Nền kinh tế nước ta những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao (trên 7%). Một trong những đóng góp quan trọng vào thành công này chính là hoạt động của ngành ngân hàng.
Thông qua hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng còn góp phần thực hiện các chương trình kích cầu thông qua đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra nhiều vận hội đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức mới cho ngành ngân hàng. Việc các định chế tài chính quốc tế được chính thức gia nhập sân chơi ở Việt Nam đã làm cho các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá nặng nề. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng trong nước là phải tranh thủ khai thác, mở rộng tín dụng và chiếm lĩnh thị trường để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Đối với các ngân hàng Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng giúp Ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn nói chung, của nghiệp vụ tín dụng nói riêng trong điều kiện hiện nay là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.
Với cơ hội được thực tập tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn, tôi có cơ hội khảo sát thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, từ đó tôi quyết định chọn nội dung chuyên đề tốt nghiệp là "Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn" với hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị.
47 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG & QUÁ TRÌNH CẤP TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN 24
2.1. Những quy định chung 26
2.1.1. Điều kiện cấp tín dụng 26
2.1.1.1. Nguyên tắc chung 26
2.1.1.2. Điều kiện vay vốn 26
2.1.1.3. Quy định về thông tin tối thiểu cung cấp cho Ngân hàng 27
2.1.2. Những trường hợp không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế 28
2.1.2.1. Những trường hợp không được cấp tín dụng 28
2.1.2.2. Những hạn chế trong cấp tín dụng 26
2.1.3. Tài sản bảo đảm 31
2.1.3.1. Các loại tài sản bảo đảm 31
2.1.3.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản bảo đảm 32
2.1.3.3. Nguyên tắc thẩm định tài sản bảo đảm 33
2.1.3.4. Bảo hiểm tài sản bảo đảm 33
2.1.3.5. Quản lý tài sản bảo đảm 33
2.1.4. Thời hạn cho vay 34
2.1.5. Lãi suất cho vay 34
2.1.6. Mức cho vay 35
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn 36
2.2.1. Tình hình huy động vốn 36
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng 40
2.2.2.1. Quy trình thực hiện 40
a. Quy trình tiếp thị phát triển khách hàng 40
b. Tiếp nhận nhu cầu và đi xác minh 40
c. Thẩm định và trình duyệt 42
d. Ra quyết định cho vay 43
e. Hoàn tất hồ sơ khoản vay đã phê duyệt 44
f. Giải ngân 44
g. Thu vốn, lãi 45
h. Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ 45
i. Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ 46
j. Xử lý nợ quá hạn 46
k. Tất toán nợ 47
l. Lưu trữ hồ sơ 48
2.2.2.2. Minh hoạ một hồ sơ cụ thể 48
2.2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn 59
a. Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền 60
b. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho vay 61
c. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 62
d. Tình hình nợ quá hạn 64
e. Các loại cho vay ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn 64
2.3. Nhận xét và đánh giá chung về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn 66
2.3.1. Thuận lợi 66
2.3.1. Khó khăn 66
2.3.3. Thành tựu 67
2.3.4. Hạn chế 68
2.3.4.1. Về phía Ngân hàng 68
2.3.4.2. Về phía khách hàng 69
2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn doanh thu chính cho Ngân hàng, vì thế, để đảm bảo tính hệ thống và thống nhất trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống, Sacombank đã ban hành Chính sách Tín dụng (ban hành theo Quyết định số 258/2005/QĐ – HĐQT ngày 14/07/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng) quy định những quy tắc chung đối với hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống. Một số quy định chung được quy định trong Quy chế là:
2.1.1. Điều kiện cấp tín dụng:
2.1.1.1. Nguyên tắc chung:
Khách hàng muốn được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng phải hội đủ các điều kiện theo quy định của Ngân hàng; có thể cung cấp cho Ngân hàng một số thông tin tối thiểu; và không thuộc diện không được cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng.
2.1.1.2. Điều kiện vay vốn:
Khách hàng muốn được xem xét cho vay phải hội đủ các điều kiện sau đây:
a. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự.
F Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân Việt Nam:
- Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Cá nhân; chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên công ty hợp danh; đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
F Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc pháp nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
b. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
c. Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết;
d. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; và có kế hoạch vay vốn, trả nợ.
e. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Các trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo có quy định riêng.
f. Một số điều kiện khác tuỳ theo loại cho vay được quy định cụ thể tại các hướng dẫn.
2.1.1.3. Quy định về thông tin tối thiểu cung cấp cho Ngân hàng:
Ngoài các hồ sơ pháp lý theo quy định, các thông tin tối thiểu mà khách hàng phải cung cấp cho Ngân hàng khi đề nghị vay vốn gồm:
a. Đối với Doanh nghiệp:
- Thời gian hoạt động của Doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp.
- Bộ máy tổ chức.
- Công tác hoạch định chiến lược phát triển.
- Hệ thống hạch toán kiểm toán.
- Kết quả kinh doanh, mức tăng trưởng doanh số trong hai năm liền kề hoặc trong thời gian kể từ khi bắt đầu hoạt động (trường hợp thời gian hoạt động chưa đủ hai năm).
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Cơ cấu hàng tồn kho hiện tại.
- Tình hình bảo hiểm tài sản hoả hoạn của doanh nghiệp.
- Tình hình khai thuế và nộp thuế.
- Tình hình chi trả thu nhập cho người lao động.
- Mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường.
b. Đối với cá nhân vay sản xuất kinh doanh:
- Mục đích khoàn vay.
- Thời gian và lĩnh vực kinh doanh.
- Số lượng nhân viên.
- Tổng tài sản.
- Tài sản đảm bảo.
- Thời gian quan hệ với Ngân hàng.
- Tình trạng chỗ ở.
- Độ tuổi, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc kinh tế.
c. Đối với cá nhân vay tiêu dùng:
- Mục đích khoản vay.
- Tình trạng chỗ ở, thời gian cư ngụ.
- Độ tuổi, tình trạng hôn nhân, số người ăn theo.
- Trình độ học vấn, công việc đang làm, thời gian làm việc.
- Thu nhập dùng để trả nợ.
- Thời gian quan hệ với khách hàng.
- Tài sản bảo đảm.
2.1.2. Những trường hợp không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế:
2.1.2.1. Những trường hợp không được cấp tín dụng:
a. Các khách hàng sau không được chấp nhận cấp tín dụng
F Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng không được cho vay, bảo lãnh đối với:
§ Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng.
§ Cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định và quyết định cho vay và/hoặc bảo lãnh.
§ Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng.
F Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng không được chấp nhận việc bảo lãnh của các cá nhân được quy định trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng khác.
F Ngân hàng không cấp tín dụng đối với những khách hàng có một trong những đặc điểm sau:
§ Trú đóng, thường trú tại các địa phương (tỉnh, thành phố) ngoài vùng thị trường đã xác định của Chi nhánh. Các trường hợp mở rộng vùng thị trường của Chi nhánh phải được Tổng Giám đốc Ngân hàng phê duyệt nhưng phải bảo đảm hiệu quả, an toàn trong hoạt động Tín dụng.
§ Khách hàng đề nghị cấp tín dụng là cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi và trên 65 tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tổng Giám đốc được quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân trên 65 tuổi nhưng không quá 70 tuổi.
§ Hoạt động trong các lĩnh vực mà thị trường không chấp nhận.
§ Hoạt động trong lĩnh vực rủi ro quá cao.
§ Thiếu năng lực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
§ Cung cấp thông tin không đúng thực chất hoạt động; hoặc thông tin không đủ; hoặc có biểu hiện giấu diếm, tránh né trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng.
§ Lỗ liên tiếp trong 2 năm gần kề nhưng không có biện pháp khắc phục khả thi.
§ Có thông tin tiêu cực về khách hàng của Trung tâm Thông tin khách hàng hoặc của NHNN Việt Nam.
§ Cư ngụ và sản xuất trên địa bàn cư ngụ quá khó khăn (vùng sâu, vùng xa).
§ Có những biểu hiện tiêu cực trong giao dịch với Ngân hàng như: đang có nợ quá hạn tại Ngân hàng; thường xuyên để vốn lãi trễ hạn; để phát sinh nợ quá hạn nhiều lần vì lý do chủ quan; chây lì trong trả nợ.
§ Đang bị truy tố hoặc chịu các biện pháp chế tài của các cơ quan pháp luật ảnh hưởng đến khả năng tài chính.
b. Các khoản vay không được Ngân hàng chấp nhận:
F Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng không cấp tín dụng đối với những nhu cầu vốn để sử dụng vào các mục đích sau:
§ Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
§ Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch hoặc để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
F Ngoài ra, các khoản tín dụng được sử dụng vào các mục đích sau cũng không được Ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng:
§ Khoản vay được sử dụng vào các giao dịch mà rủi ro của nó không thể đánh giá một cách đầy đủ do thiếu thông tin.
§ Khoản vay có thể ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Ngân hàng (sử dụng vào các hoạt động mà xã hội không đồng tình, khách hàng vay là những người đã có điều tiếng không tốt,…)
§ Khoản vay được sử dụng vào các hoạt động gây tác động xấu đối với môi trường nhưng khách hàng không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; hoặc khách hàng phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
§ Khoản vay được khách hàng đưa cho người khác sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh nhưng không có sự tham gia quản lý của khách hàng.
§ Khoản vay được sử dụng vào mục đích mua đi bán lại bất động sản.
2.1.2.2. Những hạn chế trong cấp tín dụng:
Ngân hàng không cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi đối với những đối tượng sau:
§ Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại Ngân hàng; Kế toán trưởng của Ngân hàng.
§ Các cổ đông lớn của Ngân hàng (là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu)
Tổng dư nợ cho vay đối với các khách hàng trên không được vượt quá 5% vốn tự có của Ngân hàng
Ngoài ra, Ngân hàng cũng hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba trong trường hợp mối quan hệ gữa khách hàng và bên bảo lãnh không là mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh em ruột, hoặc bên bảo lãnh không phải là thành viên của doanh nghiệp và trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân có tuổi trên 65. 2.1.3. Tài sản bảo đảm:
2.1.3.1. Các loại tài sản bảo đảm:
a. Các loại tài sản được Ngân hàng chấp nhận làm tài sản bảo đảm:
- Nhà ở, nhà làm việc, kho tàng.
- Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuên đất.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá, vàng.
- Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành.
- Số dư tài khoản tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng được Ngân hàng chấp nhận.
- Tín phiếu, trái phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành.
- Trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được Ngân hàng chấp nhận.
- Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được Ngân hàng chấp nhận.
- Các loại tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật được Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
b. Các loại tài sản không được Ngân hàng chấp nhận làm tài sản bảo đảm:
- Bất động sản tranh chấp hoặc có yếu tố nước ngoài.
- Bất động sản có từ 5 đồng sở hữu trở lên, trừ trường hợp đất cấp cho hộ gia đình.
- Nhà ở vả đất ở trong hẻm hẹp dưới 1,0 mét; Nhà ở và đất ở trong hẻm rộng từ 1 đến 1,5 mét cách mặt tiền đường quá 100 mét.
- Đất nông nghiệp có diện tích như sau:
§ Đất lúa có diện tích dưới 500m²
§ Đất thổ-vườn, thổ-màu có diện tích dưới 120m².
§ Đất nông nghiệp khác có diện tích dưới 300m².
- Máy móc thiết bị đã sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm; hoặc quá chuyên dùng; hoặc giá trị còn lại quá thấp.
- Hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm ứ đọng, chậm tiêu thụ; hoặc có nguy cơ giảm giá.
- Phương tiện vận chuyển giá trị còn lại thấp; khó thanh lý; hoặc được sản xuất trước ngày thế chấp hơn 5 năm (xe con), 8 năm (xe khách) và hơn 10 năm (xe tải, xe chuyên dùng).
