Chuyên đề Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty TNHH Sơn Toa Việt Nam

1.1.1 Khái niệm Bán hàng là một hoạt động kinh doanh nhằm bán được hàng hóa của nhà sản xuất cho tất cả đối tượng tiêu dùng khác nhau trong xã hội, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, gia tăng doanh số để thực hiện lợi nhuận 1.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng Trong hầu hết mọi công ty, nhân viên bán hàng là gạch nối đơn giản nhất và quan trọng nhất với khách hàng. Những cố gắng thiết kế và kế hoạch hay nhất cho việc tiếp thị vẫn có thể thất bại chỉ vì lực lượng khách hàng làm việc không hiệu quả, vai trò tiền tuyến của người bán hàng có nghĩa là đối với nhiều khách hàng thì người bán hàng là công ty. Luân chuyển hàng hóa trong quá trình tái sản xuất. Với vai trò này hoạt động bán hàng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu xã hội. Khi sản xuất phát triển, nhà sản xuất không thể tự mình đem bán tất cả hàng hóa cho những ai có nhu cầu. Do đó hoạt động bán hàng là cầu nối trung gian đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng trong xã hội. Phục vụ từ nhu cầu đơn giản đến phức tạp trên thị trường, từ nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất đến nhu cầu cá nhân.làm trung gian liên lạc giữa doanh nghệp sản xuất với các khách hàng khác nhau. Nay là vai trò gần gũi, cụ thể nhất giúp nhà sản xuất nắm pắt nhu cầu thực tế về loại sản phẩm trên thị trường trong từng thời kỳ.

doc56 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 9217 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động bán hàng của công ty TNHH Sơn Toa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm, vai trò của hoạt động bán hàng 1.1.1 Khái niệm Bán hàng là một hoạt động kinh doanh nhằm bán được hàng hóa của nhà sản xuất cho tất cả đối tượng tiêu dùng khác nhau trong xã hội, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, gia tăng doanh số để thực hiện lợi nhuận 1.1.2 Vai trò của hoạt động bán hàng Trong hầu hết mọi công ty, nhân viên bán hàng là gạch nối đơn giản nhất và quan trọng nhất với khách hàng. Những cố gắng thiết kế và kế hoạch hay nhất cho việc tiếp thị vẫn có thể thất bại chỉ vì lực lượng khách hàng làm việc không hiệu quả, vai trò tiền tuyến của người bán hàng có nghĩa là đối với nhiều khách hàng thì người bán hàng là công ty. Luân chuyển hàng hóa trong quá trình tái sản xuất. Với vai trò này hoạt động bán hàng đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu xã hội. Khi sản xuất phát triển, nhà sản xuất không thể tự mình đem bán tất cả hàng hóa cho những ai có nhu cầu. Do đó hoạt động bán hàng là cầu nối trung gian đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng trong xã hội. Phục vụ từ nhu cầu đơn giản đến phức tạp trên thị trường, từ nhu cầu tiêu dùng trong sản xuất đến nhu cầu cá nhân...làm trung gian liên lạc giữa doanh nghệp sản xuất với các khách hàng khác nhau. Nay là vai trò gần gũi, cụ thể nhất giúp nhà sản xuất nắm pắt nhu cầu thực tế về loại sản phẩm trên thị trường trong từng thời kỳ. 1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của hoạt đông bán hàng 1.2.1 Nghiên cứu thị trường Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc để thâm nhập vào thị trường mới thì nghiên cứu thị trường luôn là công việc quan trọng đối với mỗi nhà kinh doanh. Bởi vì thị trường là nơi mà họ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên đó. Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp nắm được các đặc điểm của thị trường như: khách hàng và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố về kinh tế về văn hoá, chính trị luật pháp... Mục đích của việc nghiên cứu là dự đoán được các xu hướng biến động của thị trường, xác định được các cơ hội cũng như các nguy cơ có thể có từ thị trường. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh của mình như lựa chọn thị trường mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing... Một trong những nội dung của việc nghiên cứu thị trường là việc xác định được và phân tích các đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp. 1.2.2 Xác định kênh bán hàng, hình thức bán hàng 1.2.2.1 Các kênh bán hàng Các dạng kênh bán hàng mà doanh nghiệp có thể sử dụng, thường được phân loại và lựa chọn theo tiêu thức trực tiếp/ gián tiếp Kênh bán hàng trực tiếp: Trong dạng kênh này doang nghiệp không sử dụng người mua trung gian để bán hàng hàng hoá. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý có hợp đồng) chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận tay người sử dụng hàng hoá (người mua công nghiệp đôí với tư liệu sản xuất và tiêu thụ cuối cùng đối với tư liệu tiêu dùng). Kênh này được mô tả như sau: Đại lý Khách hàng Lực lượng bán hàng Doanh Nghiệp Kênh gián tiếp: là dạng kênh bán hàng mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp/ nhà bán lẻ). Tuỳ theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là bán buôn hoặc bán lẻ. Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm hàng hoá. Dạng kênh này được mô tả như sau: Khách Hàng Các người mua trung gian Doanh Nghiệp Đại lý Lực lượng bán hàng 1.2.2.2 Hình thức bán hàng Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng có hình thức bán tại kho của người cung ứng, tại kho của doanh nghiệp thương mại, bán qua cửa hàng quầy hàng và bán tại đơn vị tiêu dùng . Bán tại kho của người cung ứng hay kho của doanh nghiệp thương mại. Hình thức này thích hợp với nhu cầu lớn, tiêu  dùng ổn định và người mua có sẵn phương tiện vận chuyển hàng hoá. Bán qua cửa hàng quầy hàng thích hợp với nhu cầu, danh mục hàng hoá nhiều, chu kỳ tiêu dùng không ổn định. Bán tận đơn vị  tiêu dùng, bán tại nhà theo yêu cầu của khách hàng là hình thức bán tạo thuận lợi cho người mua và là phương thức chủ yếu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và cạnh tranh  lẫn nhau. Theo khâu lưu chuyển hàng hoá có bán lẻ . Bán lẻ là bán cho nhu cầu nhỏ lẻ của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng thanh toán ngay. Vì hàng hoá phải qua khâu bán buôn, lưu kho, chi phí cho bán hàng nên giá bán lẻ  thường cao hơn, việc tăng doanh số của doanh nghiệp thương mại chậm hơn, nhưng lại nhận được thông tin trực tiếp từ khách hàng. Theo phương thức bán gồm bán theo hợp đồng và đơn hàng  : Thuận mua vừa bán, bán đấu giá và xuất khẩu hàng hoá . Tuỳ  thuộc vai trò quan trọng của hàng  hoá và yêu cầu của người bán có thể người mua phải ký kết hợp đồng và gửi đơn hàng cho người bán. Thông thường hàng hoá quan trọng, bán với khối lượng lớn, để tạo điều kiện cho người bán chuẩn bị hàng hoá theo yêu cầu của người mua, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên cùng thể hiện trách nhiệm và tôn trọng lợi ích của nhau. Theo mối quan hệ thanh toán có mua đứt bán đoạn và sử dụng các hình thức tín dụng trong thanh toán như bán hàng trả chậm, bán hàng trả góp... Mua đứt bán đoạn là mua bán và thanh toán ngay khi giao nhận hàng hoá. Nó có ưu điểm là doanh nghiệp thu được tiền ngay, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, nhưng cũng gây trở ngại cho những khách hàng không có tiền ngay mà nhất là họ không có đủ tiền mà muốn mua trả góp. Các hình thức bán hàng khác : Hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng từ xa, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua người môi giới , qua nhân viên tiếp thị và bán hàng qua Internet. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp lớn cũng tăng cường bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bán hàng từ xa qua điện thoại tuy doanh số thấp nhưng họ lại nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu thị trường.  