Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12

Hoạt động đầu tư đang trở thành hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào. Ra quyết định đầu tư dự án là một trong những quyết định mang tính chiến lược của công ty, do vậy cần có những dự án được nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắc cho việc quyết định thực hiện đầu tư. Công ty cổ phần Sông Đà 12 đầu tư, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp có uy tín trong ngành tham gia xây dựng một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hoà Bình, Nhà máy xi măng Hải Phòng, toà nhà Sông Đà,.Do vậy, trong thời gian trở lai đây, công tác lập dự án được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình của Công ty.

docx78 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư đang trở thành hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào. Ra quyết định đầu tư dự án là một trong những quyết định mang tính chiến lược của công ty, do vậy cần có những dự án được nghiên cứu và soạn thảo kỹ lưỡng làm căn cứ vững chắc cho việc quyết định thực hiện đầu tư. Công ty cổ phần Sông Đà 12 đầu tư, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất công nghiệp, là doanh nghiệp có uy tín trong ngành tham gia xây dựng một số dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hoà Bình, Nhà máy xi măng Hải Phòng, toà nhà Sông Đà,..Do vậy, trong thời gian trở lai đây, công tác lập dự án được coi là một trong những hoạt động quan trọng và điển hình của Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, T.S Phạm Văn Hùng và sự giúp đỡ của tập thể phòng Kinh tế-kế hoạch, em đã tìm hiểu được thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12”. Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 I, Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 12 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Sông Đà 12 trước đây là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập theo quyết định số 135A/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng Bộ trưởng. Tiền thân của Công ty cổ phần Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 1/2/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Ngày 30/12/2004 Công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 12 theo quyết định 2098/QĐ-BXD trên cơ sở chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, tách nhập, bổ sung chức năng nhiệm vụ Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Sản xuất kinh doanh ngày một phát triển với tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng trưởng qua từng năm, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. Đến nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 gồm 9 đơn vị trực thuộc và 1 Công ty cổ phần sản xuất công nghiệp do Công ty nắm giữ cổ phần chi phối 51% tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu và sự thích ứng với nền kinh tế thi trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã đề nghị cơ quan chức năng Nhà nước bổ sung thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh và hiện nay có các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau: -Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác. -Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ. -Sản xuất gạch các loại -Sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho xây dựng -Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng -Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng -Sửa chữa đại tu các phương tiện vận tải thuỷ, bộ và máy xây dựng. -Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng. -Xây dựng các công trình thuỷ lợi. -Sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông.. Khách hàng chính: Bao gồm các Bộ, Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty điện lực, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ xây dựng, Bộ Công nghiệp,..các Ban quản lý dự án, và các công ty trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà. 2. Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006 Từ một đơn vị chuyên cung ứng vật tư thiết bị, tiếp nhận vận chuyển thiết bị toàn bộ cho công trường thuỷ điện Hoà Bình. Công ty từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cả về ngành nghề, sản phẩm lẫn địa bàn hoạt động. Cụ thể: - Giữ vững được ngành nghề truyền thống là cung ứng vật tư thiết bị cho các công trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải do vậy đã giữ vững thị phần truyền thống đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong nước. - Sản xuất công nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn mới của Công ty nhưng trong những năm qua Công ty đã thể hiện quyết tâm cao nắm vững và làm chủ các dây chuyền công nghệ sản xuất, quản lý sử dụng tốt các thiết bị máy móc đạt từ 95% đến 100% công suất thiết kế, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết. Giá trị SXCN của Công ty tăng đều đặn hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. - Công tác tiếp thị đấu thầu được Công ty chú trọng tăng cường nên tỷ lệ các công trình trúng thầu cao. tỷ trọng các công trình tự đấu thầu của Công ty luôn chiếm từ 70%- 80% trong tổng giá trị xây lắp của Công ty. Điều đó khẳng định uy tín của Công ty trong công tác xây lắp trên thị trường. - Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng bằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng ngày càng cao, thường xuyên thay thế bổ sung