Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới, hệ thống các ngân hàng không ngừng phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong năm 2007 với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước ngành ngân hàng ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí to lớn của mình trong nền kinh tế.
Với vai trò là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ đang ngày càng trở nên có vị thế quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Nguyên nhân có thể do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thời gian tham gia vào thị trường quốc tế chưa nhiều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm quản lý yếu kém . Một trong những rủi ro đem lại thiệt hại rất lớn trong kinh doanh ngoại tệ đó là rủi ro tỷ giá. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có đạt hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng quản lỷ rủi ro như thế nào.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Với mục đích trên, nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu nghiên cứu về rủi ro tỷ giá và giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2004-2006.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
99 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới, hệ thống các ngân hàng không ngừng phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong năm 2007 với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước ngành ngân hàng ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí to lớn của mình trong nền kinh tế.
Với vai trò là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ đang ngày càng trở nên có vị thế quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Quân đội luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Nguyên nhân có thể do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thời gian tham gia vào thị trường quốc tế chưa nhiều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm quản lý yếu kém…. Một trong những rủi ro đem lại thiệt hại rất lớn trong kinh doanh ngoại tệ đó là rủi ro tỷ giá. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có đạt hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ngân hàng quản lỷ rủi ro như thế nào.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Với mục đích trên, nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu nghiên cứu về rủi ro tỷ giá và giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2004-2006.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và xu hướng đa năng hoá, các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp ngày càng tăng, ngoài các dịch vụ truyền thống như: nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản tài sản hộ, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của chính phủ, bảo lãnh…thì hoạt động KDNT cũng đang trở thành một trong những hoạt động mà ngân hàng cần chú trọng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mở cửa và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
KDNT theo nghĩa rộng bao gồm việc mua, bán, vay và cho vay các loại ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.
Theo nghĩa hẹp thì KDNT chỉ đơn thuần là các hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại khi ngân hàng tham gia trên thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường ngoại tệ.
Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đối với ngân hàng
Hoạt động KDNT giúp cho các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNT phát triển.
Hoạt động KDNT có ảnh hưởng lớn đến các nghiệp vụ khác của ngân hàng như: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, vay, cho vay bằng ngoại tệ…góp phần đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng thương mại.
Các nghiệp vụ KDNT như: forwards, future, swaps, options có thể được dùng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất, đặc biệt là những rủi ro có liên quan đến tỷ giá và lãi suất.
Hoạt động KDNT góp phần nâng cao vị thế các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế thông qua giao dịch mua bán ngoại tệ với các ngân hàng nước ngoài.
Đối với nền kinh tế
Đối với doanh nghiệp
Hoạt động KDNT đáp ứng nhu cầu đa dạng về ngoại tệ cho các khách hàng doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương và việc thanh toán giao dịch của khách hàng được diễn ra thuận lợi.
Với việc tư vấn, đánh giá sự thay đổi của tỷ gía đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán được hiệu quả kinh tế đối ngoại, đồng thời cấp cho các doanh nghiệp các công cụ để có thể hạn chế được rủi ro về biến động tỷ giá.
Đối với thị trường ngoại hối
NHTM là một thành viên giữ vai trò quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối, với chức năng kinh doanh tiền tệ ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Hoạt động KDNT của ngân hàng góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển.
Đối với NHNN
Hoạt động KDNT góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia, hoàn thiện chính sách vĩ mô của Chính phủ về quản lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá và lãi suất, điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và của quốc gia.
1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong hoạt động KDNT có thể nói không tránh khỏi những rủi ro. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng luôn luôn có mối quan hệ cùng chiều, lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng lớn (more profit, more risks). Hiện nay, hoạt động KDNT ngày càng có vai trò quan trọng, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như:
1.1.3.1. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Bất kỳ mọi hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Rủi ro tỷ giá là một trong những rủi ro chính trong hoạt động KDNT của NHTM. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo của ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau. Một số ngân hàng thực hiện KDNT để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong trường hợp này rủi ro ngoại hối của ngân hàng ít. Ngược lại những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc tế không chỉ KDNT để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay đầu cơ). Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của ngân hàng là rất lớn. Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.
