Nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế mởđòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, đáp ứng cho yêu cầu tồn tại và phát triển. Bên cạnh các DNNN, yêu cầu của nền kinh tếđã tạo điều kiện cho hàng loạt các loại hình DNNQD hình thành và phát triển chiếm một tỉ trọng cao trong số lượng các doanh nghiệp vàđóng góp một phần giá trị lớn cho nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thì thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng càng lớn cả về quy mô hoạt động và chất lượng sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải có một năng lực tài chính mạnh để có thểđáp ứng những nhu cầu cần thiết của mình trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng cóđủ vốn theo nhu cầu của mình, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Đối với các DNNN, vốn của doanh nghiệp là do Nhà nước cấp, đối với các DNNQD, vốn của doanh nghiệp là do các thành viên sáng lập tự góp và khi có nhu cầu về vốn lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì bắt buộc doanh nghiệp phải huy động từ các nguồn bên ngoài vàđi vay ngân hàng được coi là một giải pháp chủ yếu và tối ưu nhất trong điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của DNNQD cũng được đáp ứng vì nhiều lí do khác nhau do đó nhiều khi doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội kinh doanh của mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các DNNQD thoả mãn được các nhu cầu về vốn của mình, đặc biệt là bằng nguồn vay ngân hàng.
NHTMCP Quân Đội được thành lập với mục đích làđáp ứng nhu cầu vốn của các DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội. Nhưng sau hơn 13 năm trưởng thành và phát triển, phạm vi hoạt động của NHTMCP Quân Đội đã mở rộng ra vàđáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế. Trong thời gian qua ngân hàng đã từng bước tăng trưởng về số lượng tín dụng đối với các DNNQD với chất lượng tín dụng khá cao vàđã duy trìđược một số khách hàng truyền thống có tiềm lực mạnh. Tuy nhiên, với những gìđạt được chưa phải làđã tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của các DNNQD, việc không ngừng mở rộng cho vay đối với các DNNQD là rất cần thiết để NHTMCP Quân Đội không ngừng mở rộng và phát triển, chính vì vậy Tôi đã chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội"
95 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦNMỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế mởđòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, đáp ứng cho yêu cầu tồn tại và phát triển. Bên cạnh các DNNN, yêu cầu của nền kinh tếđã tạo điều kiện cho hàng loạt các loại hình DNNQD hình thành và phát triển chiếm một tỉ trọng cao trong số lượng các doanh nghiệp vàđóng góp một phần giá trị lớn cho nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thì thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng càng lớn cả về quy mô hoạt động và chất lượng sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải có một năng lực tài chính mạnh để có thểđáp ứng những nhu cầu cần thiết của mình trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng cóđủ vốn theo nhu cầu của mình, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Đối với các DNNN, vốn của doanh nghiệp là do Nhà nước cấp, đối với các DNNQD, vốn của doanh nghiệp là do các thành viên sáng lập tự góp và khi có nhu cầu về vốn lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì bắt buộc doanh nghiệp phải huy động từ các nguồn bên ngoài vàđi vay ngân hàng được coi là một giải pháp chủ yếu và tối ưu nhất trong điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của DNNQD cũng được đáp ứng vì nhiều lí do khác nhau do đó nhiều khi doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội kinh doanh của mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các DNNQD thoả mãn được các nhu cầu về vốn của mình, đặc biệt là bằng nguồn vay ngân hàng.
NHTMCP Quân Đội được thành lập với mục đích làđáp ứng nhu cầu vốn của các DNNN đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội. Nhưng sau hơn 13 năm trưởng thành và phát triển, phạm vi hoạt động của NHTMCP Quân Đội đã mở rộng ra vàđáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế. Trong thời gian qua ngân hàng đã từng bước tăng trưởng về số lượng tín dụng đối với các DNNQD với chất lượng tín dụng khá cao vàđã duy trìđược một số khách hàng truyền thống có tiềm lực mạnh. Tuy nhiên, với những gìđạt được chưa phải làđã tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của các DNNQD, việc không ngừng mở rộng cho vay đối với các DNNQD là rất cần thiết để NHTMCP Quân Đội không ngừng mở rộng và phát triển, chính vì vậy Tôi đã chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội"
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu vai trò của TDNH cũng như của các DNNQD đối với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đề tài cũng chú trọng vào việc phân tích tình hình cho vay của NHTMCP Quân Đội đối với các DNNQD trong những năm gần đây, từđóđưa ra những vấn đề còn tồn tại vàđi tìm hiểu những nguyên nhân của những tồn tại đểđề ra những giải pháp góp phần mở rộng hơn nữa doanh số cho vay đối với các DNNQD của NHTMCP Quân Đội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đề tài phân tích một cách khái quát về những vấn đề chung như: những vấn đề cơ bản về Tín dụng ngân hàng, về DNNQD và hoạt động chung của NHTMCP Quân Đội trong thời gian vừa qua và tập trung vào việc phân tích thực trạng cho vay đối với DNNQD vàđưa ra các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh vàđặc biệt là sử dụng lý luận, nghiên cứu các chính sách marketing, quản trị trong ngân hàng để rút ra kết luận và những đề xuất chủ yếu.
