Trong xu thế hội nhập và phát triển vào nền kinh tế thế giới, những năm qua, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng. Với vai trò là một trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại đã trở thành một kênh cung cấp vốn quan trọng khi mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tiếp cận với những kênh cung cấp vốn khác như phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Thực hiện chức năng của mình, các ngân hàng đã và đang cung cấp cho nền kinh tế một nguồn tín dụng lớn, trong đó, tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ là không nhỏ. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn cho các công trình, các dự án thuỷ lợi giao thông, các dự án sản xuất ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, so với tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn có mức độ rủi ro lớn hơn, đòi hỏi phải có những quy trình thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay.
Trong cho vay dự án, thẩm định tài chính dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công tác này được thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho dự án được tiến hành hiệu quả, ngân hàng thu hồi được vốn vay cũng như có lợi nhuận. Mặt khác, một quy trình thẩm định tốt, nhanh chóng có thể đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các khoản vay khi mà nhờ đó yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng giảm dần.
Là một đơn vị mới ra đời gần hai năm của ngân hàng Á Châu, Sở giao dịch Hà Nội trong thời gian qua cũng đã cung cấp cho nền kinh tế một nguồn tín dụng trung và dài hạn nhất định. Hiện này, các dự án mà đơn vị này tài trợ mới chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ, các dự án sản đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy nhiên, yêu cầu về công tác thẩm định tài chính dự án không vì thế mà giảm bớt.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy của công tác thẩm định tài chính dự án, em đã chọn đề tài: “Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Á Châu - SỞ giao dịch Hà Nội”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
96 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - SỞ giao dịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.3.2.1. Thời gian và chi phí tiến hành thẩm định tài chính dự án 26
1.3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay dự án 27
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 28
1.3.3.1. Đội ngũ cán bộ 28
1.3.3.2. Trang thiết bị, công nghệ 29
1.3.3.3. Thông tin 29
1.3.3.4. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 30
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch Hà Nôi – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền của SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 31
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 34
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 35
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng 37
2.1.3.3. Tình hình tổng kết tài sản và thu nhập tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 40
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 42
2.2.1. Các nguyên tắc khi tiến hành thẩm định và thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 42
2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội 44
2.2.3. Tình hình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội 44
2.2.3.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhựa Đông Á 45
2.2.3.2. Giới thiệu về dự án 45
2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch Hà Nội -ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 58
2.3.1. Những kết quả đạt được 58
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 62
2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thưong mại cổ phần Á Châu 62
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SGD HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 70
3.1. Định hướng phát triển của SGD Hà Nội – Ngân hang TMCP Á Châu trong thời gian tới 70
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu 70
3.1.2. Những mục tiêu đề ra trong công tác cho vay và thẩm định tài chính dự án 71
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 72
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thẩm định tài chính dự án 72
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án 73
3.2.2.1. Đối với quy trình cho vay dự án 73
3.2.2.2. Đối với phương pháp thẩm định 74
3.2.2.3. Đối với nội dung thẩm định tài chính dự án 75
3.2.3. Giải pháp về công tác cán bộ và tổ chức thẩm định 81
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 81
3.2.3.2. Tăng cường chuyên môn hóa công tác thẩm định tài chính dự án 82
3.2.3.3. Các giải pháp về trang thiết bị phục vụ thẩm định 82
3.2.4. Các giải pháp về thông tin trong hoạt động thẩm định 82
3.2.5. Sử dụng hiệu quả hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường đôn đốc việc thực hiện dự án 84
3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án 85
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp cao 85
3.3.1.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành 85
3.3.1.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 85
3.3.2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư 86