1.1.3.2. Rủi ro hoạt động
Rủi ro xuất phát từ trong hoạt động KDNT của ngân hàng là các khả năng mất mát trong hoạt động KDNT do các yếu tố phi tài chính gây ra. Rủi ro hoạt động bao gồm:
Rủi ro do con người: là rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ các nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch KDNT. Nguyên nhân có thể do: trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý….
Rủi ro vận hành: là rủi ro xảy ra do sự sai sót của hệ thống thông tin phục vụ hoạt động KDNT của ngân hàng.
Rủi ro tổ chức: là những rủi ro do hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý đem lại. Rủi ro này thường có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bộ phận tham gia hoạt động KDNT: giao dịch, thanh toán, kiểm soát… dẫn đến rủi ro như :
Hạn mức kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng có thể bị vượt
Những hợp đồng KDNT có thể không được thực hiện đúng hạn
Dòng tiền vào ra không được theo dõi kiểm soát
Trạng thái ngoại tệ có thể vượt mức an toàn cho phép
Không đánh giá đúng mức độ rủi ro…
1.1.3.3. Rủi ro đối tác
Rủi ro đối tác là rủi ro xảy ra khi một ngân hàng đối tác hay khách hàng không có khả năng hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ đã cam kết đó.
Trong trường hợp này rủi ro thực sự cho ngân hàng là chi phí để huỷ bỏ hợp đồng với đối tác theo giá tại thời điểm hiện tại.
Để hạn chế rủi ro này, cần phải có những báo cáo đánh giá độ tin cậy của các đối tác, tình hình hoạt động cũng như uy tín của họ để từ đó xây dựng các hạn mức cho từng khách hàng, ứng với từng loại hình giao dịch. Trường hợp khách hàng không đủ uy tín và năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng giao dịch thì phải có các biện pháp dự phòng nhằm hạn chế rủi ro như: Yêu cầu khách hàng đặt cọc, ký quỹ; sử dụng điều khoản dự trữ thông thường mà theo đó các đối tác duy trì tài khoản tiền gửi tại hệ thống tài khoản của nhau…
1.1.3.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản trong hoạt động KDNT là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thể thực hiện được việc mua bán ngoại tệ của mình do thị trường có tính thanh khoản kém, có nghĩa là khi ngân hàng có nhu cầu mua thì không mua được và ngược lại hoặc là các thành viên trên thị trường cùng có nhu cầu mua hoặc bán.
Ngân hàng thường dùng các hạn mức quản lý trạng thái để hạn chế rủi ro này.
1.1.3.5. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị là rủi ro xảy ra khi đối tác giao dịch ở nước ngoài không thể hoặc có thể không thực hiện được các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết mà nguyên nhân có thể do chiến tranh, bạo loạn…
Nhìn chung trong hoạt động KDNT ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, tuy nhiên rủi ro quan trọng nhất đem lại tổn thất lớn cho ngân hàng đó là rủi ro tỷ giá. Lịch sử hoạt động ngân hàng đã chứng kiến những tổn thất lớn hoặc thậm chí dẫn đến sụp đổ ngân hàng vì rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của bộ phận Treasury, ngân hàng Barrings là một ví dụ. Việc ngân hàng không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động KDNT đang được mở rộng sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá rất lớn. “Tiềm ẩn’’ là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động KDNT ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bình thường, thuận lợi. Chỉ đến khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động, lúc đó mức độ rủi to tìêm ẩn mới được hiện thực hoá bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến. Vì vậy việc quản lý rủi ro tỷ giá là hết sức quan trọng nhằm mục đích:
Chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi về tỷ giá trong lĩnh vực KDNT.
