Hiện nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, việc tham gia tích cực vào sự phân công lao động trong khu vực và quốc tế của mỗi nước là hết sức quan trọng. Một trong những biểu hiện của quá trình phân công lao động đó là hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá giữa các nước. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ giữ một vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu càng trở nên sôi động. Điều này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, trong hạch toán kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra một phương pháp thống nhất trong hạch toán kế toán xuất nhập khẩu.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các Doanh ngiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá tổng hợp Hà Nội".
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm ba nội dung chính:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hoá và kế
toán xuất khẩu hàng hoá.
Phần 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán xuất khẩu ở Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
39 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các Doanh ngiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hiện nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, việc tham gia tích cực vào sự phân công lao động trong khu vực và quốc tế của mỗi nước là hết sức quan trọng. Một trong những biểu hiện của quá trình phân công lao động đó là hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá giữa các nước. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ giữ một vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân.
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu càng trở nên sôi động. Điều này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, trong hạch toán kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra một phương pháp thống nhất trong hạch toán kế toán xuất nhập khẩu.
Trong khuôn khổ của bài viết này, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại các Doanh ngiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá tổng hợp Hà Nội".
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm ba nội dung chính:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hoá và kế
toán xuất khẩu hàng hoá.
Phần 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán xuất khẩu ở Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Phần 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hoá và kế toán xuất khẩu hàng hoá
I. Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu và nguyên tắc kế toán ngoại tệ
1. Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu là việc một nước bán hàng hoá hoặc dịch vụ của nước mình cho một nước khác bằng Nghị định thư ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngoài Nghị định thư. Thông qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ, thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu có vai trò mở rộng thị trường sản xuất trong nước, tạo vốn cho nhập khẩu, tạo tiền đề vật chất để thực hiện nhiều mục tiêu đối ngoại khác của Nhà nước. Hàng xuất khẩu là hàng được sản xuất, chế biến, thu mua trong nước, hoặc hàng nhập khẩu để tái xuất.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có đặc điểm cơ bản sau:
- Lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao gồm hai giai đoạn: mua, bán hàng xuất khẩu. Bởi vậy thời gian thực hiện các giai đoạn lưu chuyển của hàng hoá trong các đơn vị xuất nhập khẩu thường dài hơn các đơn vị kinh doanh hàng hoá trong nước.
- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ cung cấp được sản xuất trong nước, phổ biến gồm các loại: nguyên liệu, vật liệu, lâm sản, hải sản, khoáng sản..., khai thác xuất khẩu các hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu, các hàng chế biến...
- Xuất khẩu thường được thực hiện theo hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó đơn vị xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức quá trình mua, bán hàng hoá và tự cân đối tài chính cho thương vụ đã ký kết. Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất hộ hàng hoá cho đơn vị chủ hàng, từ dịch vụ uỷ thác đơn vị xuất nhập khẩu được hưởng tỷ lệ hoa hồng uỷ thác.
- Giá xuất khẩu hàng hoá được tính chủ yếu theo giá CIF hoặc giá FOB. Giá CIF trị giá hợp đồng xuất nhập khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua (nước nhập khẩu). Giá FOB trị giá hợp đồng xuất nhập khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước bán (nước xuất khẩu). Nước ta thường xuất theo thể thức FOB.
- Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của đơn vị xuất khẩu được phản ánh bằng ngoại tệ, vì vậy mức độ thực hiện các chỉ tiêu không chỉ phụ thuộc vào kết quả hoạt động ngoại thương, mà còn bị chi phối bởi tỷ giá ngoại tệ thay đổi và phương pháp kế toán ngoại tệ.
2. Nguyên tắc kế toán ngoại tệ
Ngoại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất nhập khẩu thực hiện các thương vụ kinh doanh. Theo nguyên tắc chung, kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định cụ thể sau:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc dùng tỷ giá thực tế áp dụng cho các đơn vị Ýt phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ. Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ: Nếu đơn vị có sử dụng tỷ giá hạch toán để phản ánh nghiệp vụ thu, chi, mua, bán, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán thì cần tuân thủ các quy định sau:
+ Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.
+ Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh số nhập khẩu, chi phí ngoại tệ cho nhập, xuất, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và ghi sổ theo tỷ giá thực tế thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Nguyên tắc 3: Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ngày cuối kỳ: Tiền nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ còn dư được điều chỉnh về tỷ giá thực tế ngày cuối kỳ; chênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giá ghi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối kỳ được điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng trên, đồng thời ghi riêng khoản chênh lệch do chuyển đổi ngoại tệ chờ xử lý bảo toàn vốn vào thời điểm thích hợp.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc phản ánh ngoại tệ: Các khoản thu. chi bằng ngoại tệ cần được theo dõi nguyên tệ chi tiết ngoài hệ thống sổ ghi kép, thường được gọi là ghi tài khoản ngoài bảng cân đối, để biết số ngoại tệ biến động trong kỳ và còn lại ở mọi thời điểm.
II. Sự cần thiết của kế toán xuất khẩu trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, có vai trò tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua xuất khẩu hàng hoá, chúng ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, đòi hỏi chúng ta phải tổ chức sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường, đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ của nước ta với nước ngoài như: quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế...
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu như vậy thì việc hoàn thiện tổ chức kế toán xuất khẩu hàng hoá là một yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp kinh doang xuất nhập khẩu. Để đảm bảo vị trí của mình trên thương trường đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng kế toán, một trong những công cụ của quản lý kinh tế đảm bảo phản ánh và kiểm tra toàn diện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ có những số liệu do kế toán mang lại phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống mới là phương tiện quản lý kinh tế và là cơ sở cho những quyết định kinh doanh của chủ doanh nghiệp một cách hữu hiệu.
Việc hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế nói chung và kế toán nghiệp vụ xuất khẩu nói riêng là hết sức quan trọng. Một mặt nó giúp cho việc ghi chép những biến động về số lượng, chủng loại hàng hoá được nhanh chóng, kịp thời, chính xác, mặt khác vẫn đảm bảo tính gọn nhẹ, khoa học trong công tác kế toán. Điêù này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc theo dõi hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình và trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cho quản trị nội bộ.
III. Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xuất khẩu, để quản lý tốt hoạt động xuất khẩu hàng hoá cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu thu mua hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá. Đây là nhiệm vụ đầu tiên, cơ bản, quan trọng trong kế toán nghiệp vụ xuất khẩu bởi vì thông qua việc phản ánh của kế toán, doanh nghiệp mới có thể nắm được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc thu được nhiều lợi nhuận cho đơn vị.
- Phản ánh và giám đốc tình hình công nợ và thanh toán công nợ. Trong tất cả các doanh nghiệp, vấn đề đầu tiên và cấp bách cần được quan tâm là vốn. Trong tình hình hiện nay, các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng một số nơi rơi vào tình trạng đi chiếm dụng vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình. Vần đề đặt ra cho mỗi đơn vị là phải làm tốt nhiệm vụ kế toán, quản lý chặt chẽ tình hình vật tư, tiền vốn, hàng hoá của đơn vị.
- Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm túc kế toán ngoại tệ để cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động xuất khẩu.
IV. Kế toán xuất khẩu hàng hoá
Quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao gồm hai giai đoạn: Thu mua sản phẩm hàng hoá trong nước hoặc từ nguồn nhập khẩu, sau đó bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại ký kết giữa hai Chính phủ (xuất khẩu theo Nghị định thư) hoặc giữa hai tổ chức kinh doanh thương mại (xuất khẩu ngoài Nghị định thư). Xuất khẩu hàng hoá có thể trực tiếp hoặc uỷ thác.
1. Kế toán xuất khẩu trực tiếp
1.1. Kế toán mua hàng xuất khẩu
Nguồn hàng để xuất khẩu chủ yếu là do thu mua trong nước từ trung ương tới địa phương thuộc các ngành hàng sản xuất, buôn bán, hoặc từ nguồn gia công chế biến ngay tại đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Thu mua, khai thác hàng xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở hợp đồng với các điều khoản quy định cụ thể. Mua hàng nhập khẩu có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức:
- Thu mua trực tiếp: Đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp khai thác, tổ chức giao nhận hàng và mua hàng tại điểm bán của nhà cung cấp.
- Đặt hàng gia công xuất khẩu.
