Nền kinh tế Việt Nam thực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế
giới với bước ngoặt trọng đại: trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã có thể sánh vai một
cách bình đẳng với hơn 150 quốc gia là thành viên của tổ
chức này.
Xác định rõ những hành trang cần có là hoạt động khởi
đầu, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Việt
Nam trong điều kiện hội nhập. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế
cho rằng, thương hiệu đã trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu
quả hơn bao giờ hết giúp cho các doanh nghiệp có được lợi
thế cạnh tranh bền vững.Chính vì vậy, hiểu rõ bản chất
thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu là việc làm cần
thiết, không thể thiếu ngay từ khi quyết định tung sản phẩm ra
thị trường để đảm bảo được quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu
công nghiệp cho sản phẩm đó.
63 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thương hiệu và sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp - Nguyễn Thị Hoài Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Chuyên đề
THƢƠNG HIỆU VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ, SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa)
Biến soạn: TS. Nguyễn Thị Hoài Dung
HÀ NỘI - 2012
1
2
Nền kinh tế Việt Nam thực sự đã hội nhập vào nền kinh tế thế
giới với bước ngoặt trọng đại: trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã có thể sánh vai một
cách bình đẳng với hơn 150 quốc gia là thành viên của tổ
chức này.
Xác định rõ những hành trang cần có là hoạt động khởi
đầu, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Việt
Nam trong điều kiện hội nhập. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế
cho rằng, thương hiệu đã trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu
quả hơn bao giờ hết giúp cho các doanh nghiệp có được lợi
thế cạnh tranh bền vững.Chính vì vậy, hiểu rõ bản chất
thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu là việc làm cần
thiết, không thể thiếu ngay từ khi quyết định tung sản phẩm ra
thị trường để đảm bảo được quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu
công nghiệp cho sản phẩm đó.
1. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THƢƠNG HIỆU
1.1. Quan niệm về thƣơng hiệu
Một số quan niệm cơ bản về thương hiệu:
- Quan niệm 1: Thƣơng hiệu (Brand) là nhãn hiệu thƣơng mại (Trade
mark)
Trong cuốn “Quản trị thương hiệu hàng hoá, Lý thuyết và thực tiễn”, TS.
Trương Đình Chiến sử dụng thuật ngữ thƣơng hiệu thay cho thuật ngữ nhãn hiệu,
bởi vì theo tác giả cuốn sách, thực chất hai thuật ngữ này là một với nội dung của
thuật ngữ Brand trong lĩnh vực Marketing. Tác giả cuốn sách đã đưa ra khái niệm:
“Thương hiệu hàng hoá của mỗi doanh nghiệp là biểu hiện trên thị trường của tất
cả những thứ mà doanh nghiệp đó có và đảm bảo cung cấp cho khách hàng từ con
3
người, tổ chức đến hàng hoá, dịch vụ...” [tr17]
Với quan niệm này, xây dựng thương hiệu được hiểu đồng nghĩa với việc
thiết kế các yếu tố nhãn hiệu (tên gọi, logo, slogan, mầu sắc ).
- Quan niệm 2: Thƣơng hiệu là nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ.
Tác giả bài viết “Xây dựng và quảng bá thương hiệu: Tại sao? Thế nào?”
trong cuốn “Sức mạnh thương hiệu” cho rằng: “Cần ghi nhận rằng ranh giới giữa
hai chữ thương hiệu (brand) và nhãn hiệu (mark) chỉ mang tính tương đối. Có thể
hiểu đơn giản là một nhãn hiệu đã đăng ký (registered trade mark - ®) sẽ được coi
là một thương hiệu (brand) chính thức và chịu sự bảo hộ của pháp luật” [tr10].
Xây dựng thương hiệu theo cách hiểu này là việc thiết kế các yếu tố nhãn hiệu
và mang chúng đi đăng ký bảo hộ. Hơn nữa, đối với những sản phẩm, dịch vụ đã
có uy tín, chất lượng và nổi tiếng thế giới, nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu nhãn
hiệu hàng hoá thì chưa thể được gọi là một thương hiệu.
- Quan niệm 3: Thƣơng hiệu là các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đƣợc
bảo hộ.
“Thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công
nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên
gọi xuất xứ” (Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, 2004).
Theo quan niệm này, xây dựng thương hiệu thực chất là thiết kế các yếu tố
nhãn hiệu, đặt tên thương mại, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý và đăng ký bảo hộ
tất cả các yếu tố này
- Quan niệm 4: Thƣơng hiệu là tên thƣơng mại (Trade name)
Tác giả Đào Minh Đức, trong luận án Tiến sỹ của mình, đã cho rằng: “Thuật
ngữ “thương hiệu” theo nghĩa tương đương với thuật ngữ “trade name” trong
tiếng Anh và là cách gọi khác của thuật ngữ “tên thương mại” trong Luật Sở hữu
Trí tuệ”.
Với cách quan niệm về thương hiệu như vậy, xây dựng thương hiệu trở nên
4
quá đơn giản, chỉ cần đặt tên hiệu và đăng ký cái tên đó ở cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Quan niệm 5: Thƣơng hiệu là tên, từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng,... để nhận
diện và phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với sản phẩm và doanh nghiệp
khác.
Hiệp hội Marketing Hoa kỳ cho rằng: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ,
ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,... hoặc tập hợp các yếu tố trên
nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc
nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh” (Lê Xuân
Tùng, 2005).
Theo quan niệm này, thương hiệu là tập hợp các yếu tố cấu thành nên nó như:
tên gọi, biểu tượng, câu khẩu hiệu (slogan), bao bì, kiểu dáng thiết kế, mầu sắc...
Song suy cho cùng, đó mới chỉ là các yếu tố bên ngoài, mang tính “hình ảnh”, là
tập hợp các dấu hiệu có chức năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác mà thôi.
- Quan niệm 6: Thƣơng hiệu là hình tƣợng và tập hợp các dấu hiệu để
phân biệt.
“Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là
hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) hoặc
hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong con mắt khách
hàng; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác” (Nguyễn Quốc
Thịnh, Nguyễn Thành Trung, 2004).
“Hình tượng” là cái tồn tại ở bên trong tâm trí khách hàng, là cái thể hiện
chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng,
với cộng đồng; những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng mà
những hàng hoá và dịch vụ đó mang lại.
5
Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, mầu sắc, âm
thành, bao bì...
- Quan niệm 7: Thƣơng hiệu là cam kết về chất lƣợng và giá trị đƣợc
kiểm nhận qua quá trình sử dụng.
Jack Trout và Steve Rivkin quan niệm: “Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối
về chất lượng dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận
qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của khách hàng” (A brand is a trusted
promise of quality, service and value, established over time and proven by the test
of operated use and satisfaction).
Tác giả còn khẳng định: “Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, lý
tính, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng đến khi nhắc đến một sản
phẩm hay một công ty” (A brand is the proprietary visual, emotional [tr.19].
Tóm lại, thông qua những quan niệm về thương hiệu nêu trên, chúng ta có thể
đi đến quan niệm: “Thƣơng hiệu là một tập hợp các yếu tố bên ngoài (tên gọi,
logo, slogan, mầu sắc, bao bì, kiểu dáng, nhạc hiệu, mùi...) và bên trong (đặc
tính cốt lõi của sản phẩm đã đƣợc ngƣời tiêu dùng cảm nhận)”. “Đặc tính” cốt
lõi của sản phẩm do chính doanh nghiệp xây dựng nên và cam kết thực hiện nó.
Sản phẩm sẽ trở thành thương hiệu khi và chỉ khi với sự nhận diện các yếu tố “bên
ngoài”, người tiêu dùng ngay lập tức liên tưởng tới “đặc tính” cốt lõi ở “bên
trong”. Khi “đặc tính” cốt lõi này xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng, nó trở
thành “hình tượng” sản phẩm đó. Sự cảm nhận này càng đồng nhất ở hầu hết người
tiêu dùng bao nhiêu thì thương hiệu đó càng trở nên mạnh bấy nhiêu. Có thể hiểu
thương hiệu là cái tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật chỉ có thể
bảo hộ “phần bên ngoài” (nếu đã đăng ký quyền sở hữu) chứ không thể bảo hộ
“phần bên trong” được.
“Thương hiệu” được hiểu với nghĩa rộng hơn “Nhãn hiệu”. Bách khoa toàn
thư mở định nghĩa “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng
6
hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu
hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc.”.
Thương hiệu là khái niệm mang tính “bản chất” bên trong, thể hiện đặc tính
cốt lõi của sản phẩm, còn “nhãn hiệu” mang tính “hình thức”. Một “nhãn hiệu” có
thể dùng để thể hiện thương hiệu nào đó, nhưng “thương hiệu” không chỉ được thể
hiện bằng “nhãn hiệu”.
1.2. Mối quan hệ giữa thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh nghiệp,
thƣơng hiệu quốc gia
Thương hiệu sản phẩm có liên quan tới một sản phẩm cụ thể của một doanh
nghiệp hay một tổ chức. Song mỗi doanh nghiệp hay tổ chức lại có thể có nhiều
sản phẩm. Trong số những sản phẩm này, có những sản phẩm đã trở thành thương
hiệu với mức độ “mạnh” khác nhau, có những sản phẩm còn chưa được biết đến.
Một doanh nghiệp hay tổ chức sẽ không thể có thương hiệu khi tất cả các sản phẩm
của doanh nghiệp hay tổ chức đó chưa trở thành thương hiệu. Mức độ “mạnh” của
thương hiệu sản phẩm có ý nghĩa quyết định mức độ “mạnh” của thương hiệu
doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu sản phẩm là yếu tố cấu thành nên thương hiệu
doanh nghiệp.
Thương hiệu quốc gia là thương hiệu được gán chung cho các sản phẩm của
một quốc gia nào đó. Chẳng hạn, biểu tượng thương hiệu quốc gia của Australia là
hình con Kanguru lồng trong vòng tròn đỏ tượng trưng cho mặt trời và bên dưới là
dòng chữ Australia. Biểu tượng này được gắn trên mọi sản phẩm của Australia (đã
đăng ký sử dụng thương hiệu quốc gia Australia). Thương hiệu quốc gia thường
mang tính khái quát cao, không bao giờ đứng độc lập và luôn phải gắn liền với các
thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm. Với nét đặc thù như vậy,
thương hiệu quốc gia thường được định hình như một chỉ dẫn địa lý đa dạng, dựa
trên uy tín của nhiều chủng loại hàng hoá với những thương hiệu riêng khác nhau
7
với những định vị thương hiệu cũng rất khác nhau.
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các quốc gia có xu hướng
tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm chủ đạo của mình. Tuy
nhiên để có thể được tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, hàng hoá phải
đạt được những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của từng quốc gia, đồng thời
khi những hàng hoá đã được phép sử dụng thương hiệu quốc gia cũng sẽ được
hưởng những ưu đãi trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại
1.3. Vai trò của thƣơng hiệu
Trong cơ chế thị trường, nếu các doanh nghiệp đã thành công trong xây dựng
thương hiệu sản phẩm, thì lợi ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng, cho doanh
nghiệp và cho quốc gia là vô cùng lớn.
1.3.1. Đối với người tiêu dùng
Thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để
người tiêu dùng căn cứ vào đó đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm.
Bởi lẽ:
Thứ nhất, thương hiệu tạo lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng, về giá
cả hàng hóa mà họ tiêu thụ, sử dụng. Thương hiệu sẽ cho người tiêu dùng biết được
nguồn gốc của sản phẩm, tin được rằng hàng hóa đó có chất lượng bảo đảm và đã
được kiểm chứng qua thời gian. Như vậy, người tiêu dùng sẽ không mất nhiều thì
giờ tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm mà họ có nhu cầu.
Thứ hai, thương hiệu góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu
dùng. Thương hiệu sau khi đã đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá sẽ được
Nhà nước bảo hộ và điều đó ngăn ngừa tình trạng sản phẩm bị làm giả, làm nhái,
nhằm lừa gạt người tiêu dùng.
Thứ ba, thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ trong xã hội hiện đại.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
8
Thứ nhất, thương hiệu là tài sản vô hình, thậm chí là tài sản vô giá của doanh
nghiệp. Thương hiệu góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận cho doanh nghiệp
bằng những giá trị tăng thêm của sản phẩm, dịch vụ. Giá trị một số thương hiệu ở
Việt Nam cũng đã được chuyển nhượng với giá rất cao, như: Dạ Lan - giá 3 triệu
USD, P/S giá trên 5 triệu USD, trong khi tài sản hữu hình của P/S chỉ được định
giá trên 1 triệu USD.
Thứ hai, thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng truyền thống,
đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng. Những
doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ tạo ra và củng cố được lòng trung thành
của một lượng lớn khách hàng truyền thống, đồng thời doanh nghiệp có cơ hội thu
hút thêm những khách hàng hiện thời chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp,
thậm chí cả những khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba, thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt
động xúc tiến thương mại, hoạt động marketing.
