Thận gồm hai quả nằm phía sau phúc mạc. Trên phim X quang, cực trên của thận tương ứng với trên xương sườn thứ XI - XII, cực dưới tương ứng với mỏm ngang L3 . Nếu thận nằm ngoài vị trí trên được gọi là thận lạc chỗ, cực dưới của thận vượt quá mỏm ngang L3 là dấu hiệu thận to hoặc thận sa.
Thận được cấu tạo bởi các đơn vị chức năng gọi là nephron. Hai thận có khoảng 2 - 2,4 triệu đơn vị chức năng. Đơn vị chức năng gồm: cầu thận và ống thận.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khám trên hệ tiết niệu và sinh dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
CHUYÊN ĐỀ NỘI KHOA
KHÁM TRÊN HỆ TIẾT NIỆU VÀ SINH DỤC
Nhóm
1.Trương Thị Ngọc Dung 08142024
2.Nguyễn Thị Diệu Thu 08142169
3.Văn Đình Chiểu 08142016
4. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 08142201
5 .Đỗ Thị Kim Thùy 08142173
6. Nguyễn Thị Hương Lan 08142075
7. Đỗ Thị Tuyết Trinh 08142206
8. Hồ Thị Thảo Trâm 08142200
9. Nguyễn Thị Kiều Oanh 08142118
10. Nguyễn Thị Thanh 08142157
GVHD: Ts. Nguyễn Văn Phát
Mục lục
Phần 1: HỆ TIẾT NIỆU
SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ TIẾT NIỆU
Giải phẫu:
Thận gồm hai quả nằm phía sau phúc mạc. Trên phim X quang, cực trên của thận tương ứng với trên xương sườn thứ XI - XII, cực dưới tương ứng với mỏm ngang L3 . Nếu thận nằm ngoài vị trí trên được gọi là thận lạc chỗ, cực dưới của thận vượt quá mỏm ngang L3 là dấu hiệu thận to hoặc thận sa.
Thận được cấu tạo bởi các đơn vị chức năng gọi là nephron. Hai thận có khoảng 2 - 2,4 triệu đơn vị chức năng. Đơn vị chức năng gồm: cầu thận và ống thận.
Chức năng sinh lý của thận:
Tạo nước tiểu: lượng dịch lọc vào ống thận khoảng 170 lít. Ống thận hấp thu gần như toàn bộ số lượng dịch lọc vào ống thận, chỉ đào thải một lượng nước vừa đủ hoà tan những chất cặn bã, trung bình là 800 - 1500ml/24 giờ.
Điều hoà kiềm-toan: hấp thu carbonat ở ống lượn gần, đào thải ion H+ ở ống lượn xa, tăng lọc các axit hữu cơ của cầu thận, duy trì pH máu trong khoảng 7,35 - 7,45. Nhiễm toan xuất hiện khi suy thận cấp tính và suy thận mất bù. Nhiễm toan do bệnh lý ống lượn gần hoặc ống lượn xa không liên quan đến suy thận. Phần lớn nhiễm toan ống thận là do dị tật bẩm sinh di truyền của ống thận.
Điều hoà huyết áp: Thận tiết renin hoạt hoá hệ thống RAA, ức chế hệ giãn mạch bradykinin. Khi suy thận, thiếu máu thận, renin tăng thường xuyên gây co mạch, giữ muối dẫn đến tăng huyết áp thường xuyên.
Tham gia vào quá trình tạo máu: Thận tiết erythropoietin, là một hormon kích thích biệt hoá tiền nguyên hồng cầu trở thành hồng cầu trưởng thành. Khi suy thận mãn tính sẽ xuất hiện thiếu máu do thiếu erythropoietin.
Tham gia điều hoà chuyển hoá canxi: Thận tổng hợp 1,25 dihydroxy cholecanxi (1,25 dihydroxy vitamin D3). 1,25 dihydroxy vitamin D3 có tác dụng kích thích tế bào ruột non tổng hợp một loại protein có tác dụng vận chuyển canxi ion hoá. Khi suy thận, 1,25 dihydroxy vitamin D3 giảm dẫn đến giảm canxi máu, cường cận giáp thứ phát, thưa xương, nhuyễn xương.