Bảo vệ ngân hàng khỏi những mất mát, thiệt hại ngoài dự tính trong hoạt động KDNT của ngân hàng khi tỷ giá biến động bất lợi.
Đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng với mức độ rủi ro là thấp nhất.
Giảm bớt sự nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi trường đến tỷ giá.
Tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.2.1.Trạng thái ngoại hối và mối liên quan với rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Trạng thái ngoại hối có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, trong KDNT, nếu lỏng lẻo trong công tác quản lý trạng thái ngoại hối thì sớm hay muộn tai hoạ cũng sẽ xảy ra và hậu hoạ của nó là khó lường. Chính vì vậy, đối với các nhà KDNT trên thế giới, yếu tố trạng thái ngoại tệ được xem là yếu tố thường trực trong kinh doanh.
1.2.1.1. Trạng thái ngoại hối
Đối với NHTM, trạng thái ngoại hối của mỗi ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng) của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định.
Vì là trạng thái tại một thời điểm nên trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định.
Ngày nay, vai trò tiền tệ và vai trò ngoại hối của vàng cũng như ý nghĩa của nó so với ngoại tệ ngày càng giảm sút và trở nên thứ yếu, do đó trong thực tế người ta coi trạng thái ngoại hối chính là trạng thái của các ngoại tệ.
Vấn đề đặt ra là, trong thực tế hoạt động kinh doanh của NHTM, có rất nhiều giao dịch liên quan đến ngoại tệ, vậy căn cứ vào tiêu chí nào để biết được một giao dịch có làm phát sinh trạng thái ngoại tệ hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta chia các giao dịch liên quan đến ngoại tệ làm hai nhóm là: (1) nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng về ngoại tệ và (2)nhóm giao dịch làm phát sinh sự chuyển dịch quyền sở hữu về ngoại tệ; trong đó, chỉ các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.
Từ tiêu chí quyết định nêu trên, ta có thể liệt kê các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ bao gồm:
Mua, bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn)
Thu, chi lãi suất bằng ngoại tệ.
Các khoản chi, thu phí bằng ngoại tệ
Các khoản cho, tặng, biếu, viện trợ bằng ngoại tệ
Ngoại tệ giả và các giấy tờ có giá giả ghi bằng ngoại tệ
Các khoản ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng không còn giá trị…
Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một loại ngoại tệ xác định là số chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền vào và tổng dòng tiền ra đối với ngoại tệ đó cho tất cả các ngày đến hạn.
Trạng thái ngoại tệ ròng bao gồm:
+ Trạng thái dương (Net long position): xảy ra khi dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ đó
+ Trạng thái âm (Net short position): Xảy ra khi dòng tiền ra lớn hơn dòng tiền vào đối với một ngoại tệ xác định, có nghĩa là những giao dịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ đó.
+Trạng thái cân bằng (square position): Xảy ra khi ròng tiền vào bằng dòng tiền ra, tức là không có trạng thái ròng.
1.2.1.2. Mối liên hệ giữa trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ gi
Khi có trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, cụ thể:
Đối với trạng thái dương (trường), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.
Đối với trạng thái âm (đoản), thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.
Đối với trạng thái cân bằng, thì những thay đổi của tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối của NHTM.
Ví dụ về ý nghĩa của trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá
NEPF(t-1)
LFCF(t)
SFCF(t)
NEPF(t)
Rủi ro tỷ giá
-10
+50
-30
+10
Trạng thái ngoại tệ dương
lãi khi tỷ giá tăng
lỗ khi tỷ giá giảm
+10
+10
-40
-20
Trạng thái ngoại tệ âm
lãi khi tỷ giá giảm
lỗ khi tỷ giá tăng
+5
+15
-20
0
Ttrạng thái ngoại tệ cân bằng
không phát sinh lãi và
lỗ khi tỷ giá thay đổi
Vì trong số các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, thì hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối là chủ yếu, do đó, đôi khi người ta coi trạng thái ngoại tệ là trạng thái mua bán ngoại tệ của ngân hàng.