các máy móc thiết bị mới để đảm bảo năng lực tham gia thi công và phục vụ công trường lớn, trọng điểm. - Công ty áp dụng những phương thức quản lý mới tăng cường hạch toán kinh doanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh một cách kịp thời chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý các chi phí nhằm hạ giá thành, đảm bảo lợi nhuận trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân ngày càng được nâng cao, đời sống CBCNV được ổn định, thu nhập tăng trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chất lượng của đội ngũ công nhân ngày một nâng cao về chất lượng, cụ thể khối lượng công nhân bậc cao tăng liên tục qua từng năm. Bảng1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004-2006 TT  Tên chỉ tiêu  Đơn vị tính  2004  2005  2006   I  Tổng giá trị sản xuất kinh doanh  Tr. đ  804.563  285.360  303.660   1  Giá trị xây lắp  Tr. đ  116.594  74.32  106.200   2  Giá trị sản xuất công nghiệp  Tr. đ  168.765  39.76  17.130   3  Giá trị sản xuất kinh doanh khác  Tr. đ  6.388  2400  2000   4  Giá trị vật tư vận tải  Tr. đ  512.816  168.88  187.330   II  Tổng doanh thu  Tr. đ  865.810  284.2872  314.210   III  Tổng số nộp ngân sách  Tr. đ  36.416  6.9168  6.490   IV  Lợi nhuận trước thuế  Tr. đ  1.599  8.3256  5.130   VI  Lao động bình quân  người  1.344  0.9272  1.636   VII  Thu nhập của người lao động  1000đ/ ng/tháng  1.534  1.600  1.608   Nguồn: Định hướng phát triển và phương án sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12 Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, có thể kể đến những khó khăn như: - Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công tác xây lắp trong những năm qua có những tiến bộ rõ rệt, đạt mức độ tăng trưởng về giá trị sản lượng nhưng năng lực xây lắp hiện tại chưa phát triển tương xứng với nhiệm vụ mới cả về con người lẫn thiết bị thi công. - Sản xuất công nghiệp đã đi vào ổn định và tăng trưởng, nhưng trongtiến trình đổi mới doanh nghiệp các cơ sở sản xuất cônh nghiệp làm ăn có hiệu quả đều đã được cổ phần hoá theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nhà nước và Tổng Công ty. Do vậy, để phát triển theo đúng định hướng Công ty vẫn phải tiếp tục dầu tư vào các lĩnh vực mới mà sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. - Năng lực thiết bị cho công tác vận tải thuỷ phần lớn đã qua sử dụng trên 10 năm, do vậy năng suất sử dụng thấp, chi phí sửa chữa lớn nên hiệu quả không cao. - Trình độ một số cán bộ điều hành sản xuúat kinh doanh trong Công ty còn nhiều hạn chế. 3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 12 3.1.Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh: -Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ kiện toàn và hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, sản xuất đảm bảo mức độ chuyên môn hoá cao,các phòng ban nghiệp vụ đảm đương công việc một cách năng động trên cơ sở đa dạng hoá nghành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. -Bộ máy quản lý của Công ty sẽ tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức hạch toán kinh doanh phân tán cho các đơn vị trực thuộc. 3.2.Tổ chức quản lý: -Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bàng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và Định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. -Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông;triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua; Kiểm soát việc thực hiện các phương án đàu tư, việc thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hơpự đồng kinh tế, việc thực hiện cơ cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoậc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. -Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt đông kinh doanh, trong ghi chép lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo y kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và có kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. -Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. -Các Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm. -Các phòng ban chức năng chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện công việc do Tổng giám đốc giao theo đặc diểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng phòng Công ty do Tổng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt. 3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty 3.3.1.Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong công tác: Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ CNVC; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách,pháp luật, các chế độ đối với người lao động; Hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức thanh tra theo nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị; Là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Tổng giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.2.Phòng tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế,hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động của công ty và những quy định của Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính giúp Tổng giám đốc công ty kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị trực thuộc. 3.3.3. Phòng kinh tế kế hoạch: 3.3.3.1. Chức năng: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoach, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, công tác sản xuất, công tác xuất nhập khấu của công ty. 3.3.3.2. Nhiệm vụ . Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: * Công tác kế hoạch báo cáo thống kê: - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của công ty để báo cáo với Tổng giám đốc công ty duyệt. - Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10 năm để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty. - Hướng dẫn và thừa hành quyền Tổng giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê. - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. Phân tích đánh giá tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch. * Công tác sản xuất: - Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty theo nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc Công ty giao. - Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo với Tổng giám đốc Công ty và phối hợp với các đơn vị giải quyết các phát sinh trong công tác sản xuất. Công tác Hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành: * Công tác định mức đơn giá, giá thành: - Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dựa vào chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, các quy định của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty và các điều kiện cụ thể của mỗi công trình, đề xuất bổ sung sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình, áp dụng vào giá côngtrình để đảm bảo hạch toán kinh doanh cũng như chế độ cho CBCNV. - Hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị, giá thành công trình đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty đảm bảo hạch toán có lãi. * Công tác Hợp đồng kinh tế: - Dự thảo, quản lý theo dõi và lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của các đơn vị trong nội bộ Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty về các hợp đồng kinh tế. - Là thành viên hội đồng giá của Công ty có nhiệm vụ xem xét, đề xuất giá cả mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt để dảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định khác của Tổng Công ty và công ty. Công tác xuất nhập khẩu: - Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu của Công ty và Tổng Công ty Sông Đà để có kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao với các đối tác. 3.3.4. Phòng quản lý kỹ thuật: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty trong quản lý xây lắp,thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản; áp dụng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong xây lắp. 3.3.5. Phòng kinh doanh: Là phòng chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc công ty hoạch định chiến lược kinh doanh toàn công ty (Vật tư, thiết bị phụ tùng...); tìm kiếm, tiếp thị, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần kinh doanh của công ty trong nội bộ Tổng công ty và ngoài Tổng công ty; tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty phối hợp với phòng kinh tế -kế hoạch chủ trì và các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư phụ tùng kinh doanh phục vụ các công trường, tham gia đấu thầu các hợp đống cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài Tổng công ty; giúp Tổng giám đốc công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kì báo cáo, tổng hợp tình hình kinh doanh toàn công ty theo quy định (từ cơ quan công ty đén các đơn vị trực thuộc). 3.3.6. Phòng đầu tư: 3.3.6.1.Chức năng: Là phòng chức năng giúp Tổng Giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực: Xây lắp, sản xuất công nghiệp, đầu tư trang thiết bị máy móc, kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc. 3.3.6.2.Nhiệm vụ: Công tác báo cáo đầu tư: - Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư 5 năm, 10 năm trong toàn Công ty - Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định của nhà nước và Công ty. - Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty và các báo cáo kiểm tra đầu tư đột xuất. - Kiểm tra lưu giữ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. Công tác quản lý đầu tư: - Nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phục vụ cho công tác quản lý đầu tư. - Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ khả năng lập báo cáo nghiên cứu khả thi.Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định. - Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Côbg ty. - Phối hợp hướng dẫn theo dõi các Ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự quy định của Nhà nước đối với các dự án có thành lập Ban quản lý dự án. - Đối với các dự án giao cho các đơn vị trực thuộc: Đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng. - Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và lập các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án. - Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau đầu tư các dự án của Công ty. Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty làm chủ đầu tư: - Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư nà Công ty làm chủ đầu tư. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng quy định, quy trình hiện hành của Nhà nước. - Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, Ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. - Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị dự án đầu tư theo đúng tháng, quý,năm trình cấp quản lý. 3.3.7. Phòng cơ khí cơ giới: Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty quản l
Tài liệu liên quan