5.Tên và kết cấu luận văn.
- Tên luận văn:
“Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng TMCP Quân đội”.
- Kết cấu luận văn ngoài phần mởđầu và kết luận gồm:
Chương I: DNNQD và vai trò của TDNH đối với sự phát triển của các DNNQD.
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD của NHTMCP Quân Đội.
Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội.
CHƯƠNG 1
TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚISỰPHÁTTRIỂNCỦACÁCDOANHNGHIỆPNGOÀIQUỐCDOANH.
1.1. TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚINỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG.
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tín dụng ra đời là một yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội.
Mặc dù hoạt động tín dụng ra đời từ rất lâu nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất khi định nghĩa đầy đủ về tín dụng. Khái niệm “tín dụng“ có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh credittum có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Hiểu một cách nôm na thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai bên (Bên cho vay và Bên vay).
Theo từđiển thuật ngữ tín dụng, tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay tới kỳ hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc hàng hoáđã vay, có kèm hoặc không kèm một khoản lãi.
Theo Các Mác thì "tín dụng - dưới hình thức biểu hiện của nó - là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứđã khiến cho người này giao cho người khác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoáđược đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải được trả lại trong một thời hạn đãđược ấn định"
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: Số tiền hoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi...
Đối tượng của sự chuyển nhượng bao gồm:
Hình thái hiện vật - hàng hoá: đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán trong quan hệ mua bán.
Hình thức giá trị: thực chất là việc “ứng trước” hay “đầu tư” trực tiếp bằng tiền (cho vay bằng tiền ).
Những điều kiện mà hai bên thường thoả thuận là:
Khối lượng hàng hoá hay tiền tệđược chuyển nhượng.
Thời hạn sử dụng vốn của người vay.
Thu nhập (lợi tức) mà người cho vay được hưởng.
Những điều kiện ràng buộc nghĩa vụ hoàn trả của người đi vay...
Những điều kiện này mà một trong hai bên không chấp nhận thì không thể hình thành quan hệ tín dụng. Như vậy, tín dụng thể hiện các đặc trưng cơ bản:
Sự chuyển nhượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng.
Sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu: thu hồi đúng thời hạn cả gốc và lãi.
Việc chuyển nhượng được thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng của người chuyển nhượng với người sử dụng.
Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng còn có những đặc trưng khác cần đề cập như khả năng rủi ro, tính bảo đảm, quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ...
Cũng trong từđiển thuật ngữ tín dụng cóđề cập đến khái niệm “tín dụng Ngân hàng”: “Đó là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và TCTD khác với doanh nghiệp, cá nhân. Trong quan hệ tín dụng này, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Khác với tín dụng Thương mại, tín dụng ngân hàng không cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hoá”
Luật Các Tổ chức Tín dụng đãđược sửa đổi bổ sung năm 2004 quy định cụ thể về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của TCTD như sau: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.”
Như vậy, Tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng, các TCTD với các pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng.
Bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản vàđộng sản). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thùđó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi làđồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đãđược các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhàở, văn phòng làm việc, máy móc, thiết bị).
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sởđể tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sởđánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cần lưu ý rằng các bậc tiền bối đã bằng từ "credo" hoặc "tín" đểđặt tên cho "credit" hoặc "tín dụng" không phải là vấn đề ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở lòng tin và uy tín trong thanh toán.
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỉ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỉ lệ lạm phát). Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vôđiều kiện. Về khía cạnh pháp lí, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khếước... thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vôđiều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng.
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế
TDNH góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:
Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của TDNH là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờđó mà các chủ thể này có thểđẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai: Một hệ thống các hình thức TDNH đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba: Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức TDNH sẽ tạo sự chủđộng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội.
Thứ tư: Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch buộc những người đi vay phải quan tâm thực sựđến hiệu quả sử dụng vốn đểđảm bảo quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô.
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng nhưđối tượng tín dụng. Vấn đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kì. Như vậy thông qua việc thay đổi vàđiều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờđó màảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
Tín dụng ngân hàng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội.
Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và cóđiều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách. Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho người nghèo ngày nay được thực hiện phổ biến bằng tín dụng đối với người nghèo với lãi suất thấp. Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủđộng và hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn đểđảm bảo hoàn trảđúng thời hạn thì kĩ năng lao động của họ cũng sẽđược cải thiện từng bước. Đây là sựđảm bảo chắc chắn cho sựổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn vốn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường tín dụng.
1.1.3.2. Đối với NHTM.
Tín dụng là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của các NHTM (chiếm trên 80% nguồn vốn của ngân hàng) vàđem lại một phần lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM, thể hiện:
+ Hoạt động tín dụng giúp ngân hàng ngày càng mở rộng quan hệ với khách hàng, từđó làm tăng khả năng huy động vốn từ các đơn vị kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh khi tham gia tín dụng vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế, từđó góp phần giảm bớt được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
+ Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng phát triển, ngân hàng càng tạo được vị thế của mình trên thị trường. Việc đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường đảm bảo cho sự phát triển ngày càng vững mạnh của ngân hàng.
+ Hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động này càng phát triển thì ngân hàng càng cóđiều kiện vững mạnh về vốn để mở rộng hoạt động cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng trên thị trường.
1.1.3.3. Đối với khách hàng.
Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng rất đa dạng bao gồm các khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế- xã hội khác. Khách hàng của NHTM luôn cần tới nghiệp vụ tín dụng của NHTM để khắc phục sự chênh lệch về thời gian cũng như qui mô các nguồn vốn của mình.
Khi các khách hàng của NHTM có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi do khách hàng trả tiền trước, được chậm trảđối với hàng hoáđầu vào, chưa đến kì hạn thanh toán các khoản nợ… họ sẽ cần đến nghiệp vụ tín dụng như một biện pháp giúp mang lại sự an toàn và một mức lãi suất nhất định cho nguồn vốn đó. Việc gửi khoản tiền tạm thời nhàn rỗi vào NHTM sẽ giúp cho khách hàng yên tâm về sự an toàn của vốn, đồng thời mang lại cho họ khoản lãi suất tiền gửi tại đây.
Ngược lại, khi khách hàng của NHTM lâm vào tình trạng thiếu vốn do chưa thu được tiền hàng, phải đặt tiền trước để mua nguyên liệu đầu vào, phát sinh một số khoản chi ngoài dự toán…tín dụng của NHTM sẽ giúp họ cóđược giải pháp tốt để bùđắp sự thiếu hụt tạm thời, duy trì hoạt động ổn định. Đây chính là một nguồn tài trợ phổ biến trong mọi nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với khách hàng thể hiện ở chỗ:
- TDNH đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh tế trong xã hội khi nguồn vốn tự có của họ không đủđểđáp ứng được nhu cầu. Chính nhờ có nguồn vốn này mà các chủ thể cóđược vốn để thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng, sản xuất hoặc chi trả cho các khoản cần thiết.
- Nhờđược đáp ứng nhu cầu về vốn khi cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được diễn ra liên tục đảm bảo cho quá trình cung ứng sản phẩm, góp phần ổn định cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, từđóđóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội.
- TDNH góp phần phát huy tối đa nội lực và thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả hơn và khai thác triệt đểđược các tiềm năng kinh doanh: tổ chức hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất, nâng cao vòng quay của vốn để có lợi nhuận cao nhất... theo quy định của Nhà nước.
- TDNH đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu nhờđáp ứng nhu cầu vốn cho tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội, từđó tạo điều kiện tăng trưởng nền kinh tế.
Tóm lại, TDNH có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi chúng không đủđiều kiện để tham gia vào các thị trường vốn trực tiếp. Cao hơn thế, khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụđể phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ.
1.2. NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀ DNNQD.
1.2.1. Khái niệm DNNQD.
Hiện nay, Việt Nam bao gồm các thành phần kinh tế : kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chia theo hình thức sở hữu thì nền kinh tế Việt Nam bao gồm 2 loại hình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Doanh nghiệp Nhà nước.
DNNN là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao. DNNN được ngân sách Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Ngoài số vốn nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới các hình thức khác, nhưng không được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh tế quốc doanh được xác định là thành phần kinh tếđóng vai trò chủđạo; làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mởđường, hướng dẫn, liên kết hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại và phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô nền kinh tế.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bao gồm toàn bộ những đơn vị kinh tế mang hình thức sở hữu phi Nhà nước về tư liệu sản xuất, những đơn vị kinh tế này dựa trên cơ sở do tư nhân ( bao gồm một hoặc một tập thể các cá nhân) bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức, nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các chủđầu tư. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này rất đa dạng, và tạo ra các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân vàđược tổ chức dưới hình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, hợp tác xã,