Thứ tư, thương hiệu mang lại một số lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
Một sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán được với giá
cao hơn so với các sản phẩm, dịch vụ khác chưa có thương hiệu, mặc dù chúng có
cùng giá trị và giá trị sử dụng. Ngoài ra, thương hiệu mang lại nhiều lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại
các đối thủ khác. Thông thường, những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng, lâu đời
sẽ tạo được sự bền vững trong cạnh tranh vì dễ dàng tạo ra sự tin cậy của khách
hàng đối với sản phẩm.
1.3.3. Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, thương hiệu thực
sự là một biểu tượng cho sức mạnh và niềm tự hào của quốc gia. Một quốc gia có
nhiều thương hiệu nổi tiếng với truyền thống lâu đời là biểu hiện của sự trường tồn
và phát triển đi lên của một quốc gia.
9
Thứ hai, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng
được các thương hiệu mạnh sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hóa
kém phẩm chất, giá rẻ từ bên ngoài, bảo vệ thị trường nội địa.
Thứ ba, nếu thương hiệu của các sản phẩm, dịch vụ của một quốc gia được
“ghi vào bộ nhớ” của người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài sẽ củng cố uy
tín cho sản phẩm, dịch vụ và vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Điều đó
cũng góp phần tích cực cho việc thu hút FDI, tạo tiền đề đưa đất nước tiến nhanh,
tiến mạnh, tiến vững chắc và từng bước rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia
khác về kinh tế.
2. ĐẶC TÍNH THƢƠNG HIỆU
2.1. Quan niệm về đặc tính thƣơng hiệu
Đặc tính thương hiệu là tập hợp các liên kết thuộc tính nhằm phản ánh cái mà
thương hiệu hướng tới và là sự cam kết của nhà sản xuất đối với khách hàng. Như
vậy, đặc tính của một thương hiệu thể hiện những định hướng, mục đích, ý nghĩa
của thương hiệu đó, là “trái tim” và “linh hồn” của thương hiệu.
2.2. Đặc tính thƣơng hiệu và hình tƣợng thƣơng hiệu
Quyết định chọn những điểm gợi cảm nổi bật của thương hiệu và tạo dựng
đặc tính cũng như sự hứa hẹn từ thương hiệu trên những khía cạnh nêu trên là
những ý niệm trừu tượng. Ý niệm này trở thành hiện thực khi bạn áp dụng
chúng vào các hoạt động tiếp thị và mọi tư liệu truyền thông để xây dựng
thương hiệu. Tổng hợp các phương tiện để giới thiệu thương hiệu đến người tiêu
dùng được gọi là “Đặc tính thương hiệu”. “Đặc tính thương hiệu” giống như
một vế của một phương trình. Vế kia của phương trình là “Hình tượng thương
hiệu”. “Hình tượng thương hiệu” là tổng hợp các phương diện mà người khác
thực sự cảm nhận được từ thương hiệu đó. Nếu “Đặc tính thương hiệu” được tạo
dựng một cách khéo léo, thì “Hình tượng thương hiệu” trong suy nghĩ của khách
hàng sẽ giống như “Đặc tính thương hiệu” mà bạn định truyền tải. Nếu không ,
10
bạn sẽ tốn rất nhiều tiền của, công sức mà vẫn không đạt được mục đích. Mục
tiêu sâu xa của mọi hoạt động truyền thông của công ty là tạo ra một “Hình
tượng thương hiệu” có lợi và hiệu quả, do đó việc tạo ra “Đặc tính thương hiệu”
hợp lý là điều cực kỳ quan trọng.
Như vậy, “Đặc tính thương hiệu” cần phải được trải nghiệm qua một thời gian
nhất định mới có thể trở nên có ý nghĩa và có một vị trí nhất định trong tâm trí
khách hàng. Cùng với thời gian và bằng những nỗ lực không ngừng để thực hiện
những cam kết của mình, “Đặc tính thương hiệu” mới được làm nổi bật và trở
thành “Hình tượng thương hiệu” khó phai nhoà trong tâm trí khách hàng.
3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG HIỆU
Các bước công việc cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu
- Thiết kế các yếu tố cấu thành thương hiệu
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và tên miền internet
- Thực hiện Marketing Mix
X©y dùng
& qu¶n lý
th-¬ng hiÖu
X©y dùng &
Thùc hiÖn
ChiÕn l-îc
th-¬ng hiÖu
ThiÕt kÕ
c¸c yÕu tè
th-¬ng hiÖu
Thùc hiÖn
marketing
mix
®¨ng ký
Nh·n hiÖu &
Tªn miÒn
Hình 13.1: Quy trình xây dựng và quản lý thƣơng hiệu
3.1. Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc thƣơng hiệu
11
Xây dựng và quản lý thương hiệu không phải là việc làm tùy hứng mà cần
phải có định hướng và đường đi nước bước cụ thể. Vì vậy, xây dựng chiến lược
thương hiệu phù hợp là bước khởi đầu quan trọng, không thể thiếu.
