Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu của xã hội luôn có sự thay đổi. Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có sự quan tâm thích đáng tới việc sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong đó vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào .? Mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm, lợi thế trong kinh doanh mà có những hướng đi khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đưa doanh nghiệp của mình đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này thì đối với mỗi doanh nghiệp, kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý. Nó cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin tài chính chính xác để tổ chức tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và có những chiến lược kinh doanh đúng hướng.
Với những kiến thức lý thuyết đã được học và được đi thực tập tại doanh nghiệp càng cho em thấy kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Và trong đợt thực tập tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ đã cho em hiểu sâu hơn về những gì đã được học trong khoá học vừa qua.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu của xã hội luôn có sự thay đổi. Chính vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có sự quan tâm thích đáng tới việc sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong đó vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào ...? Mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm, lợi thế trong kinh doanh mà có những hướng đi khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đưa doanh nghiệp của mình đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này thì đối với mỗi doanh nghiệp, kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý. Nó cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin tài chính chính xác để tổ chức tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và có những chiến lược kinh doanh đúng hướng.
Với những kiến thức lý thuyết đã được học và được đi thực tập tại doanh nghiệp càng cho em thấy kế toán và việc phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Và trong đợt thực tập tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ đã cho em hiểu sâu hơn về những gì đã được học trong khoá học vừa qua.
Công ty TNHH Tân Bảo Vũ là một doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chủ yếu là trong lĩnh vực thương mại. Mặc dù mới thành lập được hơn 2 năm, nhưng các sản phẩm, hàng hoá của Công ty đến nay đã có mặt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, để tìm hiểu xem Công ty TNHH Tân Bảo Vũ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không, em đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ”. Đề tài của em bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Chương 2: Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Chương 3: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Thông qua đề tài tốt nghiệp của mình, em tập trung làm rõ bản chất của phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên của Công ty và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang- Giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Do điều kiện, thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài tốt nghiệp của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhất Linh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂN BẢO VŨ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ.
- Tên đơn vị: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Bảo Vũ
- Tên giao dịch: Tan Bao Vu Company Limited
- Tên viết tắt : Tan Bao Vu Co., Ltd
- Trụ sở chính: 2A Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Hình thức hoạt động chính: Kinh doanh thương mại....
- Lĩnh vực kinh doanh: Mua bán các sản phẩm dệt, may, giày, dép, các sản phẩm từ da và giả da; mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may và da;…..
Công ty TNHH Tân Bảo Vũ là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên được thành lập ngày 04/10/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102022650 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp với vốn điều lệ là 1.500.000.000 đồng ( Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn% ).
Trong những ngày đầu khi mới thành lập Công ty gặp không ít những khó khăn như: Cơ sở hạ tầng ban đầu do chưa có điều kiện xây dựng, nên Công ty phải mượn nhà của một thành viên góp vốn làm trụ sở hoạt động chính với tổng diện tích mặt bằng sử dụng 50m2 , bao gồm 3 tầng , trong đó có văn phòng làm việc và kho dự trữ hàng hoá. Hơn nữa, mặc dù đã nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi đi đến quyết định thành lập Công ty vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên Công ty cũng có nhiều mặt hạn chế ban đầu. Tuy vậy với sự lỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty nên chỉ sau một thời gian ngắn Công ty không những vượt qua được những khó nhăn mà còn thu được những kết quả đáng kể. Theo bảng tổng hợp tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty trong những năm gần đây cho thấy rõ hướng đi vững chắc của Công ty.
Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
Đvt: 1.000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
KH năm 2008
1. Tổng doanh thu tiêu thụ
360.847
5.135.320
10.000.000
2. Thu nhập bình quân
1.500
2.500
4.500
3. Lợi nhuận sau thuế
(161.599)
136.390
250.000
Theo bảng tổng hợp trên cho thấy, tổng doanh thu tiêu thụ năm 2007 tăng 14,23 lần so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng vợt trội, cụ thể là: năm 2006 Công ty làm ăn thua lỗ 161.599 nghìn đồng nhưng sang đến năm 2007 Công ty đã thu được 136.390 nghìn đồng. Điều quan trọng là với sự đi lên của Công ty thì thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên năm 2007 cũng tăng lên 1,67 lần so với năm 2008. Theo đà phát triển đó, năm 2008, Công ty đã đề ra kế hoạch tăng doanh thu tiêu thụ so với năm 2007 ít nhất là 1,95 lần so với năm 2007, và lợi nhuận cũng phải tăng gần tương đương ( tăng 1,83 lần ), và Công ty cũng đề ra kế hoạch tăng thu nhập bình quân cho cán bộ nhân viên lên 4.500 nghìn đồng ( tăng 1,8 lần ) so với năm 2007.