Trạng thái ngoại tệ phát sinh ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu, chứ không phải tại thời điểm xảy ra thanh toán. Ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán giao ngay được ký kết ngày hôm nay với số lượng 100 000 USD tại tỷ giá VND/USD = 15 000, thì ngay lập tức sau khi ký hợp đồng người mua USD ở trạng thái trường và người bán USD ở trạng thái đoản, cho dù việc thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tương tự, các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn cũng tạo ra trạng thái ngoại tệ ngay lập tức sau khi ký kết hợp đồng chứ không phải tại thời điểm thanh toán.
Trong thực tế ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, người ta còn quy định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (quy nội tệ )theo công thức:
NEP(t) = S[EF* NEPF(t)]
Trong đó:
NEP(t) - Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy nội tệ.
EF - Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ
NEPF(t)- Trạng thái ngoại tệ f tại thời điểm t
F = 1, 2, 3…. n.
Thông thường, trạng thái của mỗi ngoại tệ hay tổng trạng thái ngoại tệ được quy định bằng tỷ lệ % nhất định (quy đổi) so với vốn tự có của NHTM. Ngoài ra, một phương pháp khác cũng hay dùng đó là quy định trạng thái ngoại tệ theo số lượng tyệt đối đối với từng loại ngoại tệ. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết quy định trạng thái ngoại tệ bằng tỷ lệ % so với tổng tài sản có nói chung, tài sản có bằng ngoại tệ…
1.2.2. Nhận biết và đo lường rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là một hình thức của rủi ro thị trường, vì vậy có thể xác định được tổn thất do thị trường mang lại. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản có, tài sản nợ hoặc cả hai. Ngân hàng tham gia thị trường ngoại hối với hai mục đích chính là: dịch vụ khách hàng ( mua hộ và bán hộ ) và kinh doanh mua bán cho chính mình. Rủi ro tỷ giá chỉ phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán cho chính mình, tức là tạo trạng thái mở để đầu tư kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.
Trong hoạt động KDNT rủi ro tỷ giá mang lại tổn thất cho ngân hàng khi có một trạng thái ngoại tệ mở. Như vậy bất kỳ một hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi.
Phương pháp đo lường rủi ro tỷ giá thông dụng là: Phương pháp định giá lại theo thị trường (Mark to market) và phương pháp giá trị chịu rủi ro ( Value at risk)
Phương pháp định giá lại theo thị trường:
Ví dụ: giả sử ngân hàng đang có một trạng thái ngoại tệ mở đối với EUR là + 10 triệu EUR ở mức tỷ giá EUR/USD = 1,2030 nếu hiện tại tỷ giá EUR/USD = 1,2020 thì ngân hàng đang có khả năng lỗ là 10 triệu EUR x (1,2030 – 1,2020) =10.000 USD
Phương pháp giá trị chịu rủi ro:
Giá trị chịu rủi ro (value at risk) là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá.
Hạn mức giá trị chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được.
Giá trị chịu rủi ro
=
Trạng thái ngoại hối
x
Độ biến động dự tính của tỷ giá
x
Tỷ giá đóng cửa
Trong đó:
Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tìên.
Mức độ biến động tỷ giá dự tính được tính như sau:
Mức độ biến động tỷ giá dự tính
với mức độ tin cậy là 99%
=
xi = LN (tỷ giá hôm nay/tỷ giá hôm qua). Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong 90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 ngày là mẫu đủ lớn để ước tính sự biến động của tỷ giá.
x = số trung bình của xi
n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục).
2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính.(Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy).
Giá trị chịu rủi ro được lập nhằm cho phép một mức độ linh hoạt nhất định cho sự phản hồi lại những thay đổi về giá cả trên thị trường.
Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét hai yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động.
1.2.3. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ thường gặp phải tình trạng có thể bị tổn thất vốn do biến động tỷ gía. Để hạn chế rủi ro tỷ giá, các Ngân hàng thường đưa ra các giải pháp nghiệp vụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp