So với thời điểm tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Quỹ ĐTPT lần thứ nhất (năm 2001), đến hết năm 2004, số lượng Quỹ ĐTPT đã tăng gấp đôi. Thực tiễn triển khai hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương 8 năm qua cho thấy đây là một chủ trương đúng; cho phép giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Sự ra đời của các Quỹ ĐTPT đã tạo tiền đề cho việc chuyển hố một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho tồn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hố thông qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT.
Chính quyền các địa phương có thêm công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn. Vốn của Quỹ ĐTPT đã phát huy tác dụng là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, việc kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau cho phép đảm bảo khả năng tài chính, thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Hoạt động của Quỹ đã bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có và tạo nên một mạng lưới đầu tư hồn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác lập dự án tại quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
So với thời điểm tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Quỹ ĐTPT lần thứ nhất (năm 2001), đến hết năm 2004, số lượng Quỹ ĐTPT đã tăng gấp đôi. Thực tiễn triển khai hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương 8 năm qua cho thấy đây là một chủ trương đúng; cho phép giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Sự ra đời của các Quỹ ĐTPT đã tạo tiền đề cho việc chuyển hố một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho tồn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hố thông qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT.
Chính quyền các địa phương có thêm công cụ tài chính để huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn. Vốn của Quỹ ĐTPT đã phát huy tác dụng là nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, việc kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau cho phép đảm bảo khả năng tài chính, thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Hoạt động của Quỹ đã bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có và tạo nên một mạng lưới đầu tư hồn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Cũng như các Quỹ đầu tư phát triển địa phương khác, Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Trong đó, hoạt động đầu tư trực tiếp đối với Quỹ là một hoạt động còn mới mẻ và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Quỹ,với mong muốn tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động đầu tư trực tiếp nói chung và trong công tác lập dự án nói riêng, em đã lựa chọn đề tài: “Hồn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập của em gồm những nội dung chủ yếu sau:
Chương I Thực trạng công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội
Chương II Giải pháp hồn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp của thầy cô để bài viết được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua, em cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên tại Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu, em cảm ơn các bạn đã hợp tác góp ý cho nội dung bài viết.
Chương I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP HÀ NỘI
TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là Quỹ đầu tư phát triển Nhà ở thành phố Hà Nội thành lập theo quyết định số 20/1999/QĐ-UB ngày 02/04/1999 của UBND TP Hà Nội, trực thuộc Sở tài chính-Vật giá nhằm thực hiện công tác phát triển nhà ở của thủ đô. Sau thời gian hoạt động hơn 5 năm, ngày 11/8/2004, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 126/2004/QĐ-UB thành lập Quỹ đầu tư phát triển TP. Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại quỹ phát triển nhà ở TP. Hà Nội. Theo quyết định này, Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố Hà Nội là tổ chức tài chính trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về mặt tài chính, đảm bảo an tồn phát triển nguồn vốn, tự bù đắp thu chi và tự chịu rủi ro, có phạm vi hoạt động trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế; có vốn điều lệ 1000 tỷ đồng và biên chế cán bộ lên tới 45 người.
Giới thiệu chung
Tên gọi của Quỹ: Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội (HANIF).
Sự cần thiết và mục tiêu thành lập
Sự ra đời của Quỹ đầu tư giải quyết được nhu cầu vốn của Thành phố cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trước mắt là cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Quỹ là một công cụ tài chính của UBND TP Hà Nội để giải quyết các cân đối đặc thù của Thủ đô, đảm bảo quyền kiểm sốt vốn trong tay Chính quyền Thành phố để chủ động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ cho việc sử dụng ngân sách thành phố một cách mềm dẻo, chủ động, hiệu quả. Hoạt động của Quỹ vừa sinh lời để phát triển nguồn vốn, vừa có hiệu quả kinh tế - xã hội. Quỹ ra đời góp phần tách chức năng đầu tư ra khỏi chức năng quản lý nhà nước để xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể: chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thực hiện dự án.
Phạm vi hoạt động của Quỹ ĐTPT
Hoạt động của Quỹ ĐTPT là huy động vốn và đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đô thị, phát triển nhà ở, hạ tầng các khu công nghiệp và các công trình trọng điểm theo kế hoạch của Thành phố hàng năm và nhiều năm có thu hồi vốn.
