Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế

Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM.Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế. Nó là cầu nối, là người dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Để hòa chung vào sự phát tiển kinh tế đất nước, qua rất nhiều năm, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới, hoàn thiện và hiện đại hóa các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Hoạt động cho vay luôn được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thương mại cô phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra đời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày một đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng tăng lên theo đó cho vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới.có thể nối chưa bao giờ thị trường cho vay tiêu dùng lại sôi động như hiện nay.Các ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình tạo cho khách hàng được phục vụ tốt nhất có thể. Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế là một Ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong những năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCPCTVN đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm. Qua thời gian thực tập tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ thì chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là một vấn đề trăn trở với NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế mà còn đối với các NHTM nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế nói chung trong những năm tới.

doc55 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU @&? Tính cấp thiết của đề tài: Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM.Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế. Nó là cầu nối, là người dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Để hòa chung vào sự phát tiển kinh tế đất nước, qua rất nhiều năm, hệ thống ngân hàng thương mại đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới, hoàn thiện và hiện đại hóa các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Hoạt động cho vay luôn được coi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thương mại cô phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra đời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày một đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng tăng lên theo đó cho vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới.có thể nối chưa bao giờ thị trường cho vay tiêu dùng lại sôi động như hiện nay.Các ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình tạo cho khách hàng được phục vụ tốt nhất có thể. Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế là một Ngân hàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong những năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCPCTVN đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm. Qua thời gian thực tập tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ thì chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không chỉ là một vấn đề trăn trở với NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế mà còn đối với các NHTM nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế nói chung trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Chuyên đề tốt nghiệp hướng vào 3 mục tiêu sau: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về oạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dung… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương. + Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. + Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN- Chi nhánh Huế. + Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂNCHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM Cho vay tiêu dùng của NHTM Khái niệm cho vay tiêu dùng: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi nhuận đối với các NHTM Việt Nam. Do vậy, cho vay được xem là hoạt động chủ đạo của các NHTM Việt Nam. Hoạt động cho vay có thể được hiểu “là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó: Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay làm nhiều loại như: Cho vay theo “Mức độ tín nhiệm khách hàng” (gồm có: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm) ; Cho vay theo “Đối tượng tham gia vào quy trình cho vay” (gồm có: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp); Dựa trên tiêu thức “Mục đích sử dụng vốn” (gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng)... Nếu cho vay SXKD là hoạt động ngân hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư, các phương án sản xuất thì Cho vaytiêu dùng lại là hình thức tài trợ cho nhu cầu chi tiêu. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ...Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD. Như vậy, bằng việc CVTD các ngân hàng sẽ giúp các cá nhân, hộ gia đình thỏa mãn nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả. Do dó, có thể khái quát CVTD tại NHTM như sau: CVTD là một hình thức cho vay, qua đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã kí kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho hách hàng có thể sử dụng những hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn. Đối tượng của CVTD: Đối tượng của CVTD rất đa dạng, có thể khái quát thành các nhóm sau: Nhóm đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thông thường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích lũy, dự phòng của mình để chi tiêu. Do đó, nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với nhóm đối tượng có thu nhập thấp. Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi đó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích lũy của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Đây là nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn và thường xuyên. Do đó, các NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và mở rộng nhóm đối tượng này. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng: Đặc điểm về quy mô: Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là: “Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn”. Với mục đích vay để tiêu dùng nên các khoản vay thường không lớn. Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn. Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàng thường khá lớn. Đặc điểm về lãi suất: Không giống hầu hết các khoản cho vay SXKD hiện nay có lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cố định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu vào (có xu hướng thay đổi như thế nào), tính đến phần bù rủi ro và chi phí. Tuy quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn. Hơn nữa, CVTD còn được xem là tiềm ẩn rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao. Vì thế lãi suất CVTD thường cao và ổn định. CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ: Thật vậy, số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của dân cư và cầu có khả năng thanh toán của họ. Do đó, nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển. Lúc này, người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều các nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy nhu cầu của họ giảm xuống. Lúc này, mọi ngưởi có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Do đó, việc vay ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD giảm xuống trầm trọng. Đăc điểm về rủi ro: - Nhìn chung, các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nó còn chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng. - Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được hậu quả do những rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thiên tai...Đặc biệt, hoạt động CVTD phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng sẽ không thấy tin tưởng vào tương lai và cùng với những lo lắng về thu nhập, nguy cơ thất nghiệp, họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng. - Ngoài ra, CVTD còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sức khỏe, khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình... Điều đó tạo nên rủi ro lớn cho ngân hàng, hơn nữa thông tin tài chính của đối tượng rất kó đầy đủ và chính xác hoàn toàn bởi số lượng các khoan vay rất lớn trong khi số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng thì có hạn. Mặt khác, yếu tố đạo đức cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác đọng trực tiếp vào việc trả nợ cho ngân hàng. 1.1.3.5. Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận của CVTD: - Về chi phí: Do thông tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài chính của khách hàng thường không đầy đủ và khó thu nhập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Hơn thế nữa, do khoản vay có quy mô nhỏ và số lượng các khoản vay lớn nên ngân hàng cũng phải chịu một chi phí đáng kể để quản lý hồ sơ khách hàng. Chính vì thế, CVTD trở thành một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng. - Về lợi nhuận: Do rủi ro và chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của CVTD lớn nên ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTD. Bên cạnh đó, số lượng các khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD của các NHTM là rất đáng kể. Phân loại cho vay tiêu dùng: Dựa trên các tiêu thức khác nhau ta có thể phân chia CVTD thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng: Nếu căn cứ vào “Mục đích sử dụng vốn” thì CVTD được chia làm hai loại là: CVTD cư trú và CVTD phi cư trú. - CVTD cư trú: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình). Đặc điểm của những món vay này là quy mô thường lớn, thời gian dài. Việc đánh giá giá trị tài sản tài trợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Nếu như trong CVTD thông thường thì thu nhập tương lai của người vay là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không thì trong cho vay nhà ở, giá trị và tình hình biến động của tài sản được tài trợ là yếu tố mà ngân hàng rất quan tâm. Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động theo hướng không có lợi của nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. - CVTD phi cư trú: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí ...Đặc điểm của những khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn. Do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản. Đối với loại cho vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đó mới xem xét đến giá trị tài sản bảo đảm. Căn cứ vào cách thức hoàn trả: Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành: CVTD trả góp và CVTD phi trả góp. - CVTD trả góp: Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CHTD của các ngân hàng bởi tính hợp lý của nó. Theo hình thức này, người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (tháng hoặc quý). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần. Khi áp dụng loại cho vay này thì ngân hàng phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau: Loại tài sản được tài trợ: Thông thường, thiện chí của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từ tiền vay thỏa mãn nhu cầu của họ trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều này vì ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn bởi vì có như vậy người tiêu dùng mới được hưởng nững tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian dài. Số tiền phải trả trước: Thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30%). Đây là số tiền phải trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền ứng trước này phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản để họ có thái độ sử dụng tài sản một cách đúng đắn, cẩn thận. Mặt khác, số tiền này phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Điều kiện thanh toán: Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng phải chú ý đến một số vấn đề sau: + Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bị giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên. + Gía trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi được. + Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thông thường là theo tháng, do nguồn trả nợ của người tiêu dùng chủ yếu là thu nhập nhận được hàng tháng. + Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Số tiền này có thể được tính bằng các phương pháp như: s Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng kỳ hạn trả nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu. s Phương pháp lãi gộp: Đây là phương pháp thường được áp dụng trongCVTD trả góp. Theo phương pháp này, lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay.Sau đó cộng với vốn gốc ban đầu rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để xác định số tiền phải thanh toán trong mỗi kì hạn. + Vấn đề phân bổ lãi theo theo thời gian: Khi sử dụng phương pháp lãi gộp, các ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính. Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như: s Phương pháp đường thẳng (phân bổ lãi đều nhau), áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn. s Phương pháp lũy thoái (phân bổ lãi giảm dần), áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn. + Vấn đề trả nợ trước hạn: Khi người vay trả nợ trước hạn, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau: s Nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại cho ngân hàng. s Nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạp hơn vì theo phương pháp này, lãi được tính dựa trên giả định “Người vay sẽ sử dụng tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng”. Khi khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn khách hàng nợ thực tế khác thời hạn nợ ghi trong hợp đồng và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Khi đó, ngân hàng sẽ phải sử dụng phương pháp “Phân bổ lãi cho vay theo thời gian”, dựa trên thời hạn nợ thực tế để tính số lãi thực tế phải thu. - CVTD phi trả góp: + CVTD trả một lần: Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đế hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thường là có quy mô nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hình thức cho vay này được ngân hàng áp dụng vì nó giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian như khi ngân hàng tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không ưa thích hình thức này do nó không có tính hợp lý như hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hình thức này không nhiều. + CVTD tuần hoàn: Đây là các khoản CVTD, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này thì trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc cho vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Trong tất cả các lãi suất CVTD thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản vay này không được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối cao. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay: Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại: Cho vay cầm đồ; Cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay. - Cho vay cầm đồ: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng nhưng ngân hàng sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa vụ của khách hàng. Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm đồ được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng. - Cho vay thế chấp lương: Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thì còn một phần tích lũy để trả nợ vay. Số tiền ngân hàng cho khách hàng vay được xác định dựa trên nhu cầu muốn vay và thu nhập thường xuyên của khách hàng. Do đó, khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng. - Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay: Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Dựa vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích hợp, thông thường mức cho vay tối đa của ngân hàng là khoảng 70%-80% giá trị tài sản cần mua. Căn cứ vào hình thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn: Theo tiêu thức này, CVTD được phân làm hai loại là: CVTD trực tiếp và CVTD gián tiếp. - Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Đây là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng. CVTD trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau: Công ty bán lẻ Ngân hàng (3) (1) (5) (2) (4) Người tiêu dùng Trong đó: (1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay. (2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ. (3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ. (4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng. (5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Ưu điểm: + Hình thức này rất linh hoạt vì có s
Tài liệu liên quan