KHÁM LÂM SÀNG
Hệ thống thận tiết niệu gồm có: khám thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Ở thú đực có thêm tuyến tiền liệt nằm ở vùng cổ bàng quang. Hệ thống thận tiết niệu không thể tách rời khỏi cơ thể, cho nên khi khám có hệ thống với hệ thống thận tiết niệu phải thăm khám toàn thân.
KHÁM ĐỘNG TÁC ĐI TIỂU:
Khám tư thế đi tiểu:
Tư thế đi tiểu sinh lý của trâu, bò, ngựa, chó mèo, lợn...
Gia súc khỏe khi đi tiểu đều có chuẩn bị, như đang nằm thì đứng dậy, ngừng là việc, ngừng ăn …
Bò cái khi tiểu thì dang hai chân sau ra, đuôi cong, bụng thóp lại, trâu bò đực thì vừa đi, vừa ăn, vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng.
Ngựa lúc đi tiểu, hai chân sau dang ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau thấp xuống.
Lợn cái đi tiểu giống trâu bò cái, lợn đực đi tiểu từng giọt liên tục.
Nếu đường dẫn tiểu của thú có bệnh, tư thế gia súc đi tiểu thay đổi. Ví dụ: khi viêm niệu đạo, gia súc tiểu đau, rên rỉ, đầu quay nhìn bụng, hai chân sau chụm lại.
Đau khi đi tiểu: tiểu buốt, tiểu dắt:
Do viêm bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
Viêm quanh hậu môn, viêm cổ tử cung.
U bàng quang, u tiền liệt tuyến có nhiễm khuẩn.
Số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu:
Số lần đi tiểu bình thường: Trâu, bò: 5- 10 lần; Ngựa: 5-8 lần;Lợn: 2-3 lần. Chó đực khi ngửi thấy mùi nước tiểu là đi tiểu.
Chú ý các triệu chứng sau:
Bí tiểu:
Khái niệm:
Là hiện tượng gia súc không thải được nước tiểu ra ngoài mặc dù chức năng thận vẫn bình thường nên bàng quang thường bị căng phồng.
Nguyên nhân:
Do tắc niệu đạo hoặc tắc ở cổ bàng quang.
Do sỏi niệu đạo.
Cơ vòng cổ bàng quang co thắt.
Do khối u chèn ép: u tiền liệt tuyến, u niệu đạo.
Do bị táo bón nặng
Tiểu nhiều lần:
Khái niệm: Là số lần đi tiểu tăng nhiều hơn bình thường, có thể lên tới 20-30 lần/ngày. Mỗi lần khoảng 70 – 300 ml.
Nguyên nhân:
Do dung tích bàng quang giảm:
Lao bàng quang mạn tính gây sơ thành bàng quang.
U, ung thư bàng quang.
Khối u ngoài bàng quang chèn ép vào bàng quang.
Do ngưỡng kích thích bàng quang bị giảm:
Rối loạn thần kinh thực vật.
Bị chấn thương hoặc có bệnh tật ở tuỷ sống.
Tiểu không tự chủ:
Tiểu không tự chủ hoàn toàn.
Tiểu không tự chủ không hoàn toàn.
Nguyên nhân:
Không phải nguyên nhân thần kinh:
Do cơ thắt cổ bàng quang bị suy yếu.
Do u tiền liệt tuyến.
Do dùng thuốc an thần hoặc thuốc lợi tiểu
Nguyên nhân thần kinh:
Gai đôi cột sống.
Chấn thương cột sống.
Tổn thương thần kinh trong tiểu tháo đường.
Tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân ngoài cơ thắt:
Rò niệu đạo - âm đạo.
Rò bàng quang – âm đạo.
Dị dạng bẩm sinh: niệu quản cắm vào âm đạo
Nguyên nhân hỗn hợp.
Đi đái dắt:
Là đi tiểu nhiều lần ít một, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều gọi là đa niệu.
Đa niệu là triệu chứng viêm thận mạn tính. Uống nhiều nước, uống thuốc lợi tiểu cũng gây đa niệu.
Gia súc đa niệu nước tiểu nhạt màu, tỷ trọng thấp, trong suốt.
KHÁM THẬN:
Ở gia súc thường chú ý bệnh thận; hội chứng thận hư, viêm bể thận.
