BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm y tế. Một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH.
Ở Việt Nam, BHXH đã có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách mạng Tháng 8-1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí. Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan từ cơ sở đến trung ương.
Sau hòa bình lập lại, ngày 27/12/1961, nhà nước ban hành Nghị định 128/CP của chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” nhưng bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó ngày 18/09/1985, chính phủ ban hành nghị định 236/HDBHNT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của nghị định này là điều chỉnh mức đóng và hưởng.
Tuy nhiên, chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phù hợp với cơ chế mới. Ngày 22/06/1993 chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dâu bước đổi mới của BHXH Việt Nam.
Tuy vậy, chỉ khi bộ luật lao động được thông qua ngày 15/06/1994 về BHXH theo nghị định 12/CP của chính phủ và nghị định 45/CP cho các đối tượng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, BHXH Việt Nam mới thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý.
25 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về chế độ và nhận thức đối với bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm y tế. Một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH.
Ở Việt Nam, BHXH đã có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Sau cách mạng Tháng 8-1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí. Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan từ cơ sở đến trung ương.
Sau hòa bình lập lại, ngày 27/12/1961, nhà nước ban hành Nghị định 128/CP của chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” nhưng bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó ngày 18/09/1985, chính phủ ban hành nghị định 236/HDBHNT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của nghị định này là điều chỉnh mức đóng và hưởng.
Tuy nhiên, chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phù hợp với cơ chế mới. Ngày 22/06/1993 chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dâu bước đổi mới của BHXH Việt Nam.
Tuy vậy, chỉ khi bộ luật lao động được thông qua ngày 15/06/1994 về BHXH theo nghị định 12/CP của chính phủ và nghị định 45/CP cho các đối tượng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, BHXH Việt Nam mới thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý. II. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm xã hội.
1. Khái niệm:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
2. Bản chất:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhát là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể xảy ra trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Cụ thể:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
III. Đối tượng của bảo hiểm xã hội.
Mặc dù ra đời cách đây đã lâu nhưng đối tượng của BHXH vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Đôi khi vẫn có sự nhầm lẫn giữa đối tượng BHXH và đối tượng tham gia BHXH.
BHXH là một hệ thống nhằm đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như: ốm đau, tai nạn, già yếu… Vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và sử dụng lao động. Tuy vậy tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH đều thực hiện đối với các viên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả người lao động.
Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động. Mối quan hệ ràng buộc này chính là đặc trưng riêng của BHXH. Nó quyết định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững.
IV. Chức năng và tính chất của bảo hiểm xã hội.
1. Chức năng: BHXH có những chức năng chủ yếu sau:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm thu nhập hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuôc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số những người tha gia đóng góp. Như vậy theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm đau phải nghỉ việc… Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động xã hội. Khi khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền cồn. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó họ rất tích cực lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biều hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao săng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền công, tiền lương, thời gian lao động… Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chính trị và xã hội phát triển an toàn hơn.
2. Tính chất của bảo hiểm xã hội.
- Tính khách quan tất yếu trong đời sống xã hội.Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động có thể gặp nhiều biến cố, rủi ro. Khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn vì: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và hợp đồng lao động luôn phải đặt ra vấn đề thay thế… Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, đã đến mối quan hệ chủ - thợ ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Vì vậy BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khách quan trong đời sống xã hội của mỗi nước.
- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành qũ BHXH. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động…
- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn mang tính dịch vụ.
+ Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và bải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của BHXH. Thực chất phần đóng góp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động, việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động. Với nhà nước BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách, đông thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
+ BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống đảm bảo xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hóa vủa BHXH ngày càng cao.
V. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội.
BHXH ở hầu hết các nước trên thế giới đều dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc số đông bù số ít: Đây là nguyên tắc bất di bất dịch và bất kỳ loại hình bảo hiểm hiểm nào cũng phải tuân theo bởi lẽ để đảm bảo tính an toàn cho nguồn quỹ chi trả, phải có số đông người tham gia đóng góp. Nguồn quỹ này sẽ được sử dụng để chi trả cho một ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro trong lao động và trong cuộc sống.
- Nguyên tắc bắt buộc kết hợp với nguyên tắc tự nguyện: theo nguyên tắc này phần lớn các đối tượng tham gia đều phải thực hiện dưới hính thức bắt buộc nhằm đảm bảo cho chính sách được duy trì bền vững. Song do nguyên tắc số đông bù số ít chi phối, vì vậy cần phải kết hợp với hình thức tự nguyện. Sự kết hợp này không chỉ đáp ứng được mục đích của người tham gia (nhất là những người có thu nhập cao) mà còn góp phần làm tăng trưởng nguồn quỹ.
