Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Phát triển nền kinh tế thị trường và việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một tất yếu. Trải qua suốt chặng đường đổi mới nền kinh tế nước ta đã và đang hình thành một thị trương kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thị trường quảng cáo của Việt Nam được dự đoán trong năm 2009 có mức tăng trưởng 37%, một mức tăng trưởng gấp 6 lần mức tăng trưởng trung bình của thị trường quảng cáo thế giới (6%), sự cạnh tranh trên thị trương này sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, sự xâm nhập của các công ty quảng cáo nước ngoài sẽ càng làm thị trường này nóng bỏng hơn. Điều này cũng cho thây những thay đổi trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với quảng cáo. Công cụ quảng cáo ngày càng được khai thác mạnh mẽ, triệt để và trở thành công cụ quan trọng, hiệu quả để các doanh nghiệp quảng bá cho thương hiệu của mình trên thị trường, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Mặt khác nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các thông tin quảng cáo cũng đã có những thay đổi rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các thông tin quảng cáo để có thể đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo phải đầu tư có tính chiến lược và hợp lý hơn.
Công ty giày BQ là công ty 100% vốn sở hửu tư nhân có bề dày hơn 5 năm hoạt động trong lỉnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm da giày tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đã phần nào có được chỗ đứng vững trên thị trường Việt Nam và dành được tình cảm yêu mến của khách hàng. Quảng cáo đã đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển đi lên, cho việc quảng bá sản phẩm- thương hiệu, lôi kéo và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua của công ty, chúng ta phải thừa nhận rằng quảng cáo luôn mang lại giá trị lan truyền vô cùng to lớn cho doanh nghiệp. Tuy vậy các chương trình quảng cáo của công ty BQ vẫn chưa thực sự tạo được những ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều điểm còn bất cập trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo.
Hơn nữa, sang năm 2010 này, khi mà quảng cáo càng bùng nổ hơn bao giờ hết cả về số lượng và chất lượng, xu hướng tiêu dùng hàng hoá vì thương hiệu là một tất yếu.
Các chương trình quảng cáo cần phải có chất lượng, độc đáo, sáng tạo, thu hút được sự chú ý của khách hàng và cuối cùng là tạo niềm tin thôi thúc khác hàng sử dụng sản phẩm giày dép của công ty BQ.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX-TM BQ được sự hướng dẫn của anh Phan Hải, hiện nay là thành viên hiệp hội marketing Việt Nam, giám đốc công ty đồng thời là người sáng lập thương hiệu BQ và thấy giáo hướng dẫn TH.S Đỗ Văn Tính em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ” làm chuyên đề thực tập. Trong chuyên đề em chủ yếu tập trung nghiên cứu đến thực trạng hoạt động Quảng cáo của công ty giày BQ. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho việc hoàn thiện chiến lược quảng cáo của công ty BQ để quảng cáo có thể có những đóng góp hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và phát triển của công ty giày BQ.
72 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Phát triển nền kinh tế thị trường và việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một tất yếu. Trải qua suốt chặng đường đổi mới nền kinh tế nước ta đã và đang hình thành một thị trương kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thị trường quảng cáo của Việt Nam được dự đoán trong năm 2009 có mức tăng trưởng 37%, một mức tăng trưởng gấp 6 lần mức tăng trưởng trung bình của thị trường quảng cáo thế giới (6%), sự cạnh tranh trên thị trương này sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, sự xâm nhập của các công ty quảng cáo nước ngoài sẽ càng làm thị trường này nóng bỏng hơn. Điều này cũng cho thây những thay đổi trong nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với quảng cáo. Công cụ quảng cáo ngày càng được khai thác mạnh mẽ, triệt để và trở thành công cụ quan trọng, hiệu quả để các doanh nghiệp quảng bá cho thương hiệu của mình trên thị trường, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Mặt khác nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các thông tin quảng cáo cũng đã có những thay đổi rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các thông tin quảng cáo để có thể đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo phải đầu tư có tính chiến lược và hợp lý hơn.