Bán hàng qua người môi giới phù hợp với doanh nghiệp lần đầu tiên thâm nhập thị trường, hoặc thị trường biến động nhanh mà người bán hàng ít kinh nghiệm và cũng rất phù hợp khi doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường mà việc tuyên truyền quảng cáo có khó khăn. 1.2.3 Chiến lược và chính sách bán hàng Xác định chính sách và biện pháp hỗ trợ bán hàng là sự cụ thể hóa chiến lược và kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Một số chính sách quan trọng như: Chiến lược sản phẩm: Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm Chiến lược kéo sài dòng sản phẩm trong một tập hợp Chiến lược về giá: Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm Chiến lược thay đổi giá Chiến lược định gia sản phầm mới Chiến lược quảng cáo xúc tiến Quảng cáo ,tuyên truyền và quan hệ công chúng Khuyến mãi, marketing trực tiếp Chiến lược phân phối Chiến lược phân phối rộng rãi 1.2.4 Xúc tiến bán hàng Khuyến mại Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Mục đích của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Quảng cáo thương mại Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm: Các phương tiện thông tin đại chúng Các phương tiện truyền tin Các loại xuất bản phẩm Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác Các phương tiện quảng cáo thương mại khác. Hội chợ, triển lãm thương mại Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. 1.2.5 Kỹ thuật bán hàng ở quầy hàng và cửa hàng Thái độ bán hàng và phục vụ khách hàng Thái độ khi bán hàng và phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp 6C: Chủ động, chào, cười, chăm sóc, cám ơn, cam kết. Kỹ thuật giao tiếp chuyên nghiệp Những câu nói và giọng nói thích hợp khi giao tiếp với người mua Những cử chỉ và hành vi thích hợp khi giao tiếp với người mua Loại bỏ những câu nói ,hành vi không thích hợp thường xảy ra Cách bán hàng chuyên nghiệp tại cửa hàng Chủ động chào mời và quan sát, hỏi nhu cầu Giới thiệu mẫu mã mới hoặc nhãn hiệu đang bán, mời khách hàng thử. Bán giá trị và lợi ích của từng loại nhãn hiệu, mẫu mã sản phẩm Sẵn sàng các phương án xử lý các phản bác thuyết phục Kết thúc cuộc bán hàng và thanh toán Hoàn tất thủ tục bán hàng, giao hàng Tạo ấn tượng cuối cùng cuộc bán hàng Cách xử lý các tình huống  hoặc sự cố tại cửa hàng/quầy hàng Xác định cảm xúc và hành vi của khách hàng than phiền hoặc cáu giận Không tạo cơ hội khách hàng làm lớn chuyện khi có sự cố Bảo đảm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng theo chính sách của công ty / cửa hàng Các nguyên tắc trưng bày hàng hoá tại cửa hàng Trưng bày theo nhóm hàng Trưng bày theo giá cả Trưng bày theo tâm lý mua hàng 1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng 1.2.6.1 Môi trường bên ngoài Môi trường văn hoá xã hội. Một cách đơn giản có thể hiểu : Thị trường = Hàng hoá + Túi tiền của họ. Như vậy, ta phải nghiên cứu khách hàng và túi tiền của họ để đưa ra một cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Ở đây nó bao gồm các nhân tố như về dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phận bố thu nhập... Từ đó xem xem nó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng như thế nào. Môi trường chính trị và pháp luật. Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành chúng... có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng. Kinh tế phát triển ổn định thì sẽ làm nhu cầu tăng lên, rồi lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn và nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bán với nước ngoài, là khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Cung cầu hàng hoá trên thị trường. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thị trường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hoá giảm sẽ kích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cầu hàng hoá tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngược lại sẽ ngây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh. Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh như sau: + Các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở cùng một mức giá tương tự (đối thủ sản phẩm). + Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số sản phẩm (đối thủ chủng loại sản phẩm). + Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó. + Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm hàng nhất định. 1.2.6.2 Môi trường bên trong Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn đó là sức mạnh của doanh nghiệp. Do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khả năng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh, tăng khả năng bán hàng thì phải có tiền để đầu tư vào các khâu, các công việc mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược phát triển của mình. Tiềm năng con người. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ...một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh. Tiềm năng của con người gồm lực lượng lao động, nếu nó có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo thì nó sẽ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bán hàng. Ảnh hưởng của sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm riêng về mẫu mã, công dụng, chất lượng...phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng. Do vậy, việc tung ra thị trường các loại sản phẩm khác nhau có ý nghĩa tương đối quan trọng trong việc nâng cao khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Mọi sản phẩm có chất lượng vừa đủ phù hợp với túi tiền của khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng đến và mua hàng của doanh nghiệp. Và ngược lại nếu chất lượng kém giá cả không hợp lý thì khách hàng sẽ đến với đối thủ cạnh tranh. Ảnh hưởng của công tác xúc tiến. Xúc tiến là công cụ quan trọng đẩy mạnh hoạt động bán hàng ; nó giúp người mua hiểu biết về sản phẩm, thế lực của doanh nghiệp. Xúc tiến tạo điều kiện đưa nhanh hàng vào lưu thông. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH SƠN TOA VIỆT NAM 2.1 Tổng quát về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Sản phẩm sơn đã có ở thị trường Việt Nam từ trước năm 1975. Từ năm 1975 - 1995 thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng con đường nhập khẩu Từ năm 1995, công ty sơn TOA Việt Nam mở văn phòng đại diện ở Việt Nam, lúc này là công ty trách nhiện hữu hạn, chỉ nhập thành phẩm từ công ty sơn TOA ThaiLan sang bán thị trường Việt Nam. Đến năm 1998, TOA paint ThaiLan thuộc tập đoàn TOA ThaiLan mở nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động Năm 2006, mở rộng nhà máy mới với đầu tư ban đầu là 6 triệu USD với dây chuyền sản xuất hiện đại hoàn toàn tự động, rộng 6 Ha tại Đường Số 2, Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp A, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Nhà máy sản xuất đa chủng loại sản phẩm gồm sơn Trang trí, sơn Công nghiệp, Sơn Gỗ, Hóa chất xây dựng Văn phòng đại diện hiện tại của công ty được đặt ở tòa nhà Etown 3, phòng 7.3, 364 Cộng Hòa, P.13, Quận Tân Bình, HCM. Tại chi nhánh TP.HCM, có bộ phận bán hàng, bộ phận Marketing, và các bộ phận hành chính . Các bộ phận hỗ trợ mạnh cho việc bán hàng Tập đoàn TOA paint ThaiLan là một tập đoàn lớn sản xuất rất nhiều sản phẩm khác nhau về nghành sơn. Trong tương lai, nhà máy cũng mở ra nhiều kế hoạch, dự kiến mạnh dạn đầu tư máy móc, nhân công, điều kiện sản xuất để cung ứng kịp thời nguồn hàng, đẩy mạnh công tác bán hàng, nâng cao ưu thế và vị trí trên thị trường Việt Nam. Và đây là 1 số công trình tiêu biểu tại Việt Nam mà sơn TOA phụ trách: 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công ty sơn TOA Việt Nam được chia thành 2 nơi là nhà máy và văn phòng. Do đó có thể tóm lược như sau: TỔNG GIÁM ĐỐC SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC KINH DOANH VÀ MARKETING QC-RD KỸ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ KHO PHÒNG KINH DOANH SƠN NUỚC SƠN XỊT SẢN XUẤT SƠN DẦU Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Tổng giám đốc Là người có quyền hãn và trách nhiệm cao nhất về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, có trách nhiệm điều hành chung cho toàn công ty, ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh, hợp đồng đầu tư, quy hoạch và tổ chức bộ máy quản lý, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc nhà máy Là người tham mưu cho giám đốc trong tất cả các vấn đề điều hành quản lý bộ máy hoạt động của công ty. Điều hành các công việc khi giám đốc đi vắng và theo dõi đôn đốc, phụ trách về tổ chức quản trị cho công ty. Phòng tổ chức hành chính, nhân sự Tổ chức công tác quản lý lao động, đề xuất với ban giám đốc thực hiện và giải quyết các chính sách đối với cán bộ công nhân viên. Tuyển dụng, đề bạc, đào tạo, bồi dưỡng, sa thải lao động theo quy dịnh của nhà nước. Tham gia cùng các phòng ban khác trong việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tiền lương. Phòng kế toán Có trách