- Chuyển hàng thu mua: trên cơ sở hợp đồng bên bán định kỳ chuyển hàng cho bên mua, hoặc đến thời hạn quy định của xuất khẩu, người bán trực tiếp chuyển hàng tới giao cho bên mua.
Kế toán mua hàng nhập khẩu dùa trên bộ chứng từ do người bán gửi tới và các chứng từ liên quan tới chi tiêu, thanh toán và kiểm nhận hàng trực tiếp lập tại đơn vị; sử dụng tài khoản và mở sổ tài khoản tuỳ theo phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) hay phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Trường hợp mua hàng trả tiền trước
- Khi ứng tiền mua hàng xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 111,112 - Tiền mặt, TGNH
- Khi kiểm nhận hàng mua theo chứng từ nhận:
Nợ TK 157 - Gửi xuất khẩu theo
Nợ TK 156 - Nhập kho (KKTX)
Nợ TK 6112 - Nhập bán (KKĐK)
Có TK 331 - Phải trả người bán
- Các phí tổn mua hàng được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán qua tài khoản 1562 - phí mua hàng hoặc 6112 cuối kỳ kết chuyển cho số hàng xuất khẩu và số hàng xuất khẩu chưa bán.
Nợ TK 1562 - Phí mua hàng hoá (KKTX)
Nợ TK 6112 - Phí mua hàng (KKĐK)
Có TK 111, 112 - Chi phí bằng tiền
Có TK 331 - Ghi phải trả dịch vụ thuê
Có TK 141 - Chi phí bằng tạm ứng
- Trường hợp mua hàng đã kiểm nhận tại nơi mua hàng hoặc hàng mua đang chuyển để xếp giao phương tiện xuất khẩu, kế toán phải tạm thời sử dụng tài khoản 151 - hàng mua đang đi trên đường để theo dõi ở kỳ kế toán tiếp theo.
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Có TK 331 - Phải trả người bán
Trường hợp mua hàng xuất khẩu trả chậm
- Khi kiểm nhận hàng mua, giao thẳng xuống phương tiện chuyên chở xuất khẩu hoặc tạm nhập kho chờ đóng gói, kế toán ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 157 - Hàng gửi xuất khẩu
Nợ TK 156 - Tạm nhập kho (KKTX)
Nợ TK 6112 - (KKĐK)
Có TK 331 - phải trả người bán
- Thanh toán tiền mua hàng xuất khẩu
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Các phí tổn mua hàng được ghi theo nguyên tắc phản ánh nghiệp vụ tương tự ở trường hợp mua hàng trả tiền trước.
Thông thường hàng mua nhập khẩu được ký theo thương vụ xuất khẩu của từng hợp đồng, vì vậy giá thực tế nhập hàng cũng đồng thời là giá thực tế xuất bán hàng (giá thực tế đích danh), được tính khi hàng đã hoàn thành khâu đóng gói, kiện để xuất khẩu.
1.2. Kế toán bán hàng xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá có thể lùa chọn một trong hai thể thức giá: xuất (FOB) hoặc xuất (CIF). Phần lớn các loại hàng hoá của nước ta đều được xuất khẩu theo theo giá FOB, kế toán theo dõi ghi sổ như sau:
- Khi xuất sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu ghi:
+ Xuất khẩu hàng qua kho:
Nợ TK 157
Có TK 156
+ Xuất bán thẳng hàng xuất khẩu:
Nợ TK 157, 151
Có TK 331
Có TK 111, 112...
- Khi chuyển giao xong hàng hoá lên phương tiện của nước ngoài, kế toán ghi giá vốn hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 151 - Hàng mua giao xuất khẩu thẳng
Có TK 157 - Hàng mua gửi đi giao xuất khẩu
- Các phí tổn giao nhận hàng xuất khẩu
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, TGNH
Có TK 331 - Phải trả phí dịch vụ thuê
- Kê khai, nép thuế xuất khẩu cho hàng xuất, nếu xác nhận nép thuế bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng (Tgtt)
Có TK 333 - Thuế xuất khẩu (tght)
Có (nợ) TK 413 - tỷ giá chênh lệch
Nếu nép bằng tiền Việt Nam đồng (VND), ghi theo tỷ giá xác nhận phải nép thuế:
Nợ TK 511 - (Ngoại tệ thuế X tỷ giá nép thuế)
Có TK 333 - (Thuế xuất khẩu X tỷ giá nép thuế)
Có TK 1111, 1121 - Tiền nép thuế (VNĐ)
- Phản ánh số doanh thu bán hàng xuất khẩu
Nợ TK 1122 - Doanh thu bằng tiền (TGHT)
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (TGHT)
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng (TGHT)
Có (nợ) TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
2. Kế toán xuất khẩu uỷ thác
2.1. Tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu
Đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu có thể thực hiện hợp đồng uỷ thác từ khâu khai thác hàng xuất khẩu hộ chủ hàng hoặc chỉ tiếp nhận hàng xuất khẩu để tổ chức bán hàng ra nước ngoài và thanh toán tiền hàng.