Công ty giày BQ là công ty 100% vốn sở hửu tư nhân có bề dày hơn 5 năm hoạt động trong lỉnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm da giày tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đã phần nào có được chỗ đứng vững trên thị trường Việt Nam và dành được tình cảm yêu mến của khách hàng. Quảng cáo đã đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển đi lên, cho việc quảng bá sản phẩm- thương hiệu, lôi kéo và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua của công ty, chúng ta phải thừa nhận rằng quảng cáo luôn mang lại giá trị lan truyền vô cùng to lớn cho doanh nghiệp. Tuy vậy các chương trình quảng cáo của công ty BQ vẫn chưa thực sự tạo được những ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều điểm còn bất cập trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo.
Hơn nữa, sang năm 2010 này, khi mà quảng cáo càng bùng nổ hơn bao giờ hết cả về số lượng và chất lượng, xu hướng tiêu dùng hàng hoá vì thương hiệu là một tất yếu.
Các chương trình quảng cáo cần phải có chất lượng, độc đáo, sáng tạo, thu hút được sự chú ý của khách hàng và cuối cùng là tạo niềm tin thôi thúc khác hàng sử dụng sản phẩm giày dép của công ty BQ.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX-TM BQ được sự hướng dẫn của anh Phan Hải, hiện nay là thành viên hiệp hội marketing Việt Nam, giám đốc công ty đồng thời là người sáng lập thương hiệu BQ và thấy giáo hướng dẫn TH.S Đỗ Văn Tính em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ” làm chuyên đề thực tập. Trong chuyên đề em chủ yếu tập trung nghiên cứu đến thực trạng hoạt động Quảng cáo của công ty giày BQ. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho việc hoàn thiện chiến lược quảng cáo của công ty BQ để quảng cáo có thể có những đóng góp hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và phát triển của công ty giày BQ.
2. Mục đích nghiên cứu
Có thể nói đối với mỗi doanh nghiệp thì hoạt động quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nhiều năm qua, có nhiều doanh nghiệp chưa đưa ra các kế hoạch và phương pháp quảng cáo mang lại hiệu quả như mong muốn, vì vậy hoàn thiện chiến lược quảng cáo trong mọi doanh nghiệp có lẻ là điều mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn, vì vậy đề tài này sẽ góp phần cải thiện các chiến lược quảng cáo của công ty giày BQ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thời lượng cho phép và kiến thức hạn chế nên đề tài này chỉ áp dụng cho các hoạt động quảng cáo tại công ty giày BQ mà thực tế đã tìm hiều và có sự đồng ý của lãnh đạo công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này em chủ yếu sử dụng phương pháp thống kế, phân tích và mô hình toán...
5. Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Trong đề tài này em chủ yếu phân tích và đánh giá các hoạt động quảng cáo của công ty giày BQ trong những năm vừa qua, đồng thời qua đó rút ra những ưu và nhược điểm, điều gì cần được phát huy và loại bỏ để nhằm có các chiến lược quảng cáo hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, tăng khả năng bán hàng cho công ty.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động Quảng Cáo
Chương II: Tổng quan về công ty và thực trạng hoạt động Quảng Cáo
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quảng Cáo tại Công ty giày BQ.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
1.1 Khái niệm về Marketing và quảng cáo
1.1.1 Khái niệm về Marketing
Có nhiều khái niệm xoay quanh đề tài này và có thể nói khái niệm nào cũng nói lên đúng bản chất vốn có của nó, và chúng ta đi vào từng khái niệm của các tác giả đã định nghĩa về marketing :
Tạo ra khách hàng
Chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách hàng. Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay họ biết đi trước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này. Thậm chí họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng.
Chú trọng các mối quan hệ
Marketing truyền thống chỉ chú ý đến các giao dịch còn marketing hiện đại chú trọng không chỉ giao dịch mà còn là các mối quan hệ với khách hàng. Quan điểm cũ làm cho việc kinh doanh trở nên thô thiển và thực dụng song không có chiều sâu và sự bền lâu. Quan điểm mới chú ý xây dựng, vun đắp các quan hệ với khách hàng nên tổng đầu tư cho giao dịch lại giảm xuống mà hiệu quả tăng lên.
Chú trọng giành và giữ khách hàng
Như chính Philip Kotler đã nhấn mạnh: "Trong marketing hiện đại, song song với việc thiết kế một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất để giành lấy và giữ khách hàng"
Thỏa mãn và duy trì sự trung thành của khách hàng
Thay vì đánh giá hiệu quả marketing là phục vụ cho bán được nhiều hàng, ngày nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất với marketing hiện đại lại là những nhân tố vô hình, đó là "thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng" và "duy trì tối đa lòng trung thành của khách hàng".
Ảnh hưởng của tư tưởng Marketing hiện đại
Tư tưởng marketing hiện đại đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành xử của toàn bộ ngành marketing. Trận chiến mới của các công ty là trạn chiến để giành chỗ trong tâm trí khách hàng, giành lấy "top of mind" của khách hàng.
Từ thay đổi này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cận mới, nhân bản và cũng tinh vi hơn.
Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ với các nhà thầu phụ và nhà phân phối của mình. Họ bắt đầu coi nhà thầu phụ và nhà phân phối là đối tác thay vì coi là khách hàng và đối xử tương ứng theo nguyên tắc win - win.
Cách đo lường
Chính vì marketing hiện đại hướng đến và chú trọng các nhân tố vô hình trong khi thực thi các hành vi marketing nên cũng có những công cụ đo lường mới được áp dụng để đo đếm mức độ thành công của các chiến dịch marketing. Một vài công cụ vẫn được nhắc đến là:
Rating
Do các hãng chuyên nghiên cứu thị trường thực hiện. Ở Việt Nam có TNS và AcNielsen thực hiện các dịch vụ này. Mục tiêu đo đếm và xếp hạng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tài trợ, quảng cáo.
Monitoring
Theo dõi thông tin theo một chuyên đề nào đó được đặt hàng. Các monitoring này cũng có thể được thực hiện và bán đại trà.
Phỏng vấn và Điều tra
Thực hiện theo đơ đặt hàng nhằm vào một mục tiêu, chủ đề rõ rệt. Các phỏng vấn và điều tra này thường đòi hỏi chi phí cao và một lượng lớn nhân lực thực hiện cũng như phân tích, lập báo cáo.
1.1.2 Khái niệm về quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để dưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở trình độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần phải được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử.
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại hình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng Internet. Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh Niên,...
Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp. Đây là hình thức quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng. Quảng cáo gián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride...
1.1.3 Lịch sử ra đời của quảng cáo
Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông ta đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. -Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. -Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh. -Tuy nhiên, chính họa sĩ Italy L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903.
1.1.4 Các phương tiện quảng cáo phổ biến
Truyền hình
Báo chí
Internet
Phát thanh
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo qua bưu điện
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển
Quảng cáo qua các trang vàng
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
Quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo từ đèn LED
1.1.5 Đánh giá về môi trường quảng cáo tại Việt Nam
1.1.5.1Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo
Tuy Quảng cáo chỉ mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây trong đời sống kinh tế tiêu dùng của người Việt Nam nhưng theo nghiên cứu mới nhất của giới chuyên nghành, người tiêu dùng Việt Nam đã hội nhập rất nhanh với xu thế thời đại. Theo kết quả nghiên cứu của 1000 người tiêu dùng Việt Nam thuộc mọi giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Dương và Vĩnh Long tiến hành vào cuối năm 2007 đến đầu tháng 2/2008 bởi công ty Quảng cáo Leo Burnett Việt Nam phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường NFO Viet Nam cho thấy một số nhóm người tiêu dùng lĩnh hội và cảm nhận các bản tin, hình thức quảng cáo ở ngang mức giới tiêu dùng ở vài thị trường láng giềng đã quá quen thuộc với Quảng cáo từ nhiều thập niên trước như Malaysia và Thái Lan. Trong cuộc nghiên cứu này người ta phát hiện ra 3 đặc điểm về người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến Quảng cáo:
Sự tiếp nhận nhanh thông tin Quảng cáo: Người tiêu dùng Việt Nam khi được xem khoảng 50 khúc phim Quảng cáo ngắn trên truyền hình thuộc mọi nguồn gốc sản xuất nội địa và ngoại quốc, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh, lời Quảng cáo từ mức bình thường đến mức rất chìu tượng thì kết quả cho thấy 6/10 người tiêu dùng Việt Nam đều nắm trọn bản tin.
Hai là, Người tiêu dùng Việt Nam thường yêu nhân vật trong các đoạn phim Quảng cáo sau đó mới dùng lý lẽ để giải thích tại sao họ thích khúc Quảng cáo ấy và sản phẩm ấy.