Để có được kết quả đó Ban lãnh đạo Công ty đã nghiên cứu, họp bàn và đi đến quyết định mở rộng thị trường để sản phẩm của Công ty đến được tay người tiêu dùng nhiều hơn, cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu và theo các số liệu thống kê cho thấy, thị trường ngành da giày của TP Hồ Chí Minh rất phát triển nhưng còn thiếu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Nên Ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đầu tư để thành lập chi nhánh hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh với lĩnh vực kinh doanh chính là các loại máy móc, dây truyền công nghệ, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất giày dép, túi, ví, dây lưng….
Còn tại Hà Nội, ngoài việc quảng bá với các nhà sản xuất về máy móc, thiết bị và các nguyên phụ liệu phục vụ chủ yếu cho ngành da giày, Ban lãnh đạo Công ty còn đưa ra chiến lược kinh doanh là giới thiệu đến các nhà sản xuất và nhất là người tiêu dùng những sản phẩm đồ da có chất lưọng tốt được làm từ chính máy móc, dây truyền công nghệ hiện đại mà Công ty đang kinh doanh. Chính vì thế Công ty đã mở cửa hàng bán và giới thiệu các sản phẩm tại phố Tôn Đức Thắng – Nơi được coi là trung tâm của giày dép ở Hà Nội.
Ngoài ra, Công ty TNHH Tân Bảo Vũ còn là thành viên của Hiệp hội da giày Việt Nam. Công ty đã góp phần đáng kể vào những mục tiêu chung của Hiệp hội và tham gia tích cực các hoạt động của Hiệp hội như: Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, các khoá đào tạo về thiết kế và marketting sản phẩm giày dép xuất khẩu,…. Bên cạnh đó mỗi năm công ty còn hỗ trợ cho quỹ vì người nghèo, phòng chống bão lụt,...... và tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện khác của Xã hội. Đạt được thành quả như vậy là sự đóng góp và lao động hết mình của cả một bộ máy của công ty.
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
Vì là Công ty vừa và nhỏ nên để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tổ chức quản lý tập trung. Theo mô hình này, mọi hoạt động của toàn Công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng thành viên với cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất.
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ .
- Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ quản lý mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, là người có quyền uỷ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dưới của mình . Bên cạnh đó chủ tịch hội đồng thành viên còn là người lập ra chương trình, kế hoạch hoạt động toàn Công ty, quy định, quy chế làm việc, phân công công tác đối vưói các thành viên trong Hội đồng thành viên cũng như trong Công ty.. Giám sát, điều tiết việc tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng thành viên, đưa ra các quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng....
- Phó giám đốc 1: là thành viên góp vốn của Công ty và là người chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ quản lý các phòng ban, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và Giám đốc về phần việc được giao, chỉ đạo thực hiện có kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc 2: là Trưởng chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh, là người chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ quản lý mọi công việc kinh doanh của Chi nhánh theo đúng quy định, quản lý các bộ phận trong chi nhánh. Phó giám đốc 2 còn là người trực tiếp báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh với Giám đốc và Hội đồng thành viên, và cũng là cầu nối giữa Công ty và Chi nhánh.
- Phòng Tài chính - kế toán tổng hợp:
Bộ phận Tài chính có trách nhiệm xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Lập các báo cáo như Báo cáo tổng kết Tài sản, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh...Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm mục đích cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo để họ đưa ra phương án kinh doanh tối ưu cho công ty.
Phòng kế toán có chức năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập các báo cáo, sổ sách kế toán theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc thực hiện chế độ hạch toán toán kế toán, tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp, và các quy định khác của pháp luật và điều lệ của công ty đã ban hành.
Bộ phận Tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, điều tiết quá trình thực hiện các phương án kinh doanh và các quyết định của Ban lãnh đạo. Bố trí tuyển dụng lao động khi cần thiết dưới sự giám sát và nhất trí của cấp trên. Giải quyết các vấn đề chung của toàn Công ty như tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…. Bộ phận tổng hợp còn có nhiệm vụ chuyên soạn thảo, lưu trữ các văn bản, tài liệu của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: bao gồm các cán bộ kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao, có nhiệm vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị cho khách hàng khi có sự cố để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và uy tín của Công ty. Hướng dẫn khách hàng về quá trình vận hành và cách sử dụng khi khách hàng có nhu cầu xem và mua sản phẩm.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức vận chuyển chuyên chở sản phẩm, hàng hoá vật tư đảm bảo và tiết kiệm chi phí tối ưu. Tiếp cận thị hiếu người tiêu dùng thường xuyên để xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp và luôn đưa ra các mẫu mã mới, chất lượng tốt thu hút khách hàng. Đồng thời cùng với các phòng chức năng soạn thảo các hợp đồng, thực hiện các hợp đồng đã ký. Khi có hàng nhập khẩu về thì phài làm các thủ tục nhập hàng. Ngoài ra Phòng kinh doanh còn phải tìm kiếm các đối tác kinh doanh,giới thiệu sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng dưới nhiều hình thức. Tham gia trưng bày, hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm dệt, may, giày, dép; các sản phẩm từ da và giả da;
- Sản xuất, mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may và da;
- Sản xuất, mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, thiết bị giáo dục, đồ dùng cá nhân và gia đình;
- Mua bán ô tô, xe máy và phụ tùng;
- Mua bán hàng nông, lâm, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hoá chất ( trừ hoá chất Nhà nước cấm ), vật liệu xây dựng;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
- Khai thác, tận thu khoáng sản;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Trong đó mặt hàng chủ yếu của Công ty là là mua bán các sản phẩm giày, dép, các sản phẩm từ da và giả da; và mua bán máy móc thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành da giày.
Với các chiến lược kinh doanh nhạy bén, hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị văn phòng, kỹ thuật cho nhân viên nên việc tiếp cận với thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng rất nhanh chóng. Điều đó đảm đảm đáp ứng một cách kịp thời, nhanh chóng cho mọi khách hàng theo đúng chủng loại, yêu cầu, với chất lượng tốt, số lượng chính xác, giá cả hợp lý.
Về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty được phân chia rất rõ ràng như sau:
Đối với Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, lĩnh vực kinh doanh chính là máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất của ngành da giày nên đối tượng khách hàng được đặt lên hàng đầu là các nhà sản xuất giày, dép kể cả các công ty và tư nhân. Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty là các sản phẩm mới 100% nhập khẩu từ các Công ty lớn của Trung Quốc. Và Công ty TNHH Tân Bảo Vũ là đại lý độc quyền tại Việt Nam nên giá cả luôn là thế mạnh của Công ty. Ngoài ra Công ty còn được đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật đối với những sản phẩm có công nghệ hiện đại. Với những ưu thế vượt trội như vậy, từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay Chi nhánh công ty đã thu hút được rất nhiều khách hàng, trong đó phải kể đến các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các khu công nghiệp, khu chế xuất đều đã và đang ký kết các hợp đồng mua máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất của Chi nhánh Công ty với giá trị lớn.
Đối với Cửa hàng tại Hà Nội, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là giày dép, túi xách, dây lưng, ví bằng da và giả da cao cấp được sản xuất theo các mẫu mã độc quyền của Công ty với thương hiệu đã đăng ký bản quyền. Cửa hàng chủ yếu là bán lẻ nên đối tượng khách hàng mà Công ty quan tâm nhất là người tiêu dùng. Mặc dù mới mở, xong với tiêu chí đặt chất lượng và giá cả lên hàng đầu, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú; cộng thêm đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, dịch vụ sau bán hàng luôn luôn chu đáo, Cửa hàng đã nhanh chóng thu hút được khá đông khách hàng sử dụng nhiều loại sản phẩm của Công ty. Với nhiều cách tiếp cận người tiêu dùng như đăng trên các tạp chí quảng cáo có chất lượng, quảng cáo trên website… đến nay, các sản phẩm của Công ty đã được nhiều người biết đến. Ngoài ra, các sản phẩm được bày bán tại cửa hàng cũng là một cách giới thiệu về công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại tới các nhà sản xuất nên Công ty cũng thu hút được nhiều hợp đồng kinh tế về máy móc thiết bị tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp sản phẩm cho nhiều đại lý ở Hải Phòng, Hà Tây đã biết đến sản phẩm của Công ty khi đến mua và sử dụng sản phẩm tại Cửa hàng.
Với những lỗ lực đó, cho đến nay có thể nói Công ty TNHH Tân Bảo Vũ đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước, từng bước sánh ngang cùng các công ty lâu đời cùng lĩnh vực như: Giày T&T, Vina Giày,….
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Tân Bảo Vũ
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty, ở chi nhánh và cửa hàng kinh doanh phụ thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ thu thập, phân loại, kiểm tra chứng từ sau đó vào sổ chi tiết và tập hợp chứng từ gốc vào bảng tập hợp chứng từ gửi về công ty. Do khối lượng công việc cũng khá lớn, nhiều loại sản phẩm nhỏ và phải tập hợp từ nhiều nơi nên Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung để hạch toán và áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên để đảm bảo tính chính xác cho quá trình hạch toán và kịp thời cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng Tài chính - kế toán tổng hợp.
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý kinh doanh với nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của Công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Về nguyên tắc cơ cấu kinh tế tổ chức theo phần hành kế toán mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do đặc điểm thực tế của Công ty bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép việc nghĩa là mỗi nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán khác nhau.
Căn cứ pvào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty TNHH Tân Bảo Vũ được tổ chức như sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Tân Bảo Vũ
- Kế toán trưởng: là người lãnh đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ của toàn bộ kế toán Công ty, chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kế toán trường chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và Giám đốc Công ty về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của Công ty. Kiểm tra giám đốc toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính tại Công ty, tham mưu cho Giám đốc để có thể đa ra các quyết định hợp lý. Lập các kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốn nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn được hợp lý và tiết kiệm, chấp hành chế độ chính sách Nhà nước.
Ngoài ra, kế toán trưởng còn giúp Giám đốc tập hợp số liệu kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán trong công tác bảo đảm cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao.
- Kế toán tổng hợp : có nhiệm vụ lập các báo cáo tổng hợp từ số liệu của kế toán chi tiết, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với các kế toán chi tiết về số liệu. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và đúng thời hạn. Định kỳ, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm . Phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh ở các phần hành kế toán, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập các báo cáo kế toán định kỳ theo qui định. Tổng hợp các báo cáo kế toán nộp Công ty và các ban ngành liên quan.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ: Có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi các khoản thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, làm các thủ tục thu, chi tiền mặt, các khoản tạm ứng của nhân viên, và công nợ của Công ty. Theo dõi sự biến động nguồn tiền, từ đó tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch thu chi và cách xử lý. Định kỳ, đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, đối chiếu với thủ quỹ về tiền mặt, đối chiếu với ngân hàng về số dư tài khoản, và đối chiếu các khoản phải thu, phải trả với khách hàng và nhà cung cấp.
- Kế toán vật tư, hàng hoá và doanh thu bán hàng: Căn cứ vào các chứng từ thu mua, nhập, xuất, các báo cáo về doanh thu bán hàng, tình hình nhập xuất tồn của các kế toán bộ phận gửi về, kế toán tổ chức ghi chép, phản ánh vào các sổ chi tiết có liên quan một cách kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá cả hàng hoá tăng giảm, tồn kho tại cửa hàng, chi nhánh và tại kho của Công ty. Chấp hành đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu (thủ tục nhập, xuất), kiểm tra chế độ bảo quản, dự trữ hàng hoá, phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp thất thoát hàng hoá. Ngoài ra kế toán vật tư, hàng hoá và doanh thu bán hàng còn cung cấp tài liệu cho phân tích kinh tế về xu hướng nhu cầu của thị trường.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Thực hiện kết chuyển chi phí theo đối tượng (Thao tác kết chuyển cuối tháng). Phân bổ chi phí cho các đối tượng và tính giá thành cho các sản phẩm.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: là kế toán chịu trách nhiệm và theo dõi tình hình tiền lương, tiển thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Thủ quỹ: theo dõi sự biến động các loại quỹ Công ty chịu trách nhiệm về quản lý tiền của Công ty trong két. Thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi vào sổ vốn thu hoặc chi để làm căn cứ đối chiếu với sổ quỹ tiển mặt của kế toán tiền mặt.
1.4.2. Hình thức tổ chức