Cơ hội và thách thức của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu cuộc cách mạng 4.0

Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) - một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, nước ta hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Hiện nước ta có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh so với năm 2016. Trước bối cảnh nền kinh tế số bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt. Bài viết đi vào phân tích cơ hội này và đồng thời đưa ra kinh nghiệm các quốc gia trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vận dụng kinh nghiệm

pdf19 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu cuộc cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRƯỚC YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ThS. Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) - một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, nước ta hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Hiện nước ta có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh so với năm 2016. Trước bối cảnh nền kinh tế số bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt. Bài viết đi vào phân tích cơ hội này và đồng thời đưa ra kinh nghiệm các quốc gia trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vận dụng kinh nghiệm. Từ khóa: Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Kinh tế số, Công nghệ thông tin 1. Vai trò của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số Ngày nay, công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như từng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngày càng đóng vai trò quan trọng, là lực lượng trung tâm cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững và bắt kịp xu hướng của thế giới. Trong xu thế đó, nếu Việt Nam quan tâm, đầu tư đúng đắn cho hoạt động khởi nghiệp, ĐMST thì chúng ta có cơ hội tăng tốc, phát triển đất nước và sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ số hóa, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Kinh tế số hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức hình thành, hoạt động cũng như phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp; Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp 14 khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở đầu một thời kỳ phát triển mới, là cơ hội gần như duy nhất để quốc gia kém phát triển đuổi kịp các quốc gia phát triển; trong đó lực lượng chủ lực khởi nghiệp sẽ là các doanh nghiệp số, đây sẽ là những doanh nghiệp đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. 2. Cơ hội cho khởi nghiệp trong nền kinh tế số Bắt nhịp với xu thế số hóa của toàn cầu, tại Việt Nam, làn sóng khởi nghiệp, ĐMST đang phát triển và giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như toàn thể cộng đồng. Xu hướng khởi nghiệp cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ, ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844). Đề án có mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Cụ thể, đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia; hỗ trợ đươc 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp... Với quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã từng bước hình thành và phát triển. Hệ sinh thái khởi nghiệp được các ngành nghề, lĩnh vực từng bước áp dụng và đã mang lại hiệu quả cao. Có thể kể đến thành công của lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, với thế mạnh nông nghiệp cùng với việc áp dụng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất, đã giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp trong nông nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững Điều đó đã chứng tỏ được tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam là rất lớn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực; mạng lưới các nhà đầu tư đang tăng lên về mặt số lượng, các trường đại học, các tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp với chất lượng ngày một nâng cao, hành lang pháp lý cơ bản hoàn chỉnh cho hoạt động khởi nghiệp... Trong giai đoạn 2016 - 2017, theo báo cáo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên trên 3.000 năm 2017. Tính đến 2017, Việt Nam có khoảng 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã hoạt động, các tập đoàn,ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tích cực tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp 15 và ĐMST. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy tiềm năng to lớn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Trước yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và số hóa nền kinh tế, Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đầu tiên, Việt Nam có số người sử dụng Internet lớn hơn một nửa dân số. Với dân số hơn 91 triệu nhưng Việt Nam có đến hơn 128 triệu thuê bao di động, 49 triệu người dùng Internet, 28 triệu tài khoản mạng xã hội. Mỗi ngày, một người truy cập điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút. 43% người Việt Nam có Internet tại nhà, 94% có điện thoại di động, 37% có smartphone 48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio và 19% đọc tin từ báo in. Ngoài ra, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông, trong hơn 10 năm qua, các khu CNTT tập trung đã được hình thành và phát triển với mục tiêu chiến lược được xác định là tạo ra năng lực nội sinh về khoa học công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là hướng đi đúng đắn để tiếp cận được với kỷ nguyên công nghệ hiện đại, là mô hình tổ chức của nền kinh tế tri thức phù hợp với các nước đang phát triển. Với cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phát triển và hệ thống chính sách thuận lợi, Việt Nam hiện đã hội tụ đủ các điều kiện để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Điều này càng được củng cố hơn nữa khi mà trong khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp thì đa phần trong số này là các startup trong lĩnh vực CNTT và số startup này còn lớn hơn số lượng các doanh nghiệp CNTT đang hoạt động tại Việt Nam. Các startup CNTT có tiềm năng phát triển rất lớn, một số dự án khởi nghiệp ở lĩnh vực CNTT tham gia các cuộc thi khởi nghiệp đã được áp dụng triển khai vào thực tiễn và đạt được nhiều kết quả tích cực, ví dụ như: dự án Vé xe rẻ (vexere.com) - hệ thống đặt vé xe khách trực tuyến sau một thời gian ngắn triển khai đã nhận được vốn đầu tư từ Quỹ CyberAgent Ventures, Pix Vine Capital; dự án Net Loading của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân đến nay đã triển khai và đang nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài; startup M-Service với sản phẩm là MoMo đã nhận được hơn 600 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs Đặc biệt, trường hợp Nguyễn Hà Đông với sản phẩm Flappy Bird được biết đến khắp mọi nơi trên thế giới. Những ví dụ trên cho thấy thị trường khởi nghiệp Việt Nam đang diễn biến đầy sức sống và tiềm năng, chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanh nhân ngày càng trẻ, thành công sớm, nhanh và hướng đến sự bền vững, hòa nhập với xu hướng khởi nghiệp khu vực và thế giới. 16 Tuy nhiên, thành công hiện nay của các startup trong lĩnh vực CNTT đến từ bản thân các doanh nghiệp mà chưa có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý. Trên thực tế, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp là vấn đề mới, vì vậy, các văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng mang tính chuyên biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp hầu như chưa có, các bộ ngành hiện mới chỉ tập trung vào việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và giảm thời gian, công sức của các doanh nghiệp hoạt động. 3. Thách thức trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trước yêu cầu số hóa nền kinh tế Với những diễn tiến rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tinh thần khởi nghiệp cũng được đề cao với các chủ trương, chính sách bước đầu được đưa ra để thúc đẩy khởi nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu về khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam còn nhiều thách thức ở một số khía cạnh cụ thể như sau: Một là việc gia tăng mạnh số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam thời gian qua chủ yếu là nhờ tác động lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi khả năng kết nối IoT gia tăng cùng với nhiều ứng dụng, điều kiện phụ trợ khác trở nên sẵn có hơn chứ không phải do sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhưng các doanh nghiệp thực sự được xác định là doanh nghiệp khởi nghiệp trong số đó không nhiều. Trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 là khoảng 110.000 doanh nghiệp thì tổng số doanh nghiệp có thể được xác định là doanh nghiệp khởi nghiệp tính chỉ vào khoảng 1.500 doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nếu tính trên đầu người thì số các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp), Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp) và Indonesia (2.100 công ty). So sánh giữa các lĩnh vực hoạt động cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Thực tế này phản ánh đúng xu hướng phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc điểm: (1) doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu như nhiều lĩnh vực truyền thống khác; (2) doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa chủ yếu vào ý tưởng mới và cách làm mang tính sáng tạo cao, có khả năng tăng trưởng nhanh; (3) khả năng dễ dàng kết nối toàn cầu qua công nghệ IoT giúp cho các ý tưởng sáng tạo tốt dễ dàng đến được với thế giới và ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ dàng học hỏi được từ các mô hình thành công khác của quốc tế. Hai là doanh nghiệp chưa quan tâm đến đầu tư công nghệ bắt kịp cuộc cách mạng 4.0. Số liệu “Thực trạng đầu tư cho Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp 17 Việt Nam” của tác giả Lương Minh Huân, Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), được công bố cho thấy, trong tổng số 7.450 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 464 doanh nghiệp khẳng định là có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 6,23%. Điều này có nghĩa rằng, đại bộ phận các doanh nghiệp chưa quan tâm đến các hoạt động phát triển, ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) nghiên cứu về nhân sự của các doanh nghiệp cũng cho thấy, tỷ trọng cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp quy mô lớn chỉ ở mức dưới 40%. Đối với một doanh nghiệp có quy mô trung bình thì nhân lực kỹ thuật chỉ chiếm tỷ lệ 36,4%, tiếp đến là nhân lực hỗ trợ với 29,5%. Còn lại là nhân lực cho các vị trí công việc thông thường khác. Số liệu khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến hoạt động R&D do hầu hết đều là các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành công nghệ thấp (chiếm 44,2%) và chỉ có 17,3% số doanh nghiệp được coi là hoạt động trong các ngành công nghệ cao. Với tỷ lệ nhân lực khoa học và công nghệ còn thấp, việc thực hiện đổi mới sáng tạo là rất hạn chế. Đây là tình trạng khá phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cũng là lý do khiến cho tuy số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tương đối nhiều, nhưng chỉ có 23,9% là thành lập trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và rất ít trong số đó được coi là doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Ba là hoạt động khởi nghiệp ÐMST thời gian qua vẫn mang tính phong trào, chưa thật sự hiệu quả. Kết quả khảo sát của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN) cho biết, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế khởi nghiệp cao nhất nhưng lại nằm trong nhóm 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất. Ða phần các khởi nghiệp trẻ tập trung vào ý tưởng sản phẩm mà quên lên bài toán lớn về năng lực và khả năng vận hành của bản thân doanh nghiệp. Với môi trường kinh doanh năng động sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng sự vấp ngã là điều khó tránh khỏi do “nhảy” vào thị trường quá nhanh. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, chất lượng của khởi nghiệp ÐMST, chất lượng của các doanh nghiệp tham gia là vấn đề cần quan tâm khi khởi nghiệp ÐMST đang được đẩy lên như một phong trào. Tinh thần KNÐMST phải đi kèm với năng lực về quản trị. Ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch nhóm công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam cũng khuyến cáo: Hiện nay, có thể các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn gọi được vốn đầu tư, nhưng nếu hai năm tới, số doanh nghiệp khởi nghiệp ÐMST thành công không đạt đến 1%, sẽ không còn ai đầu tư. Ðó chính là nguy cơ của hệ sinh thái khởi nghiệp nếu Việt Nam không nhìn ra điều cốt lõi. Chúng ta cần chọn doanh nghiệp nào thật sự cần đầu tư, startup nào thật sự có năng lực để tập trung phát triển. 18 Bên cạnh đó rào cản, thách thức đối với đa số các nhóm khởi nghiệp trong nước là vấn đề ngôn ngữ. Trong khi đó, muốn gọi vốn quốc tế, hội nhập sân chơi chung với các nước khác, các doanh nghiệp phải cải thiện kỹ năng thuyết trình, cách chinh phục khách hàng, cách tiếp thị sản phẩm ra thị trường quốc tế. Về phía cơ quan quản lý, ngoài việc xây dựng thể chế, ban hành chính sách, tạo ra không gian làm việc chung, cung cấp phương tiện, kỹ thuật cho khởi nghiệp ÐMST, cần tạo ra môi trường để các bạn trẻ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia tốt. Thực tế hiện nay, thiếu cơ chế đãi ngộ chuyên gia giỏi, tiếp nhận chuyên gia quốc tế, nhóm khởi nghiệp quốc tế về Việt Nam để các bạn trẻ có thể trực tiếp cọ xát, học tập. Ngoài ra, cơ chế đưa các bạn khởi nghiệp trong nước đến các trung tâm khởi nghiệp lớn trên thế giới và làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế chưa hoàn thiện. Hoạt động hỗ trợ, liên kết mới dừng ở phạm vi địa phương và phạm vi quốc gia, dẫn đến các nhóm khởi nghiệp ÐMST trong nước khó có thể tạo ra mô hình kinh doanh quy mô toàn cầu. Do đó, cần quan tâm tính liên kết quốc tế, khả năng kêu gọi chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam và hoạt động đưa chuyên gia, nhà đầu tư, nhóm khởi nghiệp của chúng ta ra thị trường nước ngoài để trải nghiệm, học tập, kết nối. Cơ quan nhà nước và các nhà tư vấn, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ÐMST phải cùng phối hợp thực hiện thì mô hình này mới mang lại hiệu quả. 4. Khuyến nghị Một điều dễ nhận thấy khi rà soát các tài liệu về DNKNST là ở hầu khắp các nước, DNKNST thường gặp phải những vấn đề khá tương tự nhau. Xem xét kỹ hơn từ góc độ nguyên nhân sẽ cho thấy sự tương đồng này có lý do xuất phát từ các đặc điểm rất đặc trưng của các DNKNST, dù là ở nền kinh tế đang phát triển hay đã phát triển, đó là những khó khăn về tài chính; khó khăn trong quản trị kinh doanh; khó khăn trong tuân thủ các thủ tục hành chính. Từ việc nghiên cứu, rà soát những khó khăn của DNKNST, bài viết đưa ra những khuyến nghị nhằm hỗ trợ DNKNST như sau: Thứ nhất, cần phân tích và đánh giá đúng thực trạng. Chính phủ cần xem xét và đánh giá đúng thực trạng triển khai hoạt động khởi nghiệp ở nước ta, nhằm làm rõ những đặc trưng của hoạt động này, những ngành hoặc lĩnh vực mà khởi nghiệp có nhiều khả năng thành công, trình độ cũng như mức độ áp dụng công nghệ trong những ngành/lĩnh vực đó. Trên cơ sở đó, xem xét và áp dụng kinh nghiệm phù hợp của các quốc gia khởi nghiệp đi trước vào thực tiễn ở Việt Nam mới có hiệu quả. Thứ hai, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Chúng ta cần cụ thể hóa chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp bằng một chương trình quốc gia khởi nghiệp tổng thể, theo đó, nêu rõ những bước triển khai cụ thể để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Cụ thể như: Khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp bao gồm chính sách 19 về thủ tục thành lập, đầu tư, thuế, thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Điểm cần lưu ý là các chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho DNKNST, mà còn bao gồm cả nhà đầu tư bỏ vốn vào các quỹ đầu tư khi họ rót vốn cũng như thoái vốn; Chu trình hỗ trợ vốn đầu tư tương ứng với các giai đoạn phát triển của DNKNST; Quy định hỗ trợ hoạt động của nhà đầu tư; Các biện pháp tăng cường năng lực và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như hệ thống vườn ươm công nghệ hay các trung tâm thúc đẩy DNKN. Thứ ba, hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia: Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra một chiến lược quốc gia hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của quốc gia cũng như chính sách quốc tế, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp. Thư tư, đẩy mạnh hoạt động giáo dục đào tạo. Mục tiêu là tạo dựng tinh thần khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo trong học đường, các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chương trình học và làm thiết thực, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên. Phát triển khởi nghiệp trong trường đại học, cần tạo diễn đàn chung cho sinh viên các ngành khác nhau, phải có một nơi cho các em đến giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý tưởng. Vai trò cốt lõi của đại học là tạo ra hạt giống và ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tạo sự kết nối giữa các nhóm nhằm hình thành các dự án khởi nghiệp. Đối với giai đoạn khi hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong trường phát triển tốt, các trường đại học phát huy tối đa vai trò kết nối. Đó là sự kiến tạo liên kết giữa sinh viên với DNKNST để tạo việc làm; giữa nhà khoa học với DNKNST, đưa tri thức, dự án nghiên cứu vào đời sống - xã hội, sản xuất, kinh doanh; kết nối các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sáng tạo. Với hoạt động này, trường đại học không chỉ là nơi ươm mầm cho các dự án kinh doanh đổi mới, sáng tạo tiềm năng mà còn tạo cơ hội thu hút những tài năng đến tăng trải nghiệm cọ xát với môi trường thực tiễn cho sinh viên trong trường. Các trường đại học, cao đẳng phải đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hội. Đồng thời, tiên phong trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, thử nghiệm và truyền tải những kiến thức đó đến các thế hệ, đưa ra các định hướng phù hợp với tiến bộ của thế giới. Vai trò của đại học cũng rất quan 20 trọng trong chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công đến với do