Ba là, Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu mua sản phẩm vì biết đến thương hiệu. Họ tỏ ra sành sỏi hơn trong chuyện mua sắm, trong việc cảm nhận các Quảng cáo vì họ đã bắt đầu sành điệu hơn về thương hiệu. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy sự nhận thức về Quảng cáo giữa người miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt nhiều mà chỉ có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị khi mà người thành thị nhận thức tốt hơn người nông thôn rất nhiều. Trong giai đoạn hiện nay những Quảng cáo ít lời nhưng thú vị thường gây được sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam hơn là các Quảng cáo dùng quá nhiều lời thuyết minh, phóng đại quá mức về sản phẩm. Những Quảng cáo được người tiêu dùng Việt Nam cảm nhận và thích thú nhất là quảng cáo của Heineken( trong nhà hàng Nhật), Tiger beer( cuộc tìm kiếm), Nescafe (Cuộc sống hàng ngày của một thành viên trong xã hội), Ercsson( Buổi hoà nhạc) và YoMost ( đi cắm trại), đó là những đánh giá của ông Richard Burrage giám đốc điều hành của công ty NFO Vietnam. Còn theo ông Phil McDonald thì “ Người tiêu dùng Việt Nam biết thưởng thức các khúc Quảng cáo hay và dư khả năng nắm bắt bất cứ kiểu cấu trúc sáng tạo quảng cáo nào”. Cũng theo các chuyên gia này thì chỉ sau 10 năm nữa thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mức tự vệ chống lại các cơn mưa quảng cáo. Tức là người tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trước các Quảng cáo.
1.1.5.2 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Quảng cáo
Nhìn tổng quan trặng đường phát triển của hơn một thập ký qua của quảng cáo Việt Nam ta có thể thấy được sự phát triển rất nhanh của thị trường này, điều này cho phần nào thể hiện được sự quan tâm và nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với hoạt độn quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh nghiệp. Sự đầu tư vào hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm trở lại đây cảng trở nên mạnh tay hơn bao giờ hết khi mà trong năm 2004 hai công ty Việt Nam lọt vào tốp 10 doanh nghiệp có chi phí khuyến mãi lớn nhất Việt Nam là Tân Hiệp Phát đứng thư 5 với chi phí là 4,9 triệu USD và Vinamilk đứng thứ 8 với chi phí 3,8 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu/1lần để thực hiện một đoạn Quảng cáo trên Tivi và được duy trì với tần số cao trong thời gian vài tháng, có doanh nghiệp còn thực hiện cả một đoạn phim ngắn 5 phút giới thiệu về doanh nghiệp trên truyền hình. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được sức mạnh và tầm quan trọng của Quảng cáo và trên thực tế cũng đã có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã có những mẫu Quảng cáo hay như của Biti’s hay Bita's… Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp của Việt Nam đại đa số họ vẫn chỉ coi Quảng cáo là một cái gì đó thứ yếu trong doanh nghiệp và việc Quảng cáo có cũng được và không có cũng không sao, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các quảng cáo chỉ nhằm mục đích gây dựng sự chú y, bắt mắt, thú vị chứ chưa thực sự đi vào bản chất của vấn đề là tạo một chỗ đứng trong tâm trí người khách hàng tiềm năng. Với các doanh nghiệp Việt Nam thì đa số họ cho rằng việc tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng không quan trọng bằng việc tạo chỗ đứng trên thị trường vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi thiết kế các chương trình Quảng cáo thường có các lỗi sau:
Chọn phương tiện tuỳ tiện: ví dụ như nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng công nghiệp nhằm tới khách hàng là các doanh nghiệp mà vẫn chạy các Quảng cáo trên truyền hình, điều này thật quá lãng phí khi phải bỏ ra vài chục triệu đồng cho 30 giây Quảng cáo mà khách hàng mục tiêu lại không nhiêu người xem truyền hình
Tần suất Quảng cáo: các doanh nghiệp Việt Nam thường thích hoặc làm ăn được thì tung ra nhiều Quảng cáo còn nếu không hoạc hết thì bỏ ngay mà không quan tâm đến tác động của Quảng cáo, họ ít có các chiến lược rõ ràng.