3.3.3. Kiến nghị với SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 87
KẾT LUẬN 88
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB
Ngân hàng thương mại Á Châu
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
SGD
Sở giao dịch
TSĐB
Tài sản đảm bảo
VCSH
Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại SGD Hà Nội - Ngân hàng TMCP Á Châu. 31
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại SGD Hà Nội - Ngân hàng TMCP Á Châu 35
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn phân theo loại hình 36
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng qua 4 thời điểm tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 38
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong nền kinh tế 39
Hình 2.4: Biểu đồ phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế tại hai thời điểm31/12/2007 và 31/12/2008 39
Hình 2.5: Biểu đồ dư nợ tín dụng phân theo loại hình cho vay tại hai thời điểm 31/12/2007 và 31/12/2008 40
Bảng 2.3: Bảng tổng kết tài sản tại Sở giao dịch Hà Nội 40
Bảng 2.4: Bảng tổng kết thu nhập tại ngân hàng TMCP Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội 41
Bảng 2.5 Một số giả thiết về các thông tin của dự án 46
Bảng 2.6 Bảng dự tính kế hoạch trả nợ vay 50
Bảng 2.7: Bảng kết quả kinh doanh dự phóng 50
Bảng 2.8: Bảng tính toán dòng tiền của dự án 51
Bảng 2.9: Bảng cân đối nguồn trả nợ vay 54
Bảng 2.10: Một số thông số đầu vào khác của dự án được thay đổi 58
Bảng 2.11: Các dự án được thực hiên tại NHTM Á Châu – SGD Hà Nội 59
Bảng 2.11 : Hệ số beta của các doanh nghiệp trong ngành nhựa 78
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển vào nền kinh tế thế giới, những năm qua, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng. Với vai trò là một trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại đã trở thành một kênh cung cấp vốn quan trọng khi mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tiếp cận với những kênh cung cấp vốn khác như phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Thực hiện chức năng của mình, các ngân hàng đã và đang cung cấp cho nền kinh tế một nguồn tín dụng lớn, trong đó, tín dụng trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ là không nhỏ. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn cho các công trình, các dự án thuỷ lợi giao thông, các dự án sản xuất… ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, so với tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn có mức độ rủi ro lớn hơn, đòi hỏi phải có những quy trình thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay.
Trong cho vay dự án, thẩm định tài chính dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công tác này được thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho dự án được tiến hành hiệu quả, ngân hàng thu hồi được vốn vay cũng như có lợi nhuận. Mặt khác, một quy trình thẩm định tốt, nhanh chóng có thể đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các khoản vay khi mà nhờ đó yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng giảm dần.
Là một đơn vị mới ra đời gần hai năm của ngân hàng Á Châu, Sở giao dịch Hà Nội trong thời gian qua cũng đã cung cấp cho nền kinh tế một nguồn tín dụng trung và dài hạn nhất định. Hiện này, các dự án mà đơn vị này tài trợ mới chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ, các dự án sản đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy nhiên, yêu cầu về công tác thẩm định tài chính dự án không vì thế mà giảm bớt.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy của công tác thẩm định tài chính dự án, em đã chọn đề tài: “Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Á Châu - SỞ giao dịch Hà Nội”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đưa ra một định nghĩa chính xác về ngân hàng là không dễ.
Thông thường, các ngân hàng vẫn được định nghĩa thông qua các chức năng mà chúng thực hịên trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khi mà các chức năng này dang dần thay đổi và mở rộng thì việc đưa ra định nghĩa theo cách này đôi lúc có thể đưa ra cách hiểu sai về ngân hàng.
Nhìn chung, cách tiếp cận thận trọng nhất là xem xét các ngân hàng thông qua những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Theo cách hiểu này, ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Sự đa dạng trong các dịch vụ ngân hàng khiến chúng được gọi là các “bách hóa tài chính”.
Trong xu hướng phát triển hiện nay, các sản phẩm dịch vụ được các ngân hàng thương mại cung cấp ngày càng đa dạng hoá, và mở rộng sang cả nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các nghiệp vụ truyền thống vẫn là những hoạt động giữ vai trò quan trọng và được duy trì trong các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đó là các nghiệp vụ tín dụng truyền thống bao gồm: chiết khấu thương phiếu, nghiệp vụ cho thuê tài sản, nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, hoạt động cho vay. Trong các hoạt động kể trên, cho vay là hoạt động quan trọng nhất, thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ ½ đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng, đồng thời chứa đựng khá nhiều rủi ro, đặc biệt là các khoản cho vay có thời hạn dài.