Những triệu chứng chung khi thận bị bệnh:
Phù ở những vùng tổ chức lỏng lẻo: mi mắt, âm nang, dưới bụng bốn chân.
Thay đổi động tác đi tiểu: (số lần, tư thế đi tiểu).
Thay đổi số lượng, thành phần và tính chất nước tiểu (trong nước tiểu có huyết sắc tố, những cặn bệnh lý khác…)
Trúng độc do hội chứng ure huyết, chất độc tích tụ trong tổ chức cơ thể gây ra, gia súc ủ rũ, tiêu hóa rối loạn…
Tần số tim mạch và huyết áp bị thay đổi:
Vi mạch quản đáy mắt bị xung huyết, thần kinh thị giác bị thuỷ thũng.
Quan sát và sờ nắn vùng thận:
Nhìn vùng thận có thể phát hiện những thay đổi vùng thận nhưng gia súc nhỏ khi thận có bệnh.
Vị trí thận:
Ở trâu, bò, dê, cừu:
Thận trái: đốt sống lưng thứ 2,3 đến đốt thứ 5, 6.
Thận phải: Sương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng thứ 2,3.
Thận trâu, bò phân thuỳ. Thận dê, cừu trơn, nhẵn.
Ở ngựa:
Thận trái: xương sườn thứ 17, 18 đến đốt sống lưng 2,3.
Thận phải: xương sườn 14,15 – xương sườn 17, 18.
Ở lợn: thận nằm dưới đốt sống lưng 1-4.
Ở loài ăn thịt:
Thận trái: đốt sống lưng 2 – 4.
Thận phải: đốt sống lưng 1- 3.
Phương pháp khám:
Gia súc nhỏ để đứng tự nhiên, gia súc lớn phải cố định và khám qua trực tràng.
Sờ nắn:
Sờ nắn từ bên ngoài: gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận đồng thời theo dõi phản ứng của thú.
Vd: nếu viêm thận nặng, gõ vùng thận gia súc đau và tránh xa.
Sờ nắn qua trực tràng: tùy từng loài gia súc mà ta có cách sờ nắn khác nhau.
Trâu bò: Lần thẳng tay về phía trước, sờ được thận trái treo dưới cột sống, di động. Ví dụ: Thận sưng to do viêm, mặt quả thận gồ ghề( viêm thận mãn tính, lao thận).
Ở ngựa qua trực tràng, thẳng tay lần đến đốt sống lưng thứ 2-3 thì sờ được thận trái. Ấn nhẹ quả thận gia súc đau tỏ ra khó chịu: viêm thận cấp tính hoặc ổ mủ. Quả thận to, sờ lùng nhùng: thận thủy thũng. thận cứng, gồ ghề: u thận.
Khám thận gia súc nhỏ: Hai tay hai bên theo cột sống vùng khum, lần mạnh sờ vùng thận, chú ý gia súc có biểu hiện đau đớn. Lợn có tần mỡ dày sờ nắn bên ngoài để khám kết quả không rõ.
KHÁM BỂ THẬN:
Sờ nắn qua trực tràng: trong trường hợp viêm bàng quang, ống dẫn tiểu sưng cứng.
Chú ý: viêm bể thận chỉ gặp ở gia súc lớn.
KHÁM BÀNG QUANG:
Bàng quang nằm trong hoặc ở cửa xoang chậu (tuỳ thuộc vào từng loài). Bàng quang của trâu, bò hình quả lê, ngựa hình tròn.
Khám bàng quang bằng phương pháp sờ nắn bên ngoài ( quan sát phản ứng của thú), sờ nắn qua trực tràng và có thể dùng phương pháp.
KHÁM NIỆU ĐẠO:
Niệu đạo con đực bị tắc, viêm, bị sỏi. Niệu đạo con cái có thể bị viêm, tắc, hẹp.
Khám niệu đạo con đực phần nằm trong xoang chậu ta có thể khám qua trực tràng nhưng khó khăn, đoạn vòng qua dưới xương ngồi thì sờ nắn bên ngoài.
Niệu đạo con cái khám bằng cách cho ngón tay vào sờ nắn qua âm đạo
Một số ca bệnh cần thông niệu đạo,mục đích là để điều trị viêm tắc niệu đạo
Để thông niệu đạo người ta dùng ống thông niệu đạo, gồm nhiều loại tùy gia súc lớn nhỏ.