Thông điệp Quảng cáo: Thông điệp quảng cáo thì mơ hồ, dài dòng hoặc quá thô sơ. Ví dụ như trên tấm biển lớn chỉ có tên nhãn hiệu và một câu khẩu hiệu biểu tượng gây khó hiểu hoặc hình mầu nền quá màu mè làm loãng hình ảnh thương hiệu trong khi lại có địa chỉ và số điện thoại liên hệ không ai đọc được và nhớ nổi khi đi qua đường.
Nội dung quảng cáo: Nội dung thì quá ôm đồm, thiếu đồng bộ, tản mạn, ý tưởng không mạnh, không mạch lạc, không có điểm nhấn. Ví dụ hình ảnh, nhân vật quảng cáo không thống nhất khi quảng cáo trên báo và truyền hình, kịch bản lãng mạn không nhấn vào được ý đồ cần quảng cáo khiến người tiêu dùng không tiếp thu và ghi nhớ được. Kết quả không tạo được hiệu ứng cộng hưởng trong Quảng cáo.
Tóm lại trên đây là những lỗi mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải trong quá trình thiết lập các chương trình Quảng cáo nên các chương trình Quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam thương kém hiệu quả. Do vậy trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có được cái nhìn sâu sắc hơn nữa về quảng cáo và đưa ra các chiến lược quảng cáo lâu dài, phù hợp với khách hàng mục tiêu hơn.
1.1.5.3 Đóng góp của quảng cáo
Từ những phân tích trên cho thấy trải qua suốt trạng đường lịch sử phát triển của mình Quảng cáo đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự đóng góp của Quảng cáo đối với các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện rất rõ thông qua tốc độ phát triển của thị trường trong những năm gần đây khi và tống độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo luôn ở mức cao và năm 2010 tốc độ tăng của thị trường Quảng cáo dự đoán đạt mức 38%. Quảng cáo đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm tới khách hàng mục tiêu, giúp cho việc nhắc nhở duy trì sự ghi nhớ của khách hàng về các thương hiệu của các doanh nghiệp, duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới…
Chúng ta có thể nhận thấy 80% thị phần đang nằm trong tay hơn 20 công ty quảng cáo nước ngoài. Con số thống kê mà Hiệp hội Quảng cáo đưa ra sáng nay không làm người trong cuộc ngạc nhiên mà đặt ra câu hỏi: Làm gì để tháo gỡ khó khăn và giúp 1.000 doanh nghiệp trong nước trụ vững ngay trên sân nhà.Theo giới chuyên môn, ngành quảng cáo Việt Nam hình thành từ 10 năm nay, khi Mỹ bắt đầu bãi bỏ cấm vận. Lúc đó, các công ty quảng cáo nước ngoài đã đi cùng với những tập đoàn sản xuất hàng hoá lớn như Unilever, CocaCola, Pepsi và thổi một luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp non trẻ này. Các công ty quảng cáo Việt Nam khi ấy chỉ nhận gia công lại các chương trình như sản xuất và lên kế hoạch truyền hình, phát sóng. Dần dần, thông qua học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài, các công ty quảng cáo trong nước lớn mạnh và bắt đầu nhận làm những hợp đồng trọn gói.
“Các công ty quảng cáo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Họ nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài và áp dụng nhanh chóng những khái niệm về quảng cáo vào thị trường Việt Nam”, Phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Christian De Ruty nhận định. Theo ông, thuận lợi lớn nhất của ngành quảng cáo đó là các công ty tư nhân ở Việt Nam ngày một hiểu rõ tầm quan trọng cũng như sức mạnh của quảng cáo đối với sự sống còn của sản phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế là trong số hơn 1 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm tại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%. Trên 80% còn lại thuộc về số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới. “Tại thị trường nội địa, nếu chỉ tính mảng gia công, thực hiện những công đoạn cuối cùng của quá trình quảng cáo thì các doanh nghiệp trong nước chiếm tới 90%. Nhưng nếu tính những hợp đồng quảng cáo lớn nhất, trọn gói thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 90%”, Giám đốc Công ty cổ phần giải pháp thị trường Hoàng Gia, Ông Hoàng Hải Âu thừa nhận. Nguyên nhân chính, t