- Nguyên tắc xác định mức hưởng tối thiểu trong các chế độ BHXH: Mức hưởng này phải được kết cấu vào tiền lương tối thiểu trong các cơ quan doanh nghiệp. Có như vậy mới hình thành được nguồn quỹ đóng góp BHXH. Cơ sở để xác định mức hưởng tối thiểu trong các chế độ BHXH là nhu cầu tối thiểu đảm bảo tái sản xuất sức lao động và phù hợp với giá trị tiền lương, tiền công trên thị trường lao động. Nếu xác định không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc tạo nguồn quỹ bảo hiểm, giá thành sản phẩ, hợp đồng lao động…
- Nguyên tắc công bằng trong BHXH: Đây là nguyên tắc rất quan trọng, song cũng rất phức tạp trong chính sách BHXH. BHXH là một loại quan hệ lao động, song lại được thực hiện cả trong và ngoài quá trình lao động. Trong những khoảng cách về thời gian đó có rất nhiều diễn biến xảy ra đối với cuộc đời của một người lao động. Chẳng hạn cùng tỷ lệ đóng góp như nhau nhưng có doanh nghiệp đóng nhiều, có doanh nghiệp đóng ít do kết quả sản xuất chi phối. Hoặc cũng có người lao động đóng nhiều do thu nhập vao và có người đóng ít do thu nhập thấp… Vì vậy nguyên tắc này phải được giải quyết một cách thỏa đáng kể cả trong quá trình đóng góp cũng như mức hưởng.
- Nguyên tắc thống nhất và liên tục: Đây cũng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng, Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ trong BHXH. Bởi vì trong cơ chế thị trường, việc di chuyển lao động là điều không tránh khỏi, về mặt quan hệ lao động có sự biến động rất lớn. Nhưng BHXH lại luôn phải duy trì và thực hiện trong suốt quãng đời của người lao động. Nếu để khuyến khích ổn định đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động lành nghề có trình độ kỹ thuật cao thì chính sách BHXH phải thiết kế như thế nào để người lao động ổn định làm việc ở một doanh nghiệp nào đó sẽ có lợi khi xét các mức hưởng BHXH.
VI. Mối quan hệ giữa BHXH với phát triển và tăng cường kinh tế.
BHXH là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, do đó nó thực sự phát triển và phát huy tác dụng trong cơ chế thị trường. Điều đó được minh chứng qua lịch sử phát triển BHXH ở các nước có nền kinh tế thị trường ở trình độ cao. Cho đến nay, theo thông báo của Tổ chức lao động quốc tế có khoảng 170 nước ký vào công ước Giơnevơ - công ước BHXH cho người lao động. Tuy mức độ thự hiện ở các nước có khác nhau nhưng đều thống nhất mục tiêu, phương pháp tiến hành, đều nhất quán vai trò quan trọng của BHXH, đều thống nhất nhận định tác động của BHXH đến nền kinh tế và ngược lại.
Nền kinh tế càng phát triển, đời sống người dân càng cao thì nhu cầu BHXH càng lớn và hoạt động BHXH càng mở rộng. BHXH có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại. BHXH tác động rất lớn ddeeens sự phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Điều đó thể hiện:
- BHXH góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động, phục hồi năng lực làm việc và khả năng sang tạo của người lao động. Điều đó có tác động trực tiếp tới việc tăng năng suốt lao động cá nhân, năng suất lao động xã hội, làm tăng tổng giá trị sản xuât (GO), tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động nhằm ổn định đời sống của bản thân và gia đình họ. Các chế độ BHXH đồng bộ với cơ cấu đa dạng hóa hợp đồng sẽ tạo thêm thuận lợi cho người lao động có khả năng di chuyển sức lao động khi cần thiết nhằm duy trì và phát triển công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp và làm cho nền kinh tế phát triển.
- BHXH đã tạo nguồn vốn đáng kể để đầu tư cho các chương trình phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội. Thông qua thị trường tài chính, phần quỹ BHXH chưa sử dụng đến sẽ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để sinh lợi. Thường là đầu tư ngắn hạn và dài hạn vào các lĩnh vực nhuwL xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, nhà ở ít tiền… cho phù hợp với phương hướng, chính sách phân phối lại thu nhập. Quỹ BHXH còn là một nguồn tiết kiệm quan trọng góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm quốc gia. Đối tượng BHXH càng được mở rộng thì tác dụng này của BHXH càng lớn.