Tình hình hoạt động chung của Quỹ Đầu tư
Cơ cấu tổ chức
BAN KIỂM SỐT
Vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT
Vốn điều lệ :Vốn điều lệ 1000 tỷ.
Vốn bổ sung: Trích từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Quỹ ĐTPT, trích từ nguồn thu bán nhà; thu đấu giá quyền sử dụng đất ...
Vốn huy động: từ các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước.
Tổng quan về các hoạt động chung của Quỹ từ khi thành lập đến nay:
Bảng 1: Kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư giai đoạn 2004-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Thu hoạt động
8,990
15,200
28,835
2
Chi hoạt động
1,687
3,954
12,320
3
Chênh lệch thu chi trước thuế
7,303
11,245
16,515
(nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp 3 năm 2004 – 2006 của Quỹ)
/
Công tác xây dựng và hồn thiện văn bản pháp lý phục vụ cho các hoạt động của Quỹ
Trong năm 2006, Quỹ đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND Thành phố ra quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành xây dựng một số cơ chế hoạt động của Quỹ Đầu tư
Về công tác huy động vốn
Bảng 2: Tình hình huy động vốn năm 2006
Ngân hàng
Mục đích vay
Giá trị hợp đồng vay
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB)
Đầu tư các dự án xây dựng nhà ở tái định cư
15,6 tỷ đồng
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ thành phố Hà Nội
21,7 tỷ đồng
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Tài trợ các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hà Nội
200 tỷ đồng
(nguồn Chuyên đề về Tình hình hoạt động của Quỹ năm 2006)
Hoạt động tín dụng
Trong năm 2006, Quỹ đã tiến hành ký kết 12 hợp đồng tín dụng cho vay các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở tái định cư từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ (đạt 87,5% số lượng các dự án) với tổng số vốn cho vay theo hợp đồng tín dụng là 175 tỷ đồng và tiến hành giải ngân trong năm 2006 gần 120 tỷ đồng. Quỹ đã thu hồi vốn gốc và tiền lãi cho vay là 109,115 tỷ đồng. Trong đó thu hồi Nợ gốc 97,473 tỷ đồng, thu hồi lãi vay số tiền 11,642 tỷ đồng.
Hoạt động quản lý vốn uỷ thác từ Ngân sách thành phố
Bảng 3: Tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân của vốn ngân sách ủy thác
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Năm
Kế hoạch
Ngân sách TP đã giao
Thực hiện
% so với kế hoạch
% so với được giao
2005
700
700
764
100%
100%
2006
719,635
400
400
55,58%
100%
(nguồn: Chuyên đề về Tình hình hoạt động của Quỹ)
Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 14/04/2006, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 1845/QĐ-UB về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội.
Hoạt động đầu tư trực tiếp
Quỹ đã kết hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Thanh Nhàn nghiên cứu, xây dựng dự án Trung tâm xạ phẫu thuật CyberKnife Thanh Nhàn với tổng vốn đầu tư 110 tỷ đồng, trong đó Quỹ Đầu tư tham gia "vốn mồi" là 22 tỷ đồng.
Quỹ đã tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư trực tiếp vào một số dự án: Dự án nhà máy xử lý nước mặt Sông Hồng do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội làm chủ đầu tư, Dự án xây dựng hầm đỗ xe Vạn Xuân do Công ty TNHH Đông Dương làm chủ đầu tư và một số dự án khác.
Đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn
Quỹ đã trình UBND Thành phố Hà Nội cho phép Quỹ thí điểm mua cổ phần với tư cách là nhà đầu tư chiến lược của Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Hà Nội.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TP HÀ NỘI
Sự cần thiết phải hồn thiện công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư
Xuất phát từ đặc điểm hình thành và phát triển của Quỹ, hoạt động đầu tư trực tiếp nói chung và công tác lập dự án nói riêng còn chưa hồn thiện và bộc lộ nhiều yếu kém:
Tiền thân của Quỹ là Quỹ Phát triển nhà ở TP Hà Nội, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tập trung, huy động vốn và cho vay các dự án cơ sở hạ tầng, nhà ở tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội. Kể từ năm 2004 Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội được thành lập, ngồi cho vay tín dụng, Quỹ mở rộng hoạt động thêm nhiều chức năng mới, trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp. Chính vì là hoạt động hồn tồn mới nên kinh nghiệm hầu như không có, cán bộ có trình độ chuyên môn cao rất ít, các quy trình, quy định chưa cụ thể.
