Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới – WTO, hoạt động ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu và được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Mức độ vững mạnh và quy mô của hệ thống ngân hàng một đất nước là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia đó. Hệ thống ngân hàng vững mạnh, trải khắp và được đa số người dân sử dụng sẽ chứng tỏ quốc gia đó có nền kinh tế phát triển cao và ngược lại.
Thông qua hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng còn góp phần thực hiện các chương trình kích cầu thông qua đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả.
Đối với các ngân hàng Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng giúp Ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn nói chung, của nghiệp vụ tín dụng nói riêng trong điều kiện hiện nay là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.
Với cơ hội được thực tập tại Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ, em có cơ hội tiếp xúc thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, từ đó em quyết định chọn nội dung chuyên đề tốt nghiệp là "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ" với hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị.
23 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG Á CHÂU-Á CHÂU CHI NHÁNH PHÚ THỌ
1.1 Giới thiệu tổng quan về Hệ thống Ngân hàng Á Châu (ACB)----------------------------2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển-------------------------------------------------------2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB-----------------------------------------------------------------6
1.1.2.1. Sơ đồ hệ thống ACB -----------------------------------------------------------------6
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm các phòng ban. ------------------------------------------------6
1.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các khối -------------------------------------------------8
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của ACB -------------------------------------------------11
1.1.4. Một số kết quả đạt được của ACB trong những năm qua ----------------------12
1.1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB ----------------------------12
1.1.4.2 Các tiến bộ đạt được trong năm 2007 -------------------------------------------14
1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của ACB từ năm 2008 trở đi -------------15
1.2. Giới thiệu ACB - Chi nhánh Phú Thọ-------------------------------------------------------17
1.2.1 Quyết định thành lập Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Phú Thọ. ---17
1.2.2 Cơ cấu tổ chức ---------------------------------------------------------------------------18
1.2.3 Các hoạt động chủ yếu ------------------------------------------------------------------18
1.2.3.1 Hoạt động huy động vốn.-----------------------------------------------------------18
1.2.3.2. Cho vay -------------------------------------------------------------------------------19
1.2.3.3 Dịch vụ chuyển tiền -----------------------------------------------------------------21
1.2.3.4 Thanh toán quốc tế------------------------------------------------------------------21
1.2.3.5 Thẻ ACB-------------------------------------------------------------------------------22
1.2.3.6 Dịch vụ khác ------------------------------------------------------------------------- 22
1.1 Giới thiệu tổng quan về Hệ thống Ngân hàng Á Châu (ACB)
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên tiếng Anh : Asia Commercial Bank
Tên viết tắt : ACB
Hội sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP.HCM
Website : www.acb.com.vn
Ngày thành lập : 24/04/1993
a/ Lịch sử hình thành ACB:
Năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng, đồng tiền ngày càng ổn định. Ngân hàng TMCP Á Châu, gọi tắt là ACB (Asia Commercial Bank) ra đời theo quyết định thành lập của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 0032/NH-GP có thời gian hiệu lực là 50 năm kể từ ngày 24/04/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993.
Ngân Hàng Á Châu bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/6/1993. Chỉ sau một năm vốn diều lệ đã tăng lên đến 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo quyết định số 143/QĐ-NH5 ngày 30/6/1993. Đến năm 1997, vốn điều lệ lên đến 353/711 tỷ đồng ( theo quyết định số 36/QĐ-NH5 ngày 17/12/1997) trong đó có 25/4% vốn cổ đông nứơc ngoài và trở thành NHTM có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam. ACB đã không ngừng phát triển và đến 15/03/2005 đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 600 tỉ đồng. Trong năm 2005. ACB tăng vốn điều lệ lên 656,18 tỉ đồng (ngày 05/07/2005) và cũng trong năm này Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Kể từ ngày 14/02/2006 vốn điều lệ của ACB là 1.100,047 tỷ đồng.
Hiện tại, theo danh sách cổ đông chốt ngày 17/10/2006, ngân hàng có 991 cổ đông, trong đó có 144 cổ đông bện trong và 847 cổ đông bên ngoài. Số lượng cổ phần và tỷ lệ nắm giữ tương únglà 25.325.156 chiếm tỷ lệ 23,02% và 84.679.500 chiếm tỷ lẽ 76.98%.
Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thông tấn về tài chính ngân hàng đối với ACB:
Năm 1997, tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Trong bốn năm liền từ 1997-2000,ACB được tổ chức Western Union chọn là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
Năm 1998, ACB được chọn triển khai trương chình tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tháng 10/1999, tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là ngân hàng TMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.
Nam 2003 Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc. Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này
Nam 2005, ACB được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times – Anh Quốc trao giải thưởng là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005.
Năm 2006, ACB được tổ chức The Asian Banker chọn là ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam và đươc tạp chí Euromoney chọn là ngân hàng tốt nhất.
b/ Niêm yết
ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
Loại chứng khoán
Cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán
ACB
Mệnh giá
10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay
263.005.996 cổ phiếu
c/ Hệ thống chi nhánh:
Với định hướng “ Hướng tới khách hàng ”,năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt.
Tính đến tháng 3/2008, ACB có hơn 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc :
Tại TP Hồ Chí Minh : 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch.
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh) : 2 Sở giao dịch ( Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Trung ( Đà Nẵng, Đaklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế) : 6 chi nhánh, và 3 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Tây ( Long An, Cần Thơ, An Giang và Cà Mau) : 4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch ( Ninh Kiều, Thốt Nốt).
Tại khu vực miền Đông ( Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu) : 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch.
d/ Các sự kiện khác:
Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong năm này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
e/ Các công ty trực thuộc, liên doanh:
Các công ty trực thuộc :
Công ty chứng khoán ACB ( ACBS)
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
Công ty cho thuê tài chính ( ACBL)
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)
Các công ty liên doanh :
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB
1.1.2.1 Sơ đồ hệ thống ACB:
Sơ đồ I : Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm các phòng ban.
* Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, và Hội đồng đầu tư, v.v..
* Ban điều hành
Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và tám Phó Tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
* Ban kiểm soát nội bộ
Ban kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sat tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngàng ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ đánh giá chất kượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.
* Hội đồng tín dụng
Hội đồng tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện việc xét duyệt phan phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vaycủa ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
* Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có.
Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; Quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; Quy định mức dự trữ thanh khoản; Quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; Quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Hội đồng đầu tư
Hội đồng đầu tư được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, hội đồng có 10 nguời, là thành viên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Trưởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.
1.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ các khối:
* Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng cá nhân được thành lập để xây dựng, phát triển và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất và phát triển hoạt động ngân hàng dành cho cá nhân, phù hợp với định hướng chiến lược của ACB.
Khối khách hàng cá nhân được tổ chức thành các phòng. Tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc, phòng có thể có một số bộ phận:
Phòng kinh doanh
Phòng huy động vốn và dịch vụ tài chính cá nhân.
Phòng tín dụng
Phòng ngân hàng điện tử
Phòng phân tích thông tin
Hệ thống kênh phân phối gồm: kênh phân phối chi nhánh ( Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch), kênh phân phối qua đối tác, kênh phân phối ngân hàng điện tử, kênh phân phối máy giao dịch tự động.
Ngoài ra, khi cần thiết thì chuyên viên và nhân viên của Khối được phân công qản lý và tham gia các dự án. Chuyên viên và nhân viên quản lý hay tham gia dự án làm việc độc lập, báo cáo trực tiếp cho trưởng dự án và báo cáo cho cấp trên trực tiếp hoặc cho một cấp trên nào đó được giám đốc khối chỉ định.
Quan hệ giữa Khối và Sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch là quan hệ phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ACB.
* Khối khách hàng doanh nghiệp
+ Bộ phận sản phẩm và phân tích tín dụng
- Thực hiện cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ
- Cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn.
- Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ khi có nhu cầu vay vốn.
+ Bộ phận thẩm định
- Tiến hành thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vay vốn, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, thẩm định tính khả thi của dự án, tình hình tài chính của doanh nghiệp và đề xuất cho vay.
- Theo dõi quá trình thực hiện dự án của doanh nghiệp, theo dõi món nợ vay và tài sản thế chấp.
+ Bộ phận thanh toán quốc tế
- Làm trung gian thanh tóan cho các doanh nghiệp dưới các hinh thức thanh toán L/C, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán séc, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và chứng từ có giá.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản thanh toán, mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu.
* Khối ngân quỹ
+ Bộ phận kinh doanh vốn
Bộ phận này chuyên về các chức năng theo dõi nguồn vốn huy động dưới các hình thức : tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán…để sử dụng nguồn vố đó sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Bộ phận này khá quan trọng vì đây là đầu vào của ngân hàng, muốn có vốn vay thì phải huy động vốn tốt.
