Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thành tựu và hạn chế

Từ sự phân tích thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang trong những năm qua, cho thấy quá trình ấy đã đạt được những thành tựu cơ bản sau đây: - Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong những năm sắp tới Phú Vang là một huyện nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từ lâu rất yếu kém, trình độ sản xuất còn thấp, công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã tập trung sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất. Thực tiễn những năm qua khẳng định rằng, bằng chính sách đầu tư hợp lý và có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được củng cố, tăng cường và xây dựng khá đồng bộ. Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, hồ chứa, đê đập, kè. được đầu tư trong nhiều năm từ các dự án, đã đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tưới khoảng 89% và tiêu úng 100% diện tích gieo trồng; góp phần cải tạo đồng ruộng, tăng diện tích canh tác và nâng cao năng suất cây trồng.

doc7 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thành tựu và hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 47, 2008 CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ Nguyễn Xuân Khoát Đại học Huế TÓM TẮT Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang là một đòi hỏi bức thiết hiện nay trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài viết này tập trung phân tích những thành tựu cơ bản và những hạn chế, bất cập đặt ra của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang trong thời gian qua, để có cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình này trong những năm sắp tới. 1. Những thành tựu cơ bản Từ sự phân tích thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang trong những năm qua, cho thấy quá trình ấy đã đạt được những thành tựu cơ bản sau đây: - Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong những năm sắp tới Phú Vang là một huyện nghèo, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từ lâu rất yếu kém, trình độ sản xuất còn thấp, công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã tập trung sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển lực lượng sản xuất. Thực tiễn những năm qua khẳng định rằng, bằng chính sách đầu tư hợp lý và có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được củng cố, tăng cường và xây dựng khá đồng bộ. Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, hồ chứa, đê đập, kè... được đầu tư trong nhiều năm từ các dự án, đã đem lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo tưới khoảng 89% và tiêu úng 100% diện tích gieo trồng; góp phần cải tạo đồng ruộng, tăng diện tích canh tác và nâng cao năng suất cây trồng. Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được nâng cấp hoặc xây dựng mới. Đến nay, 100% tổng số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành nhựa hoá đường huyện lộ và bê tông hoá được 274 km đường giao thông ở các xã, thị trấn. Sự phát triển hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã góp phần thiết thực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế trên địa bàn. Sự phát triển mạng lưới điện ở khu vực nông thôn, ven biển, đầm phá không chỉ phục vụ thuỷ lợi hoá, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mà còn cải thiện đời sống văn hoá tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân. Các phương tiện máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày một gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao năng suất lao động, cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và nông thôn. - Về trồng trọt: Nhờ áp dụng các biện pháp tổng hợp trong thâm canh cây trồng như cải tạo đất, phân, giống, kết hợp với biện pháp thuỷ lợi..., đã làm cho năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng lên đáng kể (xem bảng 1). Bảng 1: Những kết quả chủ yếu đạt được trong sản xuất lương thực,thực phẩm thời kỳ 1996 - 2006 Đơn vị 1996 2000 2003 2006 1. Sản lượng lúa - Năng suất lúa BQ năm 2. Sản lượng lương thực BQ đầu người/năm 3. Sản lượng ngô - Năng suất ngô BQ năm 4. Sản lượng sắn - Năng suất sắn BQ năm Tấn Tạ/ha Kg/người Tấn Tạ/ha Tấn Tạ/ha 31.178 34,30 215,00 134,00 16,00 3.485 58,00 38.036 37,31 221,00 170,00 18,09 3.736 58,01 45.843 44,54 258,00 174,00 20,24 8.470 103,801 53.570 52,63 270,00 180,00 22,50 15.498 180,00 Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ] Nhờ vậy, huyện Phú Vang đã vượt qua "cửa ải" lương thực và có sự phát triển ổn định, không ngừng tăng năng suất và đa dạng hoá sản phẩm cây trồng, mở ra những triển vọng mới về khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện và tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về chăn nuôi: Thời gian qua, đàn gia súc và gia cầm của huyện đều tăng đáng kể. Trong đó, đàn bò và đàn lợn tăng mạnh, đặc biệt là lợn thịt (xem bảng 2). Chất lượng đàn gia súc, gia cầm cũng được nâng lên so với trước. Bảng 2: Số lượng gia súc thời kỳ 1996 - 2006 Đơn vị tính: Con 1996 2000 2003 2006 Đàn trâu 5.192 4.131 3.208 4.343 Đàn bò 2.507 1.982 1.621 2.922 Đàn lợn 38.046 38.941 45.142 45.563 Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ] - Về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cũng có bước phát triển, năm sau cao hơn năm trước. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản các loại năm 2001 đạt được 8.170 tấn; năm 2005 lên 12.795 tấn; và năm 2006 lên 14.150 tấn. Tương tự, giá trị sản xuất thuỷ sản cả về nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thuỷ sản đều có sự gia tăng đáng kể (xem bảng 3). Bảng 3: Giá trị sản xuất thuỷ sản thời kỳ 2001-2006 (Giá so sánh 1994) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Chia ra Nuôi trồng thuỷ sản Đánh bắt thuỷ sản Dịch vụ thuỷ sản 2001 98.890 40.514 58.365 11 2005 220.798 118.543 102.241 14 2006 285.140 161.062 124.062 14 Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ] - Thứ hai, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý và hiệu quả Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù còn chậm và chưa đều giữa các xã, nhưng nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phát huy đựơc tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Trong cơ cấu GDP ở nông thôn, tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng. Bảng 4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế huyện Phú Vang thời kỳ 2000 - 2006 Chỉ tiêu 2000 2003 2006 Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % Tổng số 55.500 100,00 60.900 100,00 66.370 100,00 Lao động Nông -Lâm-Thuỷ sản 44.400 80,00 46.900 77,00 49.114 75,00 Lao động C.nghiệp-X.dựng 3.300 6,00 4.900 8,00 5.973 9,00 Lao động Dịch vụ-Thương mại 7.800 14,00 9.100 15,00 11.283 17,00 Nguồn: [ Niên giám thống kê huyện Phú Vang ] Cơ cấu các nhóm hộ nông dân cũng chuyển dịch đúng hướng: giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần số hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề, dịch vụ và các hộ chuyên ngành nghề, dịch vụ. Tỷ lệ số người làm việc trong ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm dần; tỷ lệ số người làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng dần (xem bảng 4). Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện được cải thiện một bước, góp phần tăng tích luỹ cho nền kinh tế, tạo ra những tiền đề mới cho những bước phát triển tiếp theo. - Thứ ba, phát triển nhanh các cơ sở kinh tế và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống trên địa bàn Trong những năm qua, nhờ sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhiều cơ sở kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở huyện Phú Vang đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình tổ chức và quy mô khác nhau. Sự phát triển ấy đã góp phần giải quyết tương đối hợp lý hai vấn đề cơ bản: vừa nâng cao hệ số sử dụng lao động tại nông thôn, vừa tạo được nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Đồng thời, nhiều thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Số lượng máy móc nông nghiệp được trang bị cho nông dân ngày càng tăng, nhất là trong các khâu làm đất, thuỷ lợi, xay xát, đánh bắt thuỷ hải sản... Nhiều công việc sản xuất được cơ giới hoá, giảm nhẹ cường độ và thời gian lao động cho nông dân, do đó họ có điều kiện để mở mang ngành nghề, phát triển các hoạt động kinh tế khác ngoài nông nghiệp. Đặc biệt công nghệ sinh học, hoá học đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng và chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ. Nhờ vậy, mức sản lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng gia tăng. - Thứ tư, quan hệ sản xuất được củng cố, tăng cường phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huyện Phú Vang luôn coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan hệ sở hữu: Các hình thức sở hữu ở nông thôn đã được đa dạng hoá. Người lao động có quyền mua, bán, chuyển nhượng các tư liệu sản xuất trên thị trường. Nhiều người mua sắm thêm tư liệu sản xuất để mở rộng sản xuất thâm canh ruộng khoán. Từ đó nâng cao năng suất lao động, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Về quan hệ tổ chức quản lý: Các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình đã chủ động tích cực trong triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2006 trên địa bàn huyện đã có 29 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế nhà nước, 57 hợp tác xã (trong đó có 17 hợp tác xã nông nghiệp, 14 hợp tác xã công nghiệp, 23 hợp tác xã đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, 2 hợp tác xã địch vụ ô tô vận tải, 1 hợp tác xã tín dụng). Bộ máy quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được tinh giản, giảm được chi phí quản lý, nâng cao từng bước hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân trên địa bàn cũng từng bước phát triển đa dạng, phong phú trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực ở nông thôn. Về quan hệ phân phối: Các loại lợi ích kinh tế của nhà nước, tập thể, doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn được giải quyết hài hòa, trong đó lợi ích chính đáng của người lao động được coi trọng. Người lao động có quyền sử dụng toàn bộ sản phẩm làm ra của mình trên ruộng, đầm, ao, hồ..., sau khi đã nộp thuế và quỹ phúc lợi. Thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện ngày càng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ngày càng giảm, từ 18,48% năm 2000, xuống 13,50% năm 2003 và 13,00% năm 2006. Khối liên minh công- nông- trí thức được tăng cường, cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn được củng cố và phát triển. 