Nếu như trước đây hoạt động chủ yếu của Quỹ Phát triển nhà ở TP Hà Nội là hoạt động tín dụng và các dự án cho vay chủ yếu là các dự án theo chỉ đạo của ngân sách thành phố nên ít rủi ro thì hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp lại có nhiều rủi ro, điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng dự án. Chính vì vậy nếu công tác lập dự án tốt cũng đồng nghĩa với rủi ro của hoạt động đầu tư trực tiếp cũng giảm.
Bên cạnh đó, nếu công tác lập dự án được thực hiện tốt thì việc xác định dự án nào khả thi và dự án nào không khả thi sẽ chính xác hơn và hiệu quả của các dự án khả thi sẽ cao hơn. Hơn nữa, việc thực hiện tốt công tác lập dự án sẽ cho sản phẩm là một dự án tốt. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình huy động vốn. Chất lượng của dự án sẽ thu hút các nhà đầu tư, những dự án tốt đã thành công sẽ nâng cao uy tín Quỹ và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
Thực trạng công tác lập dự án tại Quỹ đầu tư phát triển TP Hà Nội
Công tác tổ chức lập dự án đầu tư
Công tác tổ chức nhân sự lập dự án
Tùy từng dự án và trong từng thời điểm mà các dự án có thể được giao cho các phòng khác nhau thực hiện, nhưng chủ yếu do phòng Kế hoạch – nghiên cứu phát triển và phòng Đầu tư thực hiện. Khi đó trưởng phòng sẽ là trưởng nhóm lập dự án, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về chất lượng cũng như tiến độ lập dự án. Các thành viên nhóm lập dự án là các nhân viên trong phòng, chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả công việc do trưởng phòng giao. Ngồi ra, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên viên phòng khác nếu cần. Ví dụ, nếu dự án đợc giao cho Phòng Đầu tư, phòng sẽ phối hợp cùng phòng Tổ chức – Hành chính và phòng Tài chính - Kế tốn tổ chức lập dự án. Trong đó phòng Đầu tư đóng vai trò chính phụ trách chuyên môn, phòng Tổ chức – Hành chính chuẩn bị nhân sự, phòng Tài chính - Kế tốn chuẩn bị tài chính.
Quy trình các bước lập dự án:
Nội dung công việc lập dự án của phòng Đầu tư có thể được tóm tắt qua các bước trên sơ đồ sau:
Đó là các bước cơ bản áp dụng chung với tất cả các dự án. Tuy nhiên đối với những dự án cụ thể, ngồi các bước trên, còn phải cụ thể hóa thành những bước chi tiết hơn tùy thuộc dự án đó thuộc nhóm dự án nào theo sự phân loại của Quỹ. Quỹ phân thành hai nhóm dự án, ứng với đó là hai quy trình lập dự án khác nhau.
Nhóm dự án do Quỹ nghiên cứu, đề xuất và lập dự án đầu tư.
Với những dự án này, phòng Kế hoạch- nghiên cứu phát triển phối hợp chặt chẽ với phòng Đầu tư đóng vai trò chủ yếu, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các phòng ban khác. Quy trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi những dự án do Quỹ nghiên cứu và đề xuất gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Phòng Kế hoạch - nghiên cứu phát triển là đầu mối, tiếp xúc với các cơ quan chức năng, các đơn vị trên địa bàn, tìm hiểu các cơ hội đầu tư phù hợp với định hướng của Quỹ đầu tư. Dựa trên những cơ hội đầu tư đã tìm được tiến hành lập và đề xuất danh mục các dự án đầu tư trong từng giai đoạn trình Ban Giám đốc Quỹ Đầu tư xem xét, chấp thuận về mặt chủ trương danh mục các dự án đầu tư trong từng thời kỳ để tiến hành các bước tiếp theo triển khai đầu tư đối với từng dự án.
