Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân

Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm: tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng .và nhiều dịch vụ khác. Cho vay khách hàng cá nhân đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 15 năm trở lại đây và hiện nay đây là mảng thị trường tiềm năng mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Việt Nam với dân số gần 90 triệu người và mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, hứa hẹn sẽ là thị trường rộng mở cho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng nói chung. Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK), mở rộng hoạt động cho vay cá nhân là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng. Trong suốt thời gian thực tập tại VIETBANK dưới sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng phòng Kinh doanh, tôi đã học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đươc nhiều thông tin thực tế hữu ích. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân. Theo tôi, bài toán lớn đặt ra với Ngân hàng là việc tìm hiểu cách thức thẩm định các hồ sơ tín dụng cá nhân chính xác để tránh những tổn thất đáng tiếc về phía ngân hàng cũng như cân đối sự thích hợp tối đa giữa các nhu cầu tín dụng cá nhân. Chất lượng thẩm định là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và sử dụng triệt để tại các ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là nâng cao hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo, ThS. Trần Hồng Ngân đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian qua. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế do đó chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm: tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng ...và nhiều dịch vụ khác. Cho vay khách hàng cá nhân đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 15 năm trở lại đây và hiện nay đây là mảng thị trường tiềm năng mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Việt Nam với dân số gần 90 triệu người và mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, hứa hẹn sẽ là thị trường rộng mở cho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng nói chung. Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK), mở rộng hoạt động cho vay cá nhân là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng. Trong suốt thời gian thực tập tại VIETBANK dưới sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng phòng Kinh doanh, tôi đã học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đươc nhiều thông tin thực tế hữu ích. Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân. Theo tôi, bài toán lớn đặt ra với Ngân hàng là việc tìm hiểu cách thức thẩm định các hồ sơ tín dụng cá nhân chính xác để tránh những tổn thất đáng tiếc về phía ngân hàng cũng như cân đối sự thích hợp tối đa giữa các nhu cầu tín dụng cá nhân. Chất lượng thẩm định là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và sử dụng triệt để tại các ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là nâng cao hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo, ThS. Trần Hồng Ngân đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian qua. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế do đó chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong có được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín được thành lập vào tháng 12 năm 2006, có trụ sở chính tại 35 Trần Hưng Đạo, TP Sóc Trăng. Là ngân hàng trẻ, năng động và ra đời trong giai đoạn nền kinh tế bước đầu hội nhập quốc tế nên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín gặp không ít những khó khăn và trở ngại, cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ và nhân viên, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín đã đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín đang phấn đấu trở thành một ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại có quy mô, đa năng, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới; luôn coi trọng chữ tín, phục vụ khách hàng an toàn chu đáo; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt chú trọng đầu tư vào những sản phẩm có chất lượng công nghệ cao với mức phí, lãi suất ưu đãi, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín hiện có các cổ đông mạnh tiềm lực về tài chính, giàu kinh nghiệm không chỉ trên thương trường mà còn có chiến lược quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp hàng đầu trên thương trường này là Công ty Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Diệu Hiền, đặc biệt là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu và hiện đại ở nước ta hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu đã ký thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ toàn diện về mọi mặt với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, theo đó ACB không chỉ hỗ trợ tư vấn chiến lược phát triển, quản trị điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin mà còn chuyển giao, liên kết các sản phẩm tài chính, ngân hàng và đào tạo nhân sự. Hiện nay, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín được kết nối trực tiếp với hội sở và kết nối với nhau. Việc triển khai thành công hệ thống ngân hàng bán lẻ, nâng cấp, ứng dụng những tiện ích của nó giúp cho hoạt động dịch vụ của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thương Tín trở nên đa dạng, hiệu quả và linh hoạt. Khách hàng thực sự được tiếp cận, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại như: SMS banking, mobile banking, home banking…Việc đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín đã giúp cho các khách hàng được sử dụng những dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhất, giao dịch với công nghệ hiện đại, an toàn, nhanh chóng và chính xác. Sau ba năm chính thức đi vào hoạt động, số vốn điều lệ hoạt động hiện nay của VIETBANK là 1.000 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng theo đúng kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng. Không chỉ áp dụng chính sách lương, thưởng đãi ngộ nhân viên một cách xứng đáng, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ cơ bản và nâng cao, đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng cho toàn bộ nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng là an toàn và hiệu quả nhưng điều ấy sẽ được Ngân hàng thực hiện có lộ trình, có chiến lược dài hạn với phương châm đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện tại, đội ngũ nhân viên thân thiện, năng động và đầy khát vọng, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín đang tự tin chinh phục khách hàng trên cả nước bằng chất lượng dịch vụ của mình. 1.1.2. Khái quát hệ thống của VIETBANK. Tính đến cuối năm 2009, hệ thống VIETBANK có tổng cộng 35 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Sóc Trăng, Chi nhánh và các phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Khánh Hòa...Dự kiến cuối năm 2010 VIETBANK sẽ nâng mạng lưới lên 100 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng của khách hàng. Số lượng nhân viên của VIETBANK trên toàn hệ thống tính đến nay có gần 1.000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VIETBANK sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VIETBANK luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Tại Hội sở chính của ngân hàng, hiện có các phòng nghiệp vụ có chức năng tư vấn, hỗ trợ các Chi nhánh và phòng giao dịch trong việc phát triển kinh doanh như: Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Ban Pháp chế, Phòng Phân tích và Quản lý tín dụng, Phòng Phát triển kinh doanh, Phòng Nguồn vốn, Phòng Kế toán, Phòng Marketing, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Hành chính Nhân sự... Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Tổng Hợp T.Trợ Thương Mại TD Cá nhân TD Doanh nghiệp Kế toán Tài Chính Tổng Giám Đốc Hội Đồng Tín Dụng P. Tổng Giám Đốc Ban Tín Dụng Giám Đốc Kinh Doanh Giám Đốc Marketing P. Kế Toán P. Hành Chính Ủy Ban AL.CO Phòng Ngân Quỹ Phòng PT & QLTD Kiểm Toán Nội Bộ Dịch vụ Tiết Kiệm T. Gửi Thanh Toán Hành Chính Nhân sự Kế toán Liên Hàng XDCB Ban Pháp Chế Ban CN Thông Tin SGD, CN, PGD (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 09/08 Tiền mặt, vàng bạc đá quý 1.102 53.486 4753,5% Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - 15.340 Tiền gửi tại ngân hàng 3.920 115.920 2857,1% Tiền gửi và vay các TCTD khác 175.345 883.165 403,7% Tiền gửi tại và cho vay các TCTD 695.212 2.163.108 211,1% Tiền gửi của khách hàng 64.228 4.750.866 7296,9% Cho vay khách hàng 217.524 3.820.645 1650,1% Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi - 500.000 Chứng khoán đầu tư 100.000 766.395 666,4% Các khoản nợ khác 3.347 58.176 1638,2% Đầu tư góp vốn - - Vốn điều lệ 1.000.000 1.000.000 0% Tài sản cố định 167.868 200.506 19,44% Các quỹ dự trữ 5.144 11.433 122,3% Tài sản có khác 65.685 150.180 128,6%  Lợi nhuận chưa phân phối 3.247 37.868 1066,3% Cộng 1.251.311 7.256.848 480% Cộng 1.251.311 7.256.848 480% (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt Nam Thương Tín) Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và 2009. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 09/08 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 62.619 262.977 320% Chi phí lãi và các chi phí tương tự (17.739) (163.215) 820,1% Thu nhập lãi thuần 44.880 99.762 122,3% Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 116 9.271 7892,2% Chi phí hoạt động dịch vụ 314 1.571 400,3% Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 198 7.700 3789% Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối - 2.662 Thu nhập từ hoạt động khác 205 38.239 18553% Chi phí hoạt động khác (172) (5.012) 2813% Lãi thuần từ hoạt động khác 33 33.227 100587% Chi phí quản lý chung (22.226) (79.569) 258% LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 22.489 58.458 160% Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (56) (13.448) 23914% Tổng lợi nhuận trước thuế 22.433 45.010 100,6% Chi phí thuế TNDN - (3.151) Lợi nhuận sau thuế 22.433 41.859 86,6% (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt Nam Thương Tín) Đến thời điểm 31/12/2009, tổng tài sản toàn hệ thống của VIETBANK đạt 7.256.848 triệu đồng, tăng 480% so với cuối 2008. Trong năm 2009, một số tỉ lệ an toàn như tỉ lệ vốn an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn vẫn được VIETBANK duy trì trong hạn mức quy định của NHNN. Kết thúc năm 2009, tình hình hoạt động của VIETBANK đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VIETBANK năm 2009 đạt 45.010 triệu đồng. Trải qua quá trình hoạt động hơn 3 năm và gặp không ít khó khăn, trở ngại, những kết quả mà VIETBANK đạt được trong những năm vừa qua thật đáng ghi nhận. Có được những kết quả trên, phải nói đến chiến lược kinh doanh đúng đắn của Hội đồng Quản trị, sự lãnh đạo sáng suốt của Ban điều hành và sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên VIETBANK. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại đều nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để tăng thêm thu nhập, có thể nói VIETBANK đang đứng trước sức ép cạnh tranh và khó khăn từ nhiều phía. 1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay nói chung và về hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng. 1.2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ với nội dung cơ bản là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn thực hiện nghiệp vụ trung gian thanh toán, trung gian tín dụng và thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua cơ chế mở rộng tiền gửi. Sự phát triển của hệ thống NHTM sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động cho vay của NHTM ra đời và phát triển dựa trên cơ sở khách quan do mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội. Đây có thể coi là một trong những hoạt động đầu tiên của các NHTM. Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã đưa luân chuyển vốn từ những chủ thể có vốn nhàn rỗi sang những người thiếu vốn. Về bản chất, cho vay là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm với nhu cầu đầu tư của xã hội. Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, NHTM và người vay, trong đó một bên là NHTM chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia là người vay sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên vay vô điều kiện theo thời hạn đã thỏa thuận. Phân loại cho vay của NHTM: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Việc áp dụng từng loại cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Có nhiều tiêu thực phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: + Phân loại theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. + Phân loại theo đối tượng cho vay: cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp... + Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay dự án... + Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay: cho vay thế chấp, cầm cố, tín chấp, bảo lãnh của bên thứ 3... + Phân loại theo phương pháp hoàn trả: trả một lần cả gốc lẫn lãi, trả lãi và gốc đều nhiều lần trong kỳ, trả lãi đều, gốc theo thời hạn... 1.2.2. Quy định pháp lý về cho vay Các quy định pháp lý trong hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung vào các vấn đề sau đây: 1.2.2.1. Nguyên tắc cho vay Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. 1.2.2.2. Điều kiện vay vốn Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp ứng được yêu cầu do ngân hàng đề ra. Điều kiện vay vốn bao gồm: Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. 1.2.2.3. Đối tượng cho vay Ngân hàng chỉ cho vay đáp ứng những nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn để thực hiện các việc sau: Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi; Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 1.2.2.4. Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay Hoạt động cho vay luôn luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó, các NHTM luôn chú trọng các vấn đề về nguyên tắc cho vay có hiệu quả, các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng. Kiểm tra, đánh giá khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay. Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cho vay. Thông qua các hạn chế cho vay, ngân hàng hạn chế được việc tập trung vốn vào một số ít khách hàng, một số ngành, lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó tránh được rủi ro ngành và thực hiện phân tán rủi ro tín dụng. Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. 1.2.2.5. Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay là nhân tố quan trọng để đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, ngân hàng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. Đồng thời, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng, chất lượng khoản vay. 1.2.3. Hoạt động tín dụng cá nhân Như chúng ta đã biết, cơ sở pháp lý đầu tiên được áp dụng cho hoạt động của tất các ngân hàng, các tổ chức tín dụng là Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và Luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi bổ xung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng được ban hành nhằm bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn, có hiệu quả ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Một văn bản khác cũng rất quan trọng là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, nó được ban hành ngày 31/12/2001 để thay cho quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1. Những điều khoản trong quy chế cho vay này mang tính logic và chặt chẽ, phần nào đã tác động tích cực đến hoạt động cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại nói riêng. 1.2.3.1. Khái niệm cho vay cá nhân: là loại cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cho đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Cho vay cá nhân cũng được hiểu là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là các cá nhân, người tiêu dùng nhằm phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh. 1.2.3.2. Đặc điểm: Do đối tượng là vay là các khách hàng cá nhân nên đặc điểm của quy mô khoản vay thường nhỏ nhưng tổng số món vay lại lớn do nhu cầu khá thường xuyên và đa dạng. Khoản vay phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách cảu từng đối tượng và chu kỳ kinh tế của khách hàng. Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân trong đó cho vay tiêu dùng thường có xu hướng cao do quy mô món vay nhỏ, trong khi chi phí của ngân hàng thường lớn. Nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân chính là nguồn thu nhập thường xuyên của họ như: thu nhập từ lương, từ sản xuất kinh doanh... 1.2.3.3. Phân loại: Cho vay khách hàng cá nhân là một trong những hoạt động tín dụng rất đa dạng của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động này có thể được phân loại theo rất nhiều tiêu thức như: mục đích sử dụng vốn, cách thức hoàn trả, hình thức cấp tín dụng và hình thức tài sản đảm bảo...Tuy nhiên, thông thường người ta phân theo mục đích sử dụng vốn thành: cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng sửa chữa nhà cửa, cho vay mua nhà đất, cho vay mua xe ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay thấu chi cá nhân, cho vay du học... 1.2.3.4. Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân Đối với khách hàng: Có thể nói cho vay khách hàng cá nhân với các mục đích nêu trên là những nhu cầu tất yếu của con người. Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của nhiều cá nhân tăng cao, đặc biệt các nhu cầu mua sắm nhà cửa, ô tô, xe máy, bổ sung vốn kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận cho gia đình...Cho vay khách hàng cá nhân đem lại cơ hội cho khách hàng thỏa mãn những nhu cầu đó. Đối với ngân hàng: Nếu như cho vay khách hàng cá nhân đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn những nhu cầu của họ thì đối với ngân hàng, đó là một nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đã xuất hiện từ lâu trong ngân hàng ở các nước và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân hàng. Bên cạnh đó, trong điều kiện thị trường tín dụng doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mé, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, mở rộng thị trường, đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Đây là phân đoạn thị trường mà các NHTM có quy mô nhỏ có thể hướng đến và phát triển để mở rộng thị phần của mình. Ngoài ra, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro, nên cho vay khách hàng cá nhân với đặc điểm trị giá khoản vay nhỏ sẽ tạo điều kiện phân tán rủi ro cho ngân hàng, tạo điều kiện phát triển bền vững. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI VIETBANK 2.1. Sơ lược tình hình tín dụng cá nhân tại Việt Nam Hoạt động cho vay cá nhân trong hệ thống NHTM Việt Nam được biết đến từ những năm đầu của thập niên 90. Trước năm 2006, cho vay cá nhân ở Việt Nam bước đầu phát triển, các ngân hàng bắt đầu xây dựng định hướng và kế h
Tài liệu liên quan