Cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước: Cần lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tốt

Cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xu hướng không thể đảo ngược trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện DNNN đang bị đánh giá là quản trị yếu kém và hiệu quả thấp. Bên cạnh mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước có hiệu quả, việc CPH, thoái vốn nhà nước còn nhắm đến những mục tiêu quan trọng và dài hạn hơn là giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, giữ gìn thương hiệu, ngành nghề kinh doanh chính để từ đó tạo điều kiện cho phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn. Để làm được điều này, một trong những điều kiện quan trọng là phải lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược đủ năng lực tài chính cũng như quản trị.

pdf4 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước: Cần lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 128 - tháng 6/2018 COÅ PHAÀN HOÙA, THOAÙI VOÁN TAÏI dOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC: CAÀN LÖÏA CHOÏN NHAØ ÑAÀU TÖ CHIEÁN LÖÔÏC TOÁT ThS. NGô TRÍ TRUNG* *Khoa Quốc tế, Đại học QGHN Cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xu hướng không thể đảo ngược trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện DNNN đang bị đánh giá là quản trị yếu kém và hiệu quả thấp. Bên cạnh mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước có hiệu quả, việc CPH, thoái vốn nhà nước còn nhắm đến những mục tiêu quan trọng và dài hạn hơn là giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, giữ gìn thương hiệu, ngành nghề kinh doanh chính để từ đó tạo điều kiện cho phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn. Để làm được điều này, một trong những điều kiện quan trọng là phải lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược đủ năng lực tài chính cũng như quản trị. Từ khóa: Cổ phần hóa, thoái vốn, nhà đầu tư chiến lược. Equitization, divestment at state-owned enterprises: Need to choose good strategic investors Equitization, the divestment of state-owned enterprises (SOEs) is an irreversible trend in the process of building and developing a socialist-oriented market economy. SOEs are currently undergoing poor governance and low efficiency. In addition to the objective of generating revenues for the state budget, the equitization of state capital also aims at long-term and important objectives rather than enhancing the capacity of corporate governance, preserving the brand name. , the main business line from which to create conditions for the sustainable development of the whole economy in the long term. In order to do this, one of the important conditions is to select strategic investors who are financially capable and well-managed. key words: Equitization, divestment, strategic investors. Cơ sở pháp lý và định hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Trong thời gian vừa qua, quá trình CPH và thoái vốn nhà nước đã đạt một số kết quả khá tích cực. Mặc dù vậy, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng quá trình CPH và thoái vốn nhà nước vẫn chưa đáp ứng được tiến độ mà Chính phủ đã đề ra, trong đó có không ít các trường hợp quá trình CPH, thoái vốn bị trì hoãn nhiều lần Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã thể chế hóa chủ trương bằng quy định cụ thể. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành TW Đảng Khóa XII về việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh DNNN. Trên tinh thần đó, thời gian vừa qua, Chính phủ đã liên tục có những chỉ đạo nhất quán về việc thực hiện CPH, thoái vốn nhà nước. Tại cuộc họp chuyên đề Kiểm toán nhà nước về công tác tái cơ cấu lại khối DN mà trọng tâm là DNNN, ngày 18/01/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “CPH không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện thực hiện mục tiêu của Chính phủ. Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản trị DN”. Nghị quyết 12-NQ/TW định hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để công tác quản trị được thay đổi một cách thực chất và có thể thu hút được các nhà đầu tư có năng lực thực sự. Trong Nghị quyết này, Đảng cũng đã nhận thức về tầm KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 128 - tháng 6/2018 quan trọng của các cổ đông lớn, các nhà đầu tư chiến lược và đã đặt vấn đề về hoàn thiện tiêu chí cổ đông lớn, cổ đông chiến lược. Nghị định 126 đã quy định phải đảm bảo việc nhà đầu tư chiến lược cam kết hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, cung ứng nguyên vật liệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để quá trình CPH, thoái vốn nhà nước hỗ trợ tốt hơn nữa cho mục tiêu cải thiện chất lượng quản trị tại doanh nghiệp, thì trước hết cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược và tạo môi trường để các nhà đầu tư này tham gia tích cực hơn vào quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này chỉ có thể phát huy tác dụng nếu Nhà nước lựa chọn được các