Các bệnh thường xảy ra ở niệu đạo:
Viêm niệu đạo xuất huyết.
Viêm niệu đạo hóa mủ.
Viêm niệu đạo tăng sinh.
U niệu đạo.
Sỏi niệu đạo.
Viêm bao quy đầu.
KHÁM CẬN LÂM SÀNG:
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU.
Phương pháp lấy mẫu nước tiểu:
Nước tiểu dùng xét nghiệm phải được lấy trực tiếp khi gia súc tiểu hoặc thông từ bàng quang.
Ngay sau khi lấy phải làm xét nghiệm càng sớm càng tốt
Nước tiểu dùng xét nghiệm VSV phải được lấy vô trùng và xét nghiệm tươi.
Khi cần thiết phải bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng một trong các hóa chất sau:
Dung dịch thymol 1% trong rượu theo tỷ lệ 1ml/ 100 ml nước tiểu. (Không dùng thymol khi xét nghiệm protein niệu).
Dầu Toluen, benzen, parafin đổ thành lớp mỏng tráng kín trên bề mặt nước tiểu
Phenol 1 giọt/ 30 ml nước tiểu.
Formol nguyên chất 1 giọt/ 30 ml nước tiểu.
Dung dịch AgCN 2%, 5ml/ 1 l nước tiểu
Nước tiểu để xét nghiệm vi trùng thì lấy phải tuyệt đối vô trùng và không cho chất chống thối.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu nên lọc qua giấy lọc
Xét nghiệm lý tính.
Số lượng nước tiểu:
Gia súc tiểu ít, tiểu nhiều, số lượng nước tiểu tăng hay giảm đều là những dấu hiệu bệnh lý.
Nguyên nhân:
Thay đổi sinh lý:
Tùy theo chế độ ăn, uống
Tùy theo thời tiết
Thay đổi bệnh lý:
Tăng:
Tiểu tháo đường.
Tiểu tháo nhạt.
Giai đoạn hạ sốt.
Viêm thận cấp tính ở thời kỳ hồi phục.
Viêm thận mạn tính – tiểu nhiều về đêm.
Giảm:
Do nguyên nhân ngoài thận:
Cơ thể bị mất nước nhiều.
Suy tim, hạ huyết áp.
Do niệu quản bị chèn ép.
Do niệu quản bị co thắt.
Do tràn dịch màng phổi, màng bụng.
Do nguyên nhân tại thận và đường tiết niệu:
Viêm cầu thận.
Viêm ống thận.
Chấn thương thận.
Sỏi tiết niệu: thận, niệu quản, niệu đạo.
Do tổn thương cầu thận (tỷ trọng nước tiểu > 1,020).
Do tổng thương ống thận (tỷ trọng nước tiểu < 1,020).
Đa niệu:
Nguyên nhân:
Do ăn, uống thức ăn có quá nhiều nước, truyền dịch quá nhiều.
Viêm tổ chức kẽ thận mạn tính.
Giai đoạn sốt hạ hoặc giai đoạn hồi phục của bệnh suy thận cấp.
Vô niệu:
Là hiện tượng gia súc không đi tiểu do thận bị mất chức năng hoàn toàn, trong bàng quang không có nước tiểu.
Nguyên nhân:
Trước thận: do mất máu, mất nước nhiều, tụt huyết áp,suy tim.
Tại thận: viêm cầu thận cấp, ngộ độc cấp, dị ứng, viêm thận, bể thận cấp, sốt rét ác tính, nhiễm leptospira.
Sau thận: sỏi, u niệu quản
Thiểu niệu.
Màu sắc:
Lượng nước tiểu của trâu, bò màu nhạt, mùi khai nhẹ, trong suốt, để lâu màu thẫm lại chuyển sang màu nâu.
Nước tiểu chó màu vàng nhạt, để lâu lắng ít cặn.
Nước tiểu heo màu vàng, trong suốt, mùi khai, để lâu cũng lắng cặn.
Một số bệnh được chẩn đoán dựa vào màu săc của nước tiểu:
Nước tiểu thẫm màu gần như đỏ: trong các bệnh sốt cao, viêm thận cấp tính, viêm gan…
Nước tiểu loãng, nhạt: chúng đa niệu.