+ Bộ phận ngoại hối – kiều hối :
Bộ phận ngoại hối – kiều hối chuyên về thu đổ ngaọi tệ và thực hiện các dịch vụ kiều hối, đổi thẻ MasterCard và VisaCard cho khách hàng.
* Khối phát triển kinh doanh
+ Bộ phận nghiên cứu phân tích kế hoạch và phân tích thị trường : bộ phận này sẽ nghiên cứu chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, xem xét đánh giá thị trường để đưa rachiến lược kinh doanh hợp lý, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
+ Bộ phận phát triển kênh phân phối: nhiệm vụ của bộ phận này là phân tích tình hình các ngành, khu vực kinh tế để thành lập các kênh phân phối hợp lý.
+Bộ phận phát triển sản phẩm : kinh tế càng phát triển nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Để hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thì cần nghiên cứu phát triển nhiều loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiệm vụ của bộ phận này là nghiên cứu nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.
* Khối giám sát điều hành
+ Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán gồm một kế toán trưởng và các kế toán viên. Nhiệm vụ của bộ phận này là thực hiện việc tính toán, ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống. Nhờ đó, Ban lãnh đạo kịp thời nắm tình hình thực hiện kế hoạch tổng hợp ( cơ cấu cho vay của các ngành kinh tế, số dư nợ quá hạn…) biết được tình hình thực hiện kế hoạch tiền mặt, tình hình huy động vốn để có kế hoạch sử dụng hiệu quả.
+ Bộ phận xử lý nợ
- Thực hiện chức năng theo dõi những món nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi…
- Tiếp xúc khách hàng để tư vấn tìm cách trả nợ, trường hợp không còn cách giải quyết, bộ phận này tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.
+ Ban pháp chế: Bộ phận này chuyên xử lý các hồ sơ tín dụng thực hiện sai hợp đồng đã ký kết và thu hồi các khoản nợ này theo đúng qui định pháp luật cho phép, nhằm thu hồi vốn về càng sớm càng tốt để tiếp tục quay vòng tạo ra lợi nhuận, giảm bớt chi phí.
+ Bộ phận quản lý rủi ro
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phân tích rủi ro, đề ra những chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro về tín dụng, thanh khoản và rủi ro về lãi suất nhằm giảm giảm thiệt hại cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
* Khối quản trị nhân sự
+ Bộ phận nhân sự
- Bộ phận này có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự của đơn vị.
- Tiếp nhận hồ sơ xin việc khi có nhu cầu phát triển thêm nguồn nhân lực.
- Xây dựng các chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
- Thực hiện chương trình đào tạo cho nhân viên hàng năm.
+ Bộ phận hành chính
Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, lưu trữ công văn, nhận công văn đến và gửi công văn đi, lưu trữ, sao chép cho Ban giám đốc và các phòng khác.
* Khối công nghệ thông tin.
- Khối này thực hiện các nghiệp vụ xử lý thông tin trên máy tính, tổng hợp, thống kê và khai thác dữ liệu được truyền từ các phòng ban và các chi nhánh thông qua hệ thống mạng.
- Thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp tất cả các máy tính của hệ tống ngân hàng.
- Khai thác các dịch vụ ngân hàng điện tử như : Home Banking, Phone Banking,… thông qua mạng. Xử lý việc thanh toán thẻ qua mạng.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh trong ACB
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn, tiền gởi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn tín dụng của từ tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; Hùn vốn liên doanh theo luật định.
- Đầu tư vào tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng .
- Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khách trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cấp phép.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác….
Trong các hoạt động trên, tín dụng là khâu chủ lực trong hoạt động của ngân hàng. Do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên ACB luôn có những chiến lược phát triển hoạt động tín dụng phù hợp để đảm bảo khả năng sinh lời cũng như sự an toàn của đồng vốn bỏ ra.
Ngoài ra, ACB còn triển khai các nghiệp vụ như: có quan hệ đại lý với hơn 70 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thế giới, kinh doanh ngoại hối, phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu, đại lý chuyển tiền nhanh Western Union, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, hợp tác kinh doanh sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng,…
1.1.4. Một số kết quả đạt được của ACB trong những năm qua
1.1.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.
Kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất, đồng