Đơn vị nhận uỷ thác, tuỳ mức độ và giá trị hợp đồng xuất khẩu mà được hưởng tỷ lệ hoa hồng dịch vụ uỷ thác, ghi nhận như một khoản doanh thu bán hàng - Doanh thu dịch vụ uỷ thác.
- Khi nhận hàng của người giao uỷ thác để thực hiện dịch vụ xuất khẩu uỷ thác, trong đó, nếu xuất theo điều kiện giá CIF thì ghi đơn: Nợ TK 003 - Hàng nhận bán hộ. Nếu xuất theo điều kiện giá FOB thì kế toán không cần mở sổ TK 003.
- Nhận tiền của đơn vị uỷ thác để nép hộ thuế xuất khẩu, làm thủ tục hải quan (trường hợp không khoán phí uỷ thác):
Nợ TK 111, 112 - Tiền nép thuế và chi phí cho dịch vụ
Có TK 338 (3388) - Phải trả khác (chi tiết chủ giao uỷ thác)
- Nép thuế hộ và chi trả phí tại cửa khẩu xuất hàng; cơ sở để thanh toán với chủ hàng là chứng từ nép thuế và chi phí khác làm thủ tục hải quan.
Nợ TK 338 (3388) - Phải trả khác
Có TK 111, 112 - Chi nép thuế và thủ tục phí
- Khi được báo là bán xong hàng hoá: nếu bán (FOB) thì căn cứ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng rời cảng, sân bay hàng không, biên giới, đường sắt... Nếu bán (CIF) thì căn cứ báo Có của ngân hàng về sự chấp nhận mua của người nhập khẩu hoặc thông báo của nước mua, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (1122) - (TGHT)
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng - (TGHT)
Có TK 511 - Hoa hồng dịch vụ uỷ thác - (TGTT)
Có TK 338 (3388) - Sè tiền bán hàng thực phải trả (TGHT)
- Hoặc ghi riêng tiền bán hàng, hoa hồng sẽ bù trừ khi quyết toán hợp đồng uỷ thác:
Nợ TK 112 (1122) - (TGHT)
Nợ TK 131 - (TGHT)
Có TK 338 (3388) - Tổng số phải trả tiền bán hàng xuất khẩu uỷ thác - (TGHT)
-Khi trả tiền hàng xuất khẩu cho người giao uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3388) - Tổng số tiền bán hàng đã thanh toán - (TGHT)
Có TK 511 - Hoa hồng về dịch vụ bán hàng uỷ thác (TGHT)
Có TK 112 (1122) - Tiền thực tế trả thanh toán hợp đồng (TGHT)
Có (nợ) TK 413 - Chênh lệch tỷ giá số tiền hoa hồng được hưởng
Trường hợp nếu xuất theo giá CIF thì khi đã thanh toán xong tiền hàng xuất khẩu với giá khác hàng nước ngoài, kế toán ghi trị giá lô hàng vào TK 003 - Hàng nhận bán đại lý, ký gửi - Có TK 003.
Về tổ chức sổ kế toán cho hoạt động dịch vụ uỷ thác, các đơn vị cần mở theo dõi chi tiết cho các đối tượng thanh toán - chi tiết chỉ giao uỷ thác cho TK 338 (3388) - Phải trả khác. Nguyên tắc thiết kế sổ thanh toán với chủ giao uỷ thác tuỳ thuộc sổ của đơn vị đang áp dụng. Đồng thời mở sổ cho TK 003, nếu đơn vị xuất theo giá CIF.
2.2. Tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu
Đơn vị giao uỷ thác là đơn vị có giấy phếp xuất khẩu, được gọi là đơn vị chủ hàng, có quyền ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu, có trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản hoa hồng và chi phí bán hàng qua uỷ thác khác phát sinh tại đơn vị, cũng như đơn vị nhận uỷ thác. Nội dung hạch toán bán hàng xuất khẩu uỷ thác bao gồm: theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu bán hàng xuất khẩu và theo dõi thanh toán, thanh lý hợp đồng giao uỷ thác xuất khẩu với bên nhận uỷ thác.
- Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác theo hợp đồng và chứng từ xuất hàng đã lập, kế toán ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi bán
Có TK 151 - Hàng mua gửi xuất khẩu
Có Tk 331, 111, 112 - Hàng mua xuất khẩu
Có Tk 156 - Xuất kho hàng hoá xuất khẩu
- Chuyển tiền thuế xuất khẩu nhờ nép hộ tại cửa khẩu hải quan xuất hàng:
Nợ TK 1388 - Phải thu khác (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi chuyển nép thuế xuất khẩu
- Khi được báo hoặc nhận lại thuế chứng từ thuế xuất khẩu đã nép, kế toán phản ánh như sau:
+ Ghi số thuế xuất khẩu phải nép
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nép (3334)
+ Ghi số thuế xuất khẩu đã nép
Nợ TK 333 (3334) - Thuế xuất khẩu đã nép
Có TK 138 (1388) - Tiền nhờ nép thuế đã thanh toán
- Khi thanh lý hợp đồng xuất khẩu uỷ thác, kế toán căn cứ chứng từ và thời điểm ghi nhận thanh toán các khoản, ghi các bót toán bằng hai cách:
Cách 1:
+ Ghi doanh thu xuất khẩu phải thu:
Nợ TK 138 (1388)- Phải thu khác - sè thực phải thu (TGHT)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng -số hoa hồng - (TGTT)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng - (TGTT)
Có (nợ) TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
+ Thanh toán số tiền bán hàng thực nhận
Nợ TK 112 - TGNH
Có TK 138 (1388) -Phải thu khác (TGHT)
Cách 2:
+ Ghi doanh thu xuất khẩu phải thu ở đơn vị nhận uỷ thác:
Nợ TK 138 (1388) - Phải thu (TGHT)
Có TK 511 - Doanh thu - (TGHT)
Có (nợ) TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
+ Thanh toán các khoản trong tiền hàng phải thu
Nợ TK 641 - Chi phí trả hoa hồng uỷ thác (TGTT)
Nợ TK 112 - Tiền hàng còn thực nhận (TGHT)
Có TK 138 (1388) - Tiền hàng xuất khẩu đã thanh toán
- Trường hợp đơn vị không khoán chi phí trả dịch vụ uỷ thác thì nếu được chi hộ các phí uỷ thác (chi phí thủ tục xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng...) đơn vị phải căn cứ chứng từ thực chi để thanh toán, khi chuyển tiền thanh toán các khoản được ghi hé theo chứng từ, kế toán ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có Tk 111, 112 - Tiền xuất trả...
Tổ chức sổ kế toán bán hàng xuất khẩu qua uỷ thác cần theo hình thức sổ kế toán đang sử dụng tại đơn vị. Trong đó, ngoài sổ hạch toán các nghiệp vụ bán hàng, đơn vị có giao uỷ thác xuất phải mở sổ thanh toán với đơn vị nhận uỷ thác - TK 1388.
Phần 2
Thực trạng kế toán xuất khẩu ở Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Thực hiện Nghị quyết 16-NQ-TW của Bộ chính trị Trung ương Đảng về giải thể Liên hiệp xã thủ công nghiệp các cấp, chuyển sang sản xuất kinh doanh, Liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội được thành lập lại theo quyết định 5398/QĐUB cuối năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội. Từ một cơ quan hành chính bao cấp chuyển thành đơn vị sản xuất kinh doanh tháng 1/1991, Công ty phải dương đầu với một hoàn cảnh đầy khó khăn. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là một trong sáu công ty thành viên của Liên hiệp sản xuất dịch vụ và xuất nhập tiểu thủ công nghiệp Hà Nội, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và sử dụng con dấu riêng để giao dịch.
Tên giao dịch quốc t