1.1.2. Nội dung hoạt động cho vay theo dự án tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm dự án và vai trò cho vay theo dự án tại các ngân hàng thương mại
a. Khái niệm về dự án
Trong bất kì một nền kinh tế nào, hoạt động đầu tư cũng là một hoạt động không thể thiếu, thúc đầy sự phát triển của nền sản xuất.
Đầu tư được hiểu là sự hi sinh những nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
Hoạt động đầu tư trong nền kinh tế là một hoạt động khá phức tạp, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Do đó, để hoạt động đầu tư có thể được tiến hành thuận lợi nhằm tối đa hoá hiệu quả đầu tư, các hoạt động đầu tư đều được tiến hành theo các dự án, được gọi là dự án đầu tư.
- Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cụ đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung (Một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án)
- Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Theo từ điển về quản lý dự án AFNOR, dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương pháp với các nguồn lực đã định.
- Trong “Quy chế về đầu tư và xây dựng” theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính Phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)
Nhìn chung, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra với nguồn lực và thời gian xác định.
b. Khái niệm về cho vay theo dự án trong các ngân hàng thương mại
Khái niệm
Cho vay tài trợ dự án là một trong những loại hình cho vay trung dài hạn được tiến hành bởi các ngân hàng thương mại, trong đó, các ngân hàng thương mại cung cấp các khoản tài trợ cho các khách hàng nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư với thời gian thu hồi vốn lớn hơn 12 tháng.
Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng tài trợ dự án
- Đối với nền kinh tế
Xuất phát từ vai trò của hoạt động đầu tư và dự án đầu tư đối với nền kinh tế, ta có thể thấy rằng, việc tiến hành thực hiện các dự án một cách hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, do một trong những đặc điểm của hoạt động đầu tư và dự án đầu tư là đòi hỏi vốn lớn và thời gian dài, do đó nhu cầu về vốn cũng là một trong những vấn đề gặp phải trong hoạt động cho vay dự án.
Trong nền kinh tế, các dự án không chỉ tồn tại dưới dạng các dự án lớn, các công trình trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia, bên cạnh đó có rất nhiều các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các ngành và lĩnh vực khác nhau. Cho dù là dự án lớn thuộc phạm vi nhà nước hay các dự án nhỏ, vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn của chủ đầu tư. Trong tình huống đó, đầu tư qua tín dụng ngân hàng ngày càng có vị trí quan trọng. Đối với các dự án lớn tầm quốc gia, sự tham gia của các ngân hàng trong việc tài trợ các dự án sẽ góp phần làm giảm gánh nặng của ngân sách Nhà Nước; đối với những dự án đầu tư nhỏ nhằm tiến hành đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tiến hành dự án một cách thuận lợi. Như vậy có thể thấy, tín dụng đầu tư đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Mặt khác, đầu tư qua tín dụng ngân hàng hay hoạt động cho vay theo dự án là một hoạt động đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do đó đòi hỏi cả hai bên vay và cho vay phải có những tính toán thận trọng. Trước khi cho vay, ngân hàng sẽ phải xem xét kĩ càng tính khả thi cũng như mức độ rủi ro của dự án, để quyết định có cho vay hay không hoặc có những điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, khác với nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà Nước, nguồn tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc tiền vay, chủ đầu tư sẽ phải tính toán chính xác khả năng thu hồi vốn cũng như hoàn trả nợ vay để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ. Như vậy, đầu tư qua tín dụng ngân hàng hay hoạt động cho vay theo dự án đã thúc đẩy việc sử dụng vốn trong nền kinh tế một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Khác với những hình thức đầu tư khác như vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư qua tín dụng ngân hàng có xâm nhập vào rất nhiều ngành nghề, với quy mô lớn, vừa và nhỏ, do vậy nó cho phép thoả mãn nhiều nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ…
Nguồn vốn được sử dụng trong tiến hành cho vay tài trợ dự án là nguồn vốn huy động và tiết kiệm trong toàn xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn trong xã hội để tận dụng và khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Đối với ngân hàng