- BHXH đóng vai trò là người bảo vệ, che chắn cho người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ được ổn định và liên tục phát triển. Bởi vì người sử dụng lao động khi đóng BHXH cho người lao động sẽ tránh được những thiệt hại kinh tế do phải chi trả một khoản tiền lớn trong cùng một thời gian khi người lao động của mình gặp rủi ro, từ đó giúp họ giảm phần tiền lương, tiền công trong thời gian người lao động gặp rủi ro phải nghỉ việc. Đông thời BHXH góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp và kiến tạo sự gần gũi trong quan hệ chủ - thợ làm cho người lao động yên tâm và có trách nhiệm hơn trong sản xuất. Đồng thời BHXH còn giúp người lao động ổn định cuộc sống, duy trì và sang tạo sức lao động, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
- Trong cơ chế thị trường, khía cạnh kinh tế của BHXH có tác động tất lớn đến thị trường lao động. Bởi vì xét về bản chất BHXH cũng là một quan hệ lao động trong thị trường lao động và có quan hệ chắt chẽ với các chính sách về lao động, tiền lương… Nếu chính sách BHXH được ban hành và được thực hiện nghiêm túc thì các chính sách về lao động, tiền lương sẽ được thực hiện đầy đủ và có tác dụng đến nhiều vấn đề trong nền kinh tế, đặc biệt góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế cũng có tác động trở lại rất lớn đến BHXH:
- Trước hết một nước có mức tăng trưởng kinh tế cao có nghĩa là tăng GNI và GDP trên cơ sở phát triển sản xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì thu nhập bình quân đầu người cang lớn, và như vậy thu nhập của người lao động cũng tăng. Từ đó khả năng đóng góp vào quỹ BHXH càng lớn bởi vì sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu và thu nhập. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế làm cho ngân sách nhà nước dồi dào, từ đó sự hỗ trợ của nhà nước cho quỹ BHXH cũng ngày một tăng.
- Tăng trưởng kinh tế đạt đến tiềm năng thì việc làm của người lao động đạt mức thỏa mãn cao nhất. Song theo kinh nghiệm của các nước, kinh tế phát triển theo chu kỳ có lúc hưng thịnh, có lúc suy thoái. Khi nền kinh tế suy thoái thì thất nghiệp sẽ tăng nhanh từ đó làm cho mức trợ cấp BHTN cũng ngày một tăng. Chế độ trợ cấp thất nghiệp không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về an toàn xã hội. Nó giúp cho người thất nghiệp giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, làm giảm các tệ nạn xã hội và tình trạng nghèo đói. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống và ngược lại. Điều này đặt ra vấn đề cần phải giải quyết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thất nghiệp và BHXH.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập được nâng cao, làm cho mức sống của người dân tăng lên, do đó thể lực của người lao động cũng khá hơn đãn đến tuổi thọ tăng. Điều này làm cho chi phí y tế giảm, từ đó tiết kiệm được các khoảng chi từ quỹ BHXH.
- Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thì tốc độ tăng trưởng dân số giảm xuống. Do đó phần chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản của người lao động nữ trong BHXH cũng giảm xuống. Bên cạnh đó quỹ BHXH luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ hạn chế được lạm phát, do đó quỹ BHXH sẽ được bảo toàn.
- Nền kinh tế tăng trưởng thì người lao động nói riêng và dân chúng nói chung càng có khả năng và điều kiện để nâng cao trình độ dân trí. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của BHXH. Bởi vì khi trình độ dân trí được nâng cao thì nhận thức của người dân về BHXH sẽ đầy đủ và đúng đắn hơn, họ sẽ tự nguyện và hăng hái tham gia BHXH. Từ phân tích trên có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế có tác động rất lớn và trên nhiều góc độ khác nhau tới hoạt động BHXH.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ VÀ NHẬN THỨC
ĐỐI VỚI BHXH Ở VIỆT NAM
I.Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
5 năm qua (2006 – 2010), BHXH Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Toàn ngành đã đổi mới trong thực hiện giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, thi đua phục vụ ngày càng chu đáo, tận tình người tham gia và thụ hưởng các chế độ. Đ ến nay, tất cả BHXH các tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh