáng ghi nhậ: trong 5 năm ( 2002 – 2007) toàn quốc đã có 971.000 lượt cán bộ Đoàn được đào tạo, bồi dưỡng, tăng 65,4% so với nhiệm kỳ VIII (2002 - 2007). Tuy vậy, số lượng này mới chỉ đáp ứng đợc 23,5% nhu cầ đào tạo cán bộ Đoàn chuyên trách. Về kinh phí đào tạo chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Những bất cập và tồn tại đó là chúng ta chưa có một cơ chế chính sách cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn hợp lý, thống nhất và cụ thể.
Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói chung và công
tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ĐTN Phường Quan Hoa nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm
và chính sách cho công tác này. Vấn đề đào tạo cán bộ Đoàn đang gặp nhiều bức xúc
Hiện nay, chưa có một hệ thống các qui định riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên mà các tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn chủ yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, mang tính “vận dụng” là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán bộ Đoàn nói riêng chưa thật sự nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của Đảng.
Nội dung đào tạo còn lạc hậu, máy móc không hiệu quả, Hệ thống trường đào tạo cán bộ Đoàn, đội, hội trong cả nước có nhiều biến đổi.
Tóm lại: Do yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người cán bộ Đoàn; xuất phát từ thực
trạng của công tác đào tạo cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất cập, phải đòi hỏi Đảng, nhà
nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách, nội dung đào tạo cụ thể, hiệu quả
cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Vì lý do này mà tôi nghiên cứu đề tài
“Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy.”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1-Mục đích của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở hiện nay.Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chát lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở với các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là cấp bộ Đoàn để có sự điều hành, chỉ đạo phù hợp đưa công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt hiệu quả, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiên nay.
1.2. Nhiệm vụ vủa đề tài
- Thực tế hiện nay ở ĐTN Phường Quan Hoa, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay và đề xuất những phương án, nội dung làm rõ một số vấn đề lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn và một cố vấn đề liên quan.
- Phân tích thực trạng, vận dụng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong thực đào tạo, chính sách cán bộ đoàn thanh Niên.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Khác thể nghiên cứu
- Công tác tổ chức cán bộ Đoàn trên địa bàn Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy
- Công tác Đoàn-Hội - Đội và phong trào TTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giáy
Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn của các cấp uỷ đảng, chính quyền Phường Quan Hoa.
2. Đối tượng nghiên cứu
-Thực trạng công tác tổ chức và công tác cán bộ Đoàn cơ sở ở Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy.
Những giải pháp nhằm đổi mới công tác tổ chức và nâng cao công tác cán bộ Đoàn ở ĐTN Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy
3. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian
- Đề tài được. nghiên cứu trên địa bàn Phường Quan Hoa.
b Thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2007......
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.1. Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu các quan điểmcủa Đảng, đường lối chủ trương và chính sách liên quan đế công tác cán bộ Đoàn -Hội -Đội
-Tiến hành toạ đàm, phỏng vấn đến các đối tượng có liên quan tìm ra thực trạng về công tác tổ chức và cán bộ Đoàn cơ sở. Qua dó biết được mối quan tâm, tâm tư, nguyện vọng của cấp cơ sở.
-Cùng sinh hoạt, tham gia hoạt động trực tiếp với cán bộ đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở để thấy được những ưu khuyết điểm mang tính thực tiễn.
-Phân tích tổnh hợp, đánh giá rút kinh nghiệm.
1.2 Kết cấu
Chuyên đề kết cấu gồm các phần:
- Phần mở đầu
- Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu của đề tài
+ Chương I: Một số vấn đề về Lý luận
+ Chương II: Thục trạng Công tác đào tạo cán bộ Đoàn ccơ sở hiện nay
+ Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
- Phần thứ ba: Kết luận,
Trong các phần có chia các chương, các mục, các tiết và có dang mục tham khảo và phụ lục
PHẦN THỨ II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm về cán bộ
Cán bộ ( Cadre) là một từ du nhập: xuất phát từ tiếng Pháp, được ngưòi Nhật sử dụng đầu tiên , chuyển sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Nó được du nhập vào nước ta thời kỳ chống Pháp, ban đầu được dùng trong quân đội dùng phân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng chỉ tất cả những người phục vụ kháng chiến, thoát ly phân biệt với nhân dân.
Từ “ Cadre” kể cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có 2 nghĩa:
+ Cái khung, cái khuôn
+ Người nòng cốt, những người chỉ huy
Theo từ điển Tiếng Việt:
+ Cán bộ là những người làm công tác nghiẹp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà Nước, Đảng, Đoàn thể
+ Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.
Nói tóm lại: Cán bộ chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
2. Quan điểm khoa học về cán bộ Đoàn Thanh niên
Để lựa chọn, đào tạo, bồi dỡng và sử dụng cán bộ Đoàn có hiệu quả cũng như đề ra
được chính sách cán bộ Đoàn đúng đắn, hợp lý thì việc hiện nay quan điểm về khái niệm
người cán bộ Đoàn còn nhiều tranh luận, bỏ ngỏ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm
này chúng ta phải đi từ bản chất của tổ chức Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có vị trí quan trọng, giữ
vai trò quyết định trong việc phát triển phong trào Thanh thiếu niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Đội, Hội; Là những người hình thành các chủ trương đồng thời tạo lập một quan hệ
của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác; Là lực lượng bổ
sung chủ yếu cho cơ quan của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác.
Từ quan điểm này ta có thể hiểu khái niệm về cán bộ Đoàn một cách cụ thể như sau:
- Trước hết cán bộ Đoàn Thanh niên phải là cán bộ chính trị - xã hội hay nói cách khác là loại cán bộ vừa hoạt động chính trị, vừa hoạt động xã hội, vì đối tượng thanh thiếu niên trong xã hội rất phong phú; Đoàn thanh niên là tổ chức tiên tiến nhất của thanh niên, là đối tượng dự bị tin cậy của Đảng, đồng thời Đoàn thanh niên cũng lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội khác của thanh thiếu niên ngoài Đoàn ( Hội liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam ), Đoàn tổ chức nhiều hoạt động cho nhiều đối tượng thanh thiếu niên nhằm góp phần ổn định kinh tế- xã hội.
- Cán bộ Đoàn phải là những người có "cái đầu trẻ"; phải là những người hành
động có tính năng động, sinh hoạt cao. Bởi vì Đoàn thanh niên là tổ chức của những người
trẻ tuổi, là tổ chức năng động sinh hoạt mạnh mẽ nhất trong hệ thống chính trị cho nên
tuổi của cán bộ Đoàn không quá xa so với tuổi của Đoàn viên thanh niên; (trừ một số ít
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi cán bộ Đoàn cách biệt
so với tuổi đoàn viên thanh niên thì khi tiếp cận với Đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính
"xông pha" "lăn lộn" nhạy bén trong hoạt động.
3. Khái niệm về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Theo từ điển Tiếng Việt :
+ Công tác có nghĩa là công việc của Nhà nước hoặc của Đoàn thể
+ Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định
+ Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất
Căn cứ theo khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm về công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn như sau :
Công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn là công việc của Đoàn thanh niên trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến thức, kỹ năng, quan điểm lập trường, tư tưởng, đạo đức nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ Đoàn trở thành những người có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng đực yêu cầu đòi hỏi của cán bộ, ĐVTN và tổ chức Đoàn TN
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
- Mác đã khẳng định vai trò của lãnh tụ trong tập thể, trong phong trào và người “ nhạc trưởng” khác với người khác ở chỗ là phải có những “tư chất đặc biệt” và cần phải có “ Năng lực tổ chức”
Bàn vấn đề lãnh tụ, cán bộ trong cuốn “Tư bản” Mác viết: “Mọi lao động cộng đồng hoặc có tính chất xã hội trực tiếp, tiến hành với những quy mô
tương đối lớn đều ít nhiều cần sự quản lí... Từng người kéo đàn vi-ô-lông riêng rẽ sẽ tự điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có người nhạc
trưởng(
.
+ “Không có năng lực tổ chức, không thể trở thành người lãnh đạo, quản lí tốt,Tập30, tr.5461) C. Mác “Tư bản” tập I, H. Nxb Sự thật HN 1953, tr.337.
.
+ “Mọi công tác quản lí, tổ chức đều đòi hỏi những tư chất đặc biệt, có
người có thể trở thành nhà cách mạng và nhà cổ động rất giỏi nhưng lại là cán bộ hành chính hoàn toàn không thích hợp.
-. Lê-nin cho rằng công tác đào tạo và lựa chọn cán bộ phải thông qua thực tiễn phong trào : “Chú ý tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với CNXH vừa có khả năng lặng lẽ (và bất chấp sự ồn ào và hỗn loạn) tổ chức một cách vững vàng và nhịp nhàng công việc chung một khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô viết và chỉ những người như thế mới đề bạt lên chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên chức vụ quản lí.(1)
- Đoàn TNCS phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trong công tác giáo dục thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản. Lê nin viết: “Chỉ khi nào Đoàn TNCS gắn liền từng bứôc học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của loài người chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa’
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chính sách cán bộ.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cổ học tinh hoa và tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Qua kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức chính xác, sự đúng đắn của đường lối chính sách tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lợng của đội ngũ cán bộ và trình độ cán bộ.
- Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” (1 0)”
+ Tư tưởng của Bác thể hiện ở chỗ, sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, song để quần chúng làm cách mạng thắng lợi, họ cần có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo của giai cấp mình, vì vậy mọi công việc thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào cán bộ tốt hay kém.
+ Trong nhiều bài nói và viết, Hồ Chí Minh đã đề cập đến những vấn đề về công tác
cán bộ. Trước hết cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn cán bộ. Phải coi đây là vấn đề hết
sức quan trọng và phải được chú trọng thường xuyên. Phải thông qua quần chúng, thông
qua phong trào hành động cách mạng để lựa chọn cán bộ. Cán bộ được lựa chọn phải
thông qua thử thách. Phải thực sự khách quan, vì công việc, vì lợi ích chung mà lựa chọn
cho đúng, cho kịp thời và cho phù hợp.
+ Lựa chọn cán bộ mới chỉ là một khâu trong công tác cán bộ. Lựa chọn tốt nhưng cần phải có giải pháp đào tạo, huấn luyện tích cực thì cán bộ mới có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, chọn cán bộ cha đủ mà phải huấn luyện cán bộ. Để huấn luyện gì? huấn luyện như thế nào? là vấn đề cần được xem xét đúng mức. Để huấn luyện cán bộ cần tập trung vào bốn vấn đề cơ bản. Đó là huấn luyện lý luận, đặc biệt là dạy lý luận Mác-Lênin; huấn luyện công tác; huấn luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn.
Bác ví huấn luyện như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của ngời tiêu thụ. Như vậy ngay cả huấn luyện cũng phải theo "đơn đặt hàng" của cơ sở hay của tổ chức, đoàn thể để có được những cán bộ thích ứng đáp ứng được yêu cầu đó. Ngoài ra "huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng ". Huấn luyện phải hiểu rõ người học để từ đó phát huy khả năng, năng lực và ưu điểm của họ đồng thời "tẩy rửa" khuyết điểm cho họ. Bác nói: "phải huấn luyện. Huấn luyện là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc". Có như vậy cán bộ mới nhanh chóng trưởng thành, mới có khả năng giải quyết những khó khăn, những thử thách mới đặt ra một cách chóng vánh và có kinh nghiệm.
Khi đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định, đào tạo, huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì "Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn"(11). Huấn luyện chính là việc làm cho "vốn" có giá trị và nguồn "vốn" không bao giờ cạn cho các tổ chức, đoàn thể.
Nói tóm lại: Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mang tính chất toàn diện : Từ tuyển chọn, huấn luyện đào tạo đến sử dụng cán bộ, đây là một quá trình công tác khép kín có tính lô gic, biện chứng cao. Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một cách triệt để và nó càng được nâng cao hơn trong giai đoạn hiện nay. Đây là những kinh nghiệm quí báu cho Đoàn thanh niên trong công tác cán bộ của mình, là phương pháp luận trong sự nghiệp đổi mới công tác cán bộ Đoàn hiện nay.
3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ.
- Một là: Công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, Đảng ta đã xác định, mỗi giai đoạn, mỗi kỳ cách mạng đều cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đờng lối tổ chức và cán bộ. Như vậy, đường lối chính trị đúng hay sai có tác dụng quyết định đến việc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ và ngược lại cán bộ tốt hay kém sẽ ảnh hưởng đến việc xác định đường lối, nhiệm vụ chính trị.
Như vậy khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối và nhiệm vụ thay đổi, công tác
cán bộ cũng phải mới ngang tầm với đòi hỏi của giai đoạn mới.
- Hai là, Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Quán triệt quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề có tính nguyên tắc. Bất cứ giai cấp nào, chế độ xã hội nào cũng có đường lối cán bộ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành và có khả năng thực hiện thắng lợi lợi ích, lý tưởng của giai cấp mình.
Quan điểm giai cấp thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi khâu nhân tài của đất nước, không kể người đó ở trong Đảng hay ngoài Đảng, thuộc dân tộc, tôn giáo nào, ở trong nớc hay ngời Việt Nam ở nước ngoài. Không định kiến với những người trong quá khứ có sai lầm nay đã hối cải và sửa chữa.
Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách.
Đảng ta khẳng định, tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người mạnh khiến cả tổ chức mạnh. Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán bộ với tổ c