Trong các tài sản của ngân hàng thương mại, khoản mục cho vay luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất và đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Thu nhập từ khoản mục này được thể hiện dưới dạng lãi tiền vay, phụ thuộc vào lãi suất. Các khoản vay với độ rủi ro khác nhau và thời hạn vay khác nhau sẽ có những mức lãi suất khác nhau, do đó, thu nhập dưới dạng lãi tiền vay cũng khác nhau. Trong các khoản mục cho vay của ngân hàng thương mại, cho vay tài trợ dự án thuộc loại tín dụng trung và dài hạn, có thời hạn cho vay dài và độ rủi ro khá cao so với các khoản cho vay khác, do đó, lãi suất áp dụng cho các khoản cho vay này cũng cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn khác vì phải cộng thêm một mức bù rủi ro. Đồng thời, do các khoản vay này thường tiềm ẩn mức độ rủi ro là cao nên trước khi thực hiện mở rộng cho vay, các ngân hàng thường chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Mặt khác, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là một trong những lợi thế lớn trong cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Cho vay trung và dài hạn là hoạt động đòi hỏi ngân hàng thực hiện cho vay phải có một tiềm lực nhất định về vốn, đội ngũ cán bộ phải có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Vì lí do đó, có nhiều ngân hàng với quy mô vốn nhỏ thường khó có thể cho vay tài trợ dự án, đặc biệt là các dự án lớn có tầm quốc gia. Việc mở rộng cho vay tài trợ các dự án không những đem lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng như đã nói ở trên mà còn có thể giúp ngân hàng tăng cường củng cố vị thế của mình trong cạnh tranh.
Bên cạnh đó, mở rộng cho vay tài trợ dự án còn giúp thúc đẩy phát triển các loại hình tín dụng cũng như các loại hình dịch vụ khác. Hầu hết các khoản cho vay tài trợ dự án của ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Khi các trang thiết bị đi vào hoạt động hiệu quả với công suất lớn hơn, quy mô sản xuất được mở rộng, nhu cầu về vốn lưu động tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại ngân hàng cũng như nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác.
1.1.2.2. Quy trình cho vay theo dự án
Cho vay theo dự án cũng là một loại hình tín dụng tại ngân hàng, do đó, quy trình cho vay theo dự án cũng tuân thủ theo quy trình cho vay nói chung của ngân hàng thương mại, bao gồm các bước:
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu với khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, nếu khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Tiến hành phân tích khách hàng, doanh nghiệp vay vốn và thẩm định dự án đầu tư.
Bước 3: Trả lời khách hàng về việc từ chối hay chấp nhận cấp tín dụng. Lập hợp đồng kí kết với khách hàng.
Bước 4: Thực hiện giải ngân và tiến hành các biện pháp đảm bảo tín dụng. Đồng thời, lập hồ sơ theo dõi khoản vay
Bước 5: Tiến hành kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn trả nợ và xử lý phát sinh.
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải thực hiện thẩm định TCDA
1.2.1.1. Khái niệm về thẩm định TCDA
Thẩm định tài chính dự án là quá trình rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Giáo trình thẩm định tài chính dự án, trường đại học KTQD, PGS. TS Lưu Thị Hương
Nếu như Chính phủ, các cơ quan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì các nhà đầu tư này lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Trong hoạt động của các ngân hàng, trước khi cho vay dự án, các ngân hàng quan tâm tới khả năng sinh lời của dự án cũng như khả năng hoàn trả nợ vay để ra quyết định cho vay, do đó khâu thẩm tài chính dự án là một khâu hết sức quan trọng trong cho vay theo dự án của các ngân hàng thương mại.
Hoạt động thẩm định tài chính dự án hay thẩm định tín dụng đầu tư trong các ngân hàng thương mại là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện, các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án làm căn cứ để ra quyết định cho vay Trang 125, giáo trình tín dụng ngân hàng, trường đại học Công nghiệp thành phố HCM, PGS. TS Phan Thị Cúc
.
1.2.1.2. Sự cần thiết phải thực hiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM
Như đã nói ở trên, hoạt động cho vay theo dự án trong các ngân hàng thương mại là hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng song cũng đồng thời là hoạt động đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. V