Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7

Trong thời đại khu vực hoá và toàn cầu hoá, chất lượng sản phẩm và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn với mọi quốc gia trên con đường hội nhập vào thế kỷ XXI. Thất bại hay thành công trong cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thương trường hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thích hợp của hàng hoá và dịch vụ, sự hợp lý về giá cả, điều kiện mua bán giao nhận, thời điểm đưa hàng hoá ra thị trường. Muốn cạnh tranh hữu hiệu, muốn đạt lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp và tiên tiến. Hiện nay, đối với Việt Nam việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trở thành phương thức tất yếu, một biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập. Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 trải qua 36 năm tồn tại và phát triển ngày nay đã trở thành một đơn vị vững mạnh của cả nước. Hiện nay sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 đã được khách hàng chấp nhận và chất lượng ngày một cái thiện rõ rệt, nhưng trong công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để tìm ra biện pháp thúc đẩy hơn nữa công tác quản lý chất lượng đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7, trong quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7. làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm ba phần chính sau: Phần I: Một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng sản phẩm. Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 - COMA 7. Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7.

doc95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Trong thời đại khu vực hoá và toàn cầu hoá, chất lượng sản phẩm và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn với mọi quốc gia trên con đường hội nhập vào thế kỷ XXI. Thất bại hay thành công trong cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thương trường hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thích hợp của hàng hoá và dịch vụ, sự hợp lý về giá cả, điều kiện mua bán giao nhận, thời điểm đưa hàng hoá ra thị trường... Muốn cạnh tranh hữu hiệu, muốn đạt lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp và tiên tiến. Hiện nay, đối với Việt Nam việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trở thành phương thức tất yếu, một biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập. Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 trải qua 36 năm tồn tại và phát triển ngày nay đã trở thành một đơn vị vững mạnh của cả nước. Hiện nay sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 đã được khách hàng chấp nhận và chất lượng ngày một cái thiện rõ rệt, nhưng trong công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để tìm ra biện pháp thúc đẩy hơn nữa công tác quản lý chất lượng đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7, trong quá trình thực tập tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7. làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm ba phần chính sau: Phần I: Một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng sản phẩm. Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7 - COMA 7. Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cơ khí & Xây lắp số 7. PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Quan niệm về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù hết sức phức tạp mà con người thường hay gặp trong các hoạt động của mình. Ở mỗi một góc độ khác nhau có cách giải thích khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mét số khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình. Sản phẩm cơ khí: là kết qủa của các quá trình hay các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu, tạo phôi, gia công để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm phi tiêu chuẩn là: sản phẩm mà ngoài những tiêu chuẩn chung quy định cho nó còn có những tiêu chuẩn riêng do đặc thù của nó quy định. Chất lượng là gì: Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO ( International organization for Standard ) – ISO 8402: 1986 Chất lượng: là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm tạo cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm Èn. Theo một số chuyên gia đầu đàn về chất lượng: Jujan một chuyên gia quan lý chất lượng của Mỹ cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, công dụng. Crosby cho rằng: chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định. Bill Conway cho rằng: chất lượng phụ thuộc vào cách thức quản lý đúng đắn. Muốn đạt được chất lượng cần phải cải tiến chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình. W. Edwards. Deming cho rằng: chất lượng là một mực độdự báo được về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường. Theo Kaoru ishikawo chuyên gia người Nhật cho rằng chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất. Theo tiêu chuẩn quốc gia của ôxtrâylia cho rằng chất lượng là sự phù hợp với mục đích và ý định. Theo ISO 8402: 1994 chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể ( đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm Èn. Theo ISO 9000: 2000 chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu đã nêu hoặc tiềm Èn. 1.1.2 Chất lượng sản phẩm. * Theo quan điểm của Mác: Chất lượng sản phẩm có thể là tổng hợp các tính chất, đặc trưng tạo nên giá trị sử dụng, làm cho sản phẩm bảo đảm thoả mãn nhu cầu xã hội trong những điều kiện nhất định. Các đặc trưng và tính chất biểu thị chất lượng sản phẩm thông thường được xác định bằng những thông số kỹ thuật có thể đo lường được hoặc những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có thể tính toán được. * Theo Fâygenbao (Fêigenbaum): chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. 1.2 Chất lượng sản phẩm theo quan điểm của người sản xuất. Theo quan niệm của người sản xuất: sản phẩm muốn đạt đến chất lượng thì phải đạt đến những tiêu chuẩn, những yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho sản phẩm, những tiêu chuẩn này được thiết kế trước theo một hệ thống tiêu chuẩn nhất định. Quan niệm này còn gọi là quan niệm hướng theo công nghệ, coi chất lượng sản phẩm là vấn hết sức đơn giản có thể định lượng được bằng một loạt các chỉ tiêu. Doanh nghiệp dùa vào những chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, nhưng chỉ đơn thuần là về mặt kỹ thuật. Nói chung nhìn nhận chất lượng sản phẩm theo góc độ người sản xuất càn một số hạn chế: Thứ nhất: quan điểm này tách sản phẩm ra khỏi thị trường, chưa gắn sản phẩm với nhu cầu. Bởi vì thực tế là có rất nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng không đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và dẫn đến sản phẩm sản xuất ra nhưng chưa chắc đã bán được trên thị trường. Thứ hai, quan niệm này làm cho chất lượng sản phẩm bị tụt hậu so với nhu cầu của thị trường. Vì nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi trong khi đó các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm lại cố định một cách cứng nhắc. Cho nên luôn có khoảng cách giữa chất lượng trong tiêu chuẩn thiết kế với tiêu chuẩn chất lượng theo nhu cầu của người tiêu dùng. Cuối cùng do những quan niệm về chất lượng theo cách quan sát sản phẩm nên công tác quản lý, kiểm soát chất lượng chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, đầu tư vào kiểm tra, kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Cho nên có thể nói rằng: khâu quản lý chất lượng mang tính chất rất cục bộ. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm là để bán cho người tiêu dùng. Chính vì vậy cần thiết phải nhìn nhận chất lượng sản phẩm dưới quan điểm của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm theo hướng người thị trường Đứng trên góc độ của người tiêu dùng chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau: - Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không dễ gì mua sản phẩm với bất kỳ giá nào. Chất lượng sản phẩm phải được gắn với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương..... phong tục tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường ta có thể cho là “ có chất lượng “. Từ những phân tích trên có thể đưa ra mét quan niệm chất lượng sản phẩm tương đối hoàn chỉnh như sau: “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc tính của sản phẩm thể hiện mức thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định “. Nh­ vậy chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính Êy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm hàng hoá vừa có đặc tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm, nhưng có thể gộp các yếu tố này thành hai nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp. Dùa vào nhóm yếu tố này mà doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch về chất lượng sản phẩm để thoả mãn tột bậc mức độ, kỳ vọng của khách hàng. 2.1 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: Trong phạm vi mét doanh nghiệp, tất cả những gì tác động trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Qui tắc4M đã chỉ ra rằng, đó chính là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, con người và phương pháp tổ chức quản lý. Điều nàycó thể được khái quát theo sơ đồ xương cá sau: CLSP cña DN Con ng­êi Ph­¬ng ph¸p Nguyªn vËt liÖu Kü thuËt c«ng nghÖ Sơ đồ:1 Sau đây sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới chất lượng sản phẩm. * Thứ nhất là nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm khoảng 60- 80% giá trị của sản phẩm. Cho nên không thể nói rằng chất lượng nguyên vật liệu không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm mà ngược lại đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất. Chất lượngnguyên vật liệu tốt đồng bộ, cung ứng kịp thời mới tạo nên một sản phẩm có chất lượng hoàn chỉnh, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy khi xuất nguyên vật liệu ra khái kho đưa vào quá trình sản xuất, nhất thiết phải kiểm tra tiêu chuẩn của các yếu tốđầu vào này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến việc xây dùng cho mình một hệ thống các nhà cung cấp đầy tín nhiệm và bền chặt để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào duy nhất một nhà cung cấp mà vẫn đem lại lợi Ých cho cả hai bên. * Thứ hai là kỹ thuật- công nghệ tiến bộ: Quá trình công nghệ là một quá trình phức tạp, qua quá trình này ban đầu của nguyên vật liệu được thay đổi, bổ sung hoặc cải thiện theo hướng phù hợp với công dụng của sản phẩm. Cho nên công nghệ là yếu tố quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Còn khoa học là yếu tố tạo ra lực đẩy, khả năng cải tiến và nâng cao chất lượng. Điều này được thể hiện qua sự sáng tạo, sáng chế ra các sản phẩm mới, sản phẩm thay thế có tính năng sử dụng cao hơn hoặc tạo ra các máy móc thiết bị có khả năng sản xuất các sản phẩm tốt hơn, ở trình độ cao hơn. Mặc dù kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị mà thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác nhóm yếu tố kỹ thuật- công nghệ- thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ, không những chỉ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng; tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành lại hạ. * Thứ ba là yếu tố phương pháp quan lý: Có nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật tiên tiến, thiết bị công nghệ hiện đại, nhưng không biết tổ chức lao động sản xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ, vận chuyển, dự trbảo quản hàng hoá, sửa chữa vận hành và nâng cấp máy móc thiết bị... hay nói cách khác không biết quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Thật là sai lầm khi cho rằng chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là hoàn toàn phụ thuộc vào công nhân, vào các yếu tố của quá trình sản xuất. Sơ đồ:2 Nhưng thực tế lỗi do trực tiếp sản xuất chỉ chiếm từ 15%-20%, trong khi đó 80%-85% là lỗi của hệ thống quản lý không hoàn hảo. “Những vấn đề chất lượng tốn kém nhất thường là bắt nguồn từ đầu bót chì và từ đầu dây điện thoại “. Muốn giải quyết tốt vấn đề này thì cần phải có sự điều chỉnh có mục tiêu, chứ không thể dùng các biện pháp chữa cháy, các biện pháp tình thế ngày một ngày hai. Vấn đề chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong doanh nghiệp, trong đó phương pháp tổ chức quản lý giữ vai trò quyết định. * Thứ tư là nhân tố con người: Con người là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì thực ra con người chính là lực lượng lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu. Phải hiểu rằng con người ở đây không chỉ riêng lao động trực tiếp sản xuất mà còn là cán bộ lãnh đạo của đơn vị thậm chí còn xét đến cả bản thân người tiêu dùng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất kỹ thuật nhưng không được người tiêu dùng chấp nhận nằm ứ đọng trong kho thì cũng không được gọi là sản phẩm đạt chất lượng được. Chất lượng phải tính toàn bộ từ khâu đầu vào cho đến khâu cuối cùng chứ không chỉ riêng cho quá trình sản xuất cục bộ. Muốn thực hiện chất lượng sản phẩm một cách toàn diện thì Ýt nhất đội ngò cán bộ lẫnh đạo cấp cao phải có nhận thức đúng đắn về việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Vấn đề con người phải được đặt lên hàng đầu, con người cần phải được đào tạo mà trước hết là cán bộ quản lý rồi mới đến công nhân kỹ thuật. Mọi người phải có nhận thức rằng nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm và vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự phân chia tách bạch các yếu tố trên chỉ là quy ước để hiểu rõ tác động của từng nhân tố đến chất lượng sản phẩm chứ thực ra trong các yếu tố này có yếu tố kia, yếu tố kia lại quay trở lại tác động vài yếu tố này. Các yếu tố là một thể thống nhất, có mối quan hệ hữu cơ với nhau và được thể hiiện qua sơ đồ. Sơ đồ: 3 Machine M¸y mãc thiÕt bÞ Method Ph­¬ng ph¸p Material Nguyªn vËt liÖu Men Con ng­êi ChÊt l­îng S¶n phÈm 2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp còng nh­ mét cơ thể sống, cũng trao đổi với môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp nào tự tách mình ra khỏi môi trường thì doanh nghiệp đó khó thể tồn tại được huống chi là nói đến vấn đề phát triển và mở rộng qui mô. Cho nên khi xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không thể bỏ qua các nhân tố về thị trường, về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, về chính sách quản lý của nhà nước... 2.2.1 Nhu cầu của nền kinh tế. Đòi hỏi của thị trường: Nhu cầu của thị trường về sản phẩm chính là những yêiu cầu về cỡ, loại tính năng kỹ thuật, số lượng, sản xuất cho ai và vào lúc nào... Hơn nữa, đòi hỏi của thị trường trong nước lại khác với sự đòi hỏi của thị trường nước ngoài. Trên mỗi thị trường lại có những yêu cầu khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng. Đó là chưa nói đến sự biến đổi của thị trường về một phương diện nào đó, theo một chiều hướng nào đó cũng làm cho sản phẩm phải được điều chỉnh thích ứng về chất lượng. Nhạy cảm với sự thị trường là nguồn sinh lực của quá trình hình thành và phát triển tất cả các sản phẩm. Điều quan trọng là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng tình hình và đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hoá từ đó có chính sách đúng đắn. Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: Đó là khả năng kinh tế và trình độ kỹ thuật có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản xuất xã hội, nhưng việc chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế. Cho nên lo gic của vấn đề là muốn cho sản phẩm có chất lượng thì phải trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kinh tế. Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm và mức thoả mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nh­ chính sách khuyến khích sản xuất những sản phẩm gì và không khuyến khích những sản phẩm gì, khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm nào, với mức lợi nhuận nào cần có: chính sách khích lệ người lao động nh­ thế nào.. Ngay cả chính sách trong sự hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật nhằm tạo con đường đặc thù trong phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định nào đó trực tiếp chi phối sự thuận lợi hay không thuận lợi cho sự phát triển về chất lượng sản phẩm. 2.2.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ Trong thời đại ngày nay, cùng với đặc điểm là khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Xét trong việc tổ chức ra sản phẩm cụ thể nào đó, cái quyết định để có sự nhảy vọt về năng suất , chất lượng và hiệu quả chính là việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ. Hướng chính của việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là: Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế: Bằng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xác lập các vật liệu mới (đặc biệt là các nguồn nguyên liệu sẵn có, chủ động) có thể hoặc tạo nên những tính chất mới cho sản phẩm tạo thành, hoặc thay thế cho sản phẩm cũ nhưng duy trì tính chất cơ bản của sản phẩm. Ở đây có điều quan trọng là khi sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế nhất thiết phải qua nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kết luận về công dụng của nó có đúng nghĩa vật liệu thay thế không. Hướng thứ hai là cải tiến hay đổi mới công nghệ: Với sản phẩm đã xác định,một công nghệ nào đó chỉ cho phép đạt được tới một mức chất lượng tối đa ứng với nó. Công nghệ chế tạo càng tiến bộ thì càng có khả năng tạo cho sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Ví dụ trong ngành đúc, công nghệ đúc bằng khuôn kim loại có năng suất và chất lượng cao hơn khuôn đúc cát; trong nhiệt luyện, tôi trên máy tần số chất lượng gia công bề mặt đồng đều hơn tôi ở lò điện hay lò phản xạ. ở nước ta nói chung, trình độ trang thiết bị công nghệ của các ngành chưa cao, còn nhiều bất hợp lý tiềm năng chưa khai thác hết. Vì vậy, đồng thời với việc thiết lập các hệ thống công nghệ hiện đại, cần tập trung cải tiến, đổi mới công nghệ từng phần sắp xếp lại các dây chuyền công nghệ sản xuất hợp lý, đây là điều quan trọng đặc biệt , nã sẽ đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng và tiết kiệm cho nên kinh tế. Hướng thứ ba là hướng cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới. Bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học, cải tiến, nâng cao tính năng kỹ thuật hay giá trị sử dụng của các sản phẩm hiện có , làm cho nó thoả mãn mục đích và yêu cầu sử dụng một cách tốt hơn. Tuỳ từng loại sản phẩm có nội dung cải tiến khác nhau nhưng hướng chung là cải tiến để nâng cao những chỉ tiêu cơ bản và ổn định các chỉ tiêu đó. Với sản phẩm hướng chính là tạo ra kích cỡ, thông số, loại và các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới xuất hiện hoặc thoả mãn những nhu cầu nâng cao mục đích sử dụng cũ. ở nước ta, cải tiến nângcao chất lượng cho những sản phẩm cũ trên cơ sở phát huy tiềm năng của công nghệ, của vật tư, của lao động hiện có là nội dung và biện pháp có ý nghĩa hàng đầu, Ýt tốn kém và đem lại hiệu quả nhanh. Tất nhiên, việc nghiên cứu chế thử sản phẩm mới có ý nghĩa riêng của nó. Nhưng phải tính toán, cân nhắc, chuẩn bị chu đáo, để thực sự có sản phẩm đúng nghĩa là mới, tức là tiến bộ hơn, có tínhnăng kỹ thuật và giá trị sử dụng ưu việt hơn sản phẩm cùng loại đã có. Thực ra có rất nhiều hướng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhưng trên đây là ba hướng cơ bản, điển hình hơn cả. Doanh nghiệp sẽ dùa vào đặc điểm nội lực của mình để lùa chọn hướng áp dụng cụ thể. Điều quan trọng không phải là áp dụng nhiều hướng, mà là kết quả cuối cùng sản phẩm của mình có được người tiêu dùng thừa nhận hay không, doanh số và lợi nhuận có tăng lên hay không. 2.2.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế: Bất kỳ hoạt động sản xuất nào, dưới chế độ nào cũng chịu tác động, chịu chi phối của cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhất định. Do đó chất lượng sản phẩm cũng bị yếu tố này qui định. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau đây: Kế hoạch hoá phát triển kinh tế: Mét quan điểm, một phương pháp kế hoạch hoá đảm bảo nguyên tắc cân đối các yếu tố vật chất và tinh thần, cân đối giữa số lượng và chất lượng, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, lấy yêu cầu chất lượng tiêu dùng làm điểm xuất phát thì nhất định sự phát triển sản xuất sẽ đi vào con đường đảm bảo chất lượng. Trong quá trình xây dùng , xét duyệt, đánh giá hoàn thành kế hoạch, nếu luôn luôn tính tới yếu tố chất lượng, không đem chất lượng đối lập với số lượng, phân tích sâu sắc, tỉ mỉ hiệu quả chung đem lại.. . thì chắc chắn sản phẩm làm ra sẽ đạt được mức chất lượng hợp lý nhất trong điều kiện cho phép. Giá cả Giá cả phải định theo mức chất lượng. Sản phẩm có nhiều mức chất lượng khác nhau thì phải có giá trị tương ứng khác nhau. Đồng thời, chênh lệch giá giữa các sản phẩm cùng loại có mức chất lượng khác nhau phải đảm bảo khuyến khích sản xuất ra các sản phẩm có mức chất lư
Tài liệu liên quan