Bước 2: Khảo sát dự án đầu tư
Trên cơ sở danh mục các dự án đã được duyệt, phòng Đầu tư tiến hành khảo sát từng dự án, lập báo cáo đầu tư. Các dự án sẽ được trưởng phòng Đầu tư phân cho các chuyên viên của từng lĩnh vực.
Để khảo sát dự án lập báo cáo đầu tư, trước tiên phòng Đầu tư sẽ tiến hành thu thập cơ sở pháp lý, những văn bản quy định của Nhà nước liên quan đến dự án đầu tư; các rào cản về thủ tục pháp lý, về chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến dự án. Sau đó, nghiên cứu sơ bộ sự cần thiết đầu tư, các ảnh hưởng của môi trường dự án, nghiên cứu thăm dò thị trường, khảo sát nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án; dự kiến quy mô, tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư; xem xét khả năng nguồn vốn, khả năng trả nợ và thu lãi; phân tích, đánh giá lựa chọn phương án đầu tư tối ưu đảm bảo về mặt kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng phù hợp mục đích đầu tư của Quỹ. Xây dựng tiến độ thực hiện và dự kiến quá trình giải ngân của dự án.
Sau khi báo cáo đầu tư hồn thành sẽ trình lên Tổng Giám đốc Quỹ duyệt chủ trương đầu tư dự án: về hình thức đầu tư, quy mô, nguồn vốn và tổng mức đầu tư. Thời gian xét duyệt về chủ trương đầu tư trong 5 ngày làm việc. Nếu thẩm quyền quyết định về chủ trương theo phân cấp thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản lý (vốn đầu tư trong khoảng 2% đến 10% vốn điều lệ hiện có của Quỹ), Tổng giám đốc lập tờ trình Hội đồng quản lý xem xét và ra quyết định về chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận tờ trình của Tổng giám đốc, Hội đồng quản lý phải có văn bản trả lời. Nếu thẩm quyền quyết định về chủ trương theo phân cấp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân (vốn đầu tư trên 10% vốn điều lệ hiện có của Quỹ), Tổng giám đốc lập tờ trình Ủy ban nhân dân TP xem xét và ra quyết định về chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận tờ trình của Tổng giám đốc, Ủy ban nhân dân phải có công văn trả lời.
Bước 3: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Sau khi có chấp thuận về chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền, phòng Đầu tư tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Phân tích cụ thể các căn cứ thực tế kinh tế-kỹ thuật về tính khả thi của dự án, giải trình chi tiết các nội dung đã nêu trong báo cáo cơ hội đầu tư; tính tốn hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của dự án… Trong quá trình thực hiện bước 3 kết hợp thực hiện cả bước 4 và bước 5.
Bước 4: Tìm nguồn vốn đầu tư của dự án.
Phòng Đầu tư kết hợp cùng phòng Kế hoạch - nghiên cứu phát triển tiếp xúc với các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngồi nước để huy động vốn cho dự án.
Đối với các dự án thuộc chính sách ưu đãi của TP, chuẩn bị các văn bản, các tài liệu liên quan để làm thủ tục vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển.
Tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng, thỏa thuận phương thức tham gia dự án.
Bước 5: Tìm nguồn nhân lực cho dự án.
Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án, lên danh sách hệ thống quản lý và điều hành khi dự án hoạt động (trường hợp BOT) danh sách dự kiến, lý lịch và kinh nghiệm của các vị trí chủ chốt.
Lên sơ đồ bộ máy quản lý và điều hành dự án, xây dựng cơ chế quản lý hoạt động của dự án khi đưa dự án vào sử dụng.
Bước 6: Tổ chức thẩm định dự án.
Sau khi hồn thành hồ sơ dự án đầu tư, phòng Đầu tư sẽ làm các thủ tục để xin ý kiến thẩm định và soạn thảo các văn bản thỏa thuận bắt buộc đối với dự án. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, các cơ quan chức năng có văn bản trả lời về dự án.