2. Những hạn chế và bất cập đặt ra Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang vẫn còn những hạn chế, bất cập sau đây: - Một là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn diễn ra còn chậm, hiệu quả chưa cao; chưa thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham gia Mức đầu tư còn quá thấp, sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, năng lực cạnh tranh còn yếu, chưa tạo được bước đột phá về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Cơ chế chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn chỉnh, chậm được triển khai trong cuộc sống, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy tính năng động sáng tạo của mọi tập thể, đơn vị và cá nhân. - Hai là: Các mặt cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc triển khai các mặt nêu trên giữa các xã chưa đồng bộ; thiếu vốn, thiếu điều kiện và môi trường nên chưa giải quyết kịp thời những đòi hỏi bức xúc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra. Số lượng máy móc nông nghiệp trang bị tính bình quân trên 1 ha diện tích canh tác còn ít. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất nông nghiệp còn rất thấp. Hoạt động khoa học - công nghệ, môi trường chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên; nghiên cứu chưa gắn với ứng dụng vào thực tiễn. Công tác quy hoạch, nuôi trồng, bảo vệ nguồn thuỷ sản chậm và yếu kém. Chương trình đánh bắt xa bờ phát huy hiệu quả chưa cao. Môi trường sinh thái, nhất là vùng biển, đầm phá đang ngày càng xấu đi. - Ba là: Sự phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn còn khó khăn Quy mô sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Vang còn phân tán. Phương thức canh tác tiên tiến chậm được áp dụng, nên hiệu quả sử dụng máy móc chưa cao, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém, thiếu năng động. Sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng, mẫu mã... chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các ngành dịch vụ, du lịch tốc độ tăng trưởng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. - Bốn là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm và không đều, chưa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số nơi còn chậm, thiếu cơ sở khoa học. Việc khôi phục, phát triển và mở mang các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn còn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ. Trình độ tổ chức quản lý và mức độ trang thiết bị chưa cao; năng suất, chất lượng thấp; mẫu mã đơn điệu, chậm đổi mới... nên việc tìm kiếm mở rộng thị trường đang là một thách thức lớn. Việc cung cấp thông tin, định hướng cho người nông dân lựa chọn ngành nghề và dịch vụ để đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế. - Năm là: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Điện, đường, trường, trạm, chợ... ở các vùng nông thôn tuy đã có bước phát triển, nhưng chất lượng còn thấp, chưa hoàn thiện, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, chuyển giao khoa học-công nghệ, vận chuyển và giao lưu hàng hoá giữa các vùng. Mặt khác, chi phí sản xuất khá cao, giá thành sản phẩm lớn, ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Phú Vang đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đồng bộ, thiếu vững chắc và còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Thực tế đó, đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cấp thiết, đòi hỏi huyện phải có phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Vang (khoá XI) trình Đại hội đại biểu huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005- 2010, 2006. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế từ năm 1996 đến 2006. Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, Các Nghị quyết Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XII (nhiệm kỳ 2001 - 2005), Huế, 11/2005. Nguyễn Xuân Khoát, Tiến trình và giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thừa Thiên Huế hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2001. Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Việt Na,, NXB Đại học Huế, 2007. Nguyễn Đình Tuấn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế 4/2007. THE AGRICULTURAL AND RURAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE – THE ACHIEVEMENTS AND SHORTCOMINGS Nguyen Xuan Khoat Hue University SUMMARY Accelerating the agricultural and rural industrialization and modernization as well as solving comprehensively the agricultural, rural and farmers’ issues are now an urgent demand for Phu Vang district, Thua Thien Hue province. This article concentrates on analyzing the basic achievements and shortcomings in the process of rural and agricultural industrialization and modernization in recent time in Phu Vang district from which to propose the essential orientations and solutions to strengthen this process in the next few years.
Tài liệu liên quan