Quy trình xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường
- Định vị thương hiệu
- Lựa chọn mô hình thương hiệu
3.1.1. Nghiên cứu thị trường
Nội dung quan trọng trong nghiên cứu thị trường, đó là nghiên cứu xu hướng
phát triển của nhu cầu, những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thay đổi nhu cầu
hiện tại và tương lai, những nhu cầu nào sẽ xuất hiện...
Các nhà nghiên cứu thị trường cần phân tích đặc điểm hành vi người khi tiêu
dùng sản phẩm thông qua:
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn sản phẩm
- Sự quan tâm của khách hàng tới thương hiệu. Đây là thông tin rất có ý nghĩa
đối với doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư cho
thương hiệu nữa hay không và đầu tư đến mức độ nào.
- Đo lường sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
- Nghiên cứu cảm nhận của khách hàng về ý nghĩa của thương hiệu
Khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với thương hiệu, cần phân loại
khách hàng theo thu nhập, bởi lẽ khách hàng có thu nhập khác nhau sẽ có hành vi
khác nhau đối với cùng một thương hiệu.
Có hai phương pháp cơ bản khi nghiên cứu thị trường, đó là nghiên cứu thực
địa và nghiên cứu tại văn phòng. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường kết
hợp cả hai phương pháp trên. Với những thông tin thu thập được, các nhà nghiên
cứu cần lựa chọn phương pháp phân tích và xử lý thông tin cho phù hợp để đưa ra
được những dự báo chính xác nhất làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược thương
12
hiệu cho doanh nghiệp.
3.1.2. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là quá trình định dạng và xây dựng những lợi ích, giá trị
hình ảnh thương hiệu phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Một thương hiệu
được định vị rõ ràng sẽ tạo ra được chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng và từ
đó hình thành giá trị của thương hiệu, ngược lại, thương hiệu sẽ bị đào thải hoặc bị
thay thế bởi một thương hiệu khác. Theo Philip Kotler, doanh nghiệp có thể lựa
chọn trong số các kiểu định vị thương hiệu như: Định vị rộng; Định vị đặc thù; Định
vị giá trị; Định vị theo tổng giá trị
*. Định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm
Định vị rộng thường được tiến hành dựa trên cơ sở chiến lược cạnh tranh mà
doanh nghiệp đã lựa chọn. Do vậy, khi định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm,
doanh nghiệp có thể có ba cách lựa chọn:
- Thương hiệu dẫn đầu về giá thành thấp nhất
- Thương hiệu gắn với những sản phẩm độc đáo, phân biệt với những sản
phẩm khác
- Thương hiệu của những sản phẩm chỉ phục vụ những thị trường chuyên biệt
Trong thực tế có những doanh nghiệp thực hiện cách định vị kết hợp: Chi phí
thấp - Thị trường ngách; hoặc Khác biệt hoá sản phẩm - Thị trường ngách; hoặc
thậm chí Khác biệt hoá sản phẩm - Thị trường ngách - Chi phí thấp.
*. Định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm
Xuất phát từ sản phẩm thực tế và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, có
thể lựa chọn trong các kiểu định vị sau:
- Định vị theo lợi ích: Sản phẩm mang lại lợi ích nào cho người tiêu dùng.
Khi các doanh nghiệp muốn ghép các phân đoạn thị trường lại với nhau thay
vì chỉ tập trung vào một phân đoạn, có thể lựa chọn cách định vị đa lợi ích, nhưng
thông thường không quá ba lợi ích.
13
- Định vị theo thuộc tính: Xác định đặc điểm của sản phẩm. Thông thường
cách xác định này sẽ không thể hiện rõ công dụng hay lợi ích mà sản phẩm đó
mang lại. Chẳng hạn: Định vị cho một loại bình nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt
trời;
- Định vị theo công dụng: Xác định công dụng cụ thể của sản phẩm.
- Định vị theo đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm thể hiện sự khác biệt, độc đáo so
với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Định vị theo chủng loại: Xác định lĩnh vực chuyên biệt của doanh nghiệp.
- Địn