Nươc tiểu đỏ: vì có hồng cầu, huyết sắc tố.
Nước tiểu màu vàng: chứng bilirubinuria và urobilinuria.
Nước tiểu có màu trắng: trong nước tiểu có nhiều hạt mỡ hay trụ mỡ.
Nước tiểu đen: vì có nhiều indican trong bệnh xoắn ruột, lồng ruột...
Chú ý: màu của nước tiểu có thể bị ảnh hưởng của thuốc.
Độ trong:
Quan sát nước tiểu trong bình thủy tinh để đánh giá nước tiểu trong hay đục và so sánh với nước tiểu bình thường của từng loại thú từ đó ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của thú.
Bình thường nước tiểu trong suốt, không vẩn đục, không lắng cặn.
Bệnh lý:
Nước tiểu màu trắng đục, có lắng cặn: Do có nhiều muối canxicacbonat, canxiphotphat.
Nước tiểu vẩn đục và nhớt: do bị viêm đường tiết niệu.
Phương pháp chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây đục nước tiểu:
Kiểm tra độ nhớt:
Bình thường:
Nước tiểu ngựa hơi nhầy.
Nước tiểu của các loài gia súc khác thì trong, không nhớt.
Bệnh lý: Nhớt: do trong nước tiểu xuất hiện dịch viêm: viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Kiểm tra mùi:
Nước tiểu rất khai: Do nước tiểu bị cô đặc: sốt cao, các bệnh gây ứ nước tiểu trong bàng quang.
Nước tiểu thối: viêm hoại tử đường dẫn niệu.
Kiểm tra tỷ trọng nước tiểu:
Phương pháp: dùng tỷ trọng kế.
Nếu quá ít nước tiểu thì dùng nước cất pha loãng sau đó kết quả thật sẽ tính bằng cách nhân hai số sau cùng với số lần pha loãng.
VD:
Sau pha loãng nước tiểu 2 lần thì đo được là 1.025 thì kết quả thực sẽ là 1.050.
Tỷ trọng nước tiểu của một số loại gia súc trong trạng thái sinh lý bình thường:
Tỷ nước tiểu trọng tăng: do các bệnh làm cho nước tiểu bị cô đặc: thiếu nước uống, sốt cao, nôn mửa, ỉa chảy cấp, viêm thận cấp.
Tỷ trọng nước tiểu giảm: viêm thận mạn tính, chứng xeton huyết, uống nhiều nước.
HÓA NGHIỆM
Độ kiềm, toan:
Gia súc ăn cỏ nước tiểu thường kiềm, và thú ăn thịt như chó, mèo thì nước tiểu thường toan tính, nước tiểu của loài ăn tạp thì lúc toan lúc kiềm tùy theo tính chất thức ăn.
Biến đổi bệnh lý:
Nước tiểu loài ăn cỏ toan tính là có thể do nguyên nhân sau: đói lâu ngày, ra nhiều mồ hôi, viêm ruột cata, viêm phổi nặng, còi xương, mềm xương, sốt cao.
Nước tiểu ngựa toan thì trong suốt, ít lắng cặn. nước tiểu loài ăn thịt kiềm do nước tiểu tích lại trong bàng quang, ure chuyển hóa thành amoniac: viêm tắc bàng quang.
Nước tiểu có nhiều mủ, mảnh tổ chức tế bào thượng bì bị trương to, phân giải nước tiểu cũng kiềm tính.
Nước tiểu loài ăn thịt mà kiềm: Chứng ure huyết, viêm tắc bàng quang….
Protein niệu:
Các xét nghiệm albumin trong nước tiểu đều dựa trên nguyên tắc protein sẽ kết tủa khi gặp nhiệt độ cao, acid hoặc kim loại nặng.
Nước tiểu xét nghiệm phải trong suốt, nếu đục phải lọc, nếu kiềm phải toan hóa.
Các phương pháp:
Phương pháp dùng acid nitric.
Phương pháp dùng sulphoxalixilic 20%.
Phương pháp dùng cồn.
Trong nước tiểu gia súc không có protein, các phương pháp tìm albumin đều cho kết quả âm tính. Nếu có protein niệu ( dương tính) thì:
Albumin niệu từ thận do cơ năng siêu lọc của thận bị rối loạn, protein trong máu theo nước tiểu ra ngoài gọi là protein niệu thật.
Albumin niệu thật sinh lý: do lao động quá sức, do quá lạnh, có thể do ăn quá nhiều protein…. Loại albumin này xuất hiện thời gian ngắn, trong nước tiểu không có cặn bệnh lý.
Albumin niệu thật do bệnh: viêm thận cấp tính trong hàng loạt các bệnh truyền nhiễm, trong các trường hợp trúng độc, bỏng nặng …đặc điểm của loại albumin này là trong nước tiểu có cặn bệnh lý và có bệnh cảnh tương ứng.
Albumin niệu ngoài thận - albumin niệu giả: do viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Để phân biệt albumin niệu thật và giả cần xét nghiệm cặn nước tiểu và kết hợp với bệnh cảnh.
Xét nghiệm hồng cầu và huyết sắc tố(hemoglobin) trong nước tiểu:
Có thể dùng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp dùng thuốc thử benzilin.
Phương pháp dùng thuốc thử pyramidon.
Phương pháp dùng phenolphtalein.
Trong nước tiểu có hồng cầu gọi là huyết niệu, có huyết sắc tố - huyết sắc tố niệu và có mioglobin – mioglobinuria.
Huyết niệu xuất hiện khi ở thận,bể thận, ống thận, bàng quang, niệu đạo tổn thương, xuất huyết:
Huyết niệu do thận: vỡ thận, viêm thận cấp tính, và do một số bệnh truyền nhiễm gây xuất huyết như nhiệt thán, dịch tả lợn, phó thương hàn…
Huyết niệu do bể thận: sỏi bể thận, giun thận, viêm bể thận xuất huyết…
Huyết niệu do bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, loét niệu đạo…
Huyết sắc tố niệu là do hồng cầu vỡ quá nhiều trong cơ thể và ra ngoài theo nước tiểu : KST đường máu, sau khi truyền máu nhiều hoặc truyền nhầm nhóm máu.
phân biệt huyết niệu và huyết sắc tố niệu:
Huyết niệu
huyết sắc tố niệu
Mắt thường
đục
trong suốt
Để lắng
hồng cầu lắng
không
Kiềm tính
hồng cầu nguyên vẹn
hồng cầu vỡ từng mảng
Lọc nhiều lần
mất màu
không mất màu
Chẩn đoán phân biệt các vị trí tổn thương gây huyết niệu
Dùng 3 cốc thủy tinh, hứng nước tiểu ở ba thời điểm khi gia
súc tiểu, nếu:
Xét nghiệm đường trong nước tiểu:
Phương pháp Heines.
Ý nghĩa chẩn đoán:
Sinh lý: Do vừa ăn, uống quá nhiều đường, gia súc có chửa kỳ cuối.
Bệnh lý:Bị tiểu tháo đường, viêm não, màng não, trúng độc thủy ngân, CO.
Xét nghiệm Bilirubin trong nước tiểu:
Phương pháp dùng HNO3
Phương pháp: dùng BaCl2, Xinhôp, dùng iod
Ý nghĩa chẩn đoán: Gia súc bị các bệnh:
Bệnh gan.
Các bệnh gây tắc mật.
Xét nghiệm thể xeton trong nước tiểu:
Thể xeton gồm:
β- Hydroxyl butiric.
Acid axetoacetic.
Axeton.
Phương pháp:
Phương pháp Lieben (lugol, KOH).
Phương pháp Lange (natrinitrofericyanat).
Ý nghĩa chẩn đoán: Các phản ứng trên dương tính khi gia súc bị mắc chứng xeton huyết:
Bị nhịn đói lâu ngày.
Bị bệnh gan nặng trong thời gian dài.
Bại liệt.
Tiểu tháo đường.
Xét nghiệm indican niệu:
Indican: Một số sản phẩm trung gian do VSV đường ruột phân giải protein tạo ra, các chất này đi vào máu đến gan và bị biến đổi tạo thành các sản phẩm không độc, bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu gọi là indican.
Phương pháp:
Phương pháp Jaffe.
Phương pháp Obermayer.
Ý nghĩa chẩn đoán:
Indican tăng: tắc ruột, lồng ruột, xoắnruột, lao ruột, hoại thư phổi.