nhiệm báo cáo với ban giám đốc về hiệu quả đồng vốn trong sản xuất kinh doanh, chấp hành nguyên tắc kế toán nhà nước như: thực hiện tốt quá trình ghi chép sổ sách kế toán, thông tin kế toán, thông tin kế toán nội bộ với các đơn vị hữu quan, tham mưu giám đốc về các vấn đề tài chính. Giám đốc kinh doanh và marketing Có trách nhiệm quản lý tất cà hoạt động bán hàng của công ty, quản lý doanh số tháng, năm. Lên các kế hoạch nhằm tăng khả năng bán hàng của công ty. Quản lý đội ngũ bán hàng, phân chia khu vực, phối hợp công tác bán hàng với công tác quản lý marketing, khảo sát thị trường sơn trong và ngoài nước. Trực tiếp báo cáo cho tổng giám đốc về doanh số bán hàng và phối hợp với giám đốc tài chính trong việc giải quyết cho khách hảng trong trường hợp ấn trừ công nợ và các vấn đề liên quan đến tài chính. Phòng vật tư Có trách nhiệm cải thiện mẫu mã, bao bì nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nghiên cứu nhằm cải tiến công nghệ để mang lại hiệu quả cao nhất cho chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả hoạt động đến việc cung cấp nguồn hàng cho công ty, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra theo kế hoạch đã đề ra. Tìm kiếm nhà cung cấp mới, duy trì với các nhà cung cấp thường xuyên, đảm bảo cung ứng nguồn hàng cho sản xuất. Phòng kinh doanh Chịu trách nhiệm trong công tác bán hàng, phát triển doanh số cho công ty, trực tiếp quan hệ giao tiếp với khách hàng trong công tác chăm sóc, quản lý và bán hàng cho đại lý, công trình Kho + Kho nguyên liệu: quản lý các nguyên liệu để sản xuất sơn + Kho bao bì: quản lý các bao bì dùng cho sản xuất + Kho thành phẩm: là nơi chứa các sản phẩm sơn sau khi đã được sản xuất xong và chuẩn bị đi vào phân phối. Phòng kỹ thuật Có trách nhiệm trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sàn xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Giải quyết các sự cố xảy ra đối với khách hàng khi sản phẩm có xảy ra vấn đề và phụ trách việc lắp đặt máy pha màu tự động cho khách hàng. R&D và QC Giám sát về việc xử lý các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, giám sát số lượng, phân loại và đánh giá nguyên liệu đầu vào theo hợp đồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm. Chịu trách nhiệm trong việc thử mẫu sơn, kiểm tra sản phẩm mới và kiểm tra sản phẩm mà khách hàng trả về. Bộ phận sản xuất Chịu trách nhiệm đối với quá trình sản xuất sơn, cung ứng đủ và kịp thời nguồn hàng cho khách hàng. 2.1.3 Phân tích mặt hàng THÀNH PHẦN SƠN Công ty sản xuất theo quy trình của công ty mẹ, la tập đoàn sơn TOA Thai Lan. Sơn TOA Việt Nam nhập nguyên liệu chủ yếu là từ công ty mẹ, và công ty TOA Chemical cũng thuộc tập đoàn bên Thái Lan. Sản phẩm là độc quyền và mang nhãn hiệu là Sơn TOA, dựa trên công nghệ hiện đại và tiên tiến. Sơ đồ 2.2: Biểu đồ phân hóa độ bền bỉ theo thời gian 2.1.4 Đối thủ cạnh tranh Công ty sơn TOA Việt Nam là công ty có vốn 100% vốn nước ngoài, dưới bản quyền của tập đòan TOA Thai Lan là một trong những tập đoàn hàng đầu về ngành sơn ở Đông Nam Á. Công ty có tất cả các mặt hàng về sơn có đủ khả năng cạnh tranh với tất cả các công ty khác ở thị trường Việt Nam. Công ty luôn phải đối phó với hàng lọat các đối thủ cạnh tranh Về đối thủ cạnh tranh mặt hàng sơn tại thị trường Việt Nam bao gồm các thương hiệu sau: Sơn ICI Sơn NIPPON Sơn 4 ORANGE SƠN URAI Sơn JOTUN 2.1.5 Vài nét về tình hình tài chính của công ty qua 3 năm Trong những năm qua với những cơ chế và chính sách hợp lý, xu hướng phát triển trong nước... công ty cũng ngày càng phát triển và thu được lợi nhuận . Điều này được thể hiện trong những năm gần đây 2010, 2011, 2012 và sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa STT Chỉ tiêu Mã số 2010 2011 2012 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 39.491.076.731 41.643.936.116 45.930.809.561 2 Các khoản giảm trừ 02 350.766.917 375.723.342 212.710.092 3 Doanh thu thuần ( 10 = 01 - 02) 10 39.140.309.814 41.268.212.774 44.755.149.681 4 Giá vốn hàng bán 11 29.473.312.704 31.968.228.574 34.441.472.277 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và c
Tài liệu liên quan