2.1.3.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị tài sản bảo đảm:
- Tuỳ theo tính chất của từng loại tài sản bảo đảm, Ngân hàng sẽ áp dụng tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm phù hợp. Tỷ lệ cho vay tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm được quy định theo bảng sau:
Bảng 1: Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm
STT
Loại tài sản bảo đảm
Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa
Số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do Sacombank phát hành.
100% (1)
Tín phiếu, trái phiếu do Chính phủ, NHNN phát hành.
100%
Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được Ngân hàng chấp nhận.
95%
Tín phiếu, trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được Ngân hàng chấp nhận.
90%
Số dư tài khoản tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng chấp nhận.
90% (3)
Hàng hoá
80%
Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
80%
Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng
70%
Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất
70%
Phương tiện vận chuyển
70%
Máy móc, thiết bị
60%
Vàng
(2)
Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng
(2)
Cổ phiếu; Trái phiếu của các công ty được Ngân hàng chấp nhận
(3)
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)
____________________
(1) Có khấu trừ tiền lãi cho vay
(2) Khi cho vay sẽ thoả thuận với khách hàng về tỷ lệ cho vay và trường hợp giá thị trường của tài sản bảo đảm xuống đến mức nào đó thì Ngân hàng được tự động thanh lý để thu hồi nợ dù chưa đến hạn trả nợ.
(3) Do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được HĐQT chấp thuận.
- Các trường hợp tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm vượt mức quy định sẽ do Hội đồng Tín dụng của Ngân hàng quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
2.1.3.3. Nguyên tắc thẩm định tài sản bảo đảm:
- Việc thẩm định tài sản bảo đảm sẽ do một bộ phận trực thuộc Ngân hàng độc lập với bộ phận đề xuất cho vay thực hiện để bảo đảm tính khách quan, trường hợp cần thiết có thể thuê cơ quan bên ngoài Ngân hàng thực hiện. Việc thẩm định tài sản bảo đảm tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh do AMC đảm nhận.
- Đối với các khoản vay nhỏ, bộ phận đề xuất cho vay sẽ thực hiện việc thẩm định tài sản bảo đảm để không gây phiền toái cho khách hàng. Tổng Giám đốc ấn định cụ thể trách nhiệm thẩm định tài sản bảo đảm đối với từng mức cho vay cụ thể.
2.1.3.4. Bảo hiểm tài sản bảo đảm:
Các loại tài sản bảo đảm dễ bị thiệt hại do hư hỏng, cháy nổ, tai nạn… phải được bảo hiểm khi thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng. Khách hàng phải cam kết với Ngân hàng khi xảy ra thiệt hại thì Ngân hàng là người thụ hưởng khoản bồi thường của công ty Bảo hiểm.
2.1.3.5. Quản lý tài sản bảo đảm:
- Đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển: Ngân hàng có thể giao cho khách hàng khai thác, sử dụng nhưng khách hàng không được: chuyển đổi, chuyển nhượng, bán , trao đổi, cho thuê, tặng, cho mượn, làm hư hỏng, làm giảm giá trị, làm thay đổi, huỷ hoại tài sản bảo đảm hoặc sử dụng tài sản bảo đảm để góp vốn, làm bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được sự đồng ý của Ngân hàng.
- Đối với tài sản bảo đảm là hàng hoá, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm: sẽ được lưu giữ, bảo quản tại kho Ngân hàng hoặc kho thứ ba, một số trường hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh có thể để tại kho của khách hàng nhưng Ngân hàng phải cử nhân viên quản lý chặt chẽ.
- Đối với tài sản bảo đảm là tín phiếu, trái phiếu do Chính phủ, chính quyền tỉnh, thành phố, NHNN phát hành, tiền gửi tại tổ chức tín dụng: Ngân hàng sẽ lưu giữ, bảo quản bản chính giấy chứng nhận (nếu có) và phải được cơ quan phát hành xác nhận phong toả (đối với chứng chỉ có ghi tên hoặc phát hành ghi sổ).
- Đối với tài sản bảo đảm là cổ phần của các công ty: Ngân hàng sẽ lưu giữ, bảo quản bản chính giấy chứng nhận (nếu có) và phải được cơ quan phát hành hoặc cơ quan lưu ký xác nhận phong tỏa.
2.1.4. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay.
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng
§ Đối với pháp nhân Việt Nam và nước ngoài: không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại trên giấy phép.
§ Đối với cá nhân nước ngoài: không vượt quá thời hạn được phép sinh sống tại Việt Nam.
- Ngân hàng cho khách hàng vay theo các loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:
§ Ngắn hạn: dưới 12 tháng
§ Trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng
§ Dài hạn: trên 60 tháng
2.1.5. Lãi suất cho vay:
- Lãi suất cho vay tối thiểu không được thấp hơn lãi suất sàn do Tổng Giám đốc quy định.
- Lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
- Ngoài ra, lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào:
§ Thời hạn cho vay.
§ Mức độ rủi ro của khoản vay.
§ Uy tín, khả năng tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng.
§ Biện pháp bảo đảm tiền vay.
§ Chi phí khoản vay: khoản vay càng nhỏ thì lãi suất càng cao.
2.1.6. Mức cho vay: Đối với Chi nhánh, mức cho vay căn cứ vào:
- Nhu cầu vay của khách hàng.
- Tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo tiền vay.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Khả năng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Tuy nhiên, mức cho vay của Chi nhánh phải nằm trong giới hạn uỷ quyền phán xét của Chi nhánh.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH CHỢ LỚN:
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình từ nguồn vốn do Chi nhánh tự huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và dùng nguồn vốn tự có do Hội sở cung cấp. Nếu nguồn vốn không đủ để hoạt động, Chi nhánh không được phát hành thêm bất kỳ một loại trái phiếu nào để huy động vốn và không được đi vay từ tổ chức tín dụng nào khác mà Chi nhánh phải đi vay từ Chi nhánh khác thuộc nội bộ hệ thống Sacombank với lãi suất ưu đãi để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quy định Chi nhánh Chợ Lớn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn hơn là huy động vốn dài hạn ở mức Hội sở cho phép. Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện hoạt động kinh doanh bằng các nguồn vốn:
Nhận tiền gửi thanh toán bằng VND và các ngoại tệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Huy động vốn bằng cách vay vốn từ Chi nhánh khác thuộc nội bộ Ngân hàng với lãi suất ưu đãi nếu Chi nhánh thiếu vốn hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn do Hội sở điều chuyển xuống.
Bảng 2. Nguồn vốn huy động qua các năm của Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Nguồn vốn
2004
2005
So sánh
2004/2005
2005
2006
So sánh
2005/2006
+/-
%
+/-
%
Bằng VND
778,000
879,900
+
13.10
879,900
1,212,139
+
37.75
Bằng USD
141,424
183,568
+
29.79
183,568
264,448
+
44.06
Bằng vàng
84,582
72,252
-
14.58
72,252
89,748
+
24.22
Tổng cộng
1,004,006
1,135,074
+
13.05
1,135,074
1,666,215
+
46.79
(Nguồn: Bảng báo cáo tình hình tài chính)
Nguồn vốn huy động chủ yếu ở Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn là nguồn vốn huy động bằng VND. Trong tổng nguồn vốn huy động năm 2005, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng 77.46%, trong khi ở năm 2006, tỷ lệ này là 78.74%, tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động bằng VND của năm 2006 so với năm 2005 là 37.85%. Điều này chứng tỏ, dù nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh, nhưng Chi nhánh đã bắt đầu quan tâm hơn đến hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ, nhất là bằng USD. Nguồn vốn huy động bằng USD tại Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi thanh toán của khách hàng nhằm phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán tiền cho đối tác nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu,… Xét tổng quan, tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh tăng đều qua các năm, nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Tính riêng năm 2006, nguồn vốn huy động tăng so với năm 2005 là 531,141 triệu đồng