nhà đầu tư chiến lược có năng lực, công nghệ và kinh nghiệm phù hợp với sứ mệnh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đồng thời có cơ chế cho phép nhà đầu tư chiến lược nắm giữ được một lượng cổ phần đủ lớn để có thể tạo ra sự ảnh hưởng có ý nghĩa tới hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế thì sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào khu vực DNNN còn rất hạn chế. Tính đến hết năm 2017 tỷ lệ vốn nhà nước thực bán qua CPH và thoái vốn chỉ chiếm khoảng 7,5% của tổng số vốn nhà nước nắm giữ. Trong giai đoạn 2011 - 2016, trong số 426 doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược chỉ nắm giữ 7,3% vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa. Điều này đã dẫn đến một thực tế đáng quan ngại là việc tham gia vào Hội đồng quản trị của nhà đầu tư chiến lược chỉ mang tính hình thức. Các ý kiến, đề xuất cải thiện sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí của họ không được ghi nhận, bởi cho dù được gọi là cổ đông chiến lược hay nhà đầu tư chiến lược thì họ vẫn là cổ đông thiểu số. Chính thực tế này đã hạn chế đáng kể những đóng góp của họ để giúp nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Các yếu tố cần thiết để tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tốt Một là, Duy trì ngành nghề kinh doanh chính của DN sau khi CPH, bảo vệ thương hiệu Việt Việc duy trì ngành nghề kinh doanh chính, giữ gìn thương hiệu đã được luật hóa bằng quy định của Nhà nước. Tại Nghị định 126 yêu cầu nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp CPH trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược. Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 128 - tháng 6/2018 kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp CPH. Mặc dù chính sách đề ra như vậy, nhưng thực tế triển khai vẫn chưa đạt kết quả, do thiếu vắng những nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư có khả năng đáp ứng được mục tiêu bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ như trường hợp CPH Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) - một thương hiệu điện ảnh hàng đầu có tuổi đời gần 60 năm. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty vận tải thủy (Vivaso) không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim, và cũng không mặn mà phát triển mảng sản xuất phim. Vụ thoái vốn DNNN này cũng đã làm dấy lên dư luận về việc tính nhất quán của quá trình thực hiện mục tiêu chính sách về bảo vệ ngành nghề kinh doanh chính, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp CPH. Nhà nước dựa vào những dấu hiệu nào để xác định được các nhà đầu tư chiến lược ứng viên có khả năng trong việc gìn giữ và phát triển các thương hiệu nội địa. Nhà nước có thể dựa vào thông tin về truyền thống, lịch sử phát triển thương hiệu địa phương của nhà đầu tư trước đó để đánh giá và đoán định khả năng họ sẽ ứng xử thế nào với các thương hiệu được mua lại trong tương lai. Thực tế, một số nhà đầu tư trân trọng và có kinh nghiệm tốt trong việc tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển các thương hiệu được mua lại sau khi tiếp quản thương hiệu. Hai là, Ngoài việc phát triển thương hiệu của DN, chiến lược phát triển còn đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế Bên cạnh việc bảo vệ thương hiệu, để đạt được mục tiêu đảm bảo phát triển doanh nghiệp một cách bền vững sau cổ phần hóa, thoái vốn, cũng cần đánh giá nhà đầu tư tiềm năng trên phương diện liệu họ có phải là nhà quản lý tốt và có kế hoạch đầu tư, phát triển phù hợp để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp hay không, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quôc tế. Để đảm bảo lựa chọn được đúng nhà đầu tư phù hợp, Chính phủ cần thận trọng tìm hiểu, đánh giá lịch sử hoạt động của nhà đầu tư tiềm năng để phát hiện các tín hiệu không khả quan như chiến lược quá chú trọng vào cắt giảm chi phí hơn là chất lượng hoặc lịch sử thôn tính thương hiệu của nhà đầu tư đó trong quá khứ. Như vậy, trong quá trình CPH, thoái vốn, Nhà nước hoàn toàn có thể căn cứ vào dữ liệu lịch sử, thông tin về các giao dịch, kết quả phát triển kinh doanh dựa trên thương hiệu nội địa trong quá khứ của nhà đầu tư để có thể ra quyết định lựa chọn đối tác. Một trong những chỉ số đơn giản nhất mà Nhà nước có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp là tỷ lệ doanh thu của công ty đến từ thương hiệu địa phương họ đã mua lại. Việc chọn được nhà đầu tư có chiến lược phát triển dựa trên thương hiệu địa phương sẽ mang lại lợi ích lớn cho phát triển ngành và kinh tế đất nước trong dài hạn. Ba là, Cam kết, kinh nghiệm của nhà đầu tư đối với thị trường địa phương Kiến thức địa phương bao gồm các thông tin rõ ràng hoặc ẩn ý và các kiến thức dựa trên kinh nghiệm nhằm giúp cho nhà đầu tư chiến lược đối phó với độ phức tạp của các nền văn hoá và hệ thống kinh tế xã hội khác nhau. Trong điều kiện Việt Nam, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm với thị trường địa phương nên được xem xét kỹ lưỡng hơn nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, tiết kiệm chi phí xã hội, hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Một đối tác đã làm việc lâu năm tại Việt Nam sẽ có am hiểu kiến thức và kinh nghiệm địa phương đáng kể, do vậy, họ sẽ không mất thêm thời gian và chi phí kinh doanh để có thể nhanh chóng tập trung vào việc cải tổ và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, nhà đầu tư này cũng sẽ có sự gắn kết hơn đối với nhu cầu của thị trường trong nước, kinh nghiệm làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như có sự am hiểu về thị trường lao động địa phương, văn hoá kinh doanh. Nhà đầu tư chiến lược có nhiều gắn kết tại Việt Nam sẽ ở lại với doanh nghiệp dài hơi hơn, đi cùng quá trình phát triển của DN trong và sau thời gian cổ phần hoá. Các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng thường am hiểu thị trường địa phương hơn nên sẽ biết cách dùng thế mạnh của mình về công KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 128 - tháng 6/2018 nghệ, thị trường để làm cho sự phát triển của ngành tốt lên. Việc có kinh nghiệm tại Việt Nam cũng sẽ dẫn tới việc các tiêu chí mà DNNN đưa ra mang tính dài hơi cho sự phát triển của công ty thì phía đối tác nước ngoài có thể đáp ứng dễ dàng hơn. Về mặt tư duy thị trường, việc lựa chọn một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại Việt Nam so với một nhà đầu tư ít có kinh nghiệm với thị trường Việt Nam hơn là có cơ sở và giúp Nhà nước sớm đạt mục tiêu ổn định và phát triển doanh nghiệp cổ phần hóa. Bốn là, Trách nhiệm xã hội và đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế trong dài hạn Việc yêu cầu về trách nhiệm xã hội và tiềm năng đóng góp của nhà đầu tư và doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa trong dài hạn cũng rất cần thiết. Các yếu tố này đã đóng góp quan trọng đối với danh tiếng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhân tố chủ chốt của trách nhiệm xã hội bao gồm chính các hoạt động kinh doanh - chức năng của doanh nghiệp trong xã hội là mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu vốn bằng cách xác định và phát triển các cơ hội đầu tư hứa hẹn, và trong quá trình đó, tạo ra việc làm và sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua. Nhiều người còn hiểu phiến diện trách nhiệm xã hội chỉ bao gồm các hoạt động hướng tới cộng đồng như hoạt động thiện nguyện, đầu tư xã hội, tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, cần phải hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rộng hơn, bắt đầu từ chính những hành động trong hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp như: tuân thủ pháp luật, đóng thuế, trách nhiệm với người lao động, kiểm soát nguyên liệu và chất thải sản xuất,... Để lựa chọn đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cổ phần hóa là nâng cao năng lực quản trị đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, rõ ràng cần cân nhắc tới những yếu tố nói trên khi thực hiện đánh giá các nhà đầu tư chiến lược. Để có những đánh giá xem liệu nhà đầu tư đó có phù hợp với mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước hay không thì trước hết cần đánh giá kỹ lưỡng những việc mà nhà đầu tư đó đã làm trong quá khứ. Thông thường, những tập đoàn đầu tư lớn đều có lịch sử hoạt động, lịch sử giao dịch giúp chúng ta có được thông tin tốt hơn để phục vụ cho đánh giá của mình. Như vậy, khi cân nhắc lựa chọn nhà đầu tư cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ngoài yếu tố về mức giá, chúng ta hoàn toàn có thể có những yêu cầu giúp đánh giá tốt hơn, kỹ lưỡng hơn các yêu cầu nêu trên và đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế trong dài hạn, từ đó có thể ra quyết định lựa chọn đúng đắn. Thời gian qua có rất nhiều ý kiến cho rằng cứ bán công ty cho nhà đầu tư ngoại là coi như mất. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của một quốc gia thì việc đánh giá cái được, cái mất cần phải thực hiện một cách toàn diện. Trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn, có chiến lược phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt. Có như vậy thì quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới thực sự trở thành công cụ hiệu quả giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn theo đúng chủ trương, chính sách mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội XIV (2018), “Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”, ngày 25/05/2018; 2. Cafe F “Bộ trưởng Tài chính: Tỷ lệ vốn được thoái tại DNNN chỉ đạt 7,5%”; 3. Thời báo Kinh tế Việt Nam “Thủ tướng: Ô tô không chỉ là ô tô, mà còn là thương hiệu quốc gia”; 4. Vietnamnet, “Bán thương hiệu cho nhà đầu tư ngoại và bài học kinh nghiệm” 5. VnExpress “Cổ đông lo Kinh Đô mất thương hiệu bánh kẹo”; 6. M&A Council “Quản lý thương hiệu sau mua bán, sáp nhập”; 7. Thời báo Kinh doanh toàn cầu “Kiến thức về thị trường địa phương: Nhìn nhận về mối tương quan giữa chiến lược kinh doanh quốc tế và địa phương hóa”. Ngày nhận bài lần 1: 00/0/2018 Ngày duyệt đăng: 00/0/2018