Indican giảm: ỉa chảy.
XÉT NGHIỆM CẶN NƯỚC TIỂU.
Mục đích:
Kiểm tra các loại cặn trong nước tiểu:
Các tế bào biểu mô dường tiết niệu.
Các trụ niệu.
Các cặn vô cơ.
Hồng cầu, bạch cầu…
Phương pháp:
B1- Để lắng cặn hoặc ly tâm nhẹ.
B2- Gạn, hút lấy cặn làm tiêu bản:
Nhuộm.
Soi tươi.
Cặn hữu cơ:
Tế bào thượng bì thận: hình tròn hoặc hình quả lê, NSC cónhiều hạt nhỏ, nhân tròn.
Tế bào thượng bì ống thận có hình trụ, nhân tròn.
Tế bào thượng bì bể thận có hình quả lê hoặc hình bầu dục.
Tế bào thượng bì bàng quang hình đa giác giống vảy cá.
Tế bào thượng bì niệu đạo giống bàng quang nhưng thường có hai nhân
Tế bào Hồng cầu:nhiều trong nước tiểu do đường tiết niệu chảy máu, nếu do viêm xuất huyết thì trong nước tiểu còn có cục máu đỏ, trụ hồng cầu, tế bào thượng bì. Chảy máu bể thận bàng quang thì cặn nước tiểu không có những thành phần đó.
Dưới tiêu bản kính hiển vi, hồng cầu màu vàng nhạt, nếu nhiều tập trung lại thành từng đám, nước tiểu kiềm, tế bào hồng cầu phình to, nước tiểu toan hồng cầu teo lại.
Tế bào Bạch cầu: cũng thay đổi hình dạng theo tính chất nước tiểu, nước tiểu toan tính, bạch cầu co tròn lại, nhưng vẫn to hơn hồng cầu nhiều, trong nước tiểu kiềm tính bạch cầu phình to, hạt trong nguyên sinh chất không rõ, kết cấu mơ hồ.
Phân biệt với tế bào thượng bì thận, khi nhỏ lugol vào, bạch cầu bắt màu nâu, các tếbào thượng bì bắt màu vàng nhạt.
Bạch cầu nhiều trong nước tiểu là triệu chứng của viêm thận, viêm bể thận, viêm niệu đạo.
Trụ niệu: là những vật thể hình ống với những kết cấu khác nhau mà khi thận bệnh, những tế bào thượng bì thận, những huyết cầu bài xuất ở các tổ chức bệnh được dính lại với nhau bởi niêm dịch, protein… trong ống dẫn
Trụ thượng bì.
Trụ huyết cầu.
Trụ mỡ.
Trụ sáp.
Trụ trong.
Trụ hạt.
Cặn vô cơ:
Trong chẩn đoán thú y xét nghiệm các cặn vô cơ không thông dụng.
Nhận xét cặn vô cơ qua hình thái kết tinh và qua hóa nghiệm.
Trong nước tiểu loài ăn cỏ thường có các cặn vô cơ sau:
Phần 2: HỆ SINH DỤC
Sơ lược cấu tạo cơ quan sinh dục
Hệ sinh dục của thú cái
Buồng trứng:
Là nơi sản xuất trứng và kích thích tố
Buồng trứng thay đổi hình dạng và kích thước tùy theo từng giống gia súc, biến đổi theo từng giống gia súc, biến đổi theo sự phát triển và phát dục của cơ thể.
Ống dẫn trứng:
Gồm 2 ống dẫn mỏng và mềm, đầu trước là một hình phểu với chức năng là nhận trứng rụng từ buồng trứng gọi là vòi trứng. cấu tạo gồm 3 phần:
Loa kèn là nơi nhận trứng chín rụng.
Phần thân là nơi diễn ra quá trình thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng
Phần eo có đường kính rất nhỏ với chức năng vận chuyển trứng để được thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng.
Tử cung:
Nối giữa ống dẫn trứng và âm đạo, nơi tiếp nhận trứng thụ tinh-nuôi dưỡng-che chở bào thai-tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài
Cấu tạo gồm 3 phần:
Sừng tử cung.
Thân tử cung
Cổ tử cung
Cấu tạo gồm 3 lớp:
Niêm mạc tử cung có cấ