Sau khi đã được duyệt, hồ sơ dự án sẽ được chuyển sang phòng Thẩm định của Quỹ để thẩm định dự án đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Giám đốc (có mức đầu tư nhỏ hơn 2% vốn điều lệ của Quỹ). Còn những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản lý hoặc Ủy ban nhân dân (có mức đầu tư lớn hơn 2% vốn điều lệ hiện có của Quỹ) thì do Hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định. Đối với một số dự án phức tạp, phòng Thẩm định có thể đề xuất đưa ra Hội đồng thẩm định để thẩm định dự án.
Bước 7: Trình, phê duyệt dự án đầu tư.
Sau thời gian 5-15 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quỹ và sau 25 ngày đối với các dự án ngồi thẩm quyền quyết định của Quỹ, phòng Thẩm định báo cáo kết quả thẩm định lên Ban Giám đốc.
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc lập tờ trình, kèm theo báo cáo thẩm định trình Hội đồng quản lý xem xét ra quyết định đầu tư. Trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng quản lý có văn bản trả lời.
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng Giám đốc lập tờ trình, kèm theo báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân xem xét ra quyết định đầu tư. Trong thời gian 25 ngày làm việc, Hội đồng quản lý có văn bản trả lời.
Bước 8: thực hiện dự án đầu tư.
Tiến hành các thủ tục tạo nguồn vốn đầu tư cho dự án.
Hồn thành các thủ tục pháp lý của dự án.
Tổ chức đấu thầu: Phòng Đầu tư phối hợp cùng phòng Thẩm định, phòng Kế hoạch - nghiên cứu phát triển tiến hành lập hồ sơ mời thầu, giúp Ban Giám đốc xét duyệt và lựa chọn nhà thầu phù hợp đối với dự án. Đối với các hạng mục có mức đầu tư lớn thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc lập báo cáo trình Hội đồng quản lý xem xét, cho ý kiến về nhà thầu được chọn. Trong thời gian 5 ngày, Hội đồng quản lý ra văn bản trả lời về nhà thầu thực hiện các hạng mục của dự án. Đối với các hạng mục có mức đầu tư lớn thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Tổng Giám đốc lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, cho ý kiến về nhà thầu được chọn. Trong thời gian 10 ngày, Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản trả lời về nhà thầu được lựa chọn.
Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự tốn, tổng dự tốn đối với những hạng mục công trình của dự án. Trong trường hợp do tính chất kinh tế-kỹ thuật đặc biệt của dự án, nếu Quỹ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự tốn công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt các hạng mục công trình.
Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có).
Triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký đối với các nhà thầu.
Giám định giá trị và chất lượng của máy móc thiết bị, quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ chi phí xây dựng đối với hạng mục công trình thi công.
Bước 9: Nghiệm thu, thanh tốn, quyết tốn
Thực hiện tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư theo giá trị khối lượng nghiệm thu.
Nghiệm thu và nhận bàn giao các hạng mục công trình.
Vận hành, chạy thử, bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.
Hồn thành thủ tục về bảo hành công trình.
Quyết tốn vốn đầu tư dự án khi hết hạn bảo hành.
Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác.
Nhóm dự án Quỹ tham gia với các nhà đầu tư khác.
Đối với những dự án này, đơn vị đầu tư khác lập dự án và Quỹ đóng vai trò đồng chủ đầu tư, phân tích và đánh giá lại phương án tài chính của dự án.
Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Phòng Kế hoạch - nghiên cứu phát triển và phòng Đầu tư tiếp xúc với các cơ quan chức năng, các đơn vị trên địa bàn, tìm hiểu các cơ hội đầu tư phù hợp với định hướng của Quỹ đầu tư. Dựa trên những cơ hội đầu tư đã tìm được tiến hành lập và đề xuất danh mục các dự án đầu tư trong từng giai đoạn trình Ban Giám đốc Quỹ Đầu tư xem xét, chấp thuận về mặt chủ trương danh mục các dự án đầu tư trong từng thời kỳ để tiến hành các bước tiếp theo triển khai đầu tư đối với từng dự án.
Sau khi danh m ục dự